[Funland] Liêu Ninh và cách đánh

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc sẽ sớm áp dụng mô hình nhóm TSB “N+1=1“

(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc sẽ áp dụng mô hình nhóm tàu sân bay N+1=1 trong tương lai thay cho mô hình 4+1=1 trong lần thử nghiệm ở Biển Đông.



Trao đổi với báo giới, chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho biết, lần thử nghiệm và huấn luyện lần này của tàu sân bay Liêu Ninh là áp dụng mô hình 4+1=1 (trong đó số 4 chỉ 4 tàu chiến hộ tống theo, còn số 1 là tàu sân bay Liêu Ninh, “=1” là chỉ hình thành một biên đội tàu sân bay, phối hợp chặt chẽ). Tuy nhiên lần thử nghiệm tiếp theo sẽ áp dụng mô hình N+1=1 (trong đó N chỉ cơ số nhiều tàu chiến sẽ phối hợp tác chiến cùng tàu sân bay Liêu Ninh). Tất cả các tàu sẽ phối hợp nhịp nhàng, phát huy tối đa sức mạnh của biên đội tàu sân bay.
Trước đó, tàu sân bay Liêu Ninh cùng với tàu khu trục tên lửa Thẩm Dương, Thạch Gia Trang, tàu hộ vệ tên lửa Yên Đài và Duy Phương đã rời cảnh Thanh Đảo vào sáng ngày 26/11 để đến khu vực Biển Đông triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và huấn luyện quân sự.
Ảnh minh họa.

Đây là lần thử nghiệm, huấn luyện dài ngày và xa bờ nhất của tàu sân bay Liêu Ninh kể từ khi nó được đưa vào biên chế cho Hải quân Trung Quốc cho tới nay. Những vùng biển như Bột Hải hay Hoàng Hải đều quá quen thuộc với hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh, Chính vì thế, khu vực Biển Đông rộng lớn sẽ là môi trường huấn luyện, kiểm tra tuyệt vời đối với con tàu này.
Ông Đỗ Văn Long cho biết, trong quá trình tập trận trên biển trong tương lai, biên đội tàu sân bay cần có “tường bảo vệ”, “bạn đồng hành” và “ô bảo vệ”. Theo lý giải của ông, “tường bảo vệ” chính là tàu ngầm phi hạt nhân hoặc hạt nhân, “bạn đồng hành” chính là những tàu khu trục và tàu hộ vệ; còn “ô bảo vệ” là muốn nhắc tới những vũ khí phòng không và các máy bay tiêm kích ham.
“Nếu trong tương lai chúng ta lựa chọn những tàu chiến đang cùng thực hiện nhiệm vụ thử nghiệm và huấn luyện của tàu Liêu Ninh lần này để đưa vào biên chế nhóm tàu sân bay, như vậy nếu không tiến hành kiểm nghiệm chúng tại vùng biển rộng lớn thì làm sao biết được khả năng của chúng ở chừng nào”, ông Đỗ Văn Long phân tích.
Kể từ khi biên chế cho Hải quân Trung Quốc vào tháng 9/2012 cho tới nay, các cuộc huấn luyện và thử nghiệm của tàu sân bay Liêu Ninh đã dần dần ổn định, hình thành năng lực tác chiến. Tiêm kích hạm J-15 đã có thể cất/hạ cánh trên tàu sân bay trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Báo Trung Quốc 'tự chê' tàu sân bay Liêu Ninh

Tờ China Youth Daily (Trung Quốc) hôm 7/12 cảnh báo tàu sân bay Liêu Ninh có 5 điểm yếu lớn khiến nó không thể đương đầu với tàu sân bay của Mỹ.



Liêu Ninh, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc, đã rời cảng Thanh Đảo ở Hoàng Hải, đi qua biển Hoa Đông xuống biển Đông để thực hiện cái gọi là “sứ mệnh huấn luyện và nghiên cứu khoa học” vào ngày 26.11, với sự hộ tống của 4 tàu chiến.
China Youth Daily bình luận rằng việc “huấn luyện” của Liêu Ninh tại biển Đông sẽ giúp tàu sân bay và những tàu chiến khác làm quen với vùng biển này.
Tuy nhiên, tờ báo của Đoàn Thanh niên cộng sản Trung Quốc cũng cảnh báo tàu sân bay Liêu Ninh phải cần có thời gian để có thể sẵn sàng chiến đấu vì nó vẫn còn tồn tại 5 điểm yếu lớn.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh: AFP.
Đầu tiên là sự phụ thuộc vào công nghệ của Nga khiến tầm hoạt động và khả năng tác chiến trên biển của tàu Liêu Ninh bị hạn chế, China Youth Daily nhận định.
Điểm thứ hai khiến Liêu Ninh không thể sánh được với tàu sân bay Mỹ chính là tàu Mỹ có khả năng là nơi phóng chiến đấu cơ không người lái với tầm hoạt động lên đến hơn 370 km.
Hệ thống vũ khí, thiết bị điện tử của tàu Liêu Ninh và tiêm kích J-15 được chở trên tàu này kém xa so với trang bị của tàu sân bay Mỹ và chiến đấu cơ F/A-18 E/F Super Hornets, China Youth Daily nói về điểm yếu thứ ba.
Sự vượt trội về độ cao khi bay và tầm hoạt động của máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye trên các tàu sân bay Mỹ so với trực thăng Kamov KA-31 được trang bị cho tàu Liêu Ninh là điểm yếu thứ tư của tàu Trung Quốc.
Cuối cùng, China Youth Daily nhận xét rằng Trung Quốc vẫn chưa có được một số lượng đủ lớn tàu chiến hộ tống tàu Liêu Ninh và khả năng phối hợp tác chiến giữa các tàu này vẫn chưa cao.
Được biết, Liêu Ninh là tàu sân bay tân trang, mua lại từ Ukraine và được đưa vào sử dụng hồi tháng 9.2012, theo AFP.
Theo Thanh Niên
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Dăm hôm thì hư hỏng, không phải tốn công bắn chìm.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
dư lào bây h nhể
(Dân trí) - Báo chí Trung Quốc đưa tin quân đội nước này sẽ tiến hành các hoạt động quân sự ở Biển Đông trong vòng một tháng và yêu cầu tất cả các phương tiện không được qua lại trong thời gian này.

Trung Quốc ngày càng tăng cường các hoạt động quân sự ở Biển Đông.

Trung Quốc ngày càng tăng cường các hoạt động quân sự ở Biển Đông.

Trang mạng Cục Hải sự Trung Quốc hôm qua đưa tin Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ tiến hành các hoạt động ở Biển Đông từ 18h00 ngày 3/12/2013 đến 18.00 ngày 3/1/2014 theo giờ địa phương.

Các hoạt động quân sự sẽ được tiến hành tại 3 vùng với nằm trong vùng tọa độ từ 18 độ vĩ Bắc đến 111 độ kinh Đông. Cụ thể, tọa độ phân chia của các vùng như sau:


Vùng 1: 18-25N/110-15E, 18-25N/110-56.67E, 17-45N/110-56.67E, 17-45N/110-15E;

Vùng 2: 18-03.50N/109-23E, 18-03.50N/109-55E, 17-38.50N/109-55E, 17-38.50N/109-23E;

Vùng 3: 18-50N/111-30E, 18-50N/111-56E, 18-25N/111-56E, 18-25N/111-30E.

Nguồn tin không cho biết quy mô lực lượng, phương tiện và hình thức tiến hành hoạt động quân sự trên Biển Đông, ngoài việc yêu cầu tất cả các phương tiện không được qua lại trong thời gian này.

Thông tin này được công bố ngay sau khi có tin Trung Quốc cũng đang có kế hoạch cho tàu sân bay Liêu Ninh, tàu ngầm hạt nhân và máy bay chiến đấu J-15 tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông, nối dài thêm các hoạt động gây căng thẳng ở các vùng biển trong khu vực.

Báo mạng Want China Times tại Đài Loan cho biết Trung Quốc dự kiến thực hiện kế hoạch này vào năm sau nhưng không rõ thời điểm cụ thể và cũng không biết có nằm trong chuỗi hoạt động quân sự sẽ kéo dài một tháng kể trên hay không.

Theo kế hoạch, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ rời căn cứ ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông để đến Biển Đông tiến hành một loạt bài diễn tập cùng tàu ngầm hạt nhân và máy bay J-15 vốn được Bắc Kinh thiết kế sử dụng trên tàu Liêu Ninh. Trong quá trình này, các máy bay J-15 sẽ tiến hành các bài tập bắn đạn thật để tăng cường năng lực phòng thủ từ trên không chống tên lửa, chống hạm và chống tàu ngầm.


“Các bài thử nghiệm bắn đạn thật sẽ được bắt đầu từ năm sau trên Biển Đông để kiểm tra năng lực không chiến cũng như chống hạm của chiến đấu cơ J-15”, nguồn tin nêu rõ.

Mục đích diễn tập nhằm đảm bảo các máy bay này có đủ năng lực tấn công các tiền đồn xa và duy trì khả năng chiến đấu trong 24 giờ.

“Thách thức hiện nay đối với tàu sân bay Liêu Ninh và các chiến đấu cơ J-15 là phải chứng tỏ được khả năng hoạt động trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao tại Biển Đông”, tờ báo dẫn một nguồn tin tiết lộ.

Thời gian qua Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động gây hấn ở các vùng biển trong khu vực, gây quan ngại lớn cho dư luận các nước. Hiện tại nước này đang có ý định thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông sau khi đã xác lập vùng tương tự ở Hoa Đông hôm 23/11 chồng lấn lên các vùng phòng không xác lập trước đó của Nhật Bản và Hàn Quốc.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Theo em cứ phớt lờ giống vùng nhận dạng phòng không của nó.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
thế nhỡ nó bắn chìm thì lại cực lực phản đối à ?
Nó bắn của mềnh thì em chưa biết chứ bố bảo nó không giám bắn của thằng khác, cái vụ nó tậm trận ở biển đông bị tàu Nhật phá đám rùi nó bỏ luôn tận trận đấy cụ.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
chả biết nó còn dám dựng đứng dựng ngược cơ mà
TPO – Báo chí Trung Quốc và hãng tin quốc tế ngày 26/3 dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này, ông Hồng Lỗi, trắng trợn tuyên bố việc bắn tàu cá Việt Nam là ‘chính đáng và cần thiết’.

Tàu cá Việt bị tàu Trung Quốc bắn tan hoang trên vùng biển của Việt Nam, nhưng ông Hồng Lỗi vẫn lớn tiếng cho rằng đây là hành động 'cần thiết và chính đáng'?. Ảnh: Nguyễn Thành
Tàu cá Việt bị tàu Trung Quốc bắn tan hoang trên vùng biển của Việt Nam, nhưng ông Hồng Lỗi vẫn lớn tiếng cho rằng đây là hành động 'chính đáng và cần thiết'?. Ảnh: Nguyễn Thành.
Truyền thông Trung Quốc và các hãng tin quốc tế dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngang nhiên bác bỏ việc Trung Quốc trực tiếp gây ra hư hại cho tàu cá Việt Nam. Tuy nhiên, ngay trong phát biểu của mình, ông Hồng Lỗi lại thừa nhận hành động trên và còn tuyên bố đây là hành động nhằm ‘dạy cho các ngư dẫn phải tránh xa’ vùng biển thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam, nhưng ông này cho rằng thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Bất chấp thực tế về việc tàu cá Việt bị bắn cháy khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, ông Hồng Lỗi tuyên bố: “Hành động đáp trả của Trung Quốc đối với các tàu cá Việt đánh bắt bất hợp pháp là hợp lý và cần thiết”.

Không chỉ vậy, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn lớn tiếng: “Chúng tôi hi vọng phía việt nam sẽ có những bước đi cần thiết trong việc giáo dục và quản lý ngư dân nhằm chấm dứt những hành động bất hợp pháp như vậy (đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam – P.V)”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.
Trái ngược những gì Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố ngày 26/3, trước đó 2 ngày, báo Tiền Phong đã có bài phản ánh sự thật không thể chối cãi về việc tàu cá QNg 96382 của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc bắn cháy nóc cabin tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Điều đáng nói, tàu cá Việt Nam vẫn bị tấn công dù đã cố chứng tỏ rằng không có hành động chống trả, không có vũ khí ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. “Chúng tôi ngồi trước mũi tàu để tàu Trung Quốc thấy rõ mình không có hành động chống trả, không có vũ khí. Khi tàu áp sát khoảng 20m thì tàu Trung Quốc nổ liền 4 - 5 phát súng vào cabin, ca bin bốc cháy dữ dội”, chủ tàu Bùi Văn Phải kể với phóng viên Tiền Phong.

Ngày 25/3, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cũng cho biết:

“Ngày 20/3/2013, tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin.

Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam.

Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam".

Cùng ngày, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối việc làm nói trên của phía Trung Quốc.

Trí Đường
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Hé lộ nơi TSB Liêu Ninh huấn luyện trên Biển Đông

(Kienthuc.net.vn) - Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh có thể thực hiện hoạt động huấn luyện ở khu vực Đông Nam đảo Hải Nam.



Tờ Nhân dân Nhật Báo dẫn nguồn tin Cục hải sự Trung Quốc cho biết, từ ngày 3/12/2013 tới 3/1/2014, Quân đội Trung Quốc tiến hành các hoạt động quân sự kéo dài 1 tháng tại khu vực Biển Đông. Nhìn từ góc độ các vị trí được công bố, địa điểm tập trận nằm ở phía Đông Nam đảo Hải Nam, khoảng cách gần bờ nhất không quá 100 hải lý.
Lưu ý rằng, tàu sân bay Liêu Ninh và 4 tàu chiến khác của Trung Quốc đang neo đậu tại cảng quân sự Tam Á từ ngày 29/11, sau đó không có thông tin liên quan đến việc triển khai thử nghiệm huấn luyện của biên đội tàu này. Có phân tích cho rằng vùng cấm bay mà Cục hải sự Trung Quốc công bố gần đây liên quan đến việc huấn luyện của tàu Liêu Ninh.
Tàu sân bay Liêu Ninh.

Về vấn đề này chuyên gia Trung Quốc Doãn Trác cho biết, không loại trừ khả năng này.
“Tốc độ hành trình của tàu sân bay cao, đội hình biến đổi, biên đội có sự phối hợp lẫn nhau đều cần phải tiến hành tại khu vực biển rộng lớn. Khu vực biển nước sâu này cách bờ biển Hải Nam về phía Đông Nam không quá 100 hải lý, không có nhiều tàu thuyền của các nước khác, đồng thời cách xa các nước láng giềng Đông Nam Á, thích hợp cho việc tiến hành hoạt động biên đội tàu sân bay, là lựa chọn thận trọng và thích hợp”, ông Doãn Trác nói.
Ông này cho biết thêm rằng: “Việc tàu sân bay Liêu Ninh tiến vào quân cảng ở thành phố Tam Á, đảo Hải Nam cũng là loại hình huấn luyện đối với việc đưa cảng quân sự mới vào sử dụng, nhằm kiểm tra trang thiết bị như tiếp dầu, tiếp nước, bố trí điện bờ, cơ sở hạ tầng bảo đảm trên bờ, kho chứa vũ khí”.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
VN tỏ ra lo ngại khả năng TSB Liêu Ninh của TQ tự chìm tại Biển Đông. Nếu điều này xảy ra sẽ là một thảm họa về sinh thái ảnh hưởng lớn đến ngư trường khai thác hải sản. Được biết TSB Liêu Ninh của TQ trước đây là đống sắt vụn do Ukraine bán lại. TQ đã khôi phục lại đống sắt vụn đó thành mẫu hạm với công nghệ chắp vá trong nước. Theo đánh gia của các chuyên gia với những công nghệ chưa được hoàn thiện cộng với tuổi đời già nua của bộ khung khả năng Liêu Ninh tự chìm là rất cao. Phía nhà chức trách VN đã thông báo cho toàn bộ tàu cá VN hoạt động trong khu vực sẵn sàng tham gia công tác ứng cứu khi thảm họa xảy ra. :D
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Khách du lịch lại khoái cái vụ lặn tham quan, bãi biển nhà mình lại đón thêm du khách !.
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
VN tỏ ra lo ngại khả năng TSB Liêu Ninh của TQ tự chìm tại Biển Đông. Nếu điều này xảy ra sẽ là một thảm họa về sinh thái ảnh hưởng lớn đến ngư trường khai thác hải sản. Được biết TSB Liêu Ninh của TQ trước đây là đống sắt vụn do Ukraine bán lại. TQ đã khôi phục lại đống sắt vụn đó thành mẫu hạm với công nghệ chắp vá trong nước. Theo đánh gia của các chuyên gia với những công nghệ chưa được hoàn thiện cộng với tuổi đời già nua của bộ khung khả năng Liêu Ninh tự chìm là rất cao. Phía nhà chức trách VN đã thông báo cho toàn bộ tàu cá VN hoạt động trong khu vực sẵn sàng tham gia công tác ứng cứu khi thảm họa xảy ra. :D
Tỉnh dậy đi cụ ơi, trời sáng rồi :D
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
VN tỏ ra lo ngại khả năng TSB Liêu Ninh của TQ tự chìm tại Biển Đông. Nếu điều này xảy ra sẽ là một thảm họa về sinh thái ảnh hưởng lớn đến ngư trường khai thác hải sản. Được biết TSB Liêu Ninh của TQ trước đây là đống sắt vụn do Ukraine bán lại. TQ đã khôi phục lại đống sắt vụn đó thành mẫu hạm với công nghệ chắp vá trong nước. Theo đánh gia của các chuyên gia với những công nghệ chưa được hoàn thiện cộng với tuổi đời già nua của bộ khung khả năng Liêu Ninh tự chìm là rất cao. Phía nhà chức trách VN đã thông báo cho toàn bộ tàu cá VN hoạt động trong khu vực sẵn sàng tham gia công tác ứng cứu khi thảm họa xảy ra. :D
Hải quân ND VN luôn phải để mắt tới tàu sân bay Liêu Ninh của TQ vì lo ngại rằng con tàu này có thể tự chìm bất cứ lúc nào, vấn đề là nếu bị chìm thì người TQ sẽ đổ vạ cho VN vì HQNDVN được coi là có khả năng nhất khu vực về trình độ cũng như khí tài để đánh đắm một TSB có lưỡng giãn nước đến 60 nghìn tấn chỉ trong một lầ bấm nút.:-w
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Tàu chiến Mỹ-Trung suýt đâm nhau trên Biển Đông

(Dân trí) - Giới chức Mỹ ngày 13/12 tiết lộ một tàu hải quân của Trung Quốc đã tiến gần đầy nguy hiểm một tàu chiến của Mỹ vào tuần trước trên Biển Đông.

Tuần dương hạm Cowpens của Mỹ.
Theo các quan chức hải quân và quốc phòng Mỹ, tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường USS Cowpens đã buộc phải chuyển hướng nhằm tránh va chạm với tàu Trung Quốc liều lĩnh vượt qua thẳng trước mặt tàu này và dừng lại.

Tàu của Trung Quốc là tàu lưỡng cư và theo một quan chức quân sự Mỹ, thì tàu này dừng ở vị trí cách tàu chiến của Mỹ chưa đầy 500m.

“Vụ chạm trán này xảy ra trong vùng biển quốc tế, trên Biển Đông vào ngày 5/12”, quan chức quân sự Mỹ giấu tên cho biết trong một bức thư điện tử gửi hãng thông tấn AFP.

“Cuối cùng, cũng có liên lạc qua lại hiệu quả giữa các thủy thủ Mỹ và Trung Quốc và cả hai tàu đã chuyển hướng để đảm bảo an toàn”, quan chức cho hay.

Một quan chức quân sự khác cho biết tàu Mỹ đã phát tín hiệu "tất cả dừng" nhưng tàu Trung Quốc đã phớt lờ. "Việc tránh nhằm thoát khỏi một vụ va chạm trên biển là hoàn toàn không bình thường", ông cho hay.

Cũng theo quan chức này, khi xảy ra vụ việc, tuần dương hạm Cowpen đã “ở trong vùng phụ cận” của tàu sân bay mới Liêu Ninh của Trung Quốc.

Căng thẳng Trung-Mỹ đang gia tăng?

Vụ việc kết thúc trong hòa bình nhưng nó cho thấy căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, vốn leo thang sau khi Bắc Kinh vào tháng trước công bố “vùng nhận dạng phòng không” ở trên Hoa Đông.

Một quan chức quân sự Mỹ cho biết, tàu của Trung Quốc đã tách ra khỏi nhóm tàu hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh và "người Trung Quốc biết họ đang làm gì".

Vụ đối đầu tuần trước xảy ra trong vùng Biển Đông chiến lược, nơi Bắc Kinh đang hối hả tăng cường kiểm soát vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền, “ăn” cả vào vùng biển của các nước khác trong khu vực.

Quân đội Mỹ liên tục cam kết duy trì hoạt động ở các vùng biển và không phận quốc tế và đã gia tăng hiện diện ở Đông Nam Á trong năm qua, như một biện pháp đối trọng với thái độ ngày càng quyết liệt của Bắc Kinh trong khu vực.

Trung Quốc đã tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế trên một phần tây Thái Bình Dương, nhưng Mỹ coi khu vực là vùng biển quốc tế, nằm ngoài kiểm soát của Bắc Kinh.

Giới lãnh đạo quân sự Mỹ đã cảnh báo vùng phòng không Trung Quốc có thể làm gia tăng căng thẳng và có thể châm ngòi cho một vụ đụng độ nguy hiểm.

Washington từ chối công nhận vùng phòng không này và đã phái một cặp máy bay ném bom B-52 vào khu vực, bất chấp yêu cầu thông báo trước của Bắc Kinh.

Trong khi đó, quan chức quân sự Mỹ trên kêu gọi hai bên củng cố quan hệ quân sự, nhằm tránh hiểu lầm. “Lãnh đạo Mỹ cần phải làm rõ cam kết thúc đẩy mối quan hệ quân sự-quân sự ổn định và liên tục với Trung Quốc”, ông cho hay.

“Cho dù đó là một vụ đối đầu chiến thuật trên biển hay đối thoại chiến lược thì cũng cần phải duy trì liên lạc nhằm tránh rủi ro. Đó là vì lợi ích của cả Mỹ và Trung.”

Vũ Quý
Theo AFP
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Theo em tàu Mẽo đang do thám, theo dõi Liêu Ninh nhà nó nên nó phải làm liều thôi.
em thấy hai thằng đó lúc nào chẳng do thám của nhau, mờ nó cũng chỉ dám chặn chác tàu mẽo ở khoảng cách500m thôi chứ đâu có dám chặn gần hơn, nói chung là thử xem gan anh nào to hơn thôi mờ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top