Cụ cũng biết cách xào nấu số liệu để đánh lạc hướng dư luận phết. Em trích mấy chỗ bôi đậm trong còm của cụ:
1. Thời Eltsin (7/1991-12/1999) giá dầu dao động khoảng từ 35 đến 45USD. Cao nhất là 47.04 (tháng 10/1991) và thấp nhất là 18.93 (tháng 11/1998).
2. Nhiệm kỳ đầu của Putin (1/2000 - 3/2004, kể cả mấy tháng Tổng thống lâm thời), giá dầu dao động từ 40 đến 55USD. Cao nhất là 55.30 (2/2003) và thấp nhất 30.31 (11/2001).
3. Về con số 50%, cụ tung lên như hỏa mù, chả nói 50% của cái gì (của xuất khẩu dầu khí, xuất khẩu năng lượng, tổng kim ngạch xuất khẩu hay tổng thu ngân sách,...), nên những người chả hiểu gì về kinh tế nhìn có vẻ khiếp. Trong một nghiên cứu có số liệu về tăng trưởng doanh thu xuất khẩu dầu thô so với tổng thu xuất khầu từ 25% năm 200 lên 35% năm 2008 (2008 là năm có giá dầu bình quân cao nhất lịch sử, dao động từ 120/tháng 1 lên 177/tháng 6 và về 59/tháng 12).
Kết thúc nhiệm kỳ 1 với giá dầu không biến động nhiều so với thời Eltsin, Putin vẫn được bầu tiếp nhiệm kỳ 2 với tỷ lệ 71%, một tỷ lệ trong mơ cũng không có với các nước dân chủ.
“ Australia’s mining industry has delivered a 10.4 per cent share of the Australian economy in 2019-20, making it the largest economic contributor with a $202 billion GDP, according to The Australian Bureau of Statistics.”
Australia’s mining industry has delivered a 10.4 per cent share of the Australian economy in 2019-20, making it the largest economic contributor with a $202 billion GDP, according to The Australian Bureau of Statistics.
www.australianmining.com.au
Theo Cục thống kê Úc thì khai mỏ chiếm 10.4% giá trị nền kinh tế nhé, còn nói rõ là phần cung lớn nhất mà.
Số cụ sai bét.
Nga thì sao, theo:
Mining production in Russia increased 6.40 percent in August of 2021 over the same month in the previous year. Mining Production in Russia averaged 2.61 percent from 2000 until 2021, reaching an all time high of 13.70 percent in June of 2021 and a record low of -13.90 percent in July of 2020...
tradingeconomics.com
Thì khai mỏ ở Nga cao nhất là 13,7% năm 2021, bình quân là 2,61% trong khoảng 2000-2019.
Thôi thì coi như đào xúc múc bán như nhau, khác là Nga làm đuwocj máy móc công nghiệp nặng và có đầu tư vào các công nghiệp mũi nhọn khác. Mặt này khác với Úc.
Có người rủ mình vào topic này. Thực sự tôi cũng không thể có nhiều thời giờ, chủ yếu tập trung topic kia, bàn về công nghệ, thời sự, thương mại và bàn thêm một chút về các chiến lược, đinh hướng của các nước, còn bàn sâu về mảng chiến lược này thì tôi lại sinh hoạt ở diễn đàn khác. Đến mấy topic hot như Syria, Ukraine tôi cũng chỉ thỉnh thoảng ghé vào đọc được thì topic này không thể bàn. Nhưng đọc thấy 2 bài này, làm tôi nhớ lại bài của bác
evoque2012 bên topic kia, nên bổ sung chút, tóm lại là tổng hợp lại những vấn đề mà tôi đã từng nói ở topic kia và các topic thời sự ở diễn đàn khác
Tại sao phương Tây lại cứ đưa ra dư luận, tạo ra tâm lý mọi người nghĩ về việc Nga dựa vào dầu khí?
1) Có một phần sự thật, thể hiện qua 2 điểm:
- Sau thập kỷ 90s đen tối, Nga đã khôn ngoan và quyết tâm (đánh các tài phiệt chiếm đoạt tài nguyên như Khodokosky), nhờ đó thu hồi được tài nguyên dầu mỏ, và nhờ đó dùng tiền bán dầu mỏ và vũ khí làm tích luỹ cho mình, giúp phục hồi kinh tế. NHững tay tài phiệt này chiếm được phần lớn tài sản Nga khi LX tan rã bằng các biện pháp mờ ám, nhưng lại không chịu đóng thuế, và còn làm người rơm cho các thế lực nước ngoài nuốt tài nguyên Nga, điều mà vốn bị cấm. Tài sản dầu mỏ của Khodokosky thực sự là của nước ngoài, vì chính họ là kẻ bỏ tiền thực sự, là người chủ thực sự. Khodokosky chỉ là người rơm, và bây giờ các người chủ này vẫn đang gây chuyện
- Tăng thuế dầu mỏ, giảm thuế các ngành khác, ví dụ công nghệ cao, để đầu tư tiền lãi thu được từ dầu mỏ sang đầu tư cho các ngành đó.
Những điều đó khiến ngân sách Nga phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ, thể hiện ở việc nó chiếm tỷ lệ cao trong ngân sách (không phải GDP)
- Nga là nước giầu tài nguyên nói chung và dầu nói riêng, và khi có ưu thế thì không có lý do gì không tận dụng. Đầu thế kỷ 20, Mỹ vươn lên vị trí số 1 thế giới nhờ dầu mỏ, nguyên liệu thô và vũ khí. Sau này khi khai thác hết, chỉ còn dầu và khí đá phiến, sau khi có công nghệ khai thác hiệu quả, thì Mỹ cũng thực hiện khai thác. Tóm lại, không ai tự nguyện từ bỏ lợi thế nếu có đủ điều kiện tận dụng nó.
2) Phần không thật, thể hiện ở việc, kể cả khi sự lệ thuộc của kinh tế và ngân sách của Nga vào dầu ngày càng giảm (số liệu các bạn đã đưa lên, tỷ trọng của ngành khai mỏ ở Nga dao động từ 12-15%, giảm nhiều so với thời đầu), thì phương Tây vẫn sẽ tuyên truyền theo hướng Nga phải lệ thuộc (trừ khi đến mức không thể chối được). Lý do vì:
- Đây chính là điều phương tây muốn ở Nga, họ muốn kinh tế Nga chỉ làm một công việc duy nhất là cung cấp tài nguyên cho họ. Còn các ngành khác (trừ 1 số ngành bưng bê phục vụ) thì nhìn nhận Nga là đối thủ tiềm năng, nên không lý do gì mà phải quảng cáo cho Nga (hợp logic và không có gì xấu hay tốt ở đây). Họ muốn thế giới đều nghĩ về Nga như vậy, trừ tài nguyên ra, họ muốn thế giới mua gì khác thì mua từ họ. Báo phương tây hình thức là tự do, nhưng thực chất vẫn luôn có định hướng, nhất là lĩnh vực đối ngoại. Họ chỉ tự do trong nội bộ bọn họ, có điều họ không nói ra điều đó (dĩ nhiên). Nhưng từ khủng hoảng Ukraine, thì họ đã công khai nói về thực hiện chiến tranh thông tin với Nga, điều mà trước đây họ chỉ làm ngấm ngầm, giờ đã được huỵch toẹt
- Đây chính là điều phương Tây tìm cách gây ra cho Nga. Điều này liên quan điều trên, họ muốn Nga là nền kinh tế cung cấp tài nguyên cho họ, và họ tìm cách biến Nga thành như vậy, băng cách triệt hạ các ngành khác (trừ 1 số ngành bưng bê phục vụ) Biện pháp thực hiện thì có nhiều (từ cách mạng màu, tìm cách can thiệp nội chính, pháp luật Nga thông qua việc lợi dụng cột thứ 5, những người theo chủ nghĩa tự do, dạng nhân vật như Navalny, etc.) nhưng vì không muốn nói về chính trị ở đây, nên tôi không đi sâu.
Tóm lai, câu chuyện Nga lệ thuộc dầu sẽ còn kéo dài, dù chỉ có hay công nhận vẫn có một nửa sự thật. Phương tây tuyên truyền vây, vì đây là điều họ muốn và vì họ đã, đang và sẽ còn tìm cách làm cho Nga như vậy. Còn ngành khai thác mỏ dĩ nhiên có tầm quan trọng trong kinh tế Nga và đặc biệt là ngân sách Nga, vì họ là nước rất giàu tài nguyên thiên nhiên, và những ngành đó vừa là đầu vào, là một trong những (không phải tất cả) động lực và đầu ra quan trọng, đóng góp giúp nhiều ngành công nghiệp chế tạo và công nghệ cao (UAV, AI, phần mềm công nghiệp, in 3D, etc.) của Nga phát triển, như những ví dụ và thực tế đã đưa ra nhiều ở bên kia. Nó cũng giúp Nga tạo nên quyền lực trên thế giới, dù dĩ nhiên Nga còn có những đòn bẩy khác.
Chỉ có xuất khẩu thì sẽ khó giảm tỷ lệ, vì cái này liên quan nhiều đến cấu trúc chính trị thế giới.
Còn Úc thì khỏi phải nói, hãy xem bài nói Make Australia Make Again của thượng nghĩ sỹ Úc Jacqui Lambie để hiểu. Nước này sống chủ yếu bằng dịch vụ, buôn nước bọt, tài nguyên, dù dĩ nhiên họ vẫn là nước phát triển, có trình độ khoa học kỹ thuật cao, nhưng cũng chả sao vì người ta chỉ nói Úc là nước phát triển, không ai gọi Úc là một cường quốc cả. Tuy nhiên, sắp tới với hiệp định AUKUS với Mỹ, thì tình hình có thể thay đổi, Úc có thể sẽ vươn lên là một nước có quyền lực ở châu Á Thái Bình Dương này, dù vẫn nằm dưới ô Mỹ và không thành cực độc lập được