[Funland] Liệu cụ Tùng có thành Anh Hùng?

bubu08

Xe tăng
Biển số
OF-88401
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
1,615
Động cơ
405,151 Mã lực
Vậy mà một số người thế hệ sau còn hẹp hòi đố kị đến mức không còn gì để nói nữa cụ ạ.
QUTW đã có kết luận cuối cùng rồi và khá rõ ràng, thì phong luôn cụ Tùng AHLLVT và đóng hồ sơ, dẹp tranh cãi lại. Tóm lại là có 3 AHLLVT vào thời khắc trưa 30/4 là các bác Thệ, Thận và Tùng.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
9h đã chiếm đài (bỏ ngỏ), 10h cụ Thệ đã dẫn DVM đến Đài PT rồi cơ à cụ?

Đoạn hồi ký của cụ Cả ko hợp lý lắm đâu. Nếu dịch các mốc thời gian lên 45' hoặc 1h thì mới hợp lý.

P/s: Và ko nhắc gì đến cụ Tình/Tiểu đoàn 8 nhỉ? Nếu thế thì lại hơi ủng hộ giả thuyết 2 của e là cụ Tình đi cùng đoàn cụ Thệ từ Dinh sang, nên cụ Cả ko biết.

Theo cụ Trần Viết Cả (chỉ huy nhóm trinh sát thọc sâu có nhiệm vụ tiền trạm để đánh chiếm Đài Phát thanh thì hơn 9h00 SGN là Đài phát thanh đã bỏ ngỏ rồi và quân ta đã làm chủ, là chiến sĩ đội mũ tai bèo ngoài cùng bên trái của bức ảnh ở Đài phát thanh - bức đầy đủ không cắt hình cụ Thệ và nửa người cụ Cả ra ấy ạ):
"Khoảng hơn 9 giờ ngày 30/4/1975, đơn vị trinh sát đã áp sát Đài Phát thanh Sài Gòn. “Khi chúng tôi tiến vào Đài Phát thanh, lúc ấy lính ngụy chạy tán loạn vì không còn khả năng kháng cự. Đơn vị chúng tôi nhanh chóng chiếm giữ đài, đồng thời phân công anh em trong đơn vị chia nhau cắm chốt, bảo vệ toàn bộ hiện trạng cơ quan này. Chừng 1 giờ sau đó, Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ và các chiến sĩ khác đưa Dương Văn Minh đến Đài Phát thanh để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện” – Trần Viêt Cả

""Dù là lính trinh sát dạn dày kinh nghiệm, trải qua không biết bao nhiêu trận đánh và địa hình ở các chiến trường, nhưng chúng tôi thực sự bối rối ở ngã tư Hàng Xanh, cửa ngõ Sài Gòn, vì không biết đường. Nơi đô thị này đường sá rộng lớn và tấp nập quá, khác hẳn đường rừng quen thuộc mà chúng tôi có thể hành quân trong đêm tối. May mắn là nhân dân rất ủng hộ Quân giải phóng, hỏi người dân nào cũng được chỉ lối tiến vào Đài Phát thanh gần và nhanh nhất. Nhiều người thậm chí còn theo đoàn quân đến tận khúc rẽ. Khoảng hơn 9h sáng thì đơn vị chúng tôi áp sát Đài Phát thanh Sài Gòn, lính ngụy hốt hoảng bỏ chạy tán loạn. Chúng tôi nhanh chóng chiếm giữ Đài Phát thanh, đồng thời phân công anh em trong đơn vị chia nhau cắm chốt, bảo vệ nguyên trạng cơ quan này"- Trần Viêt Cả
 
Chỉnh sửa cuối:

Mytam81

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-815257
Ngày cấp bằng
4/7/22
Số km
10
Động cơ
5,574 Mã lực
Thực sự e thấy có một số cụ ko đọc kỹ và cũng ko xem kỹ lý luận của người đối lập. Chỉ khăng khăng mình là đúng. Ngày xưa e rất quyết liệt ủng hộ cụ bánh xích và ko tin cụ bánh hơi. Nhưng sau khi Tổng hành dinh kết luận, vào thớt này, đọc đi đọc lại, xem đi xem lại các đoạn phim và tư liệu, xâu chuỗi lại... E nhận ra Tổng hành dinh đã kết luận đúng, công tâm và khách quan.

Tổng hành dinh chả chịu sức ép gì về chuyện này cả, vì các cụ đều hưu cả rồi. Ngày xưa còn có cụ bị kỷ luật vì khai khống hồ sơ anh hùng mà, to hơn hai cụ bánh hơi và bánh lốp nhiều.

Có duy nhất một tình tiết e thấy đắt giá, đó là chính trợ lý của cụ bánh xích đã kể lại là khi ở đài phát thanh thì cụ bánh hơi mới biết cụ bánh xích có quân hàm cao hơn mình và cụ bánh xích mới biết cụ bánh hơi quân hàm thấp hơn mình. Nếu hai cụ này biết quân hàm và chức vụ của nhau ngay ở dinh thì làm gì có màn đối đáp hỏi nhau ở đài phát thanh nữa ạ... Và đương nhiên cụ bánh xích sẽ chỉ huy việc viết đó ngay từ đầu ạ...
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
877
Động cơ
476,345 Mã lực
Thôi để nhân chứng cứng nhất của phe cụ Tùng khẳng định chuyện ai bắt cụ Minh và ai là người ra lệnh cho cụ Minh ra đài:
"Là một người châu Âu duy nhất, là một nhà báo duy nhất, tôi chứng kiến đại tướng Minh “lớn” - tổng thống của VN cộng hòa, đã bị bắt bởi Phạm Xuân Thệ, chỉ huy của đoàn Đông Sơn thuộc quân đội giải phóng. Tay cầm súng ngắn đã lên đạn, một khẩu K54 của Nga, Thệ rất phấn khích la lớn 'Ông Minh, chúng tôi muốn ông đi ngay ra đài phát thanh với chúng tôi để tránh đổ máu, để ông ra lệnh cho quân đội ông đầu hàng' " - Borries Gallasch , Ho - Tschi - Minh Stadt.

P/S: Clip Borries Gallasch trả lời phỏng vấn "Tấm Gương" trước dinh, khẳng định thời gian ít nhất là từ ngày 1/5/1975, không phải vào chiều 30/4. Do sau lưng Borries Gallasch, 2 lá đại cờ đã tung bay trên nóc dinh, không còn là lá cờ nhỏ của Bùi Quang Thận cắm trưa 30/4. (Thú vị là trong clip này, Borries Gallasch cũng có nói rất rõ về đoạn chính ủy Tùng trao đổi với đại úy Thệ về việc ông Minh không chịu xưng là tổng thống, thể hiện rất rõ việc soạn thảo lời đầu hàng là việc tập thể, cà nhóm cùng làm).

P/s: về người cắm 2 lá đại kỳ sáng 1/5:
“Sau khi cắm cờ trên đỉnh tháp nước sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30/4, tôi cùng ban Chính trị đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào dinh Độc Lập, được bố trí ở tầng 2. Sáng mùng 1/5, tôi được thủ trưởng giao nhiệm vụ trèo lên cột cờ dinh Độc Lập thay lá cờ anh Bùi Quang Thận cắm lúc 11 giờ 30 phút hôm trước. Lá cờ anh Thận cắm bị mắc dây, không mở ra được, cũng không hạ dây kéo xuống được. Cột cờ cao, trơn nhẵn, Tôi nhanh trí lấy dây dù buộc vào hai chân, như kiểu bà con Nam bộ leo dừa, trèo lên gỡ rối, thay lá cờ mới to hơn, rộng hơn”. - Phạm Văn Lãi , nguyên Phó vụ trưởng Vụ hành chính Văn phòng Chính phủ
 
Chỉnh sửa cuối:

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
877
Động cơ
476,345 Mã lực
Bây giờ em chỉ còn thắc mắc mỗi đoạn video phỏng vấn ngay sau đó ở dinh Độc Lập của nhà báo BG. Vì sao ông lại nói rõ ràng tên như thế. Rõ ràng sự kiện còn nóng hổi. Ông ko hề nhắc tới bác bánh hơi mà chỉ nhắc tới bác bánh xích... Các cụ giải thích giúp em đc ko ạ. E xem đi xem lại bộ phim này cả chục lần rồi ạ...
Screenshot_20220709-114354_YouTube.jpg
bác xem không kỹ rồi, ngay sau mấy frame này, là đoạn nhà báo Tây Đức này tả ông Tùng quay sang thảo luận với tay sĩ quan cầm K54, mặt hằm hằm về chuyện ông Minh không chịu xưng tổng thống, lý do là ông đc gọi là tổng thống thôi, chứ chưa được thụ phong theo hiến pháp
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Không cần report của cụ Châu Âu "duy nhất" (?!) này (dễ mang chủ quan và cảm tính), ở mấy post trên e còn dùng chính các hồi ức của các cụ Cam, cụ Phúc 203 để chứng minh cụ BT không thể là người ra yêu cầu đưa DVM sang Đài PT, vì đơn giản người nắm rõ nhất tình hình của Đài là cụ Thệ (hoặc do hệ thống liên lạc của E66 báo cáo[1], hoặc do cụ Tình chưa đi đánh chiếm Đài mà đi theo cụ Thệ vào Dinh?![2]), và cụ Thệ cũng là người duy nhất có thể ước tính được khả năng đánh chiếm Đài PT đó đến đâu để qđ sang đó.

[1]: hệ thống liên lạc của CD có vẻ rất tốt, tin tức báo về Tổng hành dinh ở HN chỉ trễ có 5'! (10h26' treo cờ lên nóc + hạ cờ ///, thì 11h30 ngoài HN dc báo cáo!).

[2]: có nhiều ý support giả thuyết này: Đài dc đánh chiếm khá muộn, cụ Cả ko nhắc gì đến cụ Tình, thời gian đi từ Dinh qua Đài hơi lâu (30' thay vì 10'), ...

Thôi để nhân chứng cứng nhất của phe cụ Tùng khẳng định chuyện ai bắt cụ Minh và ai là người ra lệnh cho cụ Minh ra đài:
"Là một người châu Âu duy nhất, là một nhà báo duy nhất, tôi chứng kiến đại tướng Minh “lớn” - tổng thống của VN cộng hòa, đã bị bắt bởi Phạm Xuân Thệ, chỉ huy của đoàn Đông Sơn thuộc quân đội giải phóng. Tay cầm súng ngắn đã lên đạn, một khẩu K54 của Nga, Thệ rất phấn khích la lớn 'Ông Minh, chúng tôi muốn ông đi ngay ra đài phát thanh với chúng tôi để tránh đổ máu, để ông ra lệnh cho quân đội ông đầu hàng' " - Borries Gallasch , Ho - Tschi - Minh Stadt.
 

qhhp

Xe điện
Biển số
OF-207897
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
2,764
Động cơ
342,618 Mã lực
QUTW đã có kết luận cuối cùng rồi và khá rõ ràng, thì phong luôn cụ Tùng AHLLVT và đóng hồ sơ, dẹp tranh cãi lại. Tóm lại là có 3 AHLLVT vào thời khắc trưa 30/4 là các bác Thệ, Thận và Tùng.
Hai thôi, nếu bác Tùng được thì bác Thệ phải trả lại danh hiệu. Vì đang chọn người thảo lời đầu hàng cho DVM :))
 

Gét chó

Xe hơi
Biển số
OF-361580
Ngày cấp bằng
5/4/15
Số km
105
Động cơ
259,499 Mã lực
5 ĐIỂM NHẤN CỦA QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG KẾT LUẬN VỀ SỰ KIỆN TRƯA NGÀY 30-4-1975
(Nhà báo Đào Văn Sử)

Trong Kết luận của Thường vụ Quân ủy Trung ương về người soạn thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh trưa ngày 30/4/1975 (số 974 - KLQUTW ngày 14/3/2022), có đoạn:“Vào thời điểm trưa ngày 30/4/1975, sau khi trực tiếp chỉ huy việc áp giải Dương Văn Minh đến Đài phát thanh Sài Gòn, tại đây, đồng chí Đại úy Phạm Xuân Thệ, Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 66 cùng các cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tổ chức soạn thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang được soạn thảo thì đồng chí Trung tá Bùi Văn Tùng, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 có mặt. Từ đó, đồng chí Bùi Văn Tùng cùng bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm để phát trên Đài phát thanh. Riêng lời chấp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh do đồng chí Bùi Văn Tùng soạn thảo và trực tiếp đọc trên Đài phát thanh”.

1- Lời tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh do đồng chí Bùi Văn Tùng soạn thảo và trực tiếp đọc trên đài phát thanh là thực tế lịch sử không ai bàn cãi, suốt từ trưa 30/4/1975 đến nay. Theo các nhân chứng lịch sử: Sau khi ghi âm xong lời tuyên bố đầu hàng, mọi người bàn bạc cần phải có lời chấp nhận sự đầu hàng của Dương Văn Minh, thế là Đại úy Phạm Xuân Thệ đề nghị đồng chí Bùi Tùng là người cấp bậc cao nhất ở đây, lại nói giọng miền Nam, thay mặt Quân giải phóng phát biểu.

2- Điều quan trọng nhất mà Thường vụ Quân ủy Trung ương đã kết luận là xác định rõ những người soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho ông Dương Văn Minh đọc trưa ngày 30/4/1975.
Có được kết luận này, Thường vụ Quân ủy Trung ương đã giao cho các cơ quan chức năng kiểm tra, nghiên cứu, tổ chức gặp gỡ các nhân chứng rồi hội thảo phân tích, đánh giá các chứng cứ một cách khách quan, khoa học. Từ đó Tổng cục Chính trị có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan chức năng và các đơn vị liên quan tổ chức các Hội nghị ngày 11/6/2020 và ngày 09/9/2021 để rà soát từng chi tiết, đánh giá khoa học các cứ liệu lịch sử. Cuối cùng đã đi đến thống nhất với Kết luận tại cuộc Tọa đàm ngày 19/10/2005 của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam và Thông báo của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) tại Hội nghị giao ban báo chí toàn quốc ngày 17/01/2006. Sau đó, Thường vụ Quân ủy Trung ương tổng hợp, đề xuất, báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng và được đồng chí Thường trực Ban Bí thư giao cho Thường vụ Quân ủy Trung ương xem xét, kết luận theo thẩm quyền.
Một số người (viết trên mạng) vẫn cho rằng Kết luận của Thường vụ Quân ủy Trung ương là dung hòa, là chia phần ai cũng có công chung! Đó là sự suy nghĩ rất sai, coi thường các nhà nghiên cứu lịch sử và coi thường cả tập thể Thường vụ Quân ủy Trung ương. Chẳng có áp lực nào buộc các nhà sử học chân chính và Thường vụ Quân ủy Trung ương phải làm như thế. Vì sao phải làm như thế khi Bí thư Quân ủy Trung ương là Tổng Bí thư Nguyễn ********* đang tập trung sức lãnh đạo Đảng ta và lo những việc lớn vì dân vì nước; không khoan nhượng với những sai trái, tham nhũng, tiêu cực, dù người đó là ai ?
* Có người nói: Trung tá, Chính ủy Bùi Văn Tùng là cấp cao hơn Đại úy, Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ nên đồng chí Thệ phải dưới quyền chỉ huy của đồng chí Tùng! Nghĩ và nói như thế là sai với sự thật lịch sử. Lịch sử là cụ thể, không thể suy diễn, phán đoán theo logic thông thường. Trên thực tế đôi khi sự kiện lịch sử diễn ra khác thường, bất ngờ, không đoán định được. Những người am hiểu tác chiến trong Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 thì biết: Đồng chí Phạm Xuân Thệ và đồng chí Bùi Văn Tùng ở vị trí tương đương nhau - đồng chí Tùng không phải là cấp trên trực tiếp của đồng chí Thệ; đồng chí Thệ không thuộc quyền chỉ huy của đồng chí Tùng. Cả hai đồng chí đều là lãnh đạo, chỉ huy của hai đơn vị độc lập, cùng phối hợp tác chiến trong Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2. Các đơn vị trong Binh đoàn này do Bộ tư lệnh Quân đoàn trực tiếp chỉ huy. Vì vậy mỗi đồng chí có trách nhiệm chỉ huy chiến đấu theo kế hoạch tác chiến của đơn vị mình, phối hợp hiệp đồng với nhau và với các đơn vị bạn. Bởi vậy, các đơn vị có cơ hội là tiến công chiếm lĩnh sào huyệt địch, không cần chờ nhau và không hỏi ý kiến cấp trên. Việc Đại úy Phạm Xuân Thệ xử lý nhanh nhậy, kiên quyết bắt tổng thống ngụy quyền tuyên bố đầu hàng là cách xử lý đúng đắn và cần kíp để quân và dân ta đỡ tiếp tục đổ máu. Hơn nữa trong chiến đấu các đồng chí Tùng và Thệ không đeo cấp hàm, không có bảng tên lại không hề biết nhau nên không thể đưa cấp, chức ra để suy diễn. Chỉ khi đến Đài phát thanh Sài Gòn, đồng chí Tùng tự giới thiệu thì đồng chí Thệ và các cán bộ Trung đoàn 66 mới biết danh tính đồng chí Tùng.

* Có ý kiến cho rằng, nội dung viết cho Dương Văn Minh đọc phải là chính ủy lữ đoàn chứ trung đoàn phó không viết được. Đó là sự suy đoán sai. Việc xác định ai viết nội dung ấy, chính xác nhất là các nhân chứng lịch sử còn các ý kiến khác, các tư liệu khác chỉ để tham khảo, đối chiếu. Trong số những người áp giải ông Dương Văn Minh, ông Vũ Văn Mẫu ra Đài Phát thanh và tham gia soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, cùng các nhân chứng ở Dinh Độc Lập và Đài Phát thanh hôm ấy thì đã có 13 người thành người thiên cổ. Đó là các anh Trịnh Ngọc Ước, Đinh Thái Quang, Trần Viết Cả, Lê Văn Thể và các ông Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền, Nguyễn Hữu Hạnh, Tô Văn Cang, Hà Huy Đỉnh, Hứa Trọng Liêm, Tăng Tự Lập, Borries Gallasch. Đồng chí Trương Quang Siều thì sau khi về hưu tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã mấy chục năm nay mất liên lạc, chưa biết ra sao?

Trong số những người còn lại thì hai chiến sĩ trẻ ngồi trên thành xe Jeep năm xưa là Nguyễn Huy Hoàng và Bàng Nguyên Thất đang bị bệnh nhưng còn minh mẫn; Đại tá Bùi Văn Tùng (92 tuổi) đã bị tai biến... Những người còn khỏe là: Trung tướng Phạm Xuân Thệ, Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình, Đại tá Phùng Bá Đam, Trung úy Nguyễn Khắc Nhu, Trung sĩ Đào Ngọc Vân và ông Phạm Kỳ Nhân - các ông đang nghỉ hưu, cư trú tại Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy vẫn còn 9 nhân chứng để xác nhận sự thật lịch sử. Trong đó có 7 nhân chứng tuy cách diễn đạt có khác nhau song nội dung kể rất giống nhau về bản chất sự thật lịch sử lúc viết cho Dương Văn Minh đọc.

Từ năm 1985 (khi đồng chí Phạm Xuân Thệ là Trung tá, Sư đoàn phó Sư đoàn 304) đến nay (Trung tướng, cựu chiến binh) đồng chí Thệ đều kể lại câu chuyện ấy với nhiều người đều thống nhất. Đại ý rằng: Đồng chí Thệ là người chắp bút và các trợ lý Trung đoàn mỗi người một ý đóng góp để hoàn thành bản thảo. Đồng chí Tùng đến sau cũng có góp phần vào. Các trợ lý hầu hết là sĩ quan, có người tốt nghiệp đại học, có người là cán bộ cơ quan Nhà nước trước khi nhập ngũ... Còn đồng chí Thệ khi bị thương ra miền Bắc điều trị, an dưỡng đúng vào dịp sôi động cuộc đấu tranh ngoại giao của chúng ta với các bên trên bàn hội nghị Paris nên được nghe nhiều các thuật ngữ chính trị, ngoại giao...

Sự kiện Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng ở Đài Phát thanh đã thể hiện trong tấm ảnh của nhà báo Phạm Kỳ Nhân còn lưu giữ tại các bảo tàng và trên nhiều sách báo - Dương Văn Minh ngồi trước máy ghi âm, bên cạnh là nhà báo Đức Borries Gallasch và đồng chí Phạm Xuân Thệ (đứng bên phải, tay trái cầm hai bản thảo).

3- Vì sao có sự nhầm lẫn giữa đồng chí Bùi Văn Tùng và đồng chí Phạm Xuân Thệ? Cuối năm 1993 tôi cùng Đại tá, nhà báo Nguyễn Trần Thiết đến thăm ông Nguyễn Hữu Hạnh tại nhà riêng ở TP. Hồ Chí Minh. Khi đưa ra tấm ảnh nhà báo Phạm Kỳ Nhân chụp anh Phạm Xuân Thệ, ông nói rất vui: “Đúng ông bộ đội xe tăng này nè. Bữa đó ông ấy cầm súng ngắn, hăng lắm, cứ làm dữ với ông Minh”.

Sau khi nghe tôi nói lại, ông nhận ra đã nhầm: “Vì khi xe tăng vừa xô cổng Dinh vào một lát là ông ấy chạy ào lên cầu thang, dẫn theo mấy người lính nữa. Bởi vậy các nhà báo hỏi, tôi đều nói ông chỉ huy xe tăng bắt ông Minh sang Đài Phát thanh đầu hàng!”.

Hơn nữa, sau khi đồng chí Bùi Văn Tùng thay mặt Quân giải phóng chấp nhận lời đầu hàng của tổng thống ngụy quyền, Nhiều người coi như đồng chí Tùng đã bắt Dương Văn Minh ra Đài phát thanh và làm tất cả các việc trước đó, chứ không rạch ròi từng sự kiện. Năm 1985, sau khi tôi nghe đồng chí Thệ kể lại sự thật lịch sử và gặp các nhân chứng rồi đăng báo Quân đội nhân dân, các nhà lịch sử mới quan tâm làm rõ thêm.

4- Vì sao các đồng chí Phạm Xuân Thệ và Bùi Quang Thận (treo cờ) được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT mà đồng chí Tùng không được phong?
Vì đồng chí Bùi Văn Tùng đến nay vẫn chưa trả lời được câu hỏi: “Từ cầu Sài Gòn đồng chí vào Dinh bằng xe nào, ai lái? Từ Dinh đồng chí ra Đài phát thanh bằng xe nào?” Đồng chí Tùng nói tôi quên rồi. Và đồng chí Tùng nhận là người viết cho Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng nhưng không có nhân chứng, vật chứng. Bản thảo lưu hành tại Bảo tàng (trước đây) và trên mạng là do đồng chí được tuyên huấn Quân đoàn 2 mở băng chép lại sau này.

Ngày 8/3/2018 Lữ đoàn 203 có văn bản đề nghị Nhà nước phong danh hiệu Anh hùng LLVT cho đồng chí Tùng. Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 mời các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị nhiều thời kỳ đến dự, xin ý kiến. Trung tướng Phạm Xuân Thệ và Đại tá Phùng Bá Đam được mời về dự. Trung tướng Phạm Xuân Thệ nhất trí đề nghị cấp trên phong Danh hiệu Anh hùng cho đồng chí Tùng. Trong Hội nghị này, Đại tá Phùng Bá Đam phát biểu:
Tôi chỉ băn khoăn về sự thiếu trung thực của đồng chí Bùi Văn Tùng, thiếu trung thực không thể là Anh hùng! Hơn 40 năm nay đồng chí Tùng vẫn nói loanh quanh, không nói thật việc đi từ cầu Sài Gòn vào Dinh bằng xe nào và cứ nhận mình là người soạn thảo lời đầu hàng cho Dương Văn Minh, trong khi chúng tôi tham gia làm việc này đều còn sống cả đây. Đồng chí còn nói dối việc lưu giữ bản thảo ấy... gây bao nhiêu chuyện tranh cãi, rắc rối cho báo chí và gây hoài nghi trong công luận!

5- Sao không coi trọng “Nhân chứng thứ ba” và các nhà báo nước ngoài?
Các nhà nghiên cứu lịch sử và Nhà nước ta luôn coi trọng họ. Nhưng khi kiểm tra kỹ thì các tư liệu họ đưa ra là gián tiếp và sai với sự thật các nhân chứng đã chứng kiến, nhiều chỗ mâu thuẫn nhau ngay trong cuốn sách của họ. Rất tiếc, một số cuốn sách lịch sử đã trích dẫn từ sách ấy nên làm sai cả lịch sử. Có những phim phóng sự cũng lắp ghép sai lịch sử.
-------------
P/s: Trong hồi ký "Những ngã rẽ" của cụ Dương Văn Ba - đệ cụ Minh, thứ trưởng Bộ Thông tin VNCH ngày 30/4/1975, cũng có nói chi tiết Vũ Văn Mẫn có tham gia soạn lời đầu hàng cho cụ Minh
Sự việc rõ nét thế này rồi còn tranh cãi gì nữa? ông Tùng không được phong AH cũng phải có lý do của nó.
 
Chỉnh sửa cuối:

Gét chó

Xe hơi
Biển số
OF-361580
Ngày cấp bằng
5/4/15
Số km
105
Động cơ
259,499 Mã lực
Như vậy năm 2018 quân đội cấp trên từ chối không đề nghị? Không rõ lần này đơn vị nào đứng ra giới thiệu tặng huân chương cho ông Tùng?
lần này là mấy anh đồng hương xứ quảng với sự yểm trợ của chủ tịch nc đang cố đấm ăn xôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

bubu08

Xe tăng
Biển số
OF-88401
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
1,615
Động cơ
405,151 Mã lực
Hai thôi, nếu bác Tùng được thì bác Thệ phải trả lại danh hiệu. Vì đang chọn người thảo lời đầu hàng cho DVM :))
Công lao của cụ Thệ là bắt sống nội các DVM và bắt DVM phải ra Đài tuyên bố đầu hàng, riêng việc đó cũng thừa tiêu chuẩn để phong Anh hùng rùi cụ.
 

Zainor Dean

Xe tải
Biển số
OF-787442
Ngày cấp bằng
14/8/21
Số km
372
Động cơ
30,430 Mã lực
Tuổi
35
bác không hiểu ý các cụ cựu binh bonsevich rồi, thế hệ này các cụ ít nể nang nhau lắm. Báo chí không dám viết thẳng ra thôi.
Ý là nếu cụ Tùng nhanh nhẹn xông pha tuyến đầu vào dinh ngay cùng ông Thệ và nhóm bác Thận, bác Toàn .... thì cái đoạn thời gian ác liệt (cụ Nhỡ hy sinh, 2 xe cụ dẫn đầu của nhóm cụ Lữ phó Minh Công bị bắn cháy ngay đầu cầu phía Tây) từ (1/2 cầu Sài Gòn - Đến dinh) thì ông ở đâu, đi xe gì, ai lái, có bám sát mũi đột kích hay không,....vv, truy nữa thì mới thấy hồi ký cụ Cam nói chuẩn về thời khắc chính ủy đến dinh.
À mà tay đạo diễn nói làm gì có đầu hàng, cụ Minh đã đọc đầu hàng trước đó từ 9h30, Sài Gòn lúc đó yên bình, bộ đội chỉ việc vào thoải mái tiếp quản, thì phải cho lão xem số 9 xe tăng quân giải phóng bị bắn cháy và 21 anh em hy sinh ở Vòng xoay Lăng Chả Cả, trận chiến còn tiếp tục tận sau lúc cụ Minh đọc đầu hàng ở Đài Phát thanh...
Đúng là ko nể nang nên thấy ông Tùng bất nhất vụ xe với thời điểm đến Dinh thì các cựu binh vặc luôn mà. Ý em là thế. Như việc ông Tùng nhận vụ đi xe của mình ra Đài còn ông Đỉnh đi ké, hóa ra là lại là xe ông Đỉnh còn ông Tùng mới đi là quá giang.

Em đọc bản báo cáo của ông Tùng thì có vẻ ông Tùng đi bằng xe thiết giáp chỉ huy đến Dinh. Đối chiếu với lời của ông Cang lúc ở trong Dinh thì đang lời qua tiếng lại với ông Thệ thì đoàn ông Tài tới. Khả năng cao là ông Tùng tới cùng lúc. Fun fact là ông Tùng mô tả sai việc xe tăng húc cổng, điều này cho thấy ông Tùng ko thể nào là người vào dinh ngay từ đầu đc, những gì ông ấy tả là đọc lại qua tài liệu thôi.

Ông Tùng buộc phải biến báo lý do dùng xe jeep chứ ko phải thiết giáp chỉ huy của lữ 203 do ông Tùng chỉ huy vì... phim tài liệu lỡ ghi hình đoàn ông Minh nhớn đi xe jeep rồi. Thế là ông Tùng vẽ ra một lý do trời ơi đất hỡi là tăng thiết giáp còn vác theo nồi niêu xoong chảo nên ra đường ko tiện?! Xong ông Tùng buộc phải nhận xe ông Đỉnh là xe mình, để thể hiện là ông Tùng kiểm soát đc xe chứ ko lệnh ra Đài Phát thanh mà ko biết đi x
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
877
Động cơ
476,345 Mã lực
Nhắc đến mấy ông Trung Tá Tùng - Đại uý Thệ - Trung uý Thận thời ấy
thì thấy ô Thận là lận đận nhất.
Tuy cũng đc công nhận AHLLVTND thời chống Mỹ, cơ mà được trao khi đã ... qua đời.
* Thời khắc 30/4/75
- Đại đội trưởng trên xe 843, tính toán bắn sập cổng dinh ĐL cơ mà pháo ... bị xịt
- Tông cổng phụ thì không đổ, xe chết máy kẹt tại cổng!!!
- Khi cầm cờ xông vào dinh thì đầu bị lao vào cửa kính trong suốt;
- Đi thang máy thì ban đầu không quen "vào đó nó nhốt luôn mình, biết bao giờ mới ra được!", sau khi tên đại tá Chiêm của VNCH giải thích mới đi;
- Cắm cờ trên dinh ĐL nhưng chả hiểu sao mãi sau này mới đc công nhận??!!
* Về quê: Năm 2000 ô đc nghỉ hưu với hàm đại tá, về quê Thuỵ Xuân (Thái Thuỵ Thái Bình) mở hàng bán gas, ô đi chở gas thay gas cho khách
- Kinh tế vẫn khó khăn, ông vay mượn đc 40tr đầu tư nuôi tôm -> nhưng không may tôm chết hết
- 24/6/2012 qua đời không rõ lý do - hưởng dương 64 tuổi.
- 2013 nhà nước phong tặng danh hiệu AHLLVTND thời kỳ chống Mỹ.

Cho nên giờ trao cho ô Tùng cũng là hợp lẽ.
Hình ảnh cụ Thận lúc xe 843 tông cổng phụ không thành chết máy, cụ xuống xe, không chút do dự ôm cờ lao về dinh dù sau lưng chưa có đồng đội chạy theo bảo vệ, thực sự quả cảm...
Cụ Thận còn nhiều góc khuất, đọc thấy rất buồn: khoảng những năm 2005, cụ đã đc đề nghị phong AHLLVT, nhưng xã đội và địa phương không đồng ý (do ông cụ thân sinh làm nghề thầy cúng), huyện đội tác động mãi cũng không đc, sau khi cụ mất mới được nhận danh hiệu; Đám cưới con gái cụ ở Bảo tàng chiến thắng B52 Đội Cấn HN, kíp xe 390 không ai đến dự; Tận năm 2009 cụ Toàn mới thèm bắt tay nhìn mặt cụ Thận.
Kể mà vinh danh và phong anh hùng cho tập thể 2 kíp xe 843, xe 390 và cụ Tùng càng sớm càng tốt, để sau này hậu nhân nhìn về lịch sử, không phải tặc lưỡi nuối tiếc, để các thế hệ con cháu những người anh hùng còn muốn liên hệ gặp gỡ nhau, cùng tự hào kể về ông cha của nhau, để các thế hệ chiến sĩ lữ 203 không còn phải nghe lạii những câu chuyện buồn từ các cựu binh nữa.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Cụ Thận có tranh công gì đâu mà bị kíp 390 tẩy chay thế cụ nhỉ?

Hình ảnh cụ Thận lúc xe 843 tông cổng phụ không thành chết máy, cụ xuống xe, không chút do dự ôm cờ lao về dinh dù sau lưng chưa có đồng đội chạy theo bảo vệ, thực sự quả cảm...
Cụ Thận còn nhiều góc khuất, đọc thấy rất buồn: khoảng những năm 2005, cụ đã đc đề nghị phong AHLLVT, nhưng xã đội và địa phương không đồng ý (do ông cụ thân sinh làm nghề thầy cúng), huyện đội tác động mãi cũng không đc, sau khi cụ mất mới được nhận danh hiệu; Đám cưới con gái cụ ở Bảo tàng chiến thắng B52 Đội Cấn HN, kíp xe 390 không ai đến dự; Tận năm 2009 cụ Toàn mới thèm bắt tay nhìn mặt cụ Thận.

Kể mà vinh danh và phong anh hùng cho tập thể 2 kíp xe 843, xe 390 và cụ Tùng càng sớm càng tốt, để sau này hậu nhân nhìn về lịch sử, không phải tặc lưỡi nuối tiếc, để các thế hệ con cháu những người anh hùng còn muốn liên hệ gặp gỡ nhau, cùng tự hào kể về ông cha của nhau, để các thế hệ chiến sĩ lữ 203 không còn phải nghe lạii những câu chuyện buồn từ các cựu binh nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Zainor Dean

Xe tải
Biển số
OF-787442
Ngày cấp bằng
14/8/21
Số km
372
Động cơ
30,430 Mã lực
Tuổi
35
Cụ Thận có tranh công gì đâu mà bị kíp 390 tẩy chay thế cụ nhỉ?
Vụ húc cổng ấy mà.

Xe 843 húc trc nhưng cổng phụ, xe 390 húc sau nhưng cổng chính. Trc kia thì công lao quy hết cho xe 843 (giống vụ ông Tùng), nhưng sau khi nhà báo Francoise Demulder tặng ảnh cho thấy xe 390 húc cổng chính thì mới công nhận thêm và quy rõ vai trò cho 2 xe 390 và 843. Cũng ko khó hiểu khi kíp 390 cảm thấy ủy khuất vì đến tận giai đoạn 1995-1996 mới bắt đầu đc ghi nhận công lao.

Hồi đấy nhà em còn nhỏ, có xem phim tài liệu của ông Phạm Việt Tùng đây:


Trả lại công lao cho kíp 390 là đúng, nhà em hoan nghênh. Nhưng xem xong cái clip này thì rất dễ có cảm giác là kíp 843 "cướp công" kíp 390. Kiểu xe 843 đi sau và húc cổng phụ còn xe 390 đi trc và húc cổng chính ấy, nhưng cuối cùng kíp 843 đc ghi nhận còn kíp 390 thì ko (mãi đến sau này). Thậm chí xóa luôn vai trò đi đầu cắm cờ của ông Thận.

Cũng chính ông đạo diễn Phạm Việt Tùng này làm cái phim tài liệu “Chuyện thật trưa 30/4/1975” chứ đâu. Một nửa phim chửi ông Thệ, một nửa phim chửi ông Thận như kiểu cố đấm ăn xôi khẳng định cái phim tài liệu năm 1996 của mình ko sai. Có lẽ ông đạo diễn cũng quen mùi là người sửa sử rồi.

Vậy nên nhà em ko lạ nếu có khả năng tay đạo diễn này bơm vá gì đó khiến các cụ lính quay ra thù hằn nhau. Các bác mà theo dõi 2pic này thì sẽ thấy nhà em ko chỉ trích ông Tùng, mà nói tay đạo diễn mới là Lý Thông vì danh vì lợi mà đi làm phim khiến anh em đồng đội quay ra tỉn nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

Zainor Dean

Xe tải
Biển số
OF-787442
Ngày cấp bằng
14/8/21
Số km
372
Động cơ
30,430 Mã lực
Tuổi
35
9h đã chiếm đài (bỏ ngỏ), 10h cụ Thệ đã dẫn DVM đến Đài PT rồi cơ à cụ?

Đoạn hồi ký của cụ Cả ko hợp lý lắm đâu. Nếu dịch các mốc thời gian lên 45' hoặc 1h thì mới hợp lý.

P/s: Và ko nhắc gì đến cụ Tình/Tiểu đoàn 8 nhỉ? Nếu thế thì lại hơi ủng hộ giả thuyết 2 của e là cụ Tình đi cùng đoàn cụ Thệ từ Dinh sang, nên cụ Cả ko biết.
Khả năng ông Cả lấy giờ Hà Nội rồi.
 

Mytam81

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-815257
Ngày cấp bằng
4/7/22
Số km
10
Động cơ
5,574 Mã lực
1. Hình ảnh cụ Thận ko ngần ngại xung phong rất nhanh lên cắm cờ là cực kỳ quả cảm. E nhớ trong chiến đấu, các chiến sỹ cắm cờ đều là cảm tử, rất dễ hy sinh... Cụ thành anh hùng là xứng đáng...

2. Cụ Thệ hoàn toàn xứng đáng vì cả quá trình cụ ý báo cáo đều rất thống nhất, trung thực, minh bạch, có nhân chứng và hình ảnh rõ ràng.

3. Cụ Tùng có công lớn. Tuy nhiên có một số tình tiết cụ trình bày chưa rõ ràng, thống nhất, có mâu thuẫn giữa nhân chứng với nhau. Hình ảnh minh hoạ ít và mờ nhạt hơn nhiều. Cá nhân em đánh giá, sự trung thực và lương tâm là rất quan trọng ạ.

4. Ô đạo diễn là người ko phải công tâm, ko phải ko có tài, chỉ là ông muốn có gì để lại cho đời. Nên đâm lao phải theo lao. Ông rất hiểu mọi uẩn khúc... Các cụ ở hai xe tăng, phản ứng nhau cũng là dễ hiểu khi ở nước mình thực sự là có văn hoá là khi thắng thì tâng lên mây xanh, khi thua hay dự bị thì chả là gì cả. Cái này các cụ xem đội bóng đá nữ là rõ nhất ạ, ngay cụ Park Hang Seo cũng bị đối xử như vậy ạ... Lỗi ko ở các cụ ở hai xe, lỗi ở truyền thông, văn hoá mà nó nằm ở ngay cả em và các cụ ở đây, trong topic này... Giả sử các cụ mà đọc topic này thì có khi ( e nói dại, giả sử) thì còn càng khoét sâu thêm vào lòng các cụ, càng ko hoá giải đc vấn đề ạ...

5. Cái gì nói dối quá lâu tự dưng lại trở thành sự thực. Ngay người nói cũng nghĩ là mình nói thực. Cái này các cụ cứ thử xem, trong cuộc đời mình. E thì e thử rồi và thấy đúng thế... Kiểm tra bằng máy nói dối cũng chẳng ra... Từ
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
..................

2. Cụ Thệ hoàn toàn xứng đáng vì cả quá trình cụ ý báo cáo đều rất thống nhất, trung thực, minh bạch, có nhân chứng và hình ảnh rõ ràng.

3. Cụ Tùng có công lớn. Tuy nhiên có một số tình tiết cụ trình bày chưa rõ ràng, thống nhất, có mâu thuẫn giữa nhân chứng với nhau. Hình ảnh minh hoạ ít và mờ nhạt hơn nhiều. Cá nhân em đánh giá, sự trung thực và lương tâm là rất quan trọng ạ.

...................
Ỡm ờ thế có hại cho việc xét sử, cụ Thệ có mâu thuẫn về nhân chứng không? cụ Tùng có mâu thuẫn về nhân chứng không? Mời cho dẫn chứng chứ đừng ỡm ờ.
 

Mytam81

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-815257
Ngày cấp bằng
4/7/22
Số km
10
Động cơ
5,574 Mã lực
Ỡm ờ thế có hại cho việc xét sử, cụ Thệ có mâu thuẫn về nhân chứng không? cụ Tùng có mâu thuẫn về nhân chứng không? Mời cho dẫn chứng chứ đừng ỡm ờ.
Thực ra ở đây e nghĩ đơn giản là chúng mình đang mổ xẻ sự việc cho rõ ràng. Còn thì bất kỳ nội dung kết luận nào đều cần thể hiện bằng văn bản chính thức chứ ko phải là nói miệng hay bình luận ở đâu đó ạ.

Ở đây đã có văn bản kết luận rõ ràng của Tổng hành dinh. Và ko hề ỡm ờ chút nào.

Chúng ta đang làm cái việc gọi là "gái goá lo việc triều đình". Cơ quan nhà nước làm việc có biên bản, có thông báo kết luận, có thông qua biên bản, các bên ký vào sau khi hoàn thành... rất chặt chẽ. Và tất cả những nội dung đó, e và các cụ đều ko được tiếp cận, còn trả lời báo chí, nói chuyện phiếm bên ngoài... xét cho cùng đều ko có giá trị pháp lý để kết luận.

Ví dụ em cứ tự nhận em là Hoàng tử cuối cùng của nhà Nguyễn nhưng em nói là việc của em, còn khi chưa có văn bản mang tính pháp lý của nhà nước hay dòng họ... Thì e có nói ngàn lần cũng ko có ý nghĩa ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top