[Funland] Liêu Ninh và cách đánh

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
TQ phô sức mạnh hải quân với tàu sân bay


Trung Quốc đã đưa tàu sân bay đầu tiên của mình vào hoạt động chính thức giữa lúc có tranh chấp hàng hải căng thẳng với Nhật. Theo giới quan sát, động thái "trình diễn" sức mạnh hải quân này có thể khiến các láng giềng lo lắng.

Trung Quốc muốn Mỹ ở ngoài tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư
Mỹ trấn an Trung Quốc về hiện diện quân sự ở TBD


Tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Reuters

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay, con tàu sân bay mới mang tên Liêu Ninh "sẽ tăng cường sức mạnh hoạt động tổng thể của hải quân Trung Quốc" và giúp Bắc Kinh "bảo vệ hiệu quả chủ quyền quốc gia, an ninh và các lợi ích phát triển".
Giới phân tích nhận định, Liêu Ninh là con tàu được nâng cấp từ tàu cũ mà Trung Quốc mua lại của Ukraine, sẽ có một vai trò giới hạn, hầu hết cho việc đào tạo và thử nghiệm trước khi Trung Quốc có khả năng trình làng tàu sân bay nội địa đầu tiên sau năm 2015.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc chính thức chuyển giao tàu Liêu Ninh cho lực lượng hải quân được xem là một bước nỗ lực trình diễn sức mạnh quốc gia - vào đúng thời điểm Trung Quốc căng thẳng với người hàng xóm Nhật Bản về chủ quyền một nhóm đảo tại biển Hoa Đông.
"Có tàu sân bay sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao khả năng tác chiến tổng thể của hải quân Trung Quốc lên tầm hiện đại", một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh. Con tàu sẽ "tăng cường khả năng phòng thủ, phát triển khả năng phối hợp hoạt động ở vùng biển xa trong khi đối phó với những mối đe dọa an ninh phi truyền thống".
Quan hệ Trung - Nhật trở nên tồi tệ trong tháng này sau khi Nhật mua lại một số đảo ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ chủ sở hữu tư nhân. Ở Trung Quốc đã dấy lên làn sóng biểu tình phản đối Nhật. Trong cuộc hội đàm diễn ra hôm thứ ba, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã lớn tiếng tuyên bố: "Trung Quốc không bao giờ dung thứ cho bất kỳ hành động đơn phương nào của Nhật làm tổn hại đến chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc".

Theo giới phân tích, nguy cơ đối đầu quân sự là không lớn, nhưng căng thẳng chính trị giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á có thể kéo dài. Với hải quân Trung Quốc, việc có tàu sân bay sẽ là ưu tiên trong nỗ lực xây dựng một lực lượng có thể triển khai ở vùng biển xa hơn.
Trung Quốc tháng này đã cảnh báo Mỹ với chiến lược "trục xoay" châu Á của Tổng thống Obama rằng, nước này không nên can dự vào các cuộc tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ như Philippines. Đáp trả lại, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã thúc giục Trung Quốc và các láng giềng Đông Nam Á giải quyết tranh chấp mà "không đe dọa, không áp chế, không sử dụng vũ lực".
Giới quan sát nhận định, thời điểm chuyển giao tàu Liêu Ninh cho lực lượng hải quân trùng khớp với việc Trung Quốc nỗ lực xây dựng sự đoàn kết trước một kỳ đại hội đảng quan trọng - chứng kiến thế hệ lãnh đạo mới dẫn dắt đất nước.
Narushige Michi****a, một chuyên gia an ninh tại Viện Nghiên cứu chính sách ở Tokyo cho rằng: "Trung Quốc đang có một bước đi khác để đẩy mạnh năng lực hải quân chiến lược. Nếu họ có một tàu sân bay sẵn sàng hoạt động, thì hiện chúng ta vẫn chưa quá lo lắng về những ảnh hưởng trực tiếp với cán cân quân sự giữa Nhật, Mỹ và Trung Quốc".
Căng thẳng ở Hoa Đông đã phức tạp hơn với sự xuất hiện của Đài Loan, vốn cũng là một bên đưa ra tuyên bố chủ quyền với Senkaku/Điếu Ngư. Tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật hôm 25/9 đã dùng vòi rồng để giải tán khoảng 40 tàu cá và 12 tàu hộ tống của Đài Loan.

Đài Loan lâu nay vẫn có quan hệ hữu nghị với Nhật song hai bên thường tranh chấp về quyền đánh bắt trong khu vực. Cả Trung Quốc và Đài Loan đều khẳng định được thừa hưởng chủ quyền lịch sử với quần đảo tranh chấp.
Thái An (theo Reuters, BBC)
Hồ Cẩm Đào dự lễ ra mắt

tàu sân bay Liêu Ninh

Chủ tịch Trung Quốc cùng nhiều quan chức cấp cao của chính phủ và quân đội nước này hôm qua tham dự lễ ra mắt chính thức của chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên.

TQ phô sức mạnh hải quân với tàu sân bay
> Tàu sân bay Trung Quốc chính thức có tên
> Tàu sân bay Trung Quốc sắp ra mắt


Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (đứng giữa, hàng trước) cùng Thủ tướng Ôn Gia Bảo (thứ ba từ phải qua) và nhiều quan chức, tướng lĩnh cấp cao trong nghi thức chào cờ tại buổi lễ. Ảnh: Xinhua
Ông Hồ, người nắm giữ vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương, duyệt đội danh dự tại căn cứ hải quân ở thành phố Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh ở đông bắc của Trung Quốc. Tàu sân bay đầu tiên của nước này được đặt tên là Liêu Ninh, nơi nó được làm mới. Ảnh: Xinhua
Chủ tịch Trung Quốc trao lá cờ của quân đội nước này cho đơn vị hải quân tiếp nhận tàu sân bay Liêu Ninh. Trước khi chính thức được mang tên Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm được mua lại từ Ukraina vào năm 1998 từng được dự đoán có thể mang các tên như Thi Lang, Mao Trạch Đông, Bắc Kinh hay Hồ Bắc. Ảnh: Xinhua Ảnh: Hệ thống vũ khí trên tàu Varyag
Quá trình lột xác của tàu Varyag
Hàng không mẫu hạm từng mang tên Varyag hiện có số hiệu 16. Kể từ tháng 8/2011, chiến hạm này đã trải qua khoảng 10 lần chạy thử trên biển. Ảnh: CNR
Các binh sĩ hải quân Trung Quốc đứng gác trên boong tàu Liêu Ninh. Theo một chuyên gia thuộc Học viện Hải quân Trung Quốc, dù tàu sân bay này đã được phiên chế vào hải quân nước này nhưng có thể nó sẽ chỉ thực sự sẵn sàng chiến đấu từ năm 2017. Ảnh: CNR
Trung Quốc mua lại vỏ tàu bọc thép mà không có động cơ, hệ thống điện hay chân vịt từ Ukraina. lúc đầu định làm khách sạn nổi, rồi bắt đầu làm mới chiến hạm này tại Đại Liên từ năm 2002. Ảnh: CNR
Bắc Kinh hồi năm ngoái xác nhận việc làm mới chiến hạm cũ thời Xô viết, đồng thời liên tục nhấn mạnh rằng hàng không mẫu hạm này không phải là mối đe dọa đối với các nước láng giềng, bởi nó sẽ được sử dụng chủ yếu cho các mục đích nghiên cứu và huấn luyện. Tuy nhiên, hàng loạt cuộc chạy thử trên biển của tàu sân bay này đã thu hút sự quan tâm từ các cường quốc như Nhật và Mỹ. Hai nước này từng yêu cầu Bắc Kinh giải thích vì sao lại cần có một tàu sân bay. Ảnh: CNR
Tàu Liêu Ninh được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau. Tàu có thể mang được 26 chiến đấu cơ J-15, 18 trực thăng ASW/SAR Helo (Ka-27) và 4 trực thăng AEW Helo (Z-8, Ka-31). Tuy nhiên, theo đánh giá của giới quan sát, sức mạnh của hàng không mẫu hạm này chưa thể so sánh được với khả năng của các tàu sân bay Mỹ hay một số nước khác. Ảnh: CNR
Cận cảnh tháp chỉ huy trên tàu Liêu Ninh với những binh sĩ hải quân đứng dọc các lan can. Ảnh: Xinhua
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/anh/2012/09/ho-cam-dao-du-le-ra-mat-tau-san-bay-lieu-ninh/
Một căn phòng trên tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: CNR


Đôi nét về thuyền trưởng tàu sân bay Trung Quốc

Cập nhật lúc :2:35 PM, 26/09/2012
Thuyền trưởng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh là một người không am hiểu về tàu sân bay.

>> [URL="http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Trung-Quoc-bien-che-tau-san-bay-dau-tien-voi-3-dau-hoi/20129/235379.datviet"]Trung Quốc biên chế tàu sân bay đầu tiên với '3 dấu hỏi'
[/URL](ĐVO) Ngày 25/09/2012, Quân đội Trung Quốc đã chính thức tổ chức buổi lễ bàn giao tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh số hiệu 16 cho Hải quân Trung Quốc, đích thân Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã tham dự buổi lễ bàn giao và đích thân ông trao lá cờ danh dự cho thủy thủ đoàn tàu sân bay Liêu Ninh.

Trong buổi lễ này hai nhân vật quan trọng nhất của tàu sân bay Liêu Ninh chính thức được công bố, theo đó ông Zhang Zheng sinh năm 1969 tại Trường Hưng, Triết Giang, được phong làm thuyền trưởng tàu sân bay Liêu Ninh với quân hàm đại tá. Ông Mei Wen sinh năm 1965 tại tỉnh Hồ Bắc giữ chức Chính ủy tàu sân bay Liêu Ninh.

Phát biểu với Tân Hoa Xã sau khi được chính thức sắc phong làm thuyền trưởng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc thuyền trưởng Zhang Zheng nói: “Hôm nay sẽ được mãi mãi nhớ đến khi Hải quân Trung Quốc bước vào kỷ nguyên tàu sân bay, khi tôi nhận lá cờ tổ quốc từ tay Chủ tịch nước một ý thức mạnh mẽ dâng trào lên trong trái tim tôi”.
Có rất ít thông tin cá nhân về vị thuyền trưởng của tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh. Quá trình học tập, công tác, kinh nghiệm của ông được bảo mật khá chặt chẽ. Ngay khi ông được phong làm thuyền trưởng tàu sân bay Liêu Ninh, hồ sơ cá nhân của ông trở thành đề tài hấp dẫn cho giới quân sự trong và ngoài nước.


Theo một số thông tin rò rỉ trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc, ông Zhang Zheng sinh vào tháng 9/1969. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông vào năm 1986, ông được nhận vào học tại khoa điều khiển tự động ĐH Giao thông Thượng Hải. Sau khi tốt nghiệp với loại xuất sắc ông được chuyển đến nhận nhiệm vụ tại Bộ tư lệnh Hạm đội Đông Hải với chức danh trợ lý kỹ sư trưởng.
Từ tháng 8/1992-8/1995, ông này theo học tại Học viện Hải quân Đại Liên, ông nhận bằng Thạc sỹ tại đây. Từ tháng 8/1995 đến năm 2001, ông được giao nhiệm vụ tại hải đội 91.991 không rõ ở vị trí nào, có thể là Tham mưu trưởng, phó thuyền trưởng hoặc thuyền trưởng các tàu khu trục nhỏ.

Zhang Zheng, thuyền trưởng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
Từ tháng 7/2001-8/2003, ông được cử đi học tại một trường chỉ huy quân sự tại Anh. Tại đây ông được đào tạo về công tác chỉ huy trên các tàu chiến mặt nước tải trọng lớn và chuyên ngành quan hệ quốc tế.


Sau khi trở về nước ông tiếp tục công tác tại Hạm đội Đông Hải, không rõ ông phục vụ tại đây với nhiệm vụ gì, một số nguồn tin nói ông làm thuyền trưởng tàu khu trục nhỏ nhưng không nói rõ là loại tàu nào.

Tháng 9/2012 ông được bổ nhiệm làm thuyền trưởng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh.

Thuyền trưởng Zhang Zheng nói tiếng Anh rất giỏi, ông từng nói với CCTV rằng, tiếng Anh không giúp gì cho công việc điều hành tàu sân bay của ông nhưng nó rất có ích trong các hoạt động giao lưu quốc tế.

Có ít nhiều thắc mắc về việc ông Zhang Zheng được chọn làm thuyền trưởng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, một số nhà phân tích nhận định, sở dĩ ông Zhang Zheng được chọn vì ông được đào tạo bài bản về chỉ huy các tàu chiến mặt nước tải trọng lớn. Ngoài ra, ông cũng đã tốt nghiệp về chuyên ngành Quan hệ quốc tế tại Anh.

Như phương châm nhiệm vụ ban đầu của tàu sân bay Liêu Ninh để nghiên cứu và đào tạo, một vị thuyền trưởng am hiểu sâu về quan hệ quốc tế sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiếp thu kinh nghiệm vận hành tàu sân bay từ bạn bè quốc tế có thể là từ Mỹ khi quan hệ ngoại giao quốc phòng hai bên đã có nhiều khởi sắc hơn.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc muốn "gửi gắm" gì với tàu sân bay đầu tiên?

Ngày 25/9, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có tên gọi là "Liêu Ninh", đã chính thức được " chuyển giao và biên chế" vào lực lượng hải quân. Trung Quốc sẽ làm gì với chiếc tàu sân bay đầu tiên này?
Đây là con tàu lớn nhất được chuyển giao cho hải quân Trung Quốc cho đến nay. Khi được đưa vào hoạt động, Liêu Ninh sẽ có một ảnh hưởng đáng kể đối với các tranh chấp hàng hải trong khu vực, đặc biệt là xung đột âm ỉ của Trung Quốc ở Biển Đông.
Vì sao được gọi là 'Liêu Ninh'?
Khi hình ảnh về tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu xuất hiện trên mạng với số hiệu 16, thì các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã cho rằng nó sẽ được đặt tên là Liêu Ninh, nơi con tàu này được tân trang lại.
Tỉnh Liêu Ninh được thành lập sau khi sáp nhập các thành phố và các tỉnh phía đông bắc Trung Quốc vào năm 1954-1955. Tàu sân bay "Liêu Ninh" tích hợp nhiều khối thành một con tàu chiến mà theo các quan chức Trung Quốc nó có khả năng tăng cường sức mạnh tổng thể của hải quân Trung Quốc, thúc đẩy ảnh hưởng trong khu vực của Trung Quốc.
Liêu Ninh được xây dựng bằng cách sử dụng thân của một tàu sân bay cũ của Ukraina có tên gọi Varyag. Trước đó, các nhà phân tích phương Tây đã truyền nhau tin đồn rằng con tàu này có thể sẽ được đổi tên thành Shi Lang, tên của một đô đốc nổi tiếng của triều đại nhà Thanh. Tháng 7/1683, Shi Lang đã sử dụng 300 tàu chiến và 20.000 quân để giành lại được Đài Loan. Chiến thắng này đã cho phép sáp nhập chính thức Đài Loan vào nhà Thanh thành một quận của tỉnh Phúc Kiến.
Các tàu của Hải quân Trung Quốc (PLAN) thường được đặt tên theo các địa danh Trung Quốc. Chỉ có một số trường hợp ngoại lệ khi tàu hải quân Trung Quốc đặt theo tên cá nhân như tàu huấn luyện (Deng Shichang và Zheng He ) và tàu nghiên cứu ( Li Siguang). Tàu sân bay của Trung Quốc là chiếc tàu chiến lớn nhất, đặc biệt nhất và được tân trang lại nên nó được đặt tên theo một trong những địa danh lớn nhất, có lẽ đó cũng là một phần nguyên nhân mà cái tên ‘Liêu Ninh’ đã được chọn.​
Nhưng hành động mới là quan trọng
Mặc dù theo tuyên bố của Giáo sư Đại học Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc đồng thời là một sĩ quan của Hải quân Trung Quốc Li Daguang, thời điểm vận hành Liêu Ninh được công bố trong bối cảnh tranh chấp đang leo thang trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản, nhưng trong tương lai gần, con tàu này không thể đe dọa trực tiếp đến Mỹ hay Nhật. Tuy nhiên, dù có hình thức khiêm tốn, nhưng nó có thể sẽ khiến các nước láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc phải lo ngại.
Theo ấn phẩm "Khoa học của các Chiến dịch” được viết bởi các học giả tại Đại học Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc, các tàu sân bay đóng một vai trò rất quan trọng trong việc không kích yểm trợ: "Việc chiến đấu trên các hòn đảo và khu vực san hô sẽ đơn độc hơn nếu không có sự hỗ trợ từ các lực lượng trên mặt đất và lực lượng không quân. Trong trường hợp này, một tàu sân bay có ý nghĩa quan trọng trong việc giành chiến thắng”. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Tướng Li Jie, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc đã cho rằng: "tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc ... sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp tại các quần đảo, bảo vệ quyền, lợi ích hàng hải của Trung Quốc".

Tạo sóng?
Vậy, làm thế nào để Liêu Ninh có thể gây được ảnh hưởng lớn đối với các hoạt động của hải quân Trung Quốc? Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ định hình được quan điểm của các quốc gia khác đối với các chiến lược mà Trung Quốc sẽ thực hiện.Các nước láng giềng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á, cũng như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Australia và Mỹ sẽ phải chú ý hơn.
Với việc Liêu Ninh chính thức biên chế vào hải quân, câu hỏi đặt ra tiếp theo đối với các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự của Trung Quốc là: Một, sử dụng con tàu này như thế nào? Hai, sẽ xây dựng thêm bao nhiêu tàu sân bay mới? Ba, làm thế nào để bảo vệ nó khỏi các vũ khí chống hạm hiện đại đang được tìm mua bởi các nước láng giềng như Việt Nam? Việt Nam đang có kế hoạch mua tàu ngầm diesel Kilo của Nga vào cuối năm 2012. Sự tồn tại của Liêu Ninh có thể sẽ thúc giục Trung Quốc phát triển chiến hạm trên mặt biển và lực lượng chống tàu ngầm tiên tiến hơn để bảo vệ tài sản mang tính biểu tượng nhưng có hoạt động vẫn “dễ bị tổn thương” này.
Hiện nay, Liêu Ninh vẫn là biểu tượng sức mạnh đầu tiên và quan trọng nhất cho tương lai của lực lượng hải quân Trung Quốc. Vì vậy, dù khả năng của Liêu Ninh còn khiêm tốn nhưng nó chắc chắn sẽ được Bắc Kinh quan tâm đặc biệt.
Phạm Khánh


http://infonet.vn/the-gioi/trung-quoc-muon-gui-gam-gi-voi-tau-san-bay-dau-tien/a29171.html


Bốn 'tử huyệt' của tàu sân bay Trung Quốc
(lúc này còn tên Thị lang)


Một trang mạng quân sự Mỹ đã liệt kê 4 nhược điểm cơ bản của tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc (mua từ Ukraine năm 1998).

Một là, tàu sân bay này sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương nơi hiện đã tập trung hơn 10 tàu sân bay và tàu chở máy bay của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ.

Hai là, tiêm kích trên hạm của Trung Quốc J-15 là hàng nhái máy bay Su-33 của Nga, có tính năng chiến đấu thua xa các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ, ngoài ra, Thi Lang không có các máy bay báo động sớm, tác chiến điện tử và vận tải, và khoảng cách này theo thời gian chỉ có tăng lên.

Ba là, tàu sân bay Trung Quốc có hệ thống phòng vệ cực kỳ yếu kém, không có lực lượng tàu hộ tống hiệu quả gồm các tàu nổi và tàu ngầm.

Bốn là, Trung Quốc đã không giải quyết được vấn đề chế tạo hệ thống động lực tin cậy cho tàu sân bay.

Dưới đây là phân tích cụ thể về các điểm yếu lớn nhất của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc:

Đơn độc giữa "bầy sói"

Thi Lang sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương lúc nhúc tàu sân bay. Thứ nhất, tại đây có các tàu sân bay Mỹ: 5 siêu tàu sân bay hạt nhân đóng tại California, Washington và Nhật Bản, cộng với 6 tàu đổ bộ chở trực thăng ở California và Nhật Bản.

Tổng lượng giãn nước của các tàu sân bay Mỹ là không dưới 700.000 tấn và có thể chở 600 máy bay. “Hải quân Mỹ có thể chở số máy bay trên biển nhiều gấp 2 lần toàn thế giới còn lại cộng lại”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates phát biểu năm 2010. Trong khi tàu sân bay Trung Quốc chỉ có lượng giãn nước 60.000 tấn và chở được không quá 40 máy bay và trực thăng.

Tàu sân bay Thi Lang trong quá trình hoàn thiện

Nhật Bản có 2 tàu sân bay trực thăng/đổ bộ 18.000 tấn, cộng một chiếc nữa đang đóng. Hiện tại, chúng chỉ chở một ít trực thăng, song chúng cũng có thể chở các tiêm kích tàng hình hạ cánh thẳng đứng F-35B. Cũng có những khả năng tương tự là 4 tàu sân bay 14.000 tấn mà Hàn Quốc dự định đóng và 2 tàu sân bay 30.000 tấn của Australia đang đóng.

Tàu sân bay 12.000 tấn Chari Naruebet là kẻ đứng ngoài vì nó quá nhỏ, chở được một nhóm nhỏ máy bay, nhưng dĩ nhiên nó vẫn có khả năng chở được một số máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng cổ lỗ sĩ Harrier.

Ấn Độ và Nga đều có các tàu sân bay thật sự chở các tiêm kích phản lực. Tàu Đô đốc Kuznetsov thực tế là tàu cùng loại, cao tuổi ơn của Thi Lang. Tàu chở khoảng một tá Su-33.

Gần đây, Đô đốc Kuznetsov chủ yếu hoạt động ở Địa Trung Hải. Tàu sân bay 30.000 tấn Viraat của Ấn Độ với 30 chiếc Harrier và trực thăng của nó hoạt động chủ yếu ở Ấn Độ Dương.

Trong tổng số 22 tàu sân bay đang và sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương, không có tàu nào thuộc về một quốc gia mà Trung Quốc có thể coi là đồng minh thân cận. Hiện nay, chẳng là lạ khi nhìn thấy các tàu sân bay Mỹ chạy trong hội hình hỗn hợp với các tàu sân bay của Nhật, Hàn, Thái Lan và Ấn Độ. Bắc Kinh chỉ có thể mơ đến chuyện tập hợp được một sức mạnh hải quân quốc tế hùng mạnh nhường ấy dù có hay không có Thi Lang.

Ngoáo ộp không nang vuốt

Tàu sân bay chỉ có sức mạnh khi có không đoàn trên tàu hùng mạnh. Vì thế, Hải quân Mỹ chi hàng năm trung bình 15 tỷ USD cho các máy bay mới, gần như tương đương Không quân Mỹ. Các máy bay hoạt động hiệp đồng về tuần tra, bám và tấn công mục tiêu bên dưới mặt nước và mặt nước và bên trên mặt nước chở người và tiếp cận đến và từ tàu sân bay.

Tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc
Máy bay F-18 trên tàu sân bay Mỹ.
Thi Lang không hề có thứ gì gần giống với sự kết hợp các loại máy bay và khả năng đó. Tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc chỉ có thể gần tương đương với F/A-18, nhưng với tầm hoạt động ngắn hơn, các sensor thô sơ hơn và ít lựa chọn vũ khí hơn. Trực thăng Ka-28 săn tàu ngầm giống như trực thăng H-60. Trung Quốc cũng không có các máy bay gây nhiễu radar, máy bay cảnh báo sớm.


Một tàu sân bay hạt nhân Mỹ mang trên boong 70 máy bay và trực thăng, trong đó có các tiêm kích F/A-18, máy bay tác chiến điện tử EA-6B hoặc E/A-18G, các máy bay báo động sớm E-2, các máy bay vận tải C-2 và trực thăng H-60. Tàu sân bay của Trung Quốc thua xa khi so với một tiềm lực đa dạng như vậy.

Có tin Trung Quốc đang phát triển máy bay báo động sớm trên hạm dạng Е-2 của Mỹ, song Thi Lang không có máy phóng máy bay bằng hơi nước để giúp các máy bay đó cất cánh. (>> chi tiết)

Trung Quốc cũng đang phát triển trực thăng báo động sớm Z-8, nhưng khả năng của nó làm sao sánh được với tính năng của Е-2. Trong thập kỷ tới, khoảng cách sẽ chỉ có rộng thêm vì Hải quân Mỹ sẽ triển khai các máy bay không người lái trên hạm các loại.

Phòng vệ yếu kém

Để bảo vệ các tàu sân bay trị giá 10 tỷ USD và lực lượng máy bay trên tàu, Hải quân Mỹ huy động nhiều tàu trong số 83 tàu khu trục trục và tàu tuần dương chạy kèm hộ tống mỗi tàu sân bay. Các tàu hộ tống được trang bị các radar AEGIS siêu hiện đại và có thể mang mỗi tàu 100 tên lửa phòng không trở lên. Một cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ sở hữu số radar công suất mạnh và tên lửa trên biển nhiều hơn toàn bộ hải quân của đa số các nước khác.

Hiện nay, Trung Quốc chỉ có thể sử dụng 2 tàu khu trục Type 052C trang bị hệ thống phòng thủ hơi giống AEGIS của Mỹ để hộ tống tàu sân bay. Đây là 2 tàu khu trục có tính năng gần gần với các tàu chiến Aegis của Mỹ, mặc dù một số tàu khác đang được đóng.

Type 052C của Trung Quốc.

Tàu sân bay Mỹ và đội hình.

Thế nhưng Type 052C chỉ mang số tên lửa bằng nửa tàu khu trục Mỹ, radar của nó không thể sánh với khả năng bắt bám đồng thời nhiều mục tiêu của AEGIS. Trên mặt biển, Thi Lang sẽ là chiếc tàu được bảo vệ... theo tiêu chuẩn Trung Quốc.

Tình hình với tàu ngầm bảo vệ tàu sân bay Trung Quốc còn tồi tệ hơn. Trong khi mỗi tàu ngầm Mỹ được hộ tống bởi ít nhất 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công có nhiệm vụ tuần tra phía trước tàu sân bay, ngăn chặn các chiến hạm đối phương, nhất là các tàu ngầm, thì hải quân Trung Quốc chỉ có 2 tàu ngầm nguyên tử Type 093, có khả năng tuần tra tầm xa. Con số này quá ít cho nhiệm vụ hộ tống tàu sân bay, cộng thêm các nhiệm vụ khác được giao cho lực lượng tàu ngấm tấn công Trung Quốc.

Nhưng vấn đề khó khăn cho Trung Quốc là hơn là liên lạc tàu ngầm. Để điều phối tàu nổi và tàu ngầm, Mỹ và các hải quân tiên tiến khác dựa vào sự kết hợp các vô tuyến điện tần số cực thấp lắp trên các máy bay chuyên dụng và các vô tuyến điện tần số cao hơn để liên lạc từ tàu nổi đến tàu ngầm.

Trung Quốc không có hệ thống liên lạc hoàn thiện như vậy. Họ không có hệ thống liên lạc tàu ngầm hiện đại do các hệ thống liên lạc vô tuyến điện do Trung Quốc chế tạo không đủ hoàn thiện.

“Do hạn chế về công nghệ liên lạc tàu ngầm, hải quân Trung Quốc hiện chỉ có thể kiểm soát chiến thuật tương đối hạn chế đối với các tàu ngầm của họ”, Garth Heckler, Ed Francis và James Mulvenon viết trong cuốn sách “Lực lượng tàu ngầm hạt nhân tương lai” của Trung Quốc (China’s Future Nuclear Submarine Force) năm 2007.

Như vậy, có lẽ tàu Thi Lang không thể dựa vào các tàu ngầm Trung Quốc để bảo vệ chống tàu ngầm đối phương.

GS Bernard Cole thuộc Học viện Quốc phòng Mỹ bình luận: Với tư cách một sĩ quan hải quân, tôi rất thích nhìn thấy họ (Trung Quốc) xây dựng một hạm đội tàu sân bay ngày càng trở thành mục tiêu ngon ăn cho tàu ngầm.

Mới đây, có tin xưởng đóng tàu Trung Quốc Changxingdao đã lắp cho tàu Thi Lang các đài radar, một số hệ thống điện tử và vũ khí. Cụ thể, tàu đã được lắp 4 anten mạng pha chủ động do Trung Quốc sản xuất. Chủng loại radar lắp trên tàu sân bay không được tiết lộ.

Theo Strategy Page, radar lắp trên tàu Thi Lang có các tham số kỹ thuật giống với các radar của hệ thống Aegis của Mỹ. Ngoài ra, trang thiết bị điện tử cũng đã được đưa lên tàu. Dự đoán, trên tàu Thi Lang sẽ triển khai một hệ thống thông tin-máy tính.

Thi Lang cũng đã được trang bị hệ thống pháo cao tốc Type 730 cải tiến. Đây là pháo 30 mm với 10 nòng quay. Hệ thống vũ khí tầm gần (CIWS) Phalanx của Hải quân Mỹ chỉ có 6 nòng. Pháo mới được chế tạo dựa trên một loại pháo cũ 7 nòng của Trung Quốc, Type 730 có khả năng bắn 5.800 phát/phút.

Pháo cao tốc phòng vệ tầm cực gần của Trung Quốc.

Đây không phải là hệ thống phòng thủ điểm duy nhất trên tàu Thi Lang. Trên tàu cũng đã lắp hệ thống tên lửa phòng không FL-3000N (hệ thống RAM), có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở cự ly đến 9 km.

Hệ thống này gồm 1 bệ phóng với 24 tên lửa có đường kính 0,12 m, chiều dài 2 m. Một số bức ảnh được đăng tải cho thấy, tàu này còn được lắp ít nhất một bệ phóng tên lửa phòng không FL-3000N (dường như có một bệ phóng như vậy được che bạt bên phải, phía dưới, trên ảnh).

Hệ thống tên lửa phòng không này kiểu này được xem là hiệu quả hơn các hệ thống CIWS sử dụng pháo cao tốc. Các hệ thống phòng không hiện đại này được liên kết với một hệ thống radar mạng pha mới rõ ràng là sao chép của Nga.

Động cơ tậm tịt

Việc chế tạo động cơ phản lực hiện đại cho các máy bay chiến đấu và động cơ turbine khí cho hạm tàu luôn là những nhiệm vụ nan giải nhất về kỹ thuật và công nghệ. Lầu Năm góc đang vấp phải những vấn đề tương tự khi phát triển động cơ cho tiêm kích tàng hình cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35B, và động cơ cho tàu sân bay trực thăng/đổ bộ lớp San Antonio.

Khó khăn với động cơ đã làm chậm việc phát triển trực thăng chiến đấu WZ-10 gần 10 năm, tiêm kích tiên tiến thế hệ mới J-20 đang được trang bị 2 loại động cơ turbine phản lực lưỡng mạch có tăng lực AL-31F của Nga và WS-10A của Trung Quốc.

Có tin Trung Quốc đã mua được hệ thống động cơ cho tàu sân bay Thi Lang từ Ukraine. Tuy chắc chắn tốt hơn bất kỳ động cơ nào do Trung Quốc sản xuất, song các động cơ thủy của Ukraine vẫn kém tin cậy theo tiêu chuẩn phương Tây.

Tàu Kuznetsov lắp động cơ Ukraine do những vấn đề về động cơ mà buộc phải giam chân phần lớn thời gian trong 30 năm qua ở bến cảng để bảo dưỡng vì hỏng hóc liên tục. Mỗi khi tàu này ra khơi, lại có một tàu kéo to tướng chạy kè kè phía sau phòng khi tàu sân bay bị hỏng. Rất có thể tình trạng tương tự cũng xảy ra với tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc, vốn là tàu cùng lớp với tàu sân bay Nga. Nếu cũng như vậy, Thi Lang sẽ là con tàu có bề ngoài hoành tráng với nội thất ọp ẹp.

Nhà nghiên cứu ĐH Quốc gia Chengchi, Đài Loan Arthur S. Ding nói rằng, “Trung Quốc với những lợi ích đang gia tăng trên biển sẽ buộc phải chờ đợi để chế tạo được những tàu sân bay mạnh hơn và tin cậy hơn”.

Bù nhìn giữ dưa: Tàu sân bay dùng để dọa tàu đánh cá

Trong buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ vào tháng 4.2011, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Robert Willard đã tuyên bố rằng, ông ta không lo lắng với “khả năng quân sự của tàu sân bay Trung Quốc”.

Tàu sân bay này chỉ có thể là bệ mang huấn luyện để huấn luyện nhân lực, mà có thể mất nhiều năm và thậm chí nhiều thập kỷ thì mới xuất hiện những tàu sân bay nội địa Trung Quốc đầu tiên thực sự hiệu quả về mặt chiến đấu.

Ngay cả khi Thi Lang được sử dụng trong chiến đấu thì khả năng chiến đấu của nó cũng sẽ là tối thiểu. Tuy nhiên, tuần tra các vùng biển tranh chấp thì nó có thể và về mặt này tàu sân bay sẽ gia tăng đáng kể tầm hoạt động của hải quân Trung Quốc.

Tàu sân bay Thi Lang sẽ có vai trò đáng gờm nếu được dùng để... không làm một tàu sân bay.

Bản tin uy tín TTU №801, 11/5/2011 của Pháp thì cho rằng, không được lẫn lộn hiệu ứng công chúng từ sự xuất hiện của tin tức nào đó với hiện thực chiến lược. Đa số các chuyên gia vũ khí và chiến lược hải quân có thái độ hoài nghi đối với tin nói về việc hạ thủy tàu sân bay của Trung Quốc.

Theo thông tin của tình báo Hải quân Nhật, hiệu ứng chiến lược từ việc hạ thủy con tàu sẽ bị hạn chế về thời gian bởi vì để đối phó với hạm đội Mỹ, Trung Quốc sẽ cần phải xây dựng một cụm tàu sân bay vốn gồm nhiều tàu chiến, mà đến được lúc đó thì còn xa.

Lầu Năm góc chú ý hơn đến thành phần không quân của cụm tàu sân bay chiến đấu và cho rằng, tiêm kích trên hạm J-15 chỉ có khả năng sẵn sàng chiến đấu vào năm 2015 và chính thời điểm đó mới có thể coi là thời điểm thực sự hạ thủy tàu Thi Lang.

Trong khi chờ đợi, tàu này sẽ được dùng để huấn luyện nhân lực, sử dụng trực thăng và máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng giống như J-18 Đại bàng đỏ mới được thử nghiệm vào tháng 4/2011.

Đài Loan thì cho rằng, tình thế này là mối đe dọa thực sự đối với họ và cho rằng, trong thời gian này, Trung Quốc sẽ bắt tay đóng một tàu sân bay động lực hạt nhân theo thiết kế nội địa với thời điểm hoàn thành khoảng năm 2020.

Trước đây đã có tin vào cuối năm 2011 sẽ bắt đầu chạy thử tàu thi Lang và có thể nhận tàu vào cuối năm 2012. Bộ quốc phòng Trung Quốc dự tính đóng hàng loạt tàu sân bay nội địa dựa trên thiết kế tàu Varyag/Thi Lang.

(Theo Đất Việt)
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Và 8 ‘yếu huyệt’ của Hải quân Trung Quốc

Mặc dù hiện đang sở hữu một lực lượng vô cùng hùng hậu bao gồm các loại tàu chiến, tàu ngầm hiện đại hay thậm chí là cả một tàu sân bay chuẩn bị được biên chế chính thức nhưng trong “làng hải quân” thế giới, Trung Quốc vẫn chỉ là “trẻ con” bởi sự non yếu cả về kinh nghiệm, tinh thần chiến đấu và năng lực của vũ khí, khí tài.
Báo cáo của cơ quan tình báo hải quân Mỹ mới được công bố gần đây cho biết, hiện nay hải quân Trung Quốc đang có tới 50 tàu ngầm các loại và 74 tàu khu trục, tàu hộ vệ hiện đại nhưng đội ngũ này khó có thể giúp Trung Quốc có được một tiếng nói “có trọng lượng” trong khu vực cũng như thế giới bởi hầu hết chỉ quen hoạt động loanh quanh gần bờ, ít khi dám đi tuần tra viễn dương, năng lực chống ngầm và chống thủy lôi rất thấp cũng như ý chí chiến đấu chỉ vào dạng “thích bắt nạt tàu cá láng giềng”.
Hải quân Trung Quốc rất thiếu kinh nghiệm tác chiến viễn dương và chỉ quen hoạt động gần bờ
Nhưng những tử huyệt này chưa phải là nghiêm trọng nhất. Nhật báo “Đông Phương” của Hong Kong mới đây còn chỉ ra rằng, sở dĩ hải quân Trung Quốc chưa thể “to tiếng” là bởi họ đang thiếu một lực lượng Không quân hải quân và lực lượng thủy quân lục chiến.
Báo cáo của chuyên trang điện tử về chiến lược quân sự StrategyPage cho biết, phải đến tháng 11/1985 hải quân Trung Quốc mới dám thực hiện chuyến đi nước ngoài đầu tiên là ghé thăm Pakistan. Sau đó, tháng 5/1986, biên đội hỗn hợp thuộc hạm đội Bắc Hải của hải quân Trung Quốc mới lần đầu tiên hoàn thành mục huấn luyện “hợp đồng tác chiến viễn dương”. Bản báo cáo này còn khẳng định, cho tới tận năm 2005, không có một chiếc nào trong số 50 tàu ngầm của Trung Quốc tiến hành tuần tra viễn dương và phải đến sang năm 2008, đội tàu ngầm này mới thực hiện được 12 chuyến “đi xa”. Tính trung bình, cứ 4,5 năm tàu ngầm Trung Quốc mới có cơ hội đi tuần tra viễn dương 1 lần. Một mật độ quá thưa thớt so với tỷ lệ mỗi năm đi tuần tra viễn dương một lần của 1 chiếc tàu ngầm Mỹ.
Cũng theo chuyên trang StrategyPage, kể từ khi được biên chế chính thức vào hải quân đến nay, tàu ngầm hạt nhân chiến lược 092 lớp Hạ của Trung Quốc chưa một lần được đi tuần tra viễn dương. Hiện Trung Quốc có khoảng 74 tàu khu trục và tàu hộ vệ và nếu cứ giữ mật độ này, phải 5 năm nữa tất cả các tàu chiến chủ lực của Trung Quốc mới được trải nghiệm thực chiến viễn dương. Nếu so sánh với tiêu chuẩn, còn rất lâu nữa Trung Quốc mới có thể được “ngồi vào mâm” của các cường quốc về hải quân chính vì sự non kém kinh nghiệm này.

Chưa hết, dù có đội tàu chiến khá đông đảo nhưng hầu hết các tàu này của Trung Quốc đều không có năng lực chống ngầm hay chống thủy lôi. So sánh về tương quan lực lượng, khoảng 10 năm nữa, các quốc gia khác ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ bổ sung khoảng 90 chiếc tàu ngầm hiện đại. Đáng chú ý là các quốc gia có “đụng chạm” với Trung Quốc như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia hay Việt Nam đều sẽ được bổ sung đội tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm tiêu chuẩn đạt mức tiên tiến của thế giới. Với một năng lực chống ngầm yếu kém như hiện nay, Trung Quốc sẽ “dọa” được ai trong số các quốc gia trên?
Trên trang tin về năng lực quốc phòng nổi tiếng là SinoDefence (Anh), điểm yếu này một lần nữa bị mổ xẻ. Theo SinoDefence, trước đây các tàu khu trục và hộ vệ của Trung Quốc đều không có năng lực chống ngầm còn các tàu mới được hạ thủy gần đây dù đã có trang bị vũ khí thiên về phòng không và chống ngầm nhưng lại thiếu các sonar hiện đại cần thiết cho việc phát hiện và dò tìm tàu ngầm có độ ồn thấp hay các loại trực thăng chống ngầm cỡ lớn. Thông thường, các tàu chiến của Mỹ đều được trang bị máy bay tuần tra chống ngầm P3 và máy bay chống ngầm P8I. Xét một cách toàn diện, năng lực chống ngầm kém của hải quân Trung Quốc là do lực lượng Không quân của hải quân nước này quá yếu.
“Tử huyệt” tiếp theo của hải quân Trung Quốc là khả năng tự bảo vệ trước thủy lôi vô cùng kém cỏi. Trang mạng StrategyPage trích dẫn đánh giá của Cục tình báo Hải quân Mỹ cho rằng, dù có đội tàu chiến đông và mạnh nhưng chỉ cần đối phương thả vài trăm quả thủy lôi, toàn bộ các tuyến đường biển của Trung Quốc sẽ phải đóng cửa và nếu Trung Quốc có ý định “thống nhất Đài Loan” thì cũng chỉ cần một lượng thủy lôi vừa phải phong tỏa eo biển Đài Loan, lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ trở nên gần như vô dụng.
Chỉ cần vài trăm quả thủy lôi phong tỏa, toàn bộ các tuyến đường biển của Trung Quốc sẽ phải đóng cửa và lực lượng hải quân trở nên gần như vô dụng.
Tác giả bài báo đăng trên tờ “Đông Phương nhật báo”, Tư Mã Thành kết luận, nếu xét về lực lượng hiện tại, hải quân Trung Quốc vẫn còn quá yếu. Muốn trở thành một cường quốc về hải quân, Trung Quốc cần phải có đội tàu chiến viễn dương hùng mạnh nhưng đội tàu này phải được hỗ trợ bởi một lực lượng hỗ trợ “khủng” không kém bao gồm các tàu chở dầu, tàu hậu cần và sửa chữa cỡ lớn cùng với lực lượng không quân hải quân và thủy quân lục chiến rất mạnh đi kèm. Với biên chế như hiện nay, các hải đội viễn dương của Trung Quốc khi đi xa thậm chí còn khó tự bảo vệ bản thân mình. Đó là lý do vì sao hải quân Trung Quốc vẫn chỉ luẩn quẩn gần bờ.
Nếu không tự lực được, một số quốc gia khác lựa chọn giải pháp khác là kết giao với các cường quốc hải quân. Nhưng với Trung Quốc, họ có thể kết giao với ai?




Mời các bác xem thêm bài chém gió/ troll của Sing :D


Chuyên gia quốc tế: Tàu sân bay Trung Quốc chỉ là 'mồi ngon' cho SU-30

Một chuyên viên cấp cao của ĐH Quốc gia Singapore cho rằng tàu sân bay Liêu Ninh vô dụng đối với Hải quân Trung Quốc. Nó không có khả năng sống sót trước Hải quân Mỹ và dễ dàng bị tổn thương trước những tiêm kích SU-30 hiện đại của Việt Nam.
Chiều 23/9, Trung Quốc đã tổ chức lễ bàn giao tàu sân bay đầu tiên của nước này cho lực lượng hải quân, dưới sự chủ trì của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, một động thái nhằm phô trương sức mạnh quân sự của đất nước này trong bối cảnh Bắc Kinh đang đối mặt với những tranh chấp chủ quyền tại biển Hoa Đông và Biển Đông.
Các quan chức Trung Quốc cho biết chiếc tàu sân bay được tân trang từ một con tàu mua của Ukraina vào năm 1998 này, có thể bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt là trong tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.
Chỉ được sử dụng để huấn luyện và thử nghiệm
Tuy nhiên, bất chấp những lời nói phô trương và những đánh giá ‘nồng nhiệt’ của các chuyên gia quân sự Trung Quốc về tầm quan trọng của chiếc tàu sân bay, trong tương lai gần nó vẫn chỉ được sử dụng cho các hoạt động huấn luyện và thử nghiệm.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc và một số nước khác cho rằng số hiệu "16" trên thân tàu chỉ ra rằng nó chỉ được sử dụng cho huấn luyện. Trung Quốc chưa có máy bay hạ cánh được trên tàu sân bay và cho đến nay việc đào tạo cách thức hạ cánh này mới chỉ được thực hiện trên đất liền.
Mặc dù vậy, sự xuất hiện công khai của chiếc tàu sân bay này tại cảng Đại Liên là một cách để khuấy động cảm xúc yêu nước, đã xuất hiện trong nhiều ngày qua khi tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản trở lên căng thẳng.
Chiếc tàu sân bay này sẽ “nâng cao sức mạnh tổng thể của Hải quân Trung Quốc” và giúp Trung Quốc “bảo vệ hiệu quả chủ quyền quốc gia, an ninh và các lợi ích phát triển", Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay.
Trung Quốc sẽ chuyển giao quyền lực tại Đại hội **** Cộng sản Trung Quốc dự kiến diễn ra vào tháng tới và việc ra mắt chiếc tàu sân bay mới dường như là một phần nỗ lực nhằm tạo nên sự thống nhất mang tầm quốc gia trước thềm sự kiện này.
Đối với mục đích quốc tế, sự kiện ra mắt trên dường như là để báo hiệu cho các quốc gia nhỏ hơn ở Biển Đông, bao gồm Philippines, một đồng minh của Mỹ, rằng Trung Quốc đang ngày càng có nhiều vũ khí ấn tượng.
Sẽ mất mặt nếu bị Su-30 của Việt Nam đánh bại
Tuy nhiên, các nhà hoạch định quân sự Mỹ đã đánh giá thấp tầm quan trọng của chiếc tàu sân bay mà Trung Quốc vừa mới công bố. Một số quan chức hải quân Mỹ khuyến khích Trung Quốc tự xây dựng các tàu sân bay vì những con tàu kiểu như này rất lãng phí.
Các chuyên gia quân sự của nhiều nước khác cũng đồng ý với đánh giá đó. You Ji, một nghiên cứu viên cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết: "Thực tế, chiếc tàu sân bay này vô dụng đối với Hải quân Trung Quốc. Nếu được sử dụng để chống lại Mỹ, nó sẽ không có khả năng sống sót. Nếu được sử dụng để chống lại các nước láng giềng của Trung Quốc, đó là dấu hiệu của sự bắt nạt".
Ông You cũng cho biết thêm, những chiếc máy bay Su-30 do Nga sản xuất của Việt Nam có thể là một mối đe dọa lớn đối với chiếc tàu sân bay đầu tiên Trung Quốc: "Nếu chiếc tàu sân bay này bị Việt Nam đánh bại tại Biển Đông thì Trung Quốc sẽ vô cùng mất mặt”.
Cho đến nay, các phi công Trung Quốc chỉ được huấn luyện hạ cánh trên tàu sân bay mô phỏng bằng các dải bê tông với mẫu máy bay J-8, phiên bản được sản xuất dựa trên nguyên mẫu MIG-23 của Nga, loại tiêm kích đã ra đời cách đây 25 năm. Những phi công này sẽ không thể hạ cánh được trên chiếc tàu sân bay này vì Trung Quốc vẫn chưa có máy bay phù hợp. Ông You cho rằng để sản xuất những chiếc máy bay như vậy Trung Quốc sẽ cần khoảng thời gian rất dài nữa.
Trái ngược với những hoài nghi của các chuyên gia quân sự quốc tế, Li Jie, một nhà nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu Hải Quân Trung Quốc cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Nhật Báo Nhân Dân (People’s Daily) rằng chiếc tàu sân bay này có thể thay đổi những suy nghĩ truyền thống của hải quân Trung Quốc và thay đổi cả về chất lượng, cơ cấu hoạt động của hải quân.
Phạm Khánh - infonet.vn
 
Chỉnh sửa cuối:

musiclife

Xe tăng
Biển số
OF-82743
Ngày cấp bằng
14/1/11
Số km
1,807
Động cơ
926,968 Mã lực
Su 30 của Việt Nam xơi tái em Thị Lang này dễ thôi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Theo em thì: Cái tàu sân bay đó có cái xác là chính, dám mà đem đi bình định biển đông mới sợ
Tàu nó đóng tàu nhanh như phim sẽ mà cái chất lượng thì te tua như thánh nữ bây giờ. Tàu đổ bộ đóng đúng nửa năm đã móp meo và ghỉ sét, hư hỏng một vài chỗ phải lên dock bảo trì, cái chất lượng TQ bao đời nó vậy rồi

Mấy con hạm của Nam Hải chưa chắc mà ăn được hàng nhà mình à. Nhà mình có con 2 em Molnya Kh-35 cùng bè lũ băm trợn mang P-15 gần chục con nữa, lại toàn tàu cao tốc bắn xong chạy, tốc độ lớn nên với hệ thống bắn khói gây mù cộng lũ AK-630 nữa thì khựa cũng chưa chắc làm được j mấy ẻm, tên lửa chống hạm thường nó bay theo hành trình vạch sẵn nên tàu càng bé mà tốc độ lớn thì càng dễ tránh hơn. Thêm nữa thì nhà ta đã có Yakhont bờ, chỉ cần mấy em sexy đó lượn trong vòng bảo kê hơn 200km của anh lớn thì đó thằng Khựa dám ho he đi vô. 2 Gepard nhà ta cũng ko phải hạng vừa, chỉ huy và hệ thống điện tử rất tốt có thể chống lưng cho mấy em kia lượn lờ. Lũ 6 cá quả kia mà về thì ngon thôi rồi nhé. Còn Su-30, Su-22 bay trên đầu nữa. Đừng coi thường sức mạnh VN, mấy ông lớn làm j` cũng có tính toán cả rồi

Bật mí là Molnya đã c/m được thực lực của mình trong chiến tranh Gấu với Gru, một mình 2 con Molnya xực gọn cả hạm đội của Gru (hạm đội cano, xuồng máy và vài tàu tuần duyên, khu trục nhỏ :D)
Tiện là hồi oánh Libya tàu của Ý bị P-15 dí mém chết, may mà nó loạng choạng sao hụt mục tiêu, thủy thủ được phen chảy hết cả nước thánh

P-15 cũng có lịch sử chặt gần đứt đôi một hộ vệ hạm của Iraq hay Mẽo gì đó, hình như do Iran bắn, oách chưa
Nói thêm để chặn Yakhont là cả một niềm tin mãnh liệt nhé các bác, nó bay siêu âm cả hành trình và đến pha cuối quyết định nó bay tới March 4 tức là vừa nháy mắt đã mất zin thì pháo cũng chả ăn lại nổi, mà thường thì phóng 2 quả một tàu, tàu Khựa toàn tầm 2000t trở lên ko xoay sở nổi đâu, vô tầm của Yakhont là chỉ có chết
 
Chỉnh sửa cuối:

nemesisgau

Xe buýt
Biển số
OF-135165
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
805
Động cơ
375,177 Mã lực
Yakhont thì em ko dám đoán, vì nó bay hơi chậm, dễ bị bắn hạ hơn phiên bản Brahmos của anh Ấn lên tới Mar 5. Bra thì em dự là 2 quả hit thì chắc cũng phải xuống gặp hà bá, ko thì cũng ngắc ngoải làm cái xác rỗng ngoài biển, máy bay với chả tháp các loại cháy rụi rồi.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,238
Động cơ
589,110 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Liệu có khả năng nó bơi con này xuống biễn Đông chỗ ngoài khơi Đà Nẵng để tập luyện không?Và trong trường hợp đấy mình sẽ đối phó dư lào.Với bọn Hán tặc này không có gì bần bựa mà chúng nó không làm.
Oánh chìm một cái TSB thì cũng có thể,nhưng chỉ khi có chiến tranh tổng lực với nhau thôi.Thủ đoạn của nó đơn giản là cứ lượn lờ,vừa tập bay tập bơi vừa khiêu khích vừa tiện tay dắt bò luôn.
 

HUNGSMUN

Xe lăn
Biển số
OF-25242
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
10,755
Động cơ
584,839 Mã lực
Liệu có khả năng nó bơi con này xuống biễn Đông chỗ ngoài khơi Đà Nẵng để tập luyện không?Và trong trường hợp đấy mình sẽ đối phó dư lào.Với bọn Hán tặc này không có gì bần bựa mà chúng nó không làm.
Oánh chìm một cái TSB thì cũng có thể,nhưng chỉ khi có chiến tranh tổng lực với nhau thôi.Thủ đoạn của nó đơn giản là cứ lượn lờ,vừa tập bay tập bơi vừa khiêu khích vừa tiện tay dắt bò luôn.
Cụ nói đúng, thằng khựa bẩn nhất quả đất luôn. Chắc các đồng chí nhà mình cũng đã có phương án cả rồi, với khả năng phòng vệ và tấn công như hiện nay của ta thì nó không dám đối mặt đâu có chăng thỉnh thoảng cắn trộm phát để gây hấn thôi.
 

Deming

Xe tăng
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
1,339
Động cơ
403,632 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Nó ko làm ra cái hộp giấy cho các bác chê bai đâu... nhìn lại nước mình một chút đi!
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thực hư về tàu sân bay Trung Quốc

27/09/2012 06:41:47
Dù đã được bàn giao cho hải quân Trung Quốc, nhưng tàu sân bay đầu tiên của nước này (có tên Liêu Ninh) vẫn còn nhiều hạn chế.
Suốt vài ngày qua, truyền thông Trung Quốc không ngừng ca tụng tàu Liêu Ninh sẽ giúp tăng cường sức mạnh của hải quân nước này.
Quả thực, việc sở hữu hàng không mẫu hạm đầu tiên là dấu ấn quan trọng của Bắc Kinh. Tuy nhiên, năng lực tác chiến thực tế của tàu Liêu Ninh lại là một vấn đề khác.
Chắp vá
Thuộc lớp Varyag và được mua lại từ Ukraine hồi năm 1998, chiếc Liêu Ninh khi đó quả thực là một “xác rỗng” đúng nghĩa vì chẳng có động cơ, radar hay bất cứ loại vũ khí nào, theo Tân Văn xã. Đến năm 2002, tàu về đến Trung Quốc và neo tại cảng Đại Liên thuộc thành phố Liêu Ninh.
Sau đó, Bắc Kinh tỏ ra rất bí mật về hàng không mẫu hạm này, trong khi nhiều nguồn tin khẳng định Trung Quốc đang tìm mua động cơ từ Ukraine. Tuy nhiên, dường như mọi nỗ lực có vẻ như bế tắc nên Bắc Kinh phải chắp vá bằng cách cải tạo động cơ tàu hàng với tốc độ tối đa chưa đến 20 hải lý/giờ (37 km/giờ), theo tờ The Dong-a Ilbo.

Tàu Liêu Ninh mà hải quân Trung Quốc vừa được bàn giao - Ảnh: China.org.cn Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng phải tự thân vận động để trang bị vũ khí cho tàu Liêu Ninh. Theo chuyên trang công nghệ hải quân Naval Technology, hàng không mẫu hạm này sở hữu các loại khí tài cơ bản như tên lửa đối không, pháo cận chiến cùng hệ thống radar. Thế nhưng, hiệu quả kết hợp của các vũ khí trên với hệ thống định vị và thiết bị điện tử vẫn đáng ngờ vì đây là điểm yếu lớn nhất mà công nghệ hải quân Trung Quốc chưa giải quyết được.
Với một hệ thống vũ khí như vậy, khả năng phòng thủ của hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tất nhiên phải lệ thuộc vào các tàu bảo vệ. Mới đây, tờ Hoàn Cầu thời báo tiết lộ khu trục hạm lớp 052D, mà Trung Quốc đang phát triển, sẽ đảm trách nhiệm vụ hộ tống tàu Liêu Ninh.
Tuy nhiên, bản thân tàu khu trục lớp 052D cũng bị nghi ngờ là vẫn chưa khắc phục được nhược điểm thiếu đồng bộ khi vận hành tác chiến cùng hệ thống điện tử liên lạc, định vị. Như vậy, chưa ghi nhận bằng chứng nào cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng hình thành một hạm đội tàu sân bay thực thụ.
Thiếu hàng
Quan trọng hơn, Bắc Kinh cũng chưa sở hữu loại chiến đấu cơ phù hợp để sử dụng cho hàng không mẫu hạm Liêu Ninh.
Theo RIA - Novosti, rút kinh nghiệm từng bị Bắc Kinh mua vài chiếc rồi sao chép, Nga đã thẳng thừng từ chối việc Trung Quốc đặt mua 2 chiếc chiến đấu cơ Su-33 Flanker-D, chuyên dùng trên tàu sân bay, để “bay thử”. Vì thế, Trung Quốc lại phải loay hoay tự phát triển chiến đấu cơ J-15 triển khai trên hàng không mẫu hạm.
Trong khi đó, RIA - Novosti dẫn lời giới chức quốc phòng Nga khẳng định sản phẩm chắp vá như J-15 khó sánh nổi với Su-33. Tờ The Chosun Ilbo dẫn nguồn tin quốc phòng nhận định loại chiến đấu cơ này có tầm bay khoảng 800 km. Tất nhiên, khi mang theo vũ khí thì tầm tác chiến sẽ bị giảm đi.
Ngoài ra, J-15 cũng chưa được xếp vào nhóm chiến đấu cơ tàng hình tối tân đủ sức xuyên thủng hệ thống phòng không hiện đại mà nhiều nước sở hữu. Đồng thời, phải chờ đến năm 2016 J-15 mới có thể được trang bị thực sự cho hải quân. Khi được trang bị máy bay phù hợp, Trung Quốc còn phải cần rất nhiều thời gian để thực nghiệm cất và hạ cánh trên hàng không mẫu hạm.
Theo báo The Diplomat, một đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc hồi cuối năm ngoái không bình luận tin đồn nước này bị Nga từ chối cung cấp cáp chằng hãm máy bay trên hàng không mẫu hạm. Lúc bấy giờ, vị đại diện ngoại giao tuyên bố Bắc Kinh sẽ “tự lực cánh sinh”.
Trong khi đó, giới thạo tin quân sự lại khẳng định Trung Quốc đã tìm mua dây cáp chằng cũ từ Ukraine để sao chép. Theo hình ảnh do truyền thông Trung Quốc đưa ra gần đây, tàu Liêu Ninh đã được trang bị cáp chằng hãm máy bay. Tuy nhiên, chất lượng thực sự của sản phẩm sao chép này thực hư ra sao cũng chưa rõ. Khi chưa sở hữu đúng loại máy bay cần thiết thì chất lượng của thiết bị này cũng khó được kiểm nghiệm.
Với tất cả những yếu tố trên, việc sở hữu tàu Liêu Ninh đối với Trung Quốc thực tế chỉ mới là bước đi mày mò để vận hành hàng không mẫu hạm.
Theo Ngô Minh Trí
Báo Thanh niên
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,919
Động cơ
605,705 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Theo em thì: Cái tàu sân bay đó có cái xác là chính, dám mà đem đi bình định biển đông mới sợ
Tàu nó đóng tàu nhanh như phim sẽ mà cái chất lượng thì te tua như thánh nữ bây giờ. Tàu đổ bộ đóng đúng nửa năm đã móp meo và ghỉ sét, hư hỏng một vài chỗ phải lên dock bảo trì, cái chất lượng TQ bao đời nó vậy rồi

Mấy con hạm của Nam Hải chưa chắc mà ăn được hàng nhà mình à. Nhà mình có con 2 em Molnya Kh-35 cùng bè lũ băm trợn mang P-15 gần chục con nữa, lại toàn tàu cao tốc bắn xong chạy, tốc độ lớn nên với hệ thống bắn khói gây mù cộng lũ AK-630 nữa thì khựa cũng chưa chắc làm được j mấy ẻm, tên lửa chống hạm thường nó bay theo hành trình vạch sẵn nên tàu càng bé mà tốc độ lớn thì càng dễ tránh hơn. Thêm nữa thì nhà ta đã có Yakhont bờ, chỉ cần mấy em sexy đó lượn trong vòng bảo kê hơn 200km của anh lớn thì đó thằng Khựa dám ho he đi vô. 2 Gepard nhà ta cũng ko phải hạng vừa, chỉ huy và hệ thống điện tử rất tốt có thể chống lưng cho mấy em kia lượn lờ. Lũ 6 cá quả kia mà về thì ngon thôi rồi nhé. Còn Su-30, Su-22 bay trên đầu nữa. Đừng coi thường sức mạnh VN, mấy ông lớn làm j` cũng có tính toán cả rồi

Bật mí là Molnya đã c/m được thực lực của mình trong chiến tranh Gấu với Gru, một mình 2 con Molnya xực gọn cả hạm đội của Gru (hạm đội cano, xuồng máy và vài tàu tuần duyên, khu trục nhỏ :D)
Tiện là hồi oánh Libya tàu của Ý bị P-15 dí mém chết, may mà nó loạng choạng sao hụt mục tiêu, thủy thủ được phen chảy hết cả nước thánh

P-15 cũng có lịch sử chặt gần đứt đôi một hộ vệ hạm của Iraq hay Mẽo gì đó, hình như do Iran bắn, oách chưa
Nói thêm để chặn Yakhont là cả một niềm tin mãnh liệt nhé các bác, nó bay siêu âm cả hành trình và đến pha cuối quyết định nó bay tới March 4 tức là vừa nháy mắt đã mất zin thì pháo cũng chả ăn lại nổi, mà thường thì phóng 2 quả một tàu, tàu Khựa toàn tầm 2000t trở lên ko xoay sở nổi đâu, vô tầm của Yakhont là chỉ có chết
Cười phun cả nước ra bàn phím.
TQ nó có những thứ mình có, và rất nhiều thứ mình không có. Người ta ko thể thắng bằng cách tự tưởng tượng được. Vậy bác nên tỉnh ngủ đi. Nó chỉ cần đưa tàu ra để vật nhau với mình thì tàu mình nhỏ sao lại được.
Mình bây giờ chỉ có cách là phòng thủ chặt và sẵn sàng ko ăn thì đạp đổ. Chuyện giữ đảo thì dựa chủ yếu vào công pháp Quốc tế.
Chuyện bị gỉ sét móp méo phải lên đà là chuyện thường đối với các loại tàu, ko có liên quan đến chất lượng nhé. Vì tàu biển cứ đến hạn là lên đà bảo dưỡng, phụ tùng hết hạn phải thay dù còn tốt. Ngay TSB Mỹ cũng phải tuân theo vòng đời: Bảo dưỡng 3 tháng -> tập luyện 3 tháng -> triển khai 6 tháng -> bảo dưỡng tiếp...
Vậy theo logic trên thì TSB Mỹ cũng kém nhể.
 

BánhLái

Xe tải
Biển số
OF-154685
Ngày cấp bằng
30/8/12
Số km
414
Động cơ
350,482 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thâm và nham nhở là thằng Khựa..
 

vanlinhchi

Xe buýt
Biển số
OF-142099
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
660
Động cơ
277,433 Mã lực
2017 mới hoạt động đc cơ,mình lúc đấy cũng đủ cá quả rồi,hy vọng từ nay đến lúc nó hoạt động thì mình có thêm nhiều hàng mới để đối phó.
 

T91

Xe container
Biển số
OF-136341
Ngày cấp bằng
29/3/12
Số km
8,226
Động cơ
450,803 Mã lực
Nơi ở
MU.OFC
mua đồng nát về mông má lại đẹp phết các cụ nhỉ
 

sonle77

Xe buýt
Biển số
OF-130249
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
615
Động cơ
377,872 Mã lực
Trung Quốc như kiểu đại gia mới,chơi toàn hàng khủng.Nhìn thế là ngon nghe nói đến năm 2050 TQ thay Mỹ nắm giữ vị trí siêu cường trên thế giới.
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhoangminh

Xe container
Biển số
OF-121208
Ngày cấp bằng
19/11/11
Số km
6,754
Động cơ
445,726 Mã lực
e thấy Khựa nó giỏi thật đấy chứ, tuy các thiết bị của nó độ chính xác chưa cao, nhưng nói gì các nước vẫn nể, vì nó cứ giội 100 quả tên lửa, cũng vẫn hơn bắn mấy quả chứ, không hỏng chỗ này thì nát chỗ kia. Với lại, con hk này, chỉ là chính trị là chính thôi. còn e nghĩ nó đang đóng TSB mới rồi. Chắc sẽ hơn đứt cái bây giờ
 

Lavande

Xe điện
Biển số
OF-96873
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
3,448
Động cơ
1,089,664 Mã lực
Thấy cái subject tưởng cụ chủ thớt tìm ra cách đánh Liêu Ninh cơ chứ ??!8->
 

drumer

Xe tăng
Biển số
OF-20597
Ngày cấp bằng
30/8/08
Số km
1,701
Động cơ
514,228 Mã lực
Nơi ở
nơi có hoa và bướm
sao cháu thấy con Liêu ninh này ko có máy phóng máy bay như tàu Mẽo nhỉ,hay đường băng nó đủ dài cho máy bay tự cất cánh.nửa năm trước bên hoàng sa bàn tán về con này ko có cáp hãm đà,đi mua thì anh Ngố ko bán,thấy nói loại cáp đấy chỉ Ngố và Mẽo làm được thế mà bây giờ đã thấy mấy hệ thống cap trên boong rùi,thằng này ăn cắp công nghệ nhanh thật.
 

sonle77

Xe buýt
Biển số
OF-130249
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
615
Động cơ
377,872 Mã lực
Hàng đồng nát mà nâng cấp được thế này,cũng phải công nhận nó giỏi đi. :D
 

duongdatdo

Đi bộ
Biển số
OF-144652
Ngày cấp bằng
5/6/12
Số km
9
Động cơ
362,190 Mã lực
Đọc thấy mấy bác có vẻ coi thường Cha Chú mình quá, mấy ku TQ mà biết tiếng Việt đọc được chắc vui phải biết. Quận sự là bí mật Khựa đâu đâu cũng có gián điệp nói chung không nhiều thì ít khựa cũng nắm được chút tình hình về quân sự của anh em mình. yếu như mấy bác nói thì nó nuốt mình từ đời nào rồi. mất quan điểm quá. Người trong nhà mà thiếu long tin thế này thì đăng ký học tiếng hoa mẹ nó hết có phải nhanh không....
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top