[Funland] Linh vật Việt Nam

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
http://ape.gov.vn/nhan-thuc-tinh-pho-quat-lien-van-hoa-trong-my-thuat-co-truyen-qua-vi-du-hinh-tuong-con-nghe-o-den-mieu-d495.th
4.1 Trạng thái biểu cảm của các con thú nơi đền miều
Không chỉ là những người phương Tây, ngay với cả người Việt hôm nay cũng sẽ nhiều người thắc mắc sao lăng tẩm lại như vườn thú, nào voi, nào ngựa, hổ, tê giác đến những con vật huyền thoại như nghê, kỳ lân…Một truyền thống có thể xuất hiện sớm từ Trung Hoa, các con thú đóng vai trò trung tâm trong việc tạo dựng không gian tưởng niệm cho các đền miếu. Cho đến nay, những con thú ở lăng mộ của danh tướng Khoắc Khứ Bệnh8 thời Tây Hán được coi là những ví dụ sớm nhất của hiện tượng này. Bức tượng đá Ngựa đạp Hung Nô là bức tượng đẹp nhất trong số các bức tượng đá ở đây. Nhân vật chính ở đây là các con vật, hình tượng người chỉ đóng vai trò thứ yếu, chẳng hạn như người Hung Nô (tượng người duy nhất ở đây) được mô tả nằm ngã dưới chân ngựa. Một trong những cách giải thích bức tượng này là khi biết tin thân chủ của mình đột ngột qua đời, con ngựa lồng lên chạy dẫm đạp lên đám tù binh Hung Nô. Ngựa là con vật luôn gặp trong các đền miếu Trung Hoa.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
http://ape.gov.vn/nhan-thuc-tinh-pho-quat-lien-van-hoa-trong-my-thuat-co-truyen-qua-vi-du-hinh-tuong-con-nghe-o-den-mieu-d495.th
Kỳ lân, một linh thú, cũng là một con vật thường thấy ở các lăng mộ từ miếu của người Hán. Tại Thành Đô, Tứ Xuyên, có một ngôi đền mang tên Hán chiêu liệt miếu. Đây là ngôi đền duy nhất ở Trung Quốc phối thờ vua và trung thần (Lưu Bị và Khổng Minh). Khổng Minh là một danh tướng thời Tam Quốc. Trong khuôn viên đền miếu hai bên đường thần đạo có cặp tượng kỳ lân, ngựa đứng chầu. Cặp kỳ lân đá đang biểu lộ một trạng thái kìm nén nỗi đau trước sự mất mát. Ở lăng mộ của Minh Thành Tổ tại Nam Kinh cũng có một đôi kỳ lân trong tư thế nghiến chặt hàm răng cố kìm nén tiếng khóc. Còn rất rất nhiều ví dụ ở Trung Hoa về tượng những con thú bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn với các bậc tiên đế công thần đã khuất.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
http://ape.gov.vn/nhan-thuc-tinh-pho-quat-lien-van-hoa-trong-my-thuat-co-truyen-qua-vi-du-hinh-tuong-con-nghe-o-den-mieu-d495.th
Ở Việt Nam, do chiến tranh loạn lạc nên các lăng miếu thời Lý Trần phần lớn bị hư hại, xâm phạm. Con hổ đá ở lăng Trần Thủ Độ (Hưng Hà, Thái Bình), một trong những kiệt tác điêu khắc đá quan trọng của lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Mặc dù tượng hổ bị hư hai nhiều phần mặt, nhưng nhìn kỹ vẫn thấy rất rõ người xưa đang mô tả con hổ đang nghiến chặt hàm răng, dáng vẻ buồn bã. Triều Lê cho xây dựng hệ thống lăng mộ vua chúa ở Lam Kinh, Thanh Hóa. Các con thú tuy không to lớn, ngôn ngữ điêu khắc đơn giản nhưng khá biểu cảm.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
http://ape.gov.vn/nhan-thuc-tinh-pho...n-mieu-d495.th
Sang đến thế kỷ XVII, sự bùng phát các lăng mộ của các tầng lớp quan lại phong kiến đã hình thành nên một phong trào điêu khắc đá trong các không gian tưởng niệm này. Có rất nhiều lăng mộ và sinh từ như: lăng Dinh Hương (Bắc Giang), lăng họ Ngọ (Bắc Giang), lăng Vũ Hồng Lượng (Hải Dương), lăng Quận Nghi (Thanh Hóa), Các con thú thường thấy là voi, ngựa, nghê, chó đá. Các con vật được mô tả trong một trạng thái kính cẩn, nghiêm trang và buồn bã.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Văn hóa Á Đông đề cao sự gắn kết hòa đồng của con người với Tự nhiên. Khi một ai đó mất đi, vợ con gia quyến, đệ tử, hương lân thương tiếc là lẽ thường, nhưng nếu đến cầm thú, cây cối cũng thương tiếc thì đó ắt phải là bậc thánh nhân.
Tượng nghê đá, sư tử đá tuy rất khác nhau về trạng thái biểu cảm nhưng có chung một đời sống tâm linh nơi đền miếu, phản ánh tâm thế của từng dân tộc. Sư tử là một động vật có thật, tuy không phải là sinh vật bản địa của người Trung Quốc nhưng đã từ rất lâu trở thành một phần máu thịt của văn hóa Trung Hoa. Nó biểu tượng cho uy quyền và sức mạnh. Con nghê tuy là một con vật truyền thuyết được hư cấu từ loài chó nhưng rất gắn bó với người Việt. Những con nghê nhỏ bé phù hợp với vóc dáng, tâm sinh lý của người Việt. Trong hệ thống lăng tẩm, sinh từ, đền miếu của người Việt tuy có nhiều con thú nhưng con nghê trở thành một linh vật thân thiết và trìu mến nhất.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Sự phân định giữa nghê và kỳ lân khá phức tạp trong mỹ thuật dân gian nhưng khá dễ với mỹ thuật cung đình. Nghê thường không có vẩy, vì là chó nên không có sừng và móng có ba, bốn móng trước và một móng phía sau. Kỳ lân chính là hươu nên đầu có sừng, thuộc loài móng guốc; là con vật được tưởng tượng them cho linh thiêng nên thân nghê thường có vẩy.
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,277
Động cơ
520,466 Mã lực
Sự phân định giữa nghê và kỳ lân khá phức tạp trong mỹ thuật dân gian nhưng khá dễ với mỹ thuật cung đình. Nghê thường không có vẩy, vì là chó nên không có sừng và móng có ba, bốn móng trước và một móng phía sau. Kỳ lân chính là hươu nên đầu có sừng, thuộc loài móng guốc; là con vật được tưởng tượng them cho linh thiêng nên thân nghê thường có vẩy.
cụ cho em hỏi là thời xưa lúc các cụ nhà mềnh mới đẽo ra mấy con chó đá nghê đá kia thì có bị ném đá như giờ ko cụ?
sao ko thoang thoáng những xu hướng mỹ thuật bày biện đi nhỉ? uh thì đền chùa thì bảo ko lai căng thì đúng rồi, cái đó có bộ Văn hóa nó quản, còn nhà dân, khách sạn, biệt thự nó thích bày còn gì kệ cụ nó, trào lưu, mốt miếc nếu tốt nó sẽ sống, lâu đời nó lại thành mịe nó văn hóa cổ truyền, ví dụ con sư tử đá này 1k năm nữa, con cháu nó đào lên, biết éo đâu nó lại chả nức nở "kiệt tác"? =)). Dở khắc tự nó chết, éo phải can thiệp bằng những biện pháp hành chính như cưỡng chế bê con sư tử kia đi
em thấy sư tử đá hay nghê đá, chó đá chả khác mịe gề nhau, đơn giản chỉ là cái tượng trang trí ngoài cửa, cùng lắm là gắn thêm tí phong thủy vô nữa là cùng, linh thú cái gề
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
Cụ oldfashion rất chịu khó,tiếc là để đi vào cuộc sống thì các chú nghê,lân,sấu có nét chó mực, mèo mướp này phải qua cửa giới có tiền ở dạng vật liệu cao cấp như ngọc, gỗ quý, sau đó thì bà con chân đất mắt toét mới dõi theo mà săm nghê,sấu bằng sành, bằng nhựa .
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Em chỉ mong các cụ ở Ninh Vân, Ninh Bình hay Non Nước, Đà Nẵng xem được cái này. Các cụ í đang khóc rầm trên báo là làm ăn thất bát, không biết làm còn gì cho đúng thị hiếu khách hàng.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Kì lân sản xuất ở Ninh Bình
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Con nghê đi suốt chiều dài lịch sử người Việt
Ở Việt Nam có linh vật kiểu Việt như nghê, sấu, sư tử, voi, hổ... và cách tạo hình những linh vật này hoàn toàn khác với sư tử đá Trung Quốc.
Mỗi dân tộc đều có cách thức và nhu cầu sử dụng những con linh vật trong các không gian tín ngưỡng. Hiện nay ngoài hệ thống tứ linh (long, ly, quy, phượng), một trong những linh vật của người Việt là con nghê. Con nghê đã đi suốt chiều dài lịch sử người Việt từ dân gian đến cung đình.
Một trong những văn bia quan trọng về sự xuất hiện của con nghê là văn bia thời Lý năm 1090 có tên “Minh Tịnh tự văn bi” ở Thanh Hóa.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Qua sự dịch chuyển văn hóa giữa các tộc người, người Việt đã tiếp thu, học tập và sáng tạo nên một con vật sống động như con nghê. Đó là con vật uy nghiêm, biểu cảm, gần gũi, không hướng đến sự trấn áp hay dọa nạt như sư tử đá Trung Quốc.
Trong tiềm thức văn hóa, mục đích sử dụng sư tử đá Trung Quốc và con nghê truyền thống của người Việt có sự khác nhau.
Sư tử ở Trung Quốc có nhiều loại, nhưng loại chủ yếu đang được chế tác tại các cơ sở ở Việt Nam hiện nay như Ninh Vân, Ninh Bình, Ngũ Hành Sơn... đều được lấy mẫu sư tử Bắc Kinh thuộc về hệ môn thú - tức những thú canh cổng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top