THị trường hấp thụ hết ko hay lại giống như 2007-2008 các cụ nhỉ?
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/giau-len-nho-sot-dat-mua-ngay-xe-sang-vang-deo-nang-co-443752.html
Cơn sốt đất khiến các phòng công chứng trên địa bàn Đà Nẵng luôn đông nghẹt. Thực tế, tại phòng công chứng Nguyễn Hải Sâm (đường 2-9, quận Hải Châu), chúng tôi chứng kiến nhiều khách hàng mua bán đất là các bạn trẻ thế hệ 9X.
Nhiều cô gái trông nhỏ nhắn, nhưng tác phong nhanh nhẹn, tự tin. Sau khi làm thủ tục, nhiều khách giao dịch ra phòng phía sau, nơi để máy đếm tiền để thanh toán.
Nhưng ít có ai bỏ tiền vào máy đếm từng tờ, mà chỉ đếm từng cọc cho nhanh lẹ. Có bạn mang cả ba lô tiền bỏ lên bàn, nơi có rất đông người rồi thản nhiên bước ra ngoài cửa nghe điện thoại, không hề sợ mất.
Có ngày, xe chuyên dụng của ngân hàng chở tiền đến phòng công chứng theo yêu cầu của khách này, rồi quay về chở tiền đến cho khách khác, rất nhiều vòng.
Hình ảnh khách ra vô nườm nượp, tiền mang trĩu vai rất quen thuộc ở phòng công chứng Trần Công Minh (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh), phòng công chứng Bảo Nguyệt (đường Hoàng Văn Thụ) cũng như các phòng công chứng nhà nước. Vài năm trước, Đà Nẵng chẳng bao giờ kẹt xe. Nhưng giờ đây, ôtô trên đường đông nghẹt cũng do nhiều người "trúng" đất.
Nếu như đất ven biển, khách hàng mua để đầu tư, xây dựng cơ sở kinh doanh thì đất ở các dự án chủ yếu được sang tay liên tục giữa các "cò". Có người chấp nhận mua lại mảnh đất do chính mình vừa bán ra với giá chênh lệch hàng trăm triệu đồng, vì "mua cao thì bán cao".
Còn người dân sở hữu 1-2 lô đất, nếu không có việc cần thì cũng quyết giữ không bán, khiến nguồn cung càng ít và các "cò" càng dễ thao túng giá.
Một nhân viên môi giới hứng khởi: "2 năm qua, các khu đất dự án tại Hòa Xuân bán ra chỉ có "Up, up và up". Cả chục ngàn lô đất trong khu vực dự án hơn 500ha được mở bán lần lượt đều được hấp thụ rất nhanh. Việc mua bán sau đó chỉ là cuộc chuyền tay nhau giữa giới đầu cơ và một bộ phận người dân có nhu cầu mua để ở hoặc để dành cho con cháu.