Em xác nhân đúng 100% Nam Định, Thái Bình đều thế cả nhưng giờ chắc chỉ còn có ở vùng nông thôn thôi. Nếu bác có đưa phong bì thì ng ta cũng bóc ra đếm công khai cho bác chưng kiến, Người ghi sổ thường La người ngoài và La ng tin cậy.
Đám ma cũng thế ạ, kkhác ở xa đến thường đặt phong bì thắp hương, còn ng địa phương thì cứ sổ mà ghi.
Còn nữa, đám ma một cụ có 3 ng con thì sẽ có 3 sổ phúng viếng, em Đa từng ghi cả 3 sổ.
Theo em thì đây La một tục lệ ko thể nói là hay hoặc dở, nhưng nó rõ ràng lắm các cụ ạh
E là người Thái Bình, rể Nam Định. E xác nhận là quê em, Vũ Thư, thì không có tục đấy. Phúng viếng chỉ một lần duy nhất đặt lên hương án, sau đó Ban thư ký thường là 02 người ghi tên (phong bì buộc thành từng tập cẩn thận, chưa xé phong bì nhé), khi không còn ai viếng nữa mới cùng người nhà xé phong bì, ghi vào sổ theo tên đã ghi rồi bàn giao lại cho người nhà ký nhận hẳn hoi. Còn một vài huyện khác em đi cũng chưa gặp, nhưng vẫn có thể có ạh.
Còn ở bên Nam Định, em đi đám ma ở Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng (thị trấn luôn cụ nhé) thì mở bát ghi sổ ngay, vào chỉ cần thắp hương, không cần đặt phong bì lên chỗ hương án. Ghi sổ thì như Cụ Anhhao nói, em có chơi với 2 hay 3 người trong một gia đình thì ghi sổ đủ cho bằng ấy cái tên. Đi phúng viếng đám ma ở đây, phúng bình thường thôi nhưng lên cả triệu là bình thường (nhà 4 - 5 anh chị em và bố/mẹ).
Đây là tục lệ nên em cũng không có ý kiến, chỉ nói những gì mắt thấy thôi.