- Biển số
- OF-38227
- Ngày cấp bằng
- 14/6/09
- Số km
- 9,301
- Động cơ
- 508,961 Mã lực
- Nơi ở
- Định Công - Hoàng Mai
nếu có thì cũng văn minh đấy các cụ ạ, nên ra nghị quyết để áp dụng khi cưới con quan cho nó minh bạch , Chống Tham Nhũng
Đấy là tùy từng nhà cụ ạ, nếu a e họ xòng phẳng để sau này trả nợ những người đi mình thì làm như vậy, còn đa phần các gia đình để tiền đấy làm cỗ bàn giỗ chạp sau nàyChuẩn ạ. Phải có tiểu hổ mới là cỗ to. Có lần em ăn cỗ, có ít rễ rau má trăng trắng rắc trên đĩa thịt mèo. Em tưởng ruốc, gắp ra ăn cơm, nhai trẹo cả hàm mà ko biết là cái giề, nhè ra chẳng đc. Hỏi mới biết là rễ rau má ăn với tiểu hổ.
Có cụ nào ở Tây Lương- Tiền Hải cho em hỏi cái vụ này nữa là : Tiền cưới, tiền mừng, tiền phúng ma chay hiếu hỉ thì khách của ai, người nấy giữ phải không ạ? Ví dụ như : nhà có đám, phong bì của bạn anh trai mừng (phúng) thì anh trai giữ, của bạn của bố thì bố giữ...
Đến ngay kụ chủ thớt ko đi đám cưới ây.mà chỉ cho 1 chú nhân viên đi và cũng chả nói rõ cái đám cưới ấy ở vùng nào của TB thì các kụ biết làm sao được.e thấy lạ quáQuả này lại dìm hàng các cụ chi hội Thái Lọ rồi. Cụ đi cưới cụ nào ở chi hội này thì khai thật ra, giấu giếm làm gì.
Em quê Thái Bình đây nhưng làn đầu tiên em đọc thấy thế này.Chả là có cậu nhân viên trước làm ở Cty e quê ở Thái Bình, nghỉ cũng vài năm rồi. Đầu năm cậu ý quay lại Cty mời đám cưới cậu ý(cưới hôm qua ạ). Mọi người trong Cty cũng bận với lại xa xôi quá cho nên cử 1 cán bộ đi đại diện cho cả Cty luôn!(mọi người gửi hết phong bì mừng cho cậu ý luôn)
Hôm nay đang ngồi trà chén hỏi han tình hình hôm qua đi ăn cưới ra sao? Cậu ý nói thế này:
- Đến đám cưới ngay ngoài cổng có kê 1 cái bàn với 1 thủ quỹ và 1 quyển sổ. Khách đến đám cưới cầm phong bì thì lột ra, đưa tiền cho thủ quỹ ghi sổ với đầy đủ thông tin cá nhân: tên, địa chỉ, số tiền! Sau đó thủ quỹ bỏ tiền vào ví chứ không có trái tim trái táo gì cả . Có nhiều khách chẳng phong bì gì cả, cứ rút thẳng tiền trong ví ra nộp luôn ạ
- Số phong bì của cả Cty giao cho cậu cán bộ Cty đi đại diện thì cậu ý đưa thẳng cho chú rể, nhưng e chú rể cũng bảo là rồi sau đó cũng chuyển ra thủ quỹ để vào sổ
E thấy cũng là lạ, cho nên lập topic hỏi các cụ/mợ đã từng đi ăn cưới ở Thái Bình xem có phải phong tục ở đó thế ko ạ?
Nếu đúng thì e thấy minh bạch, công nghiệp quá. Cảm giác như đi ăn Bút-phê, đóng tiền mua vé rồi vào ăn . Tất nhiên ở các nơi khác có cái trái tim khách bỏ phong bì vào đó thì rồi sau đó gia đình cũng kiểm kê ghi sổ rõ ràng thôi, nhưng lúc đó là việc riêng của gia đình rồi. Còn cứ rõ ràng minh bạch ghi thẳng luôn khi khách đến dự tiệc như thế này e thấy cứ sao sao ý
Chính xác là huyện Nghĩa Hưng , NĐ cụ ợ . Nơi đây , nếu bạn đi mừng đám cưới hoặc viếng đám ma , bạn có thể phải chuẩn bị đến 2,3 phong bì cho cùng một nơi đến phụ thuộc vào mức độ ' quan hệ' của bạn với gia đình đó ntn ? ( Chẳng hạn , bạn chơi với cả 3 anh chị em ruột . Nếu gia đình đó có việc , bạn phải chuẩn bị ... 3 cái phong bì riêng biệt ) Đến bây giờ vẫn còn khá nhiều chỗ duy trì 'tập quán' kì kì này ?E da tung di dam cuoi o Nam Dinh, khong nho ro huyen nao vi da 10 nam roi. O do ho cung co 1 ban le tan ngay cong, ai dua tien thi ghi tien, ai mang gao sang mung thi can va ghi vao so... Trong mam co co san 6 cai tui nylon, moi nguoi chi an nuoc canh hoac nhung thu khong chia duoc, con lai la chia deu cho moi nguoi mang ve. Cai nay la tap quan tung noi thoi
(Xin loi, may E dang bi loi font, khong go dau duoc)
Em không có ý kiến gì về vụ mừng cưới.Còn việc chia đồ ăn (đám cưới) mang về,có thể các cụ nghĩ là cổ hủ,buồn cười nhưng em thấy nó là nét đẹp trong văn hóa VN đấy các cụ ạ,tất nhiên hợp với ngày xưa hơn ngày nay.Nó là nét văn hóa biểu thị sự hy sinh của người phụ nữ VN,của các cụ ông cụ bà đối với con cháu.Ngày xưa làm gì có thịt cá ê hề hàng ngày bây giờ.Trẻ con trừ ngày tết,ngày giỗ,có quả trứng bị ung hay con gà bị rù ra thì chỉ khi nào mẹ hay ông bà đi ăn cỗ mới được ăn miếng thịt nắm xôi quà mang về.Chẳng ai mang trẻ con đi ăn đám cưới trừ trường hợp thật thân thiết,mà ở quê thì ngày đám cả làng sang giúp.Các mẹ,ông bà nào nỡ ăn miếng thịt nắm xôi khi các cháu ở nhà còn đang thèm thuồng?Lâu dần nó thành cái tục lệ nhưng dần dần biến mất do XH phát triển,ăn uống cũng khấm khá hơn ngày xưa
Em cũng đi cưới ở thái bình nhiều lắm rồi mà chưa gặp trường hợp nào như cụ chủ nói cả.ở huyện nào đấy cụ? Em hay ăn cưới ở TB lắm, nhưng chưa gặp đám nào hài thế cả.
Có điều là cỗ ở quê (Tiền Hải-TB ) thì phải nhiều thịt, mâm nào cũng phải có kèm theo túi nilon để mọi người mang phần về.
Có lần em vừa ngồi vào mâm, các cụ cùng mâm giục e : mày ăn miếng nào thì gắp ăn đi, để chúng tao còn chia phần mang về !!!
Làm em tắc nghẹn lại, chả dám gắp miếng nào. Thế là các cụ chia đều thịt, xôi rồi cho vào túi nilon mang phần. Chỉ ngồi ăn cơm chan canh thôi.