[Funland] Liệu có phải tự kỷ, nhờ các bác tư vấn ạ.

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
17,004
Động cơ
334,471 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Kinh nghiệm nhà mình, thằng đầu bế ẵm ở trong nhà với Bà nội suốt --> NHÁT, lớn ngoan, học chăm, suốt ngày ở nhà Mẹ lại thích nhưng Bố sợ ra ngoài XH sau này khó thích nghi. Thằng 2 thả ra sân, tranh nhau với các anh, 8 tháng gửi trẻ ----> Chạy nhảy suốt, ai cũng quen giờ lớn bản lĩnh, tự tin nhưng Mẹ cực lo lắng sợ hư hỏng :D, Bố ngược lại
Mấy bạn nhỏ nhà e, e hạn chế bế ẵm, chỉ bế lúc tắm, ru ngủ, đi chơi, còn lại ở nhà mà nằm chơi ngoan là e ko bế, không cho ông bà bế, bà cứ bảo để nó nằm tội nó bế tý, nhưng e phân tích là bế nhiều nó sẽ bện hơi, sau này nó chỉ thích bế thôi thì ng chăm cháu sẽ rất mệt. Rồi nằm chơi, có đồ chơi, có ng nói chuyện với nó là sướng rồi chứ có gì đâu mà tội. Thi thoảng bế đi chơi, nói chuyện với nhiều ng, nhìn cây nhìn con vật là dc.
Lúc ngủ cũng tuyệt đối ko bế ngủ, nó ngủ xong là tìm cách đặt xuống nôi xuống giường ngay.
Giờ con em rất dạn và hiếu động, em thì chưa lo đoạn nó hư hỏng mà lo việc con ko lường hết dc sự nguy hiểm của xã hội. Mẹ cũng giảng giải phân tích nhưng gật gù xong để đấy, kiểu như mới 3t-5t nhưng nó nghĩ nó tự đi học dc hoặc tự đi chơi, đi mua đồ ăn dc mà ko cần mẹ đi cùng ấy
 

77665508

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-160815
Ngày cấp bằng
15/10/12
Số km
2,460
Động cơ
364,404 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo kinh nghiệm từ bản thân thì em chia xẻ thật lòng:
Vợ chồng cụ xem lại sự quan tâm của mình với thằng bé, trẻ con từ lúc sinh ra đến giai đoạn 3 tuổi thì tình trạng tự kỷ rất ít ngoại trừ có yếu tố di truyền (???), chúng có thể mắc các triệu chứng khác trong phổ tự kỷ như tăng động, giảm tập trung, cáu gắt, hay bị kích thích bởi tác động bên ngoài, hầu hết chúng đều hiếu kỳ và đôi khi hiếu động quá mức. Nhưng các triệu chứng này đều có khuynh hướng giảm dần theo độ tuổi khi ở trong môi trường giáo dục tốt, có sự quan tâm đầu đủ của thầy cô - những người có khả năng thấu hiểu và cảm thông với các bạn dạng này.

Cha mẹ là những người thầy, là những "bác sỹ" đầu tiên của con mình chứ không phải ai khác, nuôi dạy một đứa trẻ là quá trình học hỏi của cả cha lần mẹ để hoàn tất cái quá trình làm người lớn và lấp đầy những lỗ hổng hiến thức của chính họ.

Con cụ theo mô tả rất sơ sài thì bạn này đều bình thường theo các đánh giá của trẻ từ sơ sinh đến giai đoạn 1 tuổi rưỡi, có thể các biến cố nào đó xảy ra về sau giai đoạn này có thể đã xảy ra mà vợ chồng cụ không thực sự quan tâm và đã bỏ qua những dấu hiệu này ngày khi bắt đầu, mọi sự xảy ra với trẻ nhỏ đều có những biểu hiện ban đầu và thời gian vàng để điều chính, bỏ qua cái thời điểm đó thì cần phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều về sau.

Đưa đi thăm khám và tư vấn thì cũng hên xui lắm vì trình độ thầy lang bây giờ cũng có nhiều dạng và chất lượng khác nhau, đa phần là họ cũng không có con bị tự kỷ và hay các dạng bệnh lý về thần kinh nên nhưng liệu pháp điều trị và thời gian điều trị của họ nó dài và thường phải điều chỉnh liên tục vì họ không có thời gian quan sát hàng ngày , đều phải qua thuật lại của cha mẹ, may mắn mà gặp ông có chuyên môn thì còn đỡ, còn gặp mấy "chuyên gia tâm lý" nhan nhản bây giờ thì tốn tiền, thời gian và còn làm con mình mất cơ hội điều trị đúng cách ngay từ ban đầu.

Những trước tiên, hãy tự trang bị cho chính mình kiến thức và hiểu biết về phổ tự kỷ ở trẻ em đi, tài liệu có nhiều lắm, hãy là những người thầy đầu tiên của chính con mình, giúp nó quay trở lại đúng quỹ đạo ban đầu.

Để làm được việc này, hãy tự xác định là mình phải học tính kiên trì, và độ lượng có vậy mới giúp được cho con. Em không nói lý thuyết và chém gió gì cả. Em từng có con bị tự kỷ, suốt một hành trình từ 3 tuổi đến mãi tận lớp 8 của bạn ấy em đã phải sống và học cùng với bạn ấy, dưới góc độ của một đứa trẻ cùng tuổi. Em đã vô cùng may mắn và sáng suốt khi trong lúc tuyệt vọng nhất đã không nghe lời bọn thầy lang là đưa con vào trường giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ, đôi lúc nghĩ lại em thây lạnh sông lưng nếu chẳng may mình đi nghe lời bọn thầy lang lúc đấy và đưa con vào trường tự kỷ, thì nước Mỹ bây giờ có thể đã mất đi một mầm non tài năng, một kỹ sư có nhiều tiềm năng đóng góp cho XH:D

Em luôn tin vào chính mình, hiểu biết của mình trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, cái gì không biết thì học, và em đã tự học rất nhiều thứ ngoài cái chuyên môn của mình, tất cả cũng để giúp mình, đồng hành cùng con trên con đường nó đi.

Con em giờ đã vào cấp 3 và ở với mẹ bên kia đại dương, bạn ấy rất tự tin và luôn được giấy khen các kỳ khi đi học, bạn ấy giao tiếp XH khá tốt và được đánh giá là người có suy nghĩ cởi mở.... Con đường của bạn ấy phía trước đang rộng mở và vơi ý chí và nghị lực của mình, thì sẽ không có rào cảnh nào ngăn được bạn ấy bước tiếp trên con đường bạn ấy đã chọn.

Cụ hãy đưa con đi khám ở những chỗ uy tín, NHƯNG cần phải kiểm tra chéo ở những nơi có uy tín khác, trước khi có được kết luận tạm thời - tại sao phải vậy ? đơn giản là trình độ của thầy lang bây giờ nó 5 cha 7 mẹ lắm, nhất là cái món tâm lý học

em theo quan điểm TRUST BUT VERIFY, nhất là khi sinh sống ở VN.

Chúc cụ thành công với việc đồng hành cùng con
hãy là người thầy, người "bác sỹ" của chính con mình trước tiên, đừng nghĩ ai khác sẽ làm thay cho mình.
Giai đoạn bé 5-6 tuổi tốt ko chị, vào lớp 1 có học theo đc ko ạ?
 

Covid2021

Xe buýt
Biển số
OF-773918
Ngày cấp bằng
9/4/21
Số km
942
Động cơ
64,002 Mã lực
Tuổi
37
E chào các bác, lại là e với thằng cu hôi miệng đậy. Chuyện hôi miệng không ảnh hưởng lắm tới cuộc sống, từ từ cũng được nhưng có chuyện này e muốn các bác cho ý kiến giúp e. Chả là thằng cu nhà e nhát quá, ai cũng bảo chưa thấy đứa nào nhát như nó, ngoại trừ ông bà nội và bố mẹ ( ở cùng nhà ) còn lại nó chả theo ai cả cũng không ai khác bế hay chơi được với nó. Cháu nó nhìn thấy người lạ là chạy đi từ xa, không chạy được thì nhắm mắt, quay mặt, khóc, đấy là người lớn còn trẻ con thì đỡ hơn chút nhưng cũng cần làm quen cả buổi. Theo các bác thì như vậy có bình thường không ạ, nếu không thì nên khám ở đâu, khoa gì ạ.
1. Cháu ăn uống tốt, ngủ được.
2. Lúc nhỏ đến khoảng 15 tháng cháu không nhát như sau này.
3. Cháu đi gửi trẻ từ 12 tháng.
cụ theo dõi xem lúc chạy cháu noa có hay chạy nhón gót chân ko (chủ yếuđi/ chạy bằng đầu mũi chân) thì khả năng tự kỷ lên đến > 90%
 

HungTS206

Xe đạp
Biển số
OF-593004
Ngày cấp bằng
2/10/18
Số km
39
Động cơ
131,211 Mã lực
cụ theo dõi xem lúc chạy cháu noa có hay chạy nhón gót chân ko (chủ yếuđi/ chạy bằng đầu mũi chân) thì khả năng tự kỷ lên đến > 90%
Gần như không bác ạ. Cảm ơn bác đã góp ý
 

Đá Ốp Lát

Xe điện
Biển số
OF-374233
Ngày cấp bằng
18/7/15
Số km
2,994
Động cơ
267,611 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai Hà Nội
E chào các bác, lại là e với thằng cu hôi miệng đậy. Chuyện hôi miệng không ảnh hưởng lắm tới cuộc sống, từ từ cũng được nhưng có chuyện này e muốn các bác cho ý kiến giúp e. Chả là thằng cu nhà e nhát quá, ai cũng bảo chưa thấy đứa nào nhát như nó, ngoại trừ ông bà nội và bố mẹ ( ở cùng nhà ) còn lại nó chả theo ai cả cũng không ai khác bế hay chơi được với nó. Cháu nó nhìn thấy người lạ là chạy đi từ xa, không chạy được thì nhắm mắt, quay mặt, khóc, đấy là người lớn còn trẻ con thì đỡ hơn chút nhưng cũng cần làm quen cả buổi. Theo các bác thì như vậy có bình thường không ạ, nếu không thì nên khám ở đâu, khoa gì ạ.
1. Cháu ăn uống tốt, ngủ được.
2. Lúc nhỏ đến khoảng 15 tháng cháu không nhát như sau này.
3. Cháu đi gửi trẻ từ 12 tháng.
Thấy người lạ chạy đi thì là bình thường, chỉ nhát thôi.
Hội tự kỷ nó chả sợ gì cả vì nó không phân biệt được những thứ nguy hiểm.
 

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,786 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Giai đoạn bé 5-6 tuổi tốt ko chị, vào lớp 1 có học theo đc ko ạ?
Chào mợ, em là cụ chứ không phải là mợ nhé

giai đoạn bắt đầu học lớp 1 đến lớp 3 của con mình là giai đoạn mệt mỏi nhất, bạn ấy không thể tập trung và ngồi yên quá 5 phút, luôn bị những vấn đề về kiểm soát cảm xúc như nóng giận và có xu hướng bạo lực, thậm chí việc vệ sinh cá nhân cũng bị ảnh hưởng , tức bạn ấy đôi lúc không kiểm soát được việc đi vê sinh mà thường ngồi ngay trong lớp làm chuyện ấy....

Việc luyện tập những cái cơ bản về âm, vần, chữ cái ,,, ban đầu là một thử thách thật sự với bạn ấy trong khi các bạn khác đã có thể viết được tên của mình, tên cha, tên mẹ ngay sau tháng học đầu tiên (con em không học trước khi vào lớp 1).

Cô giáo đã nói thằng: "em thương bé lắm, nhưng bé sẽ không theo được với các bạn đâu ba ạ, giờ có cáh này, ba đưa bạn đến bệnh viện để xin xác nhận sức khoẻ tâm thần, có xác nhận đấy thì yêu cầu chương trình với bạn ấy sẽ chỉ bằng 1/3 so với các bạn thôi, em sẽ cố giúp bé , thi làm bài thì em có thể hỗ trợ bé, quy chế sẽ tạo điều kiện cho bạn theo luật giáo dục hiện tại với trẻ "đặc biệt".

Đến cuối năm, cô chủ nhiệm nói, "anh đừng áp lực bé quá, bạn ấy có tiếp thu được chứ không phải không tiếp thu được, chỉ là chậm so với trẻ bình thường, anh đừng đặt yêu cầu thi cử với bạn ấy, anh nên để bạn ấy thi lại HK2 vào đầu tháng 8, từ đây đến lúc đó còn thời gian và em không vướng chủ nhiệm, em sẽ kèm bạn. "

Điều ngạc nhiên là con em vẫn thi được môn toán học kỳ 2, chỉ có tiếng việt là bạn phải thi lại, nhưng em kệ, cho bạn chơi thoải mái 1 tháng đầu, rồi gởi qua cô chủ nhiệm vừa ăn trưa vừa học, vừa chơi với cô, tối mới đưa về nhà để ngủ.

Con em lên lớp 2 bình thường như các bạn mà không cần giấy xác nhận xức khoẻ tâm thần của bệnh viện mợ ạ

Phải kiên nhẫn và bền chí, nếu cha mẹ mà mệt mỏi quá rồi buông xuôi thì không cứu được đâu, đừng trông chờ vào người khác.

giai đoạn bạn thực sự hoà nhập và bắt đầu có giao tiếp XH với bạn bề cùng lớp, biết vui khi chơi với bạn, biết buồn khi bạn không chơi nữa là bắt đầug vào lớp 4, tất nhiên là những biểu hiện nóng giận không kiểm soát đưọc cảm xúc nó cũng giảm dần, đến cuối lớp 3 là bạn đã biết kiểm soát được chuyện tiểu tiện trong giờ học rồi.

lớp 4 bạn đi học bơi, và bắt đầu thích nhạc cụ, em đã thuê thầy về dạy cho bạn violon, bạn học từ đó đến lúc lên đường đi Mỹ để học cấp ba bên kia với mẹ.

Âm nhạc cũng hỗ trợ khá nhiều với giáo dục trẻ tự kỷ đấy mợ.

Với trẻ mắc phổ tự kỷ thì chỉ có các trường giáo dục đặc biệt của nhà nước, các hệ thống trường công lập có nghĩa vụ bắt buộc phải tiếp nhận theo luật giáo dục, chứ các trường tư thục, trường quốc tế họ sẽ không tiếp nhận đâu dù là chấp nhận học phí cao, họ cũng phải chịu áp lực từ phía phụ huynh của các cháu bình thường
 
Chỉnh sửa cuối:

HungTS206

Xe đạp
Biển số
OF-593004
Ngày cấp bằng
2/10/18
Số km
39
Động cơ
131,211 Mã lực
Chào mợ, em là cụ chứ không phải là mợ nhé

giai đoạn bắt đầu học lớp 1 đến lớp 3 của con mình là giai đoạn mệt mỏi nhất, bạn ấy không thể tập trung và ngồi yên quá 5 phút, luôn bị những vấn đề về kiểm soát cảm xúc như nóng giận và có xu hướng bạo lực, thậm chí việc vệ sinh cá nhân cũng bị ảnh hưởng , tức bạn ấy đôi lúc không kiểm soát được việc đi vê sinh mà thường ngồi ngay trong lớp làm chuyện ấy....

Việc luyện tập những cái cơ bản về âm, vần, chữ cái ,,, ban đầu là một thử thách thật sự với bạn ấy trong khi các bạn khác đã có thể viết được tên của mình, tên cha, tên mẹ ngay sau tháng học đầu tiên (con em không học trước khi vào lớp 1).

Cô giáo đã nói thằng: "em thương bé lắm, nhưng bé sẽ không theo được với các bạn đâu ba ạ, giờ có cáh này, ba đưa bạn đến bệnh viện để xin xác nhận sức khoẻ tâm thần, có xác nhận đấy thì yêu cầu chương trình với bạn ấy sẽ chỉ bằng 1/3 so với các bạn thôi, em sẽ cố giúp bé , thi làm bài thì em có thể hỗ trợ bé, quy chế sẽ tạo điều kiện cho bạn theo luật giáo dục hiện tại với trẻ "đặc biệt".

Đến cuối năm, cô chủ nhiệm nói, "anh đừng áp lực bé quá, bạn ấy có tiếp thu được chứ không phải không tiếp thu được, chỉ là chậm so với trẻ bình thường, anh đừng đặt yêu cầu thi cử với bạn ấy, anh nên để bạn ấy thi lại HK2 vào đầu tháng 8, từ đây đến lúc đó còn thời gian và em không vướng chủ nhiệm, em sẽ kèm bạn. "

Điều ngạc nhiên là con em vẫn thi được môn toán học kỳ 2, chỉ có tiếng việt là bạn phải thi lại, nhưng em kệ, cho bạn chơi thoải mái 1 tháng đầu, rồi gởi qua cô chủ nhiệm vừa ăn trưa vừa học, vừa chơi với cô, tối mới đưa về nhà để ngủ.

Con em lên lớp 2 bình thường như các bạn mà không cần giấy xác nhận xức khoẻ tâm thần của bệnh viện mợ ạ

Phải kiên nhẫn và bền chí, nếu cha mẹ mà mệt mỏi quá rồi buông xuôi thì không cứu được đâu, đừng trông chờ vào người khác.

giai đoạn bạn thực sự hoà nhập và bắt đầu có giao tiếp XH với bạn bề cùng lớp, biết vui khi chơi với bạn, biết buồn khi bạn không chơi nữa là bắt đầug vào lớp 4, tất nhiên là những biểu hiện nóng giận không kiểm soát đưọc cảm xúc nó cũng giảm dần, đến cuối lớp 3 là bạn đã biết kiểm soát được chuyện tiểu tiện trong giờ học rồi.

lớp 4 bạn đi học bơi, và bắt đầu thích nhạc cụ, em đã thuê thầy về dạy cho bạn violon, bạn học từ đó đến lúc lên đường đi Mỹ để học cấp ba bên kia với mẹ.

Âm nhạc cũng hỗ trợ khá nhiều với giáo dục trẻ tự kỷ đấy mợ.

Với trẻ mắc phổ tự kỷ thì chỉ có trường giáo dục đặc biệt, các hệ thống trường công lập có nghĩa vụ tiếp nhận theo luật giáo dục, chứ trường tư thục họ sẽ không tiếp nhận đâu mợ ạ, họ phải chịu áp lực về phụ huynh
Cảm ơn những chia sẻ của bác, đúng là mỗi nhà mỗi cảnh nhưng thực tâm mà nói, cháu nhà e vẫn chưa đến nỗi nào. Cảm ơn bác lần nữa với những góp ý và chia sẻ chân thành. Chúc mừng bác đã vượt qua những thử thách đầy chông gai trên hành trình cùng con. Chúc bác và cháu sức khoẻ và những điều tốt đẹp nhất.
 

77665508

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-160815
Ngày cấp bằng
15/10/12
Số km
2,460
Động cơ
364,404 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chào mợ, em là cụ chứ không phải là mợ nhé

giai đoạn bắt đầu học lớp 1 đến lớp 3 của con mình là giai đoạn mệt mỏi nhất, bạn ấy không thể tập trung và ngồi yên quá 5 phút, luôn bị những vấn đề về kiểm soát cảm xúc như nóng giận và có xu hướng bạo lực, thậm chí việc vệ sinh cá nhân cũng bị ảnh hưởng , tức bạn ấy đôi lúc không kiểm soát được việc đi vê sinh mà thường ngồi ngay trong lớp làm chuyện ấy....

Việc luyện tập những cái cơ bản về âm, vần, chữ cái ,,, ban đầu là một thử thách thật sự với bạn ấy trong khi các bạn khác đã có thể viết được tên của mình, tên cha, tên mẹ ngay sau tháng học đầu tiên (con em không học trước khi vào lớp 1).

Cô giáo đã nói thằng: "em thương bé lắm, nhưng bé sẽ không theo được với các bạn đâu ba ạ, giờ có cáh này, ba đưa bạn đến bệnh viện để xin xác nhận sức khoẻ tâm thần, có xác nhận đấy thì yêu cầu chương trình với bạn ấy sẽ chỉ bằng 1/3 so với các bạn thôi, em sẽ cố giúp bé , thi làm bài thì em có thể hỗ trợ bé, quy chế sẽ tạo điều kiện cho bạn theo luật giáo dục hiện tại với trẻ "đặc biệt".

Đến cuối năm, cô chủ nhiệm nói, "anh đừng áp lực bé quá, bạn ấy có tiếp thu được chứ không phải không tiếp thu được, chỉ là chậm so với trẻ bình thường, anh đừng đặt yêu cầu thi cử với bạn ấy, anh nên để bạn ấy thi lại HK2 vào đầu tháng 8, từ đây đến lúc đó còn thời gian và em không vướng chủ nhiệm, em sẽ kèm bạn. "

Điều ngạc nhiên là con em vẫn thi được môn toán học kỳ 2, chỉ có tiếng việt là bạn phải thi lại, nhưng em kệ, cho bạn chơi thoải mái 1 tháng đầu, rồi gởi qua cô chủ nhiệm vừa ăn trưa vừa học, vừa chơi với cô, tối mới đưa về nhà để ngủ.

Con em lên lớp 2 bình thường như các bạn mà không cần giấy xác nhận xức khoẻ tâm thần của bệnh viện mợ ạ

Phải kiên nhẫn và bền chí, nếu cha mẹ mà mệt mỏi quá rồi buông xuôi thì không cứu được đâu, đừng trông chờ vào người khác.

giai đoạn bạn thực sự hoà nhập và bắt đầu có giao tiếp XH với bạn bề cùng lớp, biết vui khi chơi với bạn, biết buồn khi bạn không chơi nữa là bắt đầug vào lớp 4, tất nhiên là những biểu hiện nóng giận không kiểm soát đưọc cảm xúc nó cũng giảm dần, đến cuối lớp 3 là bạn đã biết kiểm soát được chuyện tiểu tiện trong giờ học rồi.

lớp 4 bạn đi học bơi, và bắt đầu thích nhạc cụ, em đã thuê thầy về dạy cho bạn violon, bạn học từ đó đến lúc lên đường đi Mỹ để học cấp ba bên kia với mẹ.

Âm nhạc cũng hỗ trợ khá nhiều với giáo dục trẻ tự kỷ đấy mợ.

Với trẻ mắc phổ tự kỷ thì chỉ có các trường giáo dục đặc biệt của nhà nước, các hệ thống trường công lập có nghĩa vụ phải tiếp nhận theo luật giáo dục, chứ trường tư thục họ sẽ không tiếp nhận đâu, họ phải chịu áp lực từ phía phụ huynh của các cháu bình thường
Tuyệt vời ạ
 

Leean

Xe điện
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
2,072
Động cơ
490,786 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Đó là chuyện bình thường mà mọi ông bố bà mẹ nào cũng đều phải làm cho con mình thôi mợ ạ, hoàn cảnh mỗi người sẽ khác nhau nên phương pháp tiếp cận cũng vì thế mà phải thay đổi theo hoàn cảnh. Nhưng có một điều em thành thật chia sẻ với mợ là:

- Khi rơi vào hoành cảnh con mình như vậy, thì mọi ông bố bà mẹ phải tự dẹp sang một bên những vấn đề cá nhân để có sự đồng thuận cùng lo cho con, thậm chí vợ chồng có bất hoà đến mức phải ly dị đi chăng nữa thì cũng phải bỏ qua một bên để cùng lo cho con.

- phải chuẩn bị tinh thần và tài chính để lo cho con một cách tốt nhất có thể, đay là con đường rất dài phải đi cùng con, tiền bạc eo hẹp thì cũng hạn chế nhiều thứ lằm, vì đứa trẻ bị rơi vào phổ tự kỷ thì ngoài việc quan tâm giáo dục ở trường, gia đình, nó còn phải có nhiều khoá học bổ sung phát triển kỹ năng cho trẻ tự kỷ, vì hầu hết các bé này đều không tiếp thu được ở các giai đoạn từ 1-3 tuổi , từ 7-10 tuổi và cả sau này so với các trẻ phát triển bình thường và không mắc phải tự kỷ.

- Phải tự trang bị cho mình kiến thức để hiểu về trẻ tự kỷ, tài liệu và cơ sở tham vấn thì có nhiều lắm, thời đại internet rồi. Phải nhớ một điều là không ai có thể hiểu về con mình bằng chính mình, dù là bác sỹ điều trị hay chuyên gia tư vấn. Phải có kiến thức để tự đánh giá được cách tiếp cận của họ có phù hợp với con mình hay không để can thiệp kịp thời.

- Vai trò của người đàn ông khá quan trọng trong việc tạo niềm tin và là chỗ dựa tinh thần cho cả gia đình có trẻ tự kỷ, thường thì đàn ông đa phần luôn mạnh mẽ và bền chí trong những hoàn cảnh thử thách kiểu này, không phải là phụ nữ yếu kém , mà chỉ là họ thường không quyết đoán được những chuyện như thế trong những hoàn cảnh mang tính thử thách bản lĩnh, họ thường mềm lòng và thiếu nhất quán. Tất nhiên cũng có những người phụ nữ giỏi giang và bản lĩnh, thành công trong việc giáo dục trẻ tự kỷ một mình (single mom), nhưng số này em ít thấy trong thực tế lắm.

Chỉ là đôi lời chia xẻ với các cụ mợ, những người đang có con gặp những vấn đề dạng này.
 
Chỉnh sửa cuối:

2congai

Xe buýt
Biển số
OF-784479
Ngày cấp bằng
16/7/21
Số km
646
Động cơ
53,327 Mã lực
E chào các bác, lại là e với thằng cu hôi miệng đậy. Chuyện hôi miệng không ảnh hưởng lắm tới cuộc sống, từ từ cũng được nhưng có chuyện này e muốn các bác cho ý kiến giúp e. Chả là thằng cu nhà e nhát quá, ai cũng bảo chưa thấy đứa nào nhát như nó, ngoại trừ ông bà nội và bố mẹ ( ở cùng nhà ) còn lại nó chả theo ai cả cũng không ai khác bế hay chơi được với nó. Cháu nó nhìn thấy người lạ là chạy đi từ xa, không chạy được thì nhắm mắt, quay mặt, khóc, đấy là người lớn còn trẻ con thì đỡ hơn chút nhưng cũng cần làm quen cả buổi. Theo các bác thì như vậy có bình thường không ạ, nếu không thì nên khám ở đâu, khoa gì ạ.
1. Cháu ăn uống tốt, ngủ được.
2. Lúc nhỏ đến khoảng 15 tháng cháu không nhát như sau này.
3. Cháu đi gửi trẻ từ 12 tháng.
Con cụ bị hôi miệng thì cụ cho đi khám amidan đi. Trước con em bị, cũng ko biết là do đâu, nhưng nó tình cờ soi gương phát hiện ra sâu trọng họng có cục trắng rất nhỏ. Em cho đi khám, bs nội soi bảo đã đậu amidan, cái này gây hôi miệng kinh khủng. Bs nội soi lấy hết các cục trắng sâu trong các hốc amidan, rồi hàng ngày ra chấm thuốc, mất nửa tháng miệng hết hôi luôn
 

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
6,204
Động cơ
423,681 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
Con cụ bị hôi miệng thì cụ cho đi khám amidan đi. Trước con em bị, cũng ko biết là do đâu, nhưng nó tình cờ soi gương phát hiện ra sâu trọng họng có cục trắng rất nhỏ. Em cho đi khám, bs nội soi bảo đã đậu amidan, cái này gây hôi miệng kinh khủng. Bs nội soi lấy hết các cục trắng sâu trong các hốc amidan, rồi hàng ngày ra chấm thuốc, mất nửa tháng miệng hết hôi luôn
lắm bệnh nó oái oăm nhẻ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top