Em thấy có lẽ lời anh cấp dưới của ông Tùng nói thế này là hợp lý hơn cả.
Anh Thệ có thể cũng có soạn một bản đầu hàng thật, nhưng nó không được sử dụng. Câu truyện của anh kể mới chỉ là một nửa của sự thật.
Hai chúng tôi vội chạy bộ ra cổng dinh. Lúc đó, dân Sài Gòn đã đổ về đây rất đông. Chúng tôi nhờ một thanh niên đi xe máy đưa đến đài phát thanh nhưng hóa ra lại đến Trung tâm Vô tuyến truyền hình. Tôi lại nhờ người đưa đến Đài phát thanh. Đến Đài phát thanh, tôi thấy có 2 chiếc xe Jeep đỗ ở phía trái sân. Tôi ôm súng đi lên. Qua tầng 1 thấy có một nhóm bộ đội ta đang túm tụm làm việc gì đó nhưng không thấy Chính ủy Tùng. Tôi đi thẳng lên tầng 2, thấy phòng tiếp khách mở cửa, tôi đi vào. Mừng quá! Chính ủy Tùng đây rồi!
Trên một dãy ghế trong phòng có mấy người ngồi, trước mặt là một cái bàn thấp. Chính ủy Bùi Văn Tùng ngồi cách ông Dương Văn Minh hai người. Khộng khí trong phòng có vẻ trầm lặng. Tôi tiến lại đứng cạnh Thủ trưởng của mình và đưa cho ông tờ giấy tôi ghi lời dặn của Lữ trưởng là Chính ủy phải kiểm tra mật danh của nhóm người dẫn giải Dương Văn Minh. Tờ giấy ấy và cả chiếc bút bi là tôi vừa lấy ở Trung tâm Vô tuyến truyền hình để ghi lời dặn của Lữ trưởng chứ lính chiến lúc ấy lấy đâu ra giấy bút!
Một lát sau, tôi thấy một người đeo xà cột chéo trước ngực tiến tới trước mặt Dương Văn Minh và đưa cho ông ta một tờ giấy. Ông Minh xem lướt qua và nói với người đó: “Chữ thượng cấp viết thế này, tôi không đọc được”. Nghe ông Minh nói vậy, Chính ủy Tùng vội với tay lấy tờ giấy từ tay ông Minh, đọc lướt qua rồi nói dằn giọng: “Tại sao lại viết là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa? Nếu viết như vậy hóa ra công nhận Việt Nam cộng hòa là một quốc gia có chủ quyền và thế là mình đi xâm lược à?”.
Thấy vậy, ông Minh ngơ ngác có vẻ không hiểu chuyện gì. Người đeo xà cột lấy lại tờ giấy từ tay Chính ủy Tùng rồi nói: “Thôi, ta không làm được thì để gọi cán bộ tuyên huấn lên họ làm”. Chính ủy Tùng hỏi: “Cán bộ tuyên huấn nào?”. Người đeo xà cột đáp: “Cán bộ tuyên huấn trung đoàn”. Hình như lúc đó Chính ủy Tùng nhớ đến lời dặn của Lữ trưởng do tôi vừa truyền đạt, ông hỏi ngay: “Vậy anh là ai?”.
Người ấy đáp: “Tôi là Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66, đoàn Đông Sơn, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2. Còn anh là ai?”. Chính ủy Tùng trả lời: “Tôi là Bùi Tùng, Chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203, Quân đoàn 2”. Rồi Chính ủy Tùng quay sang Dương Văn Minh bảo: “Bây giờ ông Minh sẽ nói theo ý tôi”. Ông Minh nói: “Thượng cấp muốn tôi nói thế nào thì xin viết ra giấy”.
Chính ủy Tùng lấy một tờ giấy pơ luya màu xanh trong tập giấy có sẵn trên bàn và bắt đầu viết. Ông vừa viết vừa suy nghĩ có vẻ rất thận trọng nên rất lâu, phải đến khoảng 10 phút mới xong. Ông đưa tờ giấy cho Dương Văn Minh và nói: “Ông xem đi. Có vấn đề gì cần đề nghị thì nói”. Ông Minh đọc xong, thò tay vào túi áo dưới của mình lấy bút ra viết thêm hai chữ “Đại tướng” vào sau chữ “Tôi” và gạch hai chữ “Tổng thống” trong văn bản đi rồi vừa trả lại cho Chính ủy Tùng, vừa nói: “Xin thượng cấp cho bỏ hai chữ Tổng thống và xin chỉ đọc là Đại tướng Dương Văn Minh thôi”.
Chính ủy Tùng nói ngay bằng giọng cương quyết: “Tôi biết ông mới chỉ làm Tổng thống được có 3 ngày nhưng vẫn là Tổng thống. Nếu ông không xưng danh là Tổng thống thì làm sao có thể lệnh giải tán được chính quyền?”. Thêm vài câu trao đổi nữa, Chính ủy Tùng đồng ý để ông Minh xưng danh là: “Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn”. Như vậy, văn bản này ngoài chữ viết của Chính ủy Bùi Tùng còn có hai chữ “Đại tướng” do ông Dương Văn Minh viết thêm vào. Tiếp đó Chính ủy Tùng yêu cầu ông Minh không đọc trực tiếp mà phải đọc vào máy ghi âm để dùng băng ghi âm phát lên đài.
Ông Phúc kể tiếp:
- Khi các nhân viên của đài làm công tác chuẩn bị phát sóng xong thì ông Minh, nhà báo Tây Đức đem theo máy ghi âm vào phòng phát thanh. Nhóm cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 66 cùng theo vào nhưng Chính ủy Tùng và tôi không vào phòng đó mà chỉ ở bên ngoài nhìn vào.
- Có phải vì thế mà trong bức ảnh chụp ông Dương Văn Minh và nhà báo Tây Đức ngồi trước bàn có chiếc máy ghi âm trong phòng phát thanh chuẩn bị phát sóng, xung quanh có Phạm Xuân Thệ và một số anh em Trung đoàn 66 nhưng không có Chính ủy Bùi Tùng?
- Đúng thế! - ông Phúc khẳng định - theo tôi, có lẽ lúc đó Chính ủy Tùng chỉ nghĩ rằng mình vừa làm xong một nhiệm vụ chưa hề bao giờ nghĩ tới và đang lo không biết mình làm như vậy là đúng hay sai? Sau khi xong việc, nhóm đồng chí Phạm Xuân Thệ tiếp tục đưa Dương Văn Minh về Dinh Độc Lập. Tôi và Chính ủy Tùng cũng về dinh. Ngay tối hôm đó, đơn vị chúng tôi bàn giao Dinh Độc Lập cho đơn vị khác để cơ động về đóng quân Tổng kho Long Bình.
Anh Thệ có thể cũng có soạn một bản đầu hàng thật, nhưng nó không được sử dụng. Câu truyện của anh kể mới chỉ là một nửa của sự thật.
Gặp chiến sĩ liên lạc của Chính ủy Bùi Tùng
TTTĐ - Cựu chiến binh Nguyễn Văn Phúc từng là chiến sĩ liên lạc của Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Tùng năm xưa.
tuoitrethudo.com.vn
Hai chúng tôi vội chạy bộ ra cổng dinh. Lúc đó, dân Sài Gòn đã đổ về đây rất đông. Chúng tôi nhờ một thanh niên đi xe máy đưa đến đài phát thanh nhưng hóa ra lại đến Trung tâm Vô tuyến truyền hình. Tôi lại nhờ người đưa đến Đài phát thanh. Đến Đài phát thanh, tôi thấy có 2 chiếc xe Jeep đỗ ở phía trái sân. Tôi ôm súng đi lên. Qua tầng 1 thấy có một nhóm bộ đội ta đang túm tụm làm việc gì đó nhưng không thấy Chính ủy Tùng. Tôi đi thẳng lên tầng 2, thấy phòng tiếp khách mở cửa, tôi đi vào. Mừng quá! Chính ủy Tùng đây rồi!
Trên một dãy ghế trong phòng có mấy người ngồi, trước mặt là một cái bàn thấp. Chính ủy Bùi Văn Tùng ngồi cách ông Dương Văn Minh hai người. Khộng khí trong phòng có vẻ trầm lặng. Tôi tiến lại đứng cạnh Thủ trưởng của mình và đưa cho ông tờ giấy tôi ghi lời dặn của Lữ trưởng là Chính ủy phải kiểm tra mật danh của nhóm người dẫn giải Dương Văn Minh. Tờ giấy ấy và cả chiếc bút bi là tôi vừa lấy ở Trung tâm Vô tuyến truyền hình để ghi lời dặn của Lữ trưởng chứ lính chiến lúc ấy lấy đâu ra giấy bút!
Một lát sau, tôi thấy một người đeo xà cột chéo trước ngực tiến tới trước mặt Dương Văn Minh và đưa cho ông ta một tờ giấy. Ông Minh xem lướt qua và nói với người đó: “Chữ thượng cấp viết thế này, tôi không đọc được”. Nghe ông Minh nói vậy, Chính ủy Tùng vội với tay lấy tờ giấy từ tay ông Minh, đọc lướt qua rồi nói dằn giọng: “Tại sao lại viết là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa? Nếu viết như vậy hóa ra công nhận Việt Nam cộng hòa là một quốc gia có chủ quyền và thế là mình đi xâm lược à?”.
Thấy vậy, ông Minh ngơ ngác có vẻ không hiểu chuyện gì. Người đeo xà cột lấy lại tờ giấy từ tay Chính ủy Tùng rồi nói: “Thôi, ta không làm được thì để gọi cán bộ tuyên huấn lên họ làm”. Chính ủy Tùng hỏi: “Cán bộ tuyên huấn nào?”. Người đeo xà cột đáp: “Cán bộ tuyên huấn trung đoàn”. Hình như lúc đó Chính ủy Tùng nhớ đến lời dặn của Lữ trưởng do tôi vừa truyền đạt, ông hỏi ngay: “Vậy anh là ai?”.
Người ấy đáp: “Tôi là Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66, đoàn Đông Sơn, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2. Còn anh là ai?”. Chính ủy Tùng trả lời: “Tôi là Bùi Tùng, Chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203, Quân đoàn 2”. Rồi Chính ủy Tùng quay sang Dương Văn Minh bảo: “Bây giờ ông Minh sẽ nói theo ý tôi”. Ông Minh nói: “Thượng cấp muốn tôi nói thế nào thì xin viết ra giấy”.
Chính ủy Tùng lấy một tờ giấy pơ luya màu xanh trong tập giấy có sẵn trên bàn và bắt đầu viết. Ông vừa viết vừa suy nghĩ có vẻ rất thận trọng nên rất lâu, phải đến khoảng 10 phút mới xong. Ông đưa tờ giấy cho Dương Văn Minh và nói: “Ông xem đi. Có vấn đề gì cần đề nghị thì nói”. Ông Minh đọc xong, thò tay vào túi áo dưới của mình lấy bút ra viết thêm hai chữ “Đại tướng” vào sau chữ “Tôi” và gạch hai chữ “Tổng thống” trong văn bản đi rồi vừa trả lại cho Chính ủy Tùng, vừa nói: “Xin thượng cấp cho bỏ hai chữ Tổng thống và xin chỉ đọc là Đại tướng Dương Văn Minh thôi”.
Chính ủy Tùng nói ngay bằng giọng cương quyết: “Tôi biết ông mới chỉ làm Tổng thống được có 3 ngày nhưng vẫn là Tổng thống. Nếu ông không xưng danh là Tổng thống thì làm sao có thể lệnh giải tán được chính quyền?”. Thêm vài câu trao đổi nữa, Chính ủy Tùng đồng ý để ông Minh xưng danh là: “Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn”. Như vậy, văn bản này ngoài chữ viết của Chính ủy Bùi Tùng còn có hai chữ “Đại tướng” do ông Dương Văn Minh viết thêm vào. Tiếp đó Chính ủy Tùng yêu cầu ông Minh không đọc trực tiếp mà phải đọc vào máy ghi âm để dùng băng ghi âm phát lên đài.
Ông Phúc kể tiếp:
- Khi các nhân viên của đài làm công tác chuẩn bị phát sóng xong thì ông Minh, nhà báo Tây Đức đem theo máy ghi âm vào phòng phát thanh. Nhóm cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 66 cùng theo vào nhưng Chính ủy Tùng và tôi không vào phòng đó mà chỉ ở bên ngoài nhìn vào.
- Có phải vì thế mà trong bức ảnh chụp ông Dương Văn Minh và nhà báo Tây Đức ngồi trước bàn có chiếc máy ghi âm trong phòng phát thanh chuẩn bị phát sóng, xung quanh có Phạm Xuân Thệ và một số anh em Trung đoàn 66 nhưng không có Chính ủy Bùi Tùng?
- Đúng thế! - ông Phúc khẳng định - theo tôi, có lẽ lúc đó Chính ủy Tùng chỉ nghĩ rằng mình vừa làm xong một nhiệm vụ chưa hề bao giờ nghĩ tới và đang lo không biết mình làm như vậy là đúng hay sai? Sau khi xong việc, nhóm đồng chí Phạm Xuân Thệ tiếp tục đưa Dương Văn Minh về Dinh Độc Lập. Tôi và Chính ủy Tùng cũng về dinh. Ngay tối hôm đó, đơn vị chúng tôi bàn giao Dinh Độc Lập cho đơn vị khác để cơ động về đóng quân Tổng kho Long Bình.