- Biển số
- OF-62619
- Ngày cấp bằng
- 23/4/10
- Số km
- 5,654
- Động cơ
- 478,960 Mã lực
- Nơi ở
- Oppa Hoan Kiem style
Bác chịu khó tìm hiểu chút đi rồi hãy nói chắc như đinh đóng cột thế nhé!
Nói ở đây thì em nghĩ không sao, chứ bác ra ngoài nói về cái công ty 100% vốn nước ngoài thành lập tại VN là cty VN thì mọi người sẽ 'khâm phục' bác lắm đó!
Các bác thật cao kiến ? vậy công ty liên doanh Nhật - Việt - Hongkong, đăng ký tại Việt Nam thì các bác gọi nó là công ty nước nào?Ôi giờ em mới biết ạ, niềm tự hào Việt Nam!!!
Từ mai trở đi em sẽ ưỡn ngực mặt nghiêng 45 độ và dõng dạc nói với bọn đối tác nước ngoài của em: Samsung, Honda, Toyota, Ford, GE, Intel, Foxxcon, LG, Yamaha,.....LÀ CÔNG TY VIỆT NAM!!!!
Cảm ơn cụ đã cho em biết đến niềm tự hào này!!!!
Câu trả lời của em rất đơn giản . Nó là công ty Việt Nam.
Các bác chả chịu tìm hiểu gì cả, cứ nói như đúng rồi.
Công ty thành lập ở đâu, chịu đóng thuế thu nhập doanh nghiệp ở đâu, nó là công ty nước đó.
Bác gì ở trên trích sai, bài viết của em nói rõ hơn "Honda Việt Nam" "Samsung Bắc Ninh"... là công ty Việt Nam chứ ko phải chung chung Honda, Yamaha, Foxconn ... vốn lập nhiều công ty ở các nước họ hoạt động.
Xuất xứ "Made in ..." nó gắn liền với nơi sản phẩm được tạo ra, nó thậm chí chẳng cần liên quan tới xuất xứ nguồn vốn công ty tạo ra nó.
Do đó, công ty 100% vốn nước ngoài, liên doanh, tư nhân hay nhà nước, ... thành lập và hoạt động ở VN đều là công ty Việt Nam, sản phẩm của họ sx trong lãnh thổ Việt Nam là Made in Vietnam.
1. “Xuất xứ hàng hóa” là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
Nguồn: http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn bn php lut/view_detail.aspx?itemid=16687
Cụ nhầm lẫn giữa sở hữu và tư cách. Ví dụ: 1 công ty Việt Nam cổ phần hóa, lên sàn bán cổ phần, sau đó nhà đầu tư nước ngoài mua và chiếm quyền kiểm soát công ty, cứ cho là mua đứt 100% cổ phần công ty Việt Nam kia, nghĩa là sở hữu đã chuyển sang nhà đầu tư nước ngoài, ... thế cụ nghĩ tự dưng công ty đó trở thành công ty nước ngoài sao?Góp ý cụ một chút về cty 100% vốn nước ngoài ạ.
Thế nên, cty 100% vốn nước ngoài thuộc nước ngoài cụ nhé. Việt Nam mình chỉ cấp tư cách pháp nhân, thu thuế ( nếu có phát sinh được doanh thu chịu thuế). Tiền lời, nếu có, của nó sẽ được phép chuyển về cho công ty mẹ, không để lại Việt Nam.
Không, nó vẫn là công ty Việt Nam, vì chả có liên quan gì giữa quốc tịch của người sở hữu và tư cách công ty cả. Nước người chủ sở hữu mới, cũng chẳng công nhận công ty đó là công ty nước họ. Việt Nam thì công nhận.
Chỉnh sửa cuối: