[Funland] [Lịch sử] Vài bài lịch sử - chính trị châu Phi hiện đại

tuyetchieu

Đi bộ
Biển số
OF-154050
Ngày cấp bằng
25/8/12
Số km
7
Động cơ
354,070 Mã lực
Thông tin hay. Nhiều khi tự hỏi sao dân châu Phi quí Việt Nam hóa ra cũng có lí do.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
4/ Charles Taylor và cuộc chiến Liberia.

Qua cmt thì có khi nhiều bác biết vụ này rồi. Chia sẻ nhẹ là lúc nhỏ e có xem một cái chương trình du lịch của HTV khá hay. Đến một hôm đi qua 1 nước toàn người cụt tay hãi quá không xem HTV mấy ngày. Sau này mới biết nó là Liberia.

Liberia - cái tên có nghĩa là ''xứ giải phóng''. Có lịch sử tự hào là một trong 2 nước châu Phi giữ được độc lập trước làn sóng thực dân. Dù có nhiều người nói Liberia là đất nước của những người nô lệ châu Phi được giải phóng ở Mỹ trở về, điều đó là sai! Đại đa số dân cư của Liberia là thổ dân của 16 bộ lạc bản xứ. Họ không bị biến thành thuộc đia, với lý do chỉ là nằm ở vùng đệm giữa 2 thuộc địa: Côte d'Ivoire của Pháp và Freetown của Anh (nay là Sierra
Leone). Phải đến năm 1910, những người châu Phi hồi hương từ Mỹ mới đạt thỏa thuận phân chia biên giới với Anh và Pháp, kết thúc sự xâm lấn của 2 đế quốc vào vùng đất mà họ khai khẩn. Sau đó, giống như nước Mỹ, Liberia mở rộng đất của mình bằng cách khai hoang sâu vào nội địa, giành đất với các bộ tộc bản xứ.

Liberia trải qua thế kỉ 20 đến giữa thế kỷ 21 yên bình hơn bất kỳ quốc gia châu Phi nào. Những năm 1960, quốc gia này là thiên đường của Tây Phi. Tài nguyên giàu có, viện trợ từ Mỹ nhiều, hòa bình lâu dài, Liberia có cho mình thu nhập đầu người gấp 4 lần các nước Tây Phi. Đặc biệt ngành hàng hải phát triển khó tin với đội tàu cho thuê lớn thứ 2 thế giới, luôn là niềm tự hào với đất nước này. Niềm hãnh diện khác của họ, là "King" George Weah, huyền thoại bóng đá thế giới, cầu thủ vĩ đại nhất của châu Phi và là tổng thống hiện tại.

Tuy nhiên, quá khứ là quá khứ. Ngày nay, Liberia là đất nước nghèo đói, tham nhũng, bệnh tật hoành hành và những con người không lành lặn. Lời khuyên của các chuyên gia du lịch cho người đến Liberia là: tốt nhất đừng đến!!! Dù vẫn tự hào có đội tàu lớn thứ 2, thế giới hiện nay vẫn biết đến Liberia nhiều nhất qua vụ bùng phát dịch Ebola năm 2014 làm chao đảo toàn cầu.

Bước ngoặt lịch sử nào đã đưa Liberia từ đỉnh cao xuống vực sâu? Đó là khi một tên lính đánh thuê của Libya, xuất hiện và làm tổng thống nước này: Charles McArthur Ghankay Taylor.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Charles Taylor sinh năm 1948 tại Arthington, hạt Montserrado, Liberia. Năm 1977, Taylor lấy được bằng tại Đại học Bentley ở Waltham, Massachusetts, Hoa Kỳ và quay về phục vụ chính phủ Liberia.

Tháng 4 năm 1980, Taylor ủng hộ tướng Samuel Doe làm đảo chính lật đổ tổng thống William R. Tolbert để chấm dứt tình trạng lạm quyền của tổng thống trong ngành khai mỏ. Sau cuộc đảo chính, Taylor được ưu ái, bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc của Tổng cục Dịch vụ. Tại đây, Taylor lợi dụng chức vụ ăn cắp 1 triệu USD ngân khố bỏ vào túi riêng ở ngân hàng Mỹ.

Samuel Doe phát hiện và truy nã Taylor. Taylor trốn sang Hoa Kỳ nhưng bị Hoa Kỳ bắt giữ theo yêu cầu của Liberia vào ngày 21 tháng 5 năm 1984 tại Somerville, Massachusetts, Mỹ. Trong khi chưa bị kết án, Taylor bị giam tại Cơ sở cải huấn của Hạt Plymouth. Nhưng ngày 15 tháng 9 năm 1985, Taylor cưa song sắt vượt ngục. Sau này người ta mới biết hắn đã trốn qua Mexico, rồi sang Libya gặp Muammar Gaddafi - được biết là "cha đỡ đầu của các nhà độc tài châu Phi". Ở Libya, Gaddafi cung cấp cho Taylor huấn luyện du kích, tiền bạc, vũ khí cùng lính đánh thuê để chuẩn bị về nước tiến hành cuộc chiến lật đổ Samuel Doe, thành lập một chính phủ tay sai của Libya.

Taylor rời Libya đến Bờ Biển Ngà, nơi được tổng thống Félix Houphouët-Boigny che chở. Ở đây hắn tập hợp những người Liberia lưu vong thành lập Mặt trận Yêu nước Quốc gia Độc lập (INPFL).

Nhưng trước khi hành động ở Liberia, năm 1987 Charles Taylor cùng INPFL phải làm "nhiệm vụ" của mình ở Burkina Faso. Burkina Faso là láng giềng phía Bắc của Liberia, lúc này do nhà cách mạng Cộng sản Thomas Sankara lãnh đạo. Thomas Snakara là người Cộng sản yêu nước, đồng thời là nhà cải cách lớn, tuy nhiên cự tuyệt với các viện trợ nước ngoài, kể cả với những món tiền khổng lồ từ dầu mỏ của Muammar Gaddafi. Thomas Sankara trở thành cái gai trong mắt Gaddafi. Để giúp đỡ nhổ cái gai này, Charles Taylor đã trực tiếp tham gia cuộc đảo chính ở Burkina Faso, lật đổ Thomas Sankara và đưa Blaise Compaoré lên nắm quyền, thiết lập chế độ độc tài đến năm 2015. Blaise Compaoré trở thành bạn thân thiết của Charles Taylor. Cuộc đảo chính này, về sâu xa, biến Burkina Faso thành hậu phương cho Taylor trong cuộc chiến ở quê nhà Liberia.


Em xin in đậm phần này vì nó liên quan đến bài trước về Thomas Sankara.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Vào tháng 12 năm 1989, Taylor đã phát động một cuộc nổi dậy vũ trang do Gaddafi tài trợ từ Bờ Biển Ngà vào Liberia để lật đổ chế độ Samuel Doe, dẫn đến Nội chiến Liberia đầu tiên. Với nguồn hỗ trợ dồi dào từ Libya, Bờ Biển Ngà, và 90.000 lính đánh thuê Burkina Faso, chỉ sau 1 năm quân của Taylor đã chiếm được thủ đô. Tổng thống Samuel Doe bị bắt, và tra tấn đến chết khi đang quay trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia.

Nghe có vẻ dễ, nhưng không đơn giản như vậy. Trong nội bộ INPFL đã chia rẽ từ trước, trong đó nhóm của Prince Johnson đã ly khai và chống đối Taylor. Các phe phái khác nhau đã đánh nhau suốt 7 năm trời nhằm giành quyền lực và tài nguyên của đất nước. Charles Taylor, với sự máu lạnh của mình, sử dụng các đòn khủng bố tàn bạo đẫm máu nhằm vào các đối thủ trước khi diễn ra bầu cử năm 1997.

Cuộc bầu cử năm 1997 mang lại chiến thắng cho Charles Taylor. Tuy nhiên, trớ trêu ở chỗ là trên thực tế đa số người dân không hề ủng hộ ông. Họ bầu cho Taylor trên cơ sở là sự sợ hãi Taylor sẽ tiếp tục khủng bố nếu không đắc cử. Điều đó thể hiện qua slogan nổi tiếng của cuộc bầu cử này: "He killed my ma, he killed my pa, but I will vote for him." (Ông ấy giết mẹ tôi, ông ấy giết cha tôi, nhưng tôi sẽ bỏ phiếu cho ông ấy).

Cuộc nội chiến 7 năm nhưng đã khiến 400.000 - 600.000 dân thường Liberia thiệt mạng, chiếm 1/4 dân số của đất nước chỉ có 2 triệu dân, một trong những cuộc chiến gây tỉ lệ tử vong cao nhất lịch sử nhân loại.

Tuy nhiên, nói về chiến tranh Liberia mà bỏ qua chiến tranh Sierra Leone là một điều không thể chấp nhận.

Giống như ông chủ Gaddafi của mình, sau khi làm cách mạng thành công ở quê nhà, Taylor cũng có nhu cầu 'xuất khẩu' nó. Mục tiêu mà Taylor nhắm đến là láng giềng Sierra Leone, quốc gia nhỏ bé 7 triệu dân nhưng có mỏ kim cương lớn hàng 3 châu Phi.

Để xuất khẩu cách mạng, Taylor giúp quân nổi dậy Sierra Leone thành lập ''Mặt trận thống nhất cách mạng'' - RUF do Foday Sankoh, một tay đồ tể khát máu (theo nghĩa đen - vì hay uống máu) đứng đầu. RUF đã gây ra cuộc nội chiến ở Sierra Leone với sự hỗ trợ cả về nhân lực lẫn súng đạn của Liberia, đổi lại giao nộp kim cương khai thác từ các mỏ giàu có của Sierra Leone cho Taylor.

Nói đến đây các bạn mê phim đoán ra gì chưa à? Là phim ''Kim Cương Máu'' của Leonardo DiCaprio đây. Bộ phim này đã đồng thời sinh ra một định nghĩa mới cho những tài nguyên bị khai thác bởi nô lệ cưỡng bức trong các cuộc chiến tranh trên thế giới, gọi chung là "kim cương máu".

Cuộc nội chiến Sierra Leone làm 50.000 người chết, nhưng có đến 2,5 triệu người (chiếm 1/3 dân số) phải đi tị nạn. Vậy nhưng sau cùng, Sierra Leone đã thoát khỏi thảm họa, nhờ sự can thiệp của người Anh. 17.000 lính Quân đội Hoàng gia Anh cùng quân đội của một liên minh các nước Tây Phi là thuộc địa cũ của Anh đã can thiệp để ngăn quân nổi dậy RUF chiến thắng. Gọi là liên minh nhưng thực ra 90% lính là của Nigeria, các nước khác không đáng kể. Chênh lệch quá lớn về khả năng chiến đấu nên cơ bản đến năm 2002 quân Anh đã đánh bại quân nổi dậy RUF. Nội chiến Sierra Leone chấm dứt.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
*Vụ hành quyết tổng thống Samuel Doe

Đây có thể coi là lần đầu tiên một lãnh đạo châu Phi bị giết trên sóng livestream. Trớ trêu thay, người gây ra cái chết cho Samuel Doe là tay sai của Gaddafi, nên sau này người thứ 2 lâm vào cảnh tương tự, chính là Muammar Gaddafi năm 2011.

Không ai biết ý đồ giết Samuel Doe. Vào ngày 9/9/1990, Samuel Doe vẫn được cả trăm lính tháp tùng đến gặp quân nổi dậy, thậm chí có cả lính gìn giữ hòa bình châu Phi hộ tống. Nhưng vừa vào phòng họp thì súng nổ bên ngoài, quân nổi dậy giết sạch lính của Doe.

Sau đó quân nổi dậy nối sóng đến truyền hình, quay cảnh tra khảo, hành hạ Tổng thống dã man. Chúng cắt tai, cắt ngón tay chân Doe trong khi uống bia. Họ đổ phân và nước bẩn lên để ''tẩy ma thuật''. Cuối cùng sau 12h, chúng bắn và đánh đập Samuel Doe đến chết, mang xác đi diễu phố.

Ảnh: cắt từ video tra tấn Samuel Doe, tai đã bị xẻo

Samuel Doe knife after cutting ear bigger and clearer.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Mod nào xóa ảnh đừng xóa thớt nhé


gettyimages-542378788-1024x1024.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Hai cuộc chiến ở Liberia và Sierra Leone, được miêu tả là cuộc chiến tàn khốc có một không hai của thế giới thế kỉ 20-21. Và đó không phải nói suông. Thực sự có những điều người ta chưa tìm thấy ở cuộc chiến nào khác.

Nạn chặt tay trong chiến tranh ở Liberia và Sierra Leone thực sự không còn ở mức có thể chấp nhận được nữa. Quân của Taylor sử dụng chặt tay làm đòn trả thù đe dọa đối phương. Đồng thời trong các hầm mỏ lao động cưỡng bức, người ta cũng sẵn sàng chặt tay những lao động, kể cả trẻ em. Con số khủng khiếp được LHQ đưa ra: 11% dân số Liberia và Sierra Leone bị chặt tay, 3% bị chặt cả 2 tay. Điều đó có nghĩa là, nếu Taylor ở Việt Nam, 10 triệu người sẽ mất tay. Cho đến nay, hình ảnh những người dân với cánh tay bị mất vẫn là một hình ảnh của Liberia và Sierra Leone, không thể nhầm lẫn với bất kỳ nơi nào khác.

Các nạn nhân bị chặt 2 tay trở thành biểu tượng ghê sợ của cuộc chiến này. Rất nhiều người bị chặt tay đã ra làm chứng trước tòa về tội ác của Charles Taylor. Một nhóm các nạn nhân, bị chặt cả tay chân đã đi từ Bordeaux (Pháp) đến La Hay (Hà Lan) để làm chứng chống lại Taylor, trong một nỗ lực hướng sự chú ý của thế giới đến những người bị mất khả năng lao động vì cuộc chiến Sierra Leone, ước tính chiếm đến 25% dân số.

Nạn ăn thịt người cũng rất phổ biến trong thời kỳ này. Về chuyện này, câu chuyện nổi tiếng nhất là về Joshua Milton Blahyi, biệt danh General Butt Naked (tướng mông trần), một lãnh chúa tàn bạo nổi tiếng thích ăn thịt và tim trẻ con ở Liberia. Chính ông đã thừa nhận đã giết ít nhất 20.000 người, và mỗi lần như thế sẽ ăn tim 1 đứa trẻ. Tuy nhiên, sau chiến tranh ông lại trở thành nhà truyền giáo, đi khắp đất nước nhằm xoa dịu nỗi đau của người dân Liberia.

Khi quân nổi dậy chiếm thủ đô Monrovia năm 2003, cảnh tượng kinh hoàng diễn ra khi trẻ con đã giết các tướng của Taylor và moi tim ăn để trả thù.

Foday Sankoh, thủ lĩnh RUF của Sierra Leone, cũng nổi tiếng là kẻ thích uống máu.

Và đặc biệt, đây là cuộc chiến đầu tiên mà nạn lính trẻ em được ghi nhận rộng rãi. Ước tính có đến 70% lính của Taylor là trẻ em dưới 18 tuổi. Từ đây, quốc tế đã bắt đầu thống kê về việc sử dụng lính trẻ em trong xung đột. Trong lần thống kê đầu tiên, Myanmar đứng đầu bảng.

Sử dụng lính trẻ em đã trở thành cáo buộc chống lại Taylor tại tòa, lần đầu tiên một tội danh như thế giành cho lãnh đạo một quốc gia.

Đây cũng là lần đầu tiên ở châu Phi, người ta quay trực tiếp một cảnh hành quyết lãnh đạo. Phiến quân của Prince Johnson đã quay video trực tiếp cảnh tra tấn và sau đó giết hại tổng thống Samuel Doe. Như một sự trả giá, người thứ 2 bị giết theo kiểu này, chính là Muammar Gaddafi năm 2011.

Ban đầu quân Anh đã định can thiệp để lật đổ Taylor. Tuy nhiên, Liberia không phải thuộc địa cũ của Anh, nên về nguyên tắc Anh không có quyền. Dù vậy, đến năm 2003, người dân Liberia cũng không chịu nổi Taylor, và đã nổi dậy lật đổ ông. Đây gọi là Nội chiến Liberia lần 2.

Taylor bị lật đổ, nhưng chạy đến Nigeria. Tại đây, y được hưởng một cuộc sống xa xỉ so với những tội ác đã gây ra tại đất nước mình trong một biệt thự ven biển, xe hơi hạng sang với biển ngoại giao. Tới năm 2006, trước sức ép của cộng đồng quốc tế, chính quyền Nigeria đã buộc phải dẫn độ Taylor về Liberia và sau đó là tới La Hay để xét xử.

Nhưng đáng cười ở chỗ, Taylor không bị kết án vì tội ác ở Liberia mà lại bị kết án cho tội ác ở Sierra Leone. Điều này là do trước khi trao quyền lực để đi trốn, Taylor đã thỏa thuận chính quyền mới của Liberia là sẽ không tố cáo ông trước tòa. Nhưng chạy trời không khỏi nắng, Charles Taylor có lẽ "quên" nói chuyện với lãnh đạo Sierra Leone. Thế là người Sierra Leone kiện Taylor ra tòa.

Lẽ ra với những tội ác ghê tởm: giết người, cưỡng hiếp, bắt lính trẻ em, cưỡng bức lao động, ăn thịt người, chặt tay,... Taylor phải bị tử hình. Nhưng cuối cùng y chỉ bị kết án 50 năm, nhờ nỗ lực bào chữa không mệt mỏi của luật sư người Anh Courtenay Griffiths.

Luật sư Courtenay Griffiths nói với các vị thẩm phán tại tòa án quốc tế La Haye rằng vụ án này có động cơ chính trị, và nói đây là một 'vụ án chủ nghĩa thực dân mới của thế kỷ 21'. Luật sư Griffiths cũng chất vấn vì sao Tòa Án đặc biệt cho Sierra Leone không kết tội lãnh tụ Libya Muammar Gaddafi.

"Di sản" của Charles Taylor để lại, là một khoản nợ khổng lồ cùng một đất nước tan hoang mà trước kia không ai có thể hình dung ra.

Ảnh: Charles Taylor, cựu tổng thống Liberia
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Charles Taylor tại tòa La Hay, chịu án 50 năm tù.

afp_taylor_sentence_a_humiliation_for_some_in_liberia.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Issatu Kargbo, 13 tuổi, bị phiến quân Sierra Leone chặt tay.

b758dfbfd8a6e7f1094896cd3391f62d.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Năm 2014, Prince Johnson, đồng minh cũ của Charles Taylor, đã thừa nhận ông và Charles Taylor đã tham gia giết nhà lãnh đạo Cộng sản Burkina Faso - Thomas Sankara vào năm 1987. Đó là câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi: Ai đã giết ''Che Guevara của châu Phi''.

 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
5/ Che Guevara ở Congo – những năm tháng bị lãng quên

Che Guevara ở Congo – những năm tháng bị lãng quên

Che Guevara đã viết nhật ký về thời gian mình ở Congo. Nhiều nhà xuất bản sẽ để tên là: Congo Diary: The Story of Che Guevara’s Year in Africa.

Tuy nhiên, nhiều nhà xuất bản khác, cũng như Amazon khi bán quyển sách này, họ cố tình đưa thêm từ ”lost” vào, thành Congo Diary: The Story of Che Guevara’s “Lost” Year in Africa, nghĩa là ”những năm bị mất của Che ở Châu Phi''

Không phải nghiễm nhiên mà Amazon đặt tựa như vậy. Quả nhiên, rất rất nhiều người hiện nay có thể nói về cuộc đời Che, về hành trình xuyên Nam Mỹ, về cách mạng Cuba, về cái chết bi hùng ở Bolivia,… nhưng ít ai kể rõ được những năm tháng ở châu Phi của Che. Nguyên nhân có thể có một cách giải thích: những năm đó, về cơ bản là thất bại với Che. Nói cách khác, người ta không muốn nhắc lại thời gian đó.

Tuy nhiên, những người yêu Che chân chính, cũng nên có ít nhiều thông tin về giai đoạn này, dù nó có không đẹp, nhưng cũng nên là một chương trong cuốn huyền sử về Che.

Vào những năm 60, châu Phi nổi lên mạnh mẽ là lục địa của các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Hàng loạt các quốc gia giành độc lập, cùng rất nhiều các chính phủ Xã hội chủ nghĩa, cánh tả thân Liên Xô được thành lập, chia đôi châu lục này với phần còn lại là các chính phủ cánh hữu thân phương Tây.

Cùng lúc này, cách mạng Cuba vừa thành công, đã nhanh chóng tạo sợi dây liên kết phong trào đấu tranh giữa Cuba và châu Phi. Từ rất sớm, quân đội Cuba đã có mặt ở Algeria để tấn công Morocco trong cuộc Chiến tranh Cát (Sand War) và ở Congo trong cuộc nổi dậy Simba. Sau này, quân đội Cuba còn xuất hiện trong hàng loạt cuộc chiến ở Guinea, Mozambique, Angola, Ethiopia, Somali, Tây Sahara, Eritrea, Zanzibar,…

Congo, vùng đất rộng lớn ở trung tâm châu Phi, giàu có bậc nhất châu Phi về tài nguyên nhưng trở nên nghèo đói xơ xác do ách cai trị quá cực đoan của thực dân Bỉ.

Nhà nước Congo Tự do (1885-1908) – tiền thân của Congo thuộc Bỉ là lần đầu tiên ở châu Phi, nạn chặt tay trở nên nghiêm trọng. Thực dân Bỉ dùng bàn tay người như một loại tiền tệ thay cho thuế cao su (lần thứ 2 sau này, là nội chiến Liberia với 11% dân số bị chặt tay). Người ta ước tính dưới thời vua Leopold của Bỉ, 10 triệu người Congo đã chết, cùng lượng lớn người mất khả năng lao động do bị chặt tay.

Đến năm 1960, Congo giành được độc lập. Thủ tướng Patrice Lumumba theo đường lối thân Liên Xô, dẫn đến xung đột trong nước, trong đó vùng Katangan giàu Urani làm bom hạt nhân, tuyên bố li khai. Năm 1961, Patrice Lumumba bị ám sát, người ta đổ lỗi cho CIA. Congo lâm vào nội chiến giữa chính phủ và quân nổi dậy cánh tả

Để hỗ trợ cho các lực lượng cánh tả Congo, cũng đồng thời đối phó với sự can thiệp của lính đánh thuê châu Âu từ Bỉ, năm 1961 quân đội Cuba đã vượt Đại Tây Dương đến Tanzania, một nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Phi, rồi vượt rừng đến Congo chiến đấu bên cạnh những người tự gọi là ”Simba”, tiếng Swahili có nghĩa là ”sư tử”.

Đến đầu năm 1965, Che Guevara tuyên bố mình sẽ rời Cuba để đến Châu Phi cho cuộc chiến đấu mới. Che đi qua một loạt nước, đến Algeria gặp Tổng thống Ahmed Ben Bella, đến Ai Cập gặp Gamal Abdel Nasser. Ở Ai Cập, Nasser đã cảnh báo Che rằng nổi dậy ở Congo sẽ ”không khôn ngoan”, nhưng Che vẫn kiên quyết con đường của mình. Sau đó, Che đến Mali, Thượng Volta, Guinea, Senegal, Ghana. Sau đó, Che bí mật sang Trung Quốc, được Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai tiếp đón trọng thị rồi cuối cùng đến Tanzania hội quân cùng tướng Cuba gốc Phi, Víctor Dreke ở căn cứ du kích Kigoma bên hồ Tanganyika thuộc lãnh thổ Tanzania.

Ngày 23/4/1965, Che cùng các đồng chí Cuba của mình vượt sông vào đất Congo, hoạt động tại căn cứ Kibamba, cực đông tỉnh Maniema, Congo. Ở đây, Che định huấn luyện cho du kích của Laurent-Désiré Kabila, tổng thống sau này của Congo. Ở Congo, Che được gọi là ‘’Tatu’’ – số 3 trong tiếng Swahili.

Tuy nhiên, sự kết hợp giữa Che và du kích Congo rất lỏng lẻo và nhanh chóng phá sản.

Che gọi Laurent-Désiré Kabila ‘’không phải là người có giờ giấc’’. Điều này được cho là do Laurent-Désiré Kabila thường cung cấp người và vũ khí cho Che khá chậm, xuất phát từ sự nghi ngờ người da trắng của Laurent-Désiré Kabila. Quân du kích Congo được miêu tả trong hồi ký của Che là những kẻ lười biếng, lãnh đạo tham lam, vô kỉ luật, hay kình địch nhau,…. Trên thực tế, vào ngày 7/6/1965, Leonard Mitoudidi, một chỉ huy cao cấp của quân Simba và là người rất thân thiết với Che, đã bị binh lính của mình đẩy xuống hồ Tanganyika giết chết. Quan hệ giữa Che và Kabila cũng xấu đi nhiều

Ngược lại, Laurent-Désiré Kabila thừa nhận, binh lính của ông coi Che là ‘’tên da trắng kiêu ngạo chỉ biết ra lệnh’’. Thực ra, ngay chính Laurent-Désiré Kabila cũng luôn tồn tại sự nghi ngờ với người da trắng. Đặc biệt, binh lính da đen rất mê tín, họ tin vào một loại thảo dược tên là Dawa, do các thầy lang nói là có khả năng tránh được đạn. Che phản đối và cấm binh sĩ dùng thuốc này. Khi có người chết, binh sĩ da đen coi Che là người gây nên cái chết cho họ. Từ khi Che đến, quân của Laurent-Désiré Kabila bắt đầu xuất hiện tình trạng đào ngũ, cướp bóc, vô kỷ luật và xung đột giữa binh lính da trắng với da đen. Bệnh tật, sốt rét lan tràn trong căn cứ du kích. Quân du kích mở một số đợt tấn công nhỏ nhưng đều thất bại.

Họ cũng nói rằng, dù đã ở Congo nhiều năm nhưng binh lính Cuba không bao giờ chịu học tiếng Swahili. Binh lính Congo luôn phải cố gắng nói tiếng Tây Ban Nha, điều này làm họ không thích người Cuba. Lính Congo dường như chỉ tin vào duy nhất tướng Cuba da đen Víctor Dreke

Bên cạnh đó, dù Che tìm mọi cách che dấu tung tích của mình ở Congo, nhưng CIA và quân đội Congo vẫn biết được vị trí của Che. CIA nghe lén được mọi cuộc điện thoại của Che, nhờ một nhiệm vụ bí mật do tàu USNS Private Jose F. Valdez của quân đội Mỹ neo ngoài khơi Tanzania thực hiện. Nhờ điều này mà quân đội Congo liên tục càn quét vào căn cứ của Che, khiến cho quân du kích liên tục chịu tổn thất.

Từ tháng 8/1964, quân đội Congo cùng lính đánh thuê từ Bỉ (lính lê dương Bỉ) và Nam Phi mở cuộc tấn công lớn vào căn cứ du kích Simba. Đến tháng 11/1965, quân Simba thảm bại tại căn cứ chủ chốt ở vùng Nam Kivu, cuộc nổi dậy coi như thất bại. Sau khi dập tắt cuộc nổi dậy, quân đội Congo còn tấn công sang Uganda, lúc này cũng là một nước Xã hội chủ nghĩa, do nhiều tàn quân Congo đã chạy sang nước này

Ngày 21/11, sau khi 6 trong số 12 chỉ huy người Cuba thiệt mạng, Che đã quyết định cùng các chiến hữu Cuba của mình rút lui. Trong đêm, họ đốt cháy các lều, ném hết giấy tờ xuống hồ Tanganyika rồi đi thuyền qua đất Tanzania. Cuộc nổi dậy ở Congo coi như thất bại. Sau này, trong nhật ký, Che đổ lỗi cho các lãnh đạo du kích Congo về thất bại này.

Về phần Che, sau khi trở về Tanzania ông ở 6 tháng trong sứ quán Cuba ở Dar es Salaam và sau đó chuyển đến châu Âu trong một căn nhà an toàn ở Prague, Tiệp Khắc. Tại đây, Che lên kế hoạch mới ở Bolivia. Khi còn ở Châu Âu, Guevara đã có chuyến thăm bí mật tới cựu tổng thống Argentina Juan Perón , người sống lưu vong ở Pháp. Juan Perón khuyên Che kế hoạch ở Bolivia là tự sát nhưng Che không nghe.

Những chuyện sau đó như đã biết, Che đến Bolivia lập căn cứ trong rừng định làm một cuộc cách mạng giải phóng toàn Mỹ Latinh. Cuộc nổi dậy ở Bolivia tiếp tục thất bại, và Che bị sát hại bởi CIA.

Riêng tướng da đen Víctor Dreke, ông không trở về Tanzania cùng Che mà đi đến Guinea-Bissau, tiếp tục công cuộc chiến đấu chống thực dân Bồ Đào Nha ở đây. Victor đã thành công, giải phóng cả Guinea-Bissau và Cộng hòa Guinea. Trên thực tế, Victor Dreke hiện nay cũng được coi là một biểu tượng ở châu Phi, đôi khi gọi là ”Che Guevara da đen”

.

Về phần lãnh đạo du kích Congo, Laurent-Dé dé Kabila không từ bỏ cuộc đấu tranh. Sau khi nhà độc tài Mobutu Sese Seko đảo chính lên nắm quyền, Kabila lùi sang đất Tanzania tiến hành chiến tranh du kích. Ở Tanzania, Kabila cùng các đồng chí của mình sống vất vả, vừa buôn lậu gỗ, vàng, vừa làm phục vụ cho quán ăn ở Tanzania gần 30 năm trời để duy trì cuộc chiến đấu.

Congo dưới thời Mobutu Sese Seko đổi tên thành Zaire, tương đối ổn định và có nền kinh tế khá. Tuy nhiên từ năm 1994, giá kim loại sụt giảm mạnh, khủng hoảng ở Rwanda bùng phát, khiến Zaire trở nên vô cùng bất ổn. Kabila tận dụng cơ hội này, nhờ sự giúp đỡ của Uganda, Rwanda, Angola, đã trở lại Zaire chiến đấu lật đổ Mobutu, gọi là cuộc chiến tranh Congo lần thứ 1

Đến năm 1997, sau 30 năm kiên cường chiến đấu, Laurent-Désiré Kabila đã giành được chiến thắng cuối cùng, lật đổ nhà độc tài Mobutu Sese Seko.

Laurent-Désiré Kabila lên làm tổng thống, sửa đổi hiến pháp, đổi tên nước thành Cộng hòa dân chủ Congo như ngày nay. Kaliba tuyên bố vẫn trung thành với chủ nghĩa Marx, thắt chặt quan hệ với các đồng minh cánh tả khác ở châu Phi như Angola, Namibia, Zimbabwe,…

Tuy nhiên, các đồng minh cũ của Kabila là Uganda và Rwanda do muốn chiếm đoạt các lãnh thổ và tài nguyên ở Đông Congo, đã phản bội và gây ra chiến tranh Congo lần 2. Chiến tranh Congo lần 2, đôi khi được gọi là ”Thế chiến châu Phi”, là cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử châu Phi hiện đại. Cuộc chiến giữa một bên là CHDC Congo và các đồng minh mới Angola, Chad, Namibia, Zimbabwe, Sudan với một bên là các đồng minh cũ Uganda, Rwanda, Burundi và các nhóm phiến quân do họ ủng hộ. Tổng cộng có 9 nước và hơn 20 nhóm vũ tranh tham chiến. Chiến tranh kéo dài 4 năm từ 1998 đến 2003 nhưng khiến 5,4 triệu người chiến, trở thành cuộc xung đột đẫm máu nhất thế giới sau thế chiến 2

Năm 2001, Laurent-Désiré Kabila bị ám sát, con trai Joseph Kabila lên nắm quyền, Congo tiếp tục bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực vẫn âm ỉ đến tận ngày nay.

Tham khảo

-Nhật ký Congo: Câu chuyện về những năm của Che ở Congo (Ernesto Che Guevara)
-Từ Escambray đến Congo: trong cơn lốc cách mạng – Phỏng vấn Victor Dreke (Víctor Dreke, Mary-Alice Waters)
-CONGO – NHỮNG TRANG LỊCH SỬ (PGS.TS Cao Văn Liên)
-Những Kẻ Lãng Quên (Bởi Dag Heward-Mills)
-Nyerere và châu Phi: Kết thúc của một triều đại (Godfrey Mwakikagile) [Nyerere là tổng thống XHCN của Tanzania]
-The African Dream: The Diaries of the Revolutionary War in the Congo (Ernesto “Che” Guevara, Patrick Camiller, Richard Gott)
-Cold War in the Congo: The Confrontation of Cuban Military Forces, 1960-1967 (Frank Villafana)
-Africa’s World War: Congo, the Rwandan Genocide, and the Making of a Continental Catastrophe Reprint Edition (Gerard Prunier)
– From Zaire to the Democratic Republic of the Congo (Georges Nzongola-Ntalaja)


img_2265.jpg
 

Light way

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-467924
Ngày cấp bằng
4/11/16
Số km
876
Động cơ
209,741 Mã lực
Tuổi
33
Bài viết của chủ thớt chắc dịch của tay thực dân, do thái nào đó. Nhiều thiên kiến và lồng thêm nhiều chi tiết nghe đồn những đóng đinh tính ác độc cho một số nhân vật.
xoá do sai quy tắc của thớt :|
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,461
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Châu Phi em thấy hoang dại dã man quá, được mấy ông ổn ổn toàn bị ám sát.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Lưu ý là Châu Phi trong bài của e là Châu Phi Hạ Sahara. Phần Bắc Phi của dân Arab thuộc về Trung Đông nên nếu có cơ may sẽ có thớt khác, còn ở đây chưa dính nhiều.
 

Embebandiem

Xe tăng
Biển số
OF-578472
Ngày cấp bằng
10/7/18
Số km
1,303
Động cơ
148,856 Mã lực
Tuổi
52
Châu Phi em thấy hoang dại dã man quá, được mấy ông ổn ổn toàn bị ám sát.
Vậy mới nói châu phi ko có 1 người lãnh đạo giỏi thực thụ, tính ra chỉ có Paul Kagame của Rwanda là người cấp tiến.
Mịa tới cùng là dân 1 nước mà còn diệt nhau loạn xạ qua bao thập kỉ như kia, sao có thể có hòa bình đc
May mà VN ta, ông cụ có tư tưởng đoàn kết dân tộc ngay từ ngày đầu
 

Embebandiem

Xe tăng
Biển số
OF-578472
Ngày cấp bằng
10/7/18
Số km
1,303
Động cơ
148,856 Mã lực
Tuổi
52
Bài viết của chủ thớt chắc dịch của tay thực dân, do thái nào đó. Nhiều thiên kiến và lồng thêm nhiều chi tiết nghe đồn những đóng đinh tính ác độc cho một số nhân vật.
xoá do sai quy tắc của thớt :|
Vậy mời cụ lập 1 thớt khác với dẫn chứng cụ thể, chứ lý luận mồm thế này khác gì tự tay bóp ***
Thông tin luôn đc tạo ra từ các nguồn khác nhau, diễn đàn là nơi cập nhật, chả phải là chỗ truyền đạo nên cứ có link là lập thớt
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,461
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Vậy mới nói châu phi ko có 1 người lãnh đạo giỏi thực thụ, tính ra chỉ có Paul Kagame của Rwanda là người cấp tiến.
Mịa tới cùng là dân 1 nước mà còn diệt nhau loạn xạ qua bao thập kỉ như kia, sao có thể có hòa bình đc
May mà VN ta, ông cụ có tư tưởng đoàn kết dân tộc ngay từ ngày đầu
Em thấy ngưỡng mộ ông Thomas Snakara hơn cụ ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top