Theo kinh nghiệm từ bản thân thì em chia xẻ thật lòng:
Vợ chồng cụ xem lại sự quan tâm của mình với thằng bé, trẻ con từ lúc sinh ra đến giai đoạn 3 tuổi thì tình trạng tự kỷ rất ít ngoại trừ có yếu tố di truyền (???), chúng có thể mắc các triệu chứng khác trong phổ tự kỷ như tăng động, giảm tập trung, cáu gắt, hay bị kích thích bởi tác động bên ngoài, hầu hết chúng đều hiếu kỳ và đôi khi hiếu động quá mức. Nhưng các triệu chứng này đều có khuynh hướng giảm dần theo độ tuổi khi ở trong môi trường giáo dục tốt, có sự quan tâm đầu đủ của thầy cô - những người có khả năng thấu hiểu và cảm thông với các bạn dạng này.
Cha mẹ là những người thầy, là những "bác sỹ" đầu tiên của con mình chứ không phải ai khác, nuôi dạy một đứa trẻ là quá trình học hỏi của cả cha lần mẹ để hoàn tất cái quá trình làm người lớn và lấp đầy những lỗ hổng hiến thức của chính họ.
Con cụ theo mô tả rất sơ sài thì bạn này đều bình thường theo các đánh giá của trẻ từ sơ sinh đến giai đoạn 1 tuổi rưỡi, có thể các biến cố nào đó xảy ra về sau giai đoạn này có thể đã xảy ra mà vợ chồng cụ không thực sự quan tâm và đã bỏ qua những dấu hiệu này ngày khi bắt đầu, mọi sự xảy ra với trẻ nhỏ đều có những biểu hiện ban đầu và thời gian vàng để điều chính, bỏ qua cái thời điểm đó thì cần phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều về sau.
Đưa đi thăm khám và tư vấn thì cũng hên xui lắm vì trình độ thầy lang bây giờ cũng có nhiều dạng và chất lượng khác nhau, đa phần là họ cũng không có con bị tự kỷ và hay các dạng bệnh lý về thần kinh nên nhưng liệu pháp điều trị và thời gian điều trị của họ nó dài và thường phải điều chỉnh liên tục vì họ không có thời gian quan sát hàng ngày , đều phải qua thuật lại của cha mẹ, may mắn mà gặp ông có chuyên môn thì còn đỡ, còn gặp mấy "chuyên gia tâm lý" nhan nhản bây giờ thì tốn tiền, thời gian và còn làm con mình mất cơ hội điều trị đúng cách ngay từ ban đầu.
Những trước tiên, hãy tự trang bị cho chính mình kiến thức và hiểu biết về phổ tự kỷ ở trẻ em đi, tài liệu có nhiều lắm, hãy là những người thầy đầu tiên của chính con mình, giúp nó quay trở lại đúng quỹ đạo ban đầu.
Để làm được việc này, hãy tự xác định là mình phải học tính kiên trì, và độ lượng có vậy mới giúp được cho con. Em không nói lý thuyết và chém gió gì cả. Em từng có con bị tự kỷ, suốt một hành trình từ 3 tuổi đến mãi tận lớp 8 của bạn ấy em đã phải sống và học cùng với bạn ấy, dưới góc độ của một đứa trẻ cùng tuổi. Em đã vô cùng may mắn và sáng suốt khi trong lúc tuyệt vọng nhất đã không nghe lời bọn thầy lang là đưa con vào trường giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ, đôi lúc nghĩ lại em thây lạnh sông lưng nếu chẳng may mình đi nghe lời bọn thầy lang lúc đấy và đưa con vào trường tự kỷ, thì nước Mỹ bây giờ có thể đã mất đi một mầm non tài năng, một kỹ sư có nhiều tiềm năng đóng góp cho XH
Em luôn tin vào chính mình, hiểu biết của mình trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, cái gì không biết thì học, và em đã tự học rất nhiều thứ ngoài cái chuyên môn của mình, tất cả cũng để giúp mình, đồng hành cùng con trên con đường nó đi.
Con em giờ đã vào cấp 3 và ở với mẹ bên kia đại dương, bạn ấy rất tự tin và luôn được giấy khen các kỳ khi đi học, bạn ấy giao tiếp XH khá tốt và được đánh giá là người có suy nghĩ cởi mở.... Con đường của bạn ấy phía trước đang rộng mở và vơi ý chí và nghị lực của mình, thì sẽ không có rào cảnh nào ngăn được bạn ấy bước tiếp trên con đường bạn ấy đã chọn.
Cụ hãy đưa con đi khám ở những chỗ uy tín, NHƯNG cần phải kiểm tra chéo ở những nơi có uy tín khác, trước khi có được kết luận tạm thời - tại sao phải vậy ? đơn giản là trình độ của thầy lang bây giờ nó 5 cha 7 mẹ lắm, nhất là cái món tâm lý học
em theo quan điểm TRUST BUT VERIFY, nhất là khi sinh sống ở VN.
Chúc cụ thành công với việc đồng hành cùng con
hãy là người thầy, người "bác sỹ" của chính con mình trước tiên, đừng nghĩ ai khác sẽ làm thay cho mình.