[Funland] Linh vật Việt Nam

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
http://vov.vn/Print.aspx?id=347199
VOV.VN - Nền mỹ thuật Đại Việt để lại cho chúng ta số lượng ít ỏi các bức tượng sư tử, đáng để cho chúng ta suy ngẫm về “sự thiếu vắng này" có từ góc độ văn hóa.
Mỹ thuật Đại Việt chịu ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ từ Ấn Độ và Trung Hoa. Hình tượng sư tử rất phổ biến trong văn hóa hai quốc gia này. Vậy mà nền mỹ thuật Đại Việt chỉ để lại cho chúng ta một số lượng ít ỏi các bức tượng sư tử đáng để cho chúng ta suy ngẫm về cái “sự thiếu vắng này” có từ góc độ văn hóa. Phải chăng người Việt không có nhu cầu tạo ra sự hăm dọa, trấn áp, không cần biểu dương sự cao quý, tráng kiện, hùng dũng vô song bằng tượng hình sư tử?.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
http://vov.vn/Print.aspx?id=347199
Ở thời điểm hoàng kim nhất của Phật giáo ở Trung Hoa, những tượng sư tử đá to lớn không phải ở các chùa chiền, đền tháp mà chủ yếu ở các lăng mộ hoàng gia. Theo thống kê của nhà nghiên cứu Li Zhigang (2011) trong cuốn Nghệ thuật điêu khắc sư tử đá Trung Hoa (中华石狮雕刻艺术,百花文艺出版社), tại 21 lăng miếu hoàng gia từ thời Sơ Đường cho đến Vãn Đường còn lưu giữ đến nay có tổng cộng 76 bức tượng sư tử đá. Tại Càn lăng (lăng mộ của vua Đường Cao Tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên) có một đôi sư tử đá ngồi cao 3,4 m (bệ cao 0,5 m). Nhưng đỉnh cao của biểu tượng quyền lực thể hiện qua hình tượng sư tử đá thời Đường phải nhắc đến sư tử đá đặt ở Thuận lăng (lăng mộ mẹ của Võ Tặc Thiên). Tượng sư tử đực cao 3,55 m dài 3,27 m, rộng 1,4m, tượng sư tử cái cao 2,7m dài 2,97 m rộng 1,3 m. Bức tượng sư tử này trở thành biểu tượng hoành tráng nhất cho một vương triều vĩ đại.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
http://vov.vn/Print.aspx?id=347199
Không chỉ ở Trung Quốc, tại Triều Tiên từ rất sớm đã xuất hiện hình tượng sư tử trong các lăng mộ. Tại ngôi mộ của danh tướng Kim Yushin (595-673) chúng ta đã thấy xuất hiện nhiều đồ án sư tử. Các con vật được tạc trong các khu lăng mộ người Việt ngoài kỳ lân, hổ, ngựa, voi còn có thêm tê giác. Người Việt không sử dụng các tượng đá sư tử để trấn yểm và để tạo nên sự thiêng liêng, hùng tráng cho không gian này. Nếu cần có một con vật hung dữ, người Việt nghĩ ngay đến hổ và hầu như trong suốt lịch sử phát triển của lăng miếu của chúng ta, hổ là con vật oai phong nhất, không gì thay thế được. Lăng Trần Thủ Độ còn lưu giữ một con hổ bằng đá với chiếc đuôi vuông vức đến khó tin. Tiếc rằng trong 20 năm nhà Minh đô hộ, các lăng mộ, đền miếu bị tàn phá nên không chắc thời đó có tượng sư tử trong các không gian tưởng niệm này không.
 

Cá Ngão

Xe hơi
Biển số
OF-26358
Ngày cấp bằng
25/12/08
Số km
117
Động cơ
489,060 Mã lực
Chắc lại trâu với bò, mà em thấy con trâu biểu tượng lúa nước bao năm nhìn vẽ lên nó cứ ngu ngu như nào ấy. Chả nhẽ họa sĩ VN chết hết rồi. Hay là lấy con chuồn chuồn ớt :D
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực


Nghê đá, thế kỷ 17, lăng Họ Ngọ, Hiệp Hòa, Bắc Giang
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Đến với các khu lăng mộ của người Việt, trải từ Bắc vào Nam, suốt từ thời Lê - đến Nguyễn, từ vua xuống đến dân, tượng linh thú được thấy nhiều nhất chính là nghê đá và voi đá.


Sư tử đá chùa Phật Tích – hình minh họa bài tập Nghiên cứu mỹ thuật cổ của sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Sự thiếu vắng tượng sư tử trong các cung điện

Ở Chăm Pa có một đô thành mang tên sư tử là Sinhapura vào cuối thế kỷ thứ 4 đầu thế kỷ 5. Năm 605 tướng Lưu Phương nhà Tùy đã đem quân tàn phá kinh đô này. Cho dù các kinh đô Chăm Pa về sau không còn mang tên sư tử thì nó vẫn luôn là tượng hình phổ biến dưới dạng phù điêu hay tượng tròn.
http://vov.vn/Print.aspx?id=347199

Nếu như sư tử hiện diện rất phổ biến trong mỹ thuật Chăm Pa, Khmer thì ở người Việt, chúng ta có thể chắc chắn rằng sự ít ỏi đó không phải do chiến tranh tàn phá. Sư tử không thể sánh cùng năm con vật thiêng liêng (long, lân, quy, phượng, nghê) để xuất hiện chốn cung đình. Cho đến nay, những phát hiện khảo cổ tại các kinh đô và đô thị cổ của người Việt ngoài Hoàng thành Thăng Long như Hoa Lư (Ninh Bình), Lam Kinh (Thanh Hóa) đều chưa tìm thấy bất cứ minh chứng nào cho thấy sự hiện diện của những bức tượng sư tử đá đặt trong các cung điện.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực

Hổ đá lăng Trần Thủ Độ
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Ở nước ta, Mặc dù những tượng thú giai đoạn Bắc thuộc còn lại đến nay ngoại trừ tượng cừu đá chùa Dâu, chúng ta không còn thấy một con sư tử đá nào, nhưng trong Đại Việt sử ký Ngoại kỷ Toàn thư, quyển IV có một chi tiết về Tông Xác đáng lưu ý. Xác là một võ tướng tham gia đội quân đi đánh Lâm Ấp năm 436. “Xác nói “Ta nghe nước ngoài có giống sư tử, oai phục được trăm loài thú”. Bèn làm hình sư tử để chống lại voi, voi quả nhiên sợ chạy. Quân Lâm Ấp thua to”. Như vậy dưới thời Bắc thuộc trong các thành lũy ở nước ta, sư tử với vai trò thị uy đã xuất hiện. Nhưng sang đến kỷ nguyên độc lập kể từ nhà Đinh, Tiền Lê về sau, không có nhắc đến việc làm sư tử ở các cung điện nữa. Có thể người Việt đã lựa chọn nghê đá hay chó ngao đá thay thế sư tử. Đại Việt sử ký Bản kỷ tục biên có ghi năm Canh Ngọ [Đức Long] năm thứ 2 [1630] ở điện Tây Kinh (thành Tây Giai nhà Hồ) có tượng chó ngao đá “nứt vỡ, gãy ngang lưng rơi xuống đất”.

Triều Nguyễn được coi là một bản sao Trung Hoa ở Đông Nam Á. Tuy vậy ở kinh đô Huế, chúng ta cũng không tìm thấy hình ảnh của những con sư tử đá như từng thấy ở Tử Cấm Thành Bắc Kinh. Ở Hiển Nhân môn có đôi nghê đá lớn đứng chầu. Vào đến điện Thái Hòa, ta bắt gặp đôi nghê đồng được làm với dụng ý thay vua giám sát, phân biệt trung nghịch, gian ngay trong đám văn võ bá quan.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực


Nghê đá ở Hiển Nhân môn – Huế
 

BonBonTT

Xe container
Biển số
OF-26450
Ngày cấp bằng
26/12/08
Số km
6,081
Động cơ
534,331 Mã lực
Chơi luôn + vật cho nó máu. Đỡ đụng hàng
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực

Tượng rồng đá (xà thần) ở đền Thái sư Lê Văn Thịnh, Bắc Ninh - Ảnh: Đỗ Nguyễn
Trước thềm 1.000 năm Thăng Long, đền thờ thái sư Lê Văn Thịnh đã được Bắc Ninh chọn làm 1 trong 4 di tích trọng điểm kỷ niệm đại lễ. Ở độ sâu 50 cm của 2 hố khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện được vật quý, đó là 2 khúc tượng rồng với mỗi khúc dài xấp xỉ 60 cm, cao 35 cm và rộng 40 cm. Đặc biệt, phần chân rồng còn nguyên vẹn, có móng vuốt sắc bám chặt vào thân.

Quý nhất là nó hoàn toàn phù hợp cả về chất liệu và phong cách khối tượng được thờ trong miếu xà thần ngay tại đó. Vì thế, hồ sơ trình công nhận bảo vật quốc gia cho tượng ở đền Lê Văn Thịnh đã ghi rõ “còn tương đối lành và độc đáo”.
Hồ sơ của tỉnh Bắc Ninh ghi rõ: “Đây là pho tượng rồng độc đáo, hình dáng tượng nửa mình rắn, nửa mang tư thế và móng vuốt như rồng... Hình ảnh này chưa từng có trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam và các nước Đông Nam Á”.

“Tượng rồng được tìm thấy trong khuôn viên nơi từng là tư gia của thái sư Lê Văn Thịnh, người đỗ trạng nguyên khoa thi đầu tiên của nhà Lý năm 1075, nên nhiều người cho rằng tượng chính là nơi gửi gắm những tâm sự về nỗi oan khiên mà thái sư Lê Văn Thịnh đã phải chịu trong vụ án trên hồ Dâm Đàm (hồ Tây) đời vua Lý Nhân Tông”, hồ sơ viết.

PGS-TS Lê Đình Phụng (Viện Khảo cổ học) nhận xét: “Cái đó là trường hợp rất đặc biệt. Một con rồng tự cắn xé thân nó. Người ta vẫn cho rằng đây là sự minh oan cho thái sư Lê Văn Thịnh”.
http://www.tienphong.vn/xa-hoi-phong-su/rong-da-la-mieng-can-than-chan-xe-minh-683731.tpo
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,656
Động cơ
1,808,367 Mã lực
tứ linh gồm "Long - Lân - Quy - Phượng" chứ làm gề có con nghê con chó?
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
http://ape.gov.vn/nhan-thuc-tinh-pho-quat-lien-van-hoa-trong-my-thuat-co-truyen-qua-vi-du-hinh-tuong-con-nghe-o-den-mieu-d495.th
Nếu coi các không gian tưởng niệm là một cấu trúc, thì con nghê và sư tử nằm trong những cấu trúc vật chất và tinh thần rất khác nhau. Đại đa số các lăng tẩm, đền miếu thời trước của người Việt đều rất khiêm cung nhỏ nhắn, không có tường bao, những con thú đứng lẫn trong cỏ cây hoa lá. Những tượng sư tử đá như ở đền thờ Quan Vũ, đền thờ Võ Tặc Thiên to lớn, uy nghi, hòa hợp với không gian kiến trúc, với những dãy tường bao cao ngất. Xét về trạng thái biểu cảm, nghệ thuật của người Việt (thời phong kiến) ít tạo ra những nỗi sợ hãi, khiếp đảm như nghệ thuật Trung Hoa, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Lấy ví dụ như đền thờ vua Đinh ở Ninh Bình (VN) so với đền thờ Quan Vũ ở Hà Nam (TQ) thể hiện rất rõ truyền thống thẩm mỹ của hai dân tộc. Trong đền thờ Quan Vũ có những bức chạm thánh tích đồ kể lại công trạng của danh tướng này, không ít cảnh đầu rơi máu chảy. Ngược lại, ở đền vua Đinh có những hình ảnh khắc họa đời sống bình dị của người dân Trường Yên. Cảnh vợ chồng người tiều phu, người vợ ngước mắt nhìn chồng đang bấm bàn chân lần theo những mỏm đá mấp mô gánh củi xuống núi. Hay cảnh đôi vợ chồng thuyền chài buông lưới ngày giông gió làm ta nao lòng trước nỗi cực nhọc.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Gần đây ở phía trước các công sở, dinh thự thường đặt đôi sư tử đá rất hung dữ như từng thấy ở Thiên An Môn, Bắc Kinh. Trào lưu này còn lan đến các đình chùa, miếu tự. Phải chăng những tiếng nói nhỏ nhẹ, trầm ấm của Mỹ thuật Việt đã không còn phù hợp? Phải chăng tâm thức người Việt đã thay đổi? Người Việt hiện nay phần đông không phân biệt được đâu là con nghê, đâu là con sư tử - có một phần do sách vở. Chẳng hạn Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ xuất bản năm 2002 giải thích nghê là “ Tên con vật tưởng tượng đầu giống sư tử, thân có vẩy, thường được tạc hình trên cột trụ hay trên nắp đỉnh đồng”. Những con sư tử Trung Hoa được cũng các xưởng đá giới thiệu là con nghê. Như đã nói ở trên, nghê vốn là chó được linh thiêng hóa. Nghê không có vẩy nhưng khoảng đến thế kỷ XVII nghê được thiêng hóa bằng cách toàn thân bao phủ lớp vẩy các. Nghê trong rất nhiều trường hợp đã thay thế kỳ lân đứng vào những vị trí tôn nghiêm ở đình miếu, lăng tẩm, đền đài.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực

Nghê đá, thế kỷ 17, đền Gióng, Gia Lâm, Hà Nội (chụp từ 3 phía)
 

CuongDN2012

Xe điện
Biển số
OF-155898
Ngày cấp bằng
8/9/12
Số km
2,554
Động cơ
374,060 Mã lực

Nghê đá, thế kỷ 17, đền Gióng, Gia Lâm, Hà Nội (chụp từ 3 phía)
Em ko chê nhưng ko biết hồi xưa ông bà mình nghĩ gì về con linh vật này, mình to đùng chân tay như con ểnh ương! đây là Nghê lai ểnh ương??
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Em ko chê nhưng ko biết hồi xưa ông bà mình nghĩ gì về con linh vật này, mình to đùng chân tay như con ểnh ương! đây là Nghê lai ểnh ương??
Cái này thuộc về thẩm mĩ và gu thẩm mĩ, ông A bảo đẹp, ông B bảo không đẹp, cứ thế cãi nhau, thread dài đến 100 trang.
 

EyeStorm

Xe điện
Biển số
OF-39110
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,664
Động cơ
497,610 Mã lực
Nơi ở
Lang thang ^^

Nghê đá, thế kỷ 17, đền Gióng, Gia Lâm, Hà Nội (chụp từ 3 phía)
Em chả biết linh vật hay cái gì vật. Nhưng em nhìn cái tượng này em thấy hao hao củ khoai tây cắm 4 cái tăm!
Chả biết thẩm mỹ như nào, đẹp đến đâu, nhưng đầu to như cái nồi áp suất, lưng to như tấm phản, ngực to bằng 2 cái bát tô úp lên, mà chân tay bé bằng mấy cái đũa cả >"<
Trấn yểm hay canh giữ gì gì mà ngộ trộm nó vào khoắng thì với 4 cái chân kia kia có mà đuổi trộm bằng mắt! Dùng để dọa dẫm cũng vô tác dụng vì nhìn mất cân đối tới nỗi... buồn cười! Em thật.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top