[Funland] [Lịch sử] Vài bài lịch sử - chính trị châu Phi hiện đại

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Sắp tới không có gì khác, em sẽ post bài về Chiến tranh Toyota, một cuộc chiến rất thú vị. Chính từ cuộc chiến này mà ngày nay ở Trung Đông - Châu Phi, xe Toyota thống trị chiến trường.

Về thực chất, nó là một phần của cuộc chiến tranh dài hơi giữa gã nhà giàu Libya và chàng ăn xin Chad.

maxresdefault.jpg
 

oldfashion

Xe tăng
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
1,973
Động cơ
364,471 Mã lực
9/ Phản ứng quốc tế trong sự kiện diệt chủng Rwanda
Ngày nay người ta thống nhất rằng, sự do dự của cộng đồng quốc tế, cụ thể là Mỹ và Liên Hợp quốc trong cuộc diệt chủng ở Rwanda là nguyên nhân đẩy sự kiện lên mức thảm họa. Đúng là khi cuộc thảm sát diễn ra, dù có 2.500 quân gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc đóng ở Rwanda, không tính quân đội Pháp, cùng với hàng chục nghìn quân LHQ đóng ở Burundi và Zaire gần đó, nhưng rốt cuộc họ đã không có hành động nào để ngăn chặn giết chóc. Tương tự, quân đội Mỹ dù lúc đó hoàn toàn đủ khả năng để đưa quân vào châu Phi, nhưng cuối cùng Tổng thống Bill Clinton đã chọn cách im lặng, bất chấp việc đồng minh của Clinton là Paul Kagame đã thỉnh cầu Tổng thống Mỹ.

Nhưng để hiểu lý do thực sự tại sao Tổng thống Clinton từ chối can thiệp vào Rwanda, phải ngược dòng thời gian lại 1 năm, năm 1993, tại đất nước Somali vùng Đông Phi, một sự kiện xảy ra đã thay đổi gần như toàn bộ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với châu Phi.
Năm 1991, Somali bắt đầu rơi vào hỗn loạn do sự tranh đấu của các phe phái sau khi chế độ Xã hội chủ nghĩa của Siad Barre sụp đổ. Chiến tranh kéo dài nhiều năm khiến Somali rơi vào nạn đói nặng nề làm 300.000 người chết đến năm 1992. Tình hình khẩn cấp buộc Liên Hợp Quốc phải triển khai quân đội cùng với hàng hóa cứu trợ đến Somali. Tuy nhiên, nhiều lãnh chúa Somali, trong đó đang chiếm giữ thủ đô Mogadishu là quân của tướng Mohamed Farrah Aidid, không chấp nhận sự hiện diện của Liên Hợp Quốc và tấn công họ, giết chết nhiều nhân viên Liên Hợp Quốc. Để ngăn chặn Mohamed Farrah Aidid, đặc nhiệm Mỹ đã mở chiến dịch nổi tiếng mang tên ”Gothic Serpent” (rắn Gothic) tấn công Mogadishu để bắt Mohamed Farrah Aidid, đưa ra tòa án quốc tế xử tội.

Tuy nhiên những gì diễn ra sau đó là một thảm họa với nước Mỹ.

Chiến dịch thất bại, không bắt được Mohamed Farrah Aidid. 2 trực thăng Black Hawk bị bắn hạ, điều khiến cả thế giới nhớ đến chiến dịch với tên gọi ”Black Hack Down” (diều hâu gãy cánh) mà quên hẳn tên ban đầu ”Gothic Serpent”. 18 binh sĩ Mỹ bị chết, con số tuy nhỏ hơn rất nhiều so với 1.200 lính Somali thiệt mạng, nhưng đã là đòn trời giáng với chính phủ Hoa Kỳ. Đặc biệt, khi những hình ảnh về xác lính Mỹ bị bỏ lại và kéo lê đường phố Mogadishu được Somali phát đi, nó đã trở thành sự ô nhục với nước Mỹ. Hạ viện điên cuồng chỉ trích Tổng thống Clinton vì cái chết của 18 binh sĩ. Ngay sau đó, Tổng thống ra lệnh rút hết lính Mỹ khỏi Somali bỏ dở nhiệm vụ hộ tống Liên Hợp Quốc.

Cuộc ”gãy cánh” ở Somali là thất bại tủi nhục nhất của quân đội Mỹ sau thất bại ở Việt Nam. Quan trọng hơn, nó đã đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn chính sách ngoại giao của Mỹ với Lục địa đen. Chính quyền Mỹ sau thất bại trở nên rất dè dặt và cẩn trọng, nói cách khác là muốn tránh xa mọi cuộc xung đột và ý định can thiệp vào châu Phi, kể cả là hoạt động nhân đạo. Từ thời điểm đó, trong chính giới và quân đội Mỹ đã hình thành một luật bất thành văn: ”Không bao giờ trở lại châu Phi”.

Đó là lý do năm 1994, dù có quân ở Zaire ngay gần đó, Tổng thống Clinton đã không có một hành động nào, và quân đội Mỹ hoàn toàn đứng ngoài cuộc. Dù vậy, với cá nhân Clinton, đó vẫn là một sự đáng tiếc. Sau này Clinton thăm Rwanda 2 lần năm 1998 và 2005, với tư cách lần lượt là tổng thống và khách của Tổng thống Rwanda Paul Kagame, đồng minh quan trọng của Clinton ở châu Phi. Cả 2 lần, Bill Clinton đều ”nhân danh người dân Mỹ, xin lỗi người dân Rwanda vì đã không nỗ lực hết sức để ngăn chặn thảm họa diệt chủng năm 1994”.

Còn với Liên Hợp quốc, họ cũng có lý do để không cạn dự vào Rwanda. Đó là sự kiện sát hại 10 lính gìn giữ hòa bình người Bỉ ngay trong đêm bắt đầu cuộc thảm sát. Vào thời điểm đêm 6/4/1994, lực lượng dân quân Rwanda đã bắt giữ 15 lính thuộc phái bộ Liên Hợp Quốc ở Kigali. 5 người Ghana được thả, nhưng 10 người Bỉ đã bị tra tấn và sát hại dã man. Họ bị lính Rwanda chặt gân chân, cắt bộ phận sinh dục nhét vào miệng đến nghẹt thở và chết.

Cái chết của các binh sĩ Bỉ đã làm chính phủ Bỉ đơn phương rút hết lính của mình khỏi Rwanda mà không qua lệnh LHQ. Ngay sau đó, tổng thư kí LHQ Kofi Annan cũng phải ra lệnh sơ tán LHQ khỏi Rwanda. Mặc dù vậy, vẫn có một số binh sĩ LHQ cố gắng giúp đỡ người Tutsi chạy chốn, và kết quả là họ cũng bị giết. Có thêm 5 lính LHQ, gồm 3 người Ghana, 1 người Uruguay và 1 người Senegal thiệt mạng cho đến khi diệt chủng kết thúc.


Ảnh: chân dung 10 lính LHQ người Bỉ bị sát hại.
11-1.png
Lý do Bill Clintinh không can thiệp vào Rwanda thì như trong bộ phim về cuộc diệt chủng mô tả, là "Mỹ không đời nào can thiệp. Rwanda không có dầu mỏ, cũng chẳng có kim cương".
 

MaLai_M

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705663
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
2,164
Động cơ
117,437 Mã lực
- Mâu thuẫn sắc tộc khốc liệt giúp các lực lượng quân sự lên ngôi và trở thành độc tài quân sự; cộng thêm năng lực kỹ trị yếu kém, trình độ văn hoá thấp của 1 số thủ lĩnh khiến tham nhũng tràn lan.
- Tiếp theo, tài nguyên châu Phi hầu hết thuộc sở hữu người nước ngoài; kinh tế lạc hậu nên nạn đói và bệnh dịch hoành hành liên miên.
 

TONGIA

Xe lừa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
39,929
Động cơ
876,718 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Yên tâm ít nữa TQ nó sẽ có liều thuốc cân bằng hầu hết những cái đầu nóng ở Châu Phi
 

hoangdinhman

Xe hơi
Biển số
OF-89020
Ngày cấp bằng
19/3/11
Số km
184
Động cơ
479,503 Mã lực
Vậy mời cụ lập 1 thớt khác với dẫn chứng cụ thể, chứ lý luận mồm thế này khác gì tự tay bóp ***
Thông tin luôn đc tạo ra từ các nguồn khác nhau, diễn đàn là nơi cập nhật, chả phải là chỗ truyền đạo nên cứ có link là lập thớt
 

@xichlo@

Xe điện
Biển số
OF-77263
Ngày cấp bằng
7/11/10
Số km
2,505
Động cơ
1,550,676 Mã lực
Chiến tranh “thích” quá đi.
 

hoanganhhn83

Xe buýt
Biển số
OF-634533
Ngày cấp bằng
17/4/19
Số km
598
Động cơ
581 Mã lực
Trong tình cảnh đó, tháng 12 năm 1978, tại Dar es Salaam (thủ đô cũ của Tanzania, thủ đô mới là Dodoma), tổng thống Nyerere của Tanzania kêu gọi tổng động viên toàn quốc. Trong một vài tuần, quân đội Tanzania đã được mở rộng từ dưới 40.000 quân lên 100.000 người bao gồm các thành viên của cảnh sát, các nhà tù, và dân quân. Nyerere cũng tuyên bố ủng hộ lớn nhất cho quân kháng chiến Mặt trận Giải phóng Dân tộc Uganda, do các tướng Tito Okello, David Oyite Ojok, Yoweri Museveni, Akena p'Ojok, William Omaria và Ateker Ejalu chỉ huy. Cùng với đó, lãnh đạo Cộng hòa Mozambique Samora Machel cũng tuyên bố ủng hộ Tanzania và gửi tiểu đoàn ưu tú nhất của quân đội Mozambique đến giúp Tanzania.

Tháng 1 năm 1979, Tanzania phản công, bắt đầu bằng việc các dàn phóng tên lửa của Tanzania phóng hết công suất về phía Uganda. Trận pháo kích hiệu quả không ngờ khi quân Uganda tỏ ra thiếu chuyên nghiệp, không phòng bị nên chịu tổn thất nặng và phải rút lui.

Lúc này, cuộc chiến lại phải nhờ vào lực lượng Libya. Lực lượng viễn chinh Libya được trang bị các tăng T-54 và T-55, BTR APC, BM-21 Grad MRL, pháo binh, máy bay chiến đấu MiG-21 và một máy bay ném bom Tu-22. Lực lượng Libya ban đầu chỉ là để chủ yếu hoạt động như một lực lượng hỗ trợ cho Quân đội Uganda. Tuy nhiên, ngay sau khi lực lượng đến Uganda thất bại, binh lính Libya đã tự chiến đấu chống lại người Tanzania trên tuyến đầu. Trong khi người Libya đang chiến đấu và hy sinh trong cuộc chiến để bảo vệ đồng minh của họ, nhiều đơn vị của quân đội Uganda đã sử dụng xe tải chở những tài sản mới cướp từ Tanzania về nước một cách hèn nhát.

Từ ngày 10-12 tháng 3, Trận Lukaya - trận chiến quyết định ở mặt trận Tanzania - xảy ra giữa Quân đội Tanzania và Quân đội Libya cùng với một số đơn vị Quân đội Uganda. Trận chiến bắt đầu khi một cuộc tấn công theo kế hoạch của một đội lữ đoàn Libya với 15 chiếc T-55, hàng chục APC, và BM-21 MRL, nhằm đến Masaka, chạm trán với lực lượng Tanzania tại Lukaya vào ngày 10 tháng 3. Dù quân Libya dành chiến thắng ban đầu, một cuộc phản công của Tanzania vào đêm 11 tháng 3 từ hai hướng, của Lữ đoàn 201 từ phía nam và Lữ đoàn 208 từ phía tây bắc, thành công. Tổng cộng 200 quân Libya bị tiêu diệt, cộng thêm 200 lính đồng minh Uganda. Quân Tanzania thu toàn bộ trang bị, bắt tù binh trong đó có cả vị tướng chỉ huy quân Libya.

Trận chiến ở Lukaya đã loại bỏ hoàn toàn quân Libya, đồng thời triệt tiêu tinh thần của quân Uganda. Quân Tanzania và quân kháng chiến Mặt trận Giải phóng Dân tộc Uganda tiến rất nhanh về phía Tây và tiến vào thủ đô Kampala ngày 11/4/1979. Hai ngày sau, thủ đô được giải phóng, Idi Amin đã bỏ chạy khỏi thủ đô. Nhưng người anh rể Juma Butabika, đã ở lại chiến đấu và bị người dân bắt lại, sau đó bị thiêu chết trong sự phẫn nỗ tột cùng của người dân Uganda.

Quân đội Tanzania sau đó truy kích quân của Amin đến tận ngày 3 tháng 6 sau khi đã đuổi đến tận biên giới Sudan. Quân đội Tanzania vẫn ở Uganda để duy trì hòa bình cho đến cuộc bầu ở nước này diễn ra vài tháng sau đó. Tuy nhiên, sau khi quân Tanzania rút đi, Uganda lại rơi vào nội chiến do tàn dư của chế độ Amin vẫn tiếp tục chiến đấu. Cuộc chiến kéo dài đến năm 1996, khiến tiếp 300.000 người thiệt mạng. Như vậy trong 25 năm, Uganda mất 800.000 người.
Tại sao không có dấu ấn nào của phương tây trong những bài đăng của thớt nhỉ? Như vậy có thiên vị không?
 

hoanganhhn83

Xe buýt
Biển số
OF-634533
Ngày cấp bằng
17/4/19
Số km
598
Động cơ
581 Mã lực
Châu Phi trước ww1, bị cắn xé tan nát bởi thực dân. Biên giới của các ông chủ trắng gây nên mâu thuẫn sắc tộc khốc liệt khi cô lập các nhóm dân bản địa hoặc ép họ sống chung với kẻ thù mà kg có vùng đệm.
Từ đó châu Phi tơi bời bom đạn chiến sự nồi da xẻ thịt giữa những đám da đen khác nhau.
Phi_tieng_viet1.png

Em cũng thắc mắc là chiến tranh loạn lạc từ những năm 70 là chiến tranh lạnh căng thẳng nhất mà phương tây dường như vô hình trong những bài của thớt đăng
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Tại sao không có dấu ấn nào của phương tây trong những bài đăng của thớt nhỉ? Như vậy có thiên vị không?
cụ không đọc kỹ ah, xem lại ở trên nhiều ông độc tài được Mỹ bảo kê chỉ vì chống cộng đấy dù mấy lão ấy giết dân như ngoé, rồi Quân Bỉ quân Anh cũng từng trực tiếp tham chiến. Dấu ấn của Mỹ ở Phi không rõ nét vì ở đó toàn là đất cũ của mấy ông lớn Châu Âu cả. Thậm chí có mấy nước Tây Phi thậm chí còn dùng trực tiếp tiền Pháp đến gần đây mới bỏ.
Có thằng Liberia đấy là đồng minh rõ nhất của Mỹ, nhận viện trợ của Mỹ rất nhiều nhưng đến thời Taylor thì ngưng
 

Lucky

Xe tăng
Biển số
OF-4009
Ngày cấp bằng
25/3/07
Số km
1,881
Động cơ
567,239 Mã lực
Kinh hãi thật, giờ đã hiểu tại sao dân Châu Phi nghèo, với tình trạng này thì cũng ko biết đến bao h mới khá dc
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tại sao không có dấu ấn nào của phương tây trong những bài đăng của thớt nhỉ? Như vậy có thiên vị không?
Bác đọc lại, và lật sách xem lại xem thằng nước nào nhúng tay vào châu Phi nhiều nhất thời Cold War?
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
7/ Xe Toyota đã xuất hiện và thống trị chiến trường Trung Đông như thế nào?

Như đã nói bài này em sẽ post về chiến tranh Toyota, một bài không thể hợp hơn để các bác trong Otofun thảo luận

Ngày nay nhìn vào ảnh này người dân Trung Đông sẽ bảo: ''Có gì lạ, ngày nào tao chẳng thấy''. Nhưng vào năm 1987, nếu mà Internet phổ biến như ngày nay, bức ảnh chắc chắn sẽ trở thành trò cười trên mạng.

Mọi chuyện chỉ thay đổi vào năm 1987, khi mà một ''đội quân ăn mày'' theo đúng nghĩa đen, đã dùng tất cả những gì mình có là những chiếc Toyota chở gia súc, đánh thắng đội quân với trực thăng Mi-24 tối tân.


toyota-land-cruiser-technical-1001x565-(4).jpg

 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
5,110
Động cơ
331,418 Mã lực
Tại sao không có dấu ấn nào của phương tây trong những bài đăng của thớt nhỉ? Như vậy có thiên vị không?
Dấu ấn của Phương Tây chính là kệ mịa chúng mày , mày diệt chủng cũng được tao bán súng cho mà giết, miễn không được theo phe công hoặc chống cộng thì càng tốt.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Trên thực tế, chiến tranh Toyota chỉ là cuộc chiến cuối cùng trong một cuộc chiến tranh lớn hơn kéo dài gần 10 năm giữa 2 nước láng giềng Libya và Chad. Phần lớn cuộc xung đột này xung quanh việc Chad muốn bảo vệ lãnh thổ của mình ở Dải Aozou. Nhưng Libya còn muốn xa hơn là lật đổ chính phủ Chad, thành lập một chính phủ Hồi Giáo thân Libya.

Vào những năm 60s, nhà Lãnh đạo Libya là Muammar Gaddafi ủng hộ Chủ nghĩa xã hội Hồi giáo và thuyết Liên Hồi giáo, tự xưng là kế tục của lãnh đạo Ai Cập Gamal Abdel Nasser. Họ coi một liên minh hồi giáo căn bản để thực hiện cuộc chiến chống lại phương tây, mặc dù Nasser có phần ôn hòa hơn. Để thực hiện điều đó, trước tiên Gaddafi coi các nước Sahara phải trở thành một nhà nước thống nhất dưới sự lãnh đạo của Libya. Libya đã can thiệp vào nội chiến Sudan, Niger, Mali để thành lập các chính phủ thân Libya ở đó. Riêng với Sudan, Libya chống lưng cho chế độ Arab ở miền bắc đàn áp người da đen thiên chúa giáo ở Nam Sudan. Mãi đến năm 2011, Nam Sudan mới được độc lập.

Nhưng với người láng giềng chính Nam là Tchad thì mọi việc khó nhằn hơn. Đại đa số dân số Chad sinh sống ở vùng phía Nam, theo Thiên chúa giáo. Vùng phía Bắc xa xôi hẻo lánh không có đông dân bằng, nên quyền lực thuộc về chính phủ ở miền Nam. Để lật đổ chính phủ Chad của François Tombalbaye, Gaddafi hỗ trợ cho quân nổi dậy Chad thành lập ''Mặt trận giải phóng quốc gia Chad'' (FROLINAT) và ''Chính phủ chuyển tiếp đoàn kết dân tộc Chad'' (GUNT). Các nhóm này lợi dụng sự hẻo lánh ở miền Bắc Chad để chiếm giữ các lãnh thổ này, gây ra cuộc nội chiến với chính phủ của François Tombalbaye (xem hình). Dù François Tombalbaye bị đảo chính giết hại năm 1975, nhưng chính quyền quân sự sau đó ở Chad vẫn không có vẻ gì là nghe lời Gaddafi.

Vào năm 1973, Ai Cập và Israel kí hiệp định hòa bình. Sự kiện này làm suy yếu vị thế lãnh đạo của Ai Cập trong thế giới Arab. Tự coi mình là lãnh đạo mới của Khối Arab, năm 1977 Libya đã phát động cuộc chiến tranh vào Ai Cập. Tuy nhiên cuộc tấn công đã thảm bại trước quân đội Ai Cập của Al Sadad chỉ sau 4 ngày từ 21/7/,1977 đến 24 tháng 7/1977 . Để gỡ lại danh dự, Libya chuyển xung đột xuống phía Nam, nơi Tchad đang trong cuộc chiến giữa chính phủ và các nhóm phiến quân do Libya ủng hộ.

Vậy là mọi chuyện lên một nấc thang mới vào năm 1978. Libya bắt đầu tạo ra cái gọi là ''vấn đề Aouzou''. Aouzou là tên chỉ dải đất trải dài toàn bộ biên giới Libya và Chad ngày nay.


ba0ce892ad6dabd886324978f1fddde3.gif
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Thật ra dải Aouzou này đúng là có vấn đề thật. Trước đây Libya là thuộc địa của Ý, còn Chad là của Pháp. Năm 1935, khi Ý xâm lược Ethiopia, nước này kí với Pháp phân định ranh giới giữa Libya với Chad. Hiệp ước này có một số điều khoản bất lợi cho Libya, vì vậy năm 1954, quân đội Libya có tấn công Chad để chiếm lại Aouzou. Tuy nhiên, quân đội Pháp đã đánh bại quân đội Libya, và còn chiếm thêm đất, buộc Libya phải vẽ lại biên giới. Các ông Pháp lười vẽ thế nào kẻ thẳng luôn một đường. Thế là tạo nên biên giới thẳng băng không một gấp khúc mà ngày nay chúng ta nhìn thấy trên bản đồ.

Khơi lại vấn đề này, Libya ra yêu sách đòi Chad trả lại dải Aouzou. Tất nhiên là Chad không đồng ý. Thế là ngày 29/1/1978, chiến dịch quân sự lớn đầu tiên diễn ra. 4000 lính Libya, 2500 quân nổi dậy Chad chiếm thành phố Faya-Largeeau, lớn nhất miền Bắc Chad. 5000 quân Chad giữ thành phố đầu hàng trước xe tăng và trực thăng hiện đại của quân Libya. Quân đội Chad chỉ có 20.000 người, nên sự sụp đổ của Faya-Largeeau đã làm mất 1/4 quân số Chad. Cùng với đó là 3/4 lãnh thổ Chad rơi vào tay quân nổi dậy.

Chẳng bao lâu, một nhà nước bù nhìn được lập ra ở miền Bắc Chad do Goukouni Oueddei đứng đầu, thủ đô tại Faya-Largeeau. Chính phủ Chad đưa sự kiện quân sự ở Aouzou ra Liên Hợp quốc. Tuy nhiên, dưới áp lực ngoại giao của Libya, các nước châu Phi đã bỏ phiếu trắng. Chỉ có Nam Phi, Zaire (nay là CHDC Congo), và một số nước khác ủng hộ Chad. Tuy vậy, sự sụp đổ của Chad được đảm bảo là không xảy ra với chiến dịch Opération Tacaud, diễn ra. 2500 lính Pháp được điều động đến thủ đô N'Djamena của Chad, đánh bại cuộc tấn công vào thủ đô của phiến quân mùa hè năm 1978.

Dù vậy, khi được yêu cầu chiếm lại Aouzou, quân đội Pháp đã thẳng thừng từ chối. Điều này thuộc về mối quan hệ ngoại giao vô cùng phức tạp giữa Pháp và Libya. Vì rất phức tạp nên không thể nói hết ra ở đây. Đến năm 1980, quân đội Pháp lại rút khỏi Chad. Kết quả tất yếu, cuối năm 1980 thủ đô N'Djamena đã rơi vào tay phiến quân thân Libya. Tổng thống Hissène Habré phải chạy đến biên giới ở Darfur cầu viện Ai Cập.

Cầu viện Ai Cập, nhưng Zaire lại là nước gửi quân đến giúp Chad. Tổng thống Mobutu của Zaire gửi ngay 2000 lính Zaire đến Chad để giúp chính phủ. Tháng 5 năm 1982, quân Zaire và Chad phản công chiếm lại thủ đô N'Djamena. Mọi công sức của quân Libya giúp đỡ phiến quân Chad đổ sông đổ bể.

Thế giằng co ở Chad khiến Gaddafi hết kiên nhẫn. Ông cho rằng quân đội Libya phải trực tiếp can thiệp mới chấm dứt được sự giằng co này. Thế là năm 1986, chiến dịch điều động quân sự cao nhất trong cuộc chiến đã diễn ra, mở đầu cho ''cuộc chiến Toyota''. Ý chính của bài viết chủ yếu nằm ở phần sau này.


tải xuống.png
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
5,110
Động cơ
331,418 Mã lực
Khi chiếm thủ đô của Uganda, ngoại trừ Mozambique không một quốc gia nào ủng hộ Tanzania. Đến nay sự kiện chiếm Kampala năm 1979 vẫn là lần duy nhất 1 nước châu Phi chiếm một quốc gia khác.

Nhiều lời các buộc cướp bóc và giết người nhằm vào quân đội Tanzania được đưa ra ngay sau khi Kampala thất thủ. Tuy vậy, những thước phim tài liệu của AP nhanh chóng giải oan cho Tanzania. Những đoạn phim cho thấy người dân Uganda chào đón quân đội Tanzania và quân đội Tanzania làm nhiệm vụ giữ an ninh cho thành phố.

Tuy nhiên, dưới áp lực của châu Phi và quốc tế, quân đội Tanzania không chịu giỏi như Việt Nam đã phải rút về nước sớm, để lại Uganda hỗn loạn. Như một hậu quả, các nhóm trung thành với Adi Amin lại quay lại và gây chiến tranh đến tận năm 1986 mới chấm dứt. Cuộc chiến này cướp đi thêm của Uganda nửa triệu sinh mạng nữa.

Nhưng tại sao quân đội Tanzania không quay lại? Không phải vì áp lực quốc tế đâu. Là vì năm 1985, Ali Hassan Mwinyi trở thành tổng thống Tanzania theo đường lối thân phương Tây. Ông tuyên bố ''rũ bỏ'' trách nhiệm với cuộc chiến do người tiền nhiệm dính tới, và tuyên bố quân đội Tanzania sẽ không trở lại Uganda lần nào nữa.

Sau này các nhà ngoại giao Liên hợp quốc thừa nhận, bắt quân đội Tanzania rút khỏi Uganda quá sớm là một sai lầm.
Nếu ngày đó Việt Nam cũng rời Cambodia sớm như này , dân Cam bị Pốt nó thịt hết thì bon LHQ cùng lắm cũng mửa ra được những câu vuốt đuôi tương tự thôi cụ nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top