[Funland] [Lịch sử] Vài bài lịch sử - chính trị châu Phi hiện đại

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Paul Kagame hồi còn ở chiến trường. Ông là đồng minh của Mỹ và Uganda trong khi là kẻ thù của Pháp

paul-kagame-w-troo-umuryango-rw.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
7/ Burundi những năm 90 và diệt chủng lần thứ 2 (1993)
Như đã nhắc ở trên, sau khi thực hiện cuộc diệt chủng đẫm máu năm 1972 (xem mục 4), chế độ độc tài của Michel Micombero bị lật đổ năm 1976. Người thay thế ông là sĩ quan quân đội Jean-Baptiste Bagaza, có tư tưởng tiến bộ, thực hiện cải cách, hòa hợp người Hutu và Tutsi. Trong thời gian ông cầm quyền, Burundi được yên ổn, không bị kéo vào chiến tranh lạnh. Thế nhưng, Jean-Baptiste Bagaza phạm một sai lầm chết người. Ông công khai chống lại giáo hội Công giáo, tôn giáo lúc này đã là tôn giáo chính của Burundi. Thế là xung đột giữa chính quyền và giáo hội lên cao cùng với các cuộc đàn áp Giáo hội. Vì thế lực xã hội của Giáo hội quá lớn, Jean-Baptiste Bagaza phải rời chức vụ năm 1987.

Đến năm 1993, trong một cuộc bầu cử tự do, một tổng thống người Hutu, Melchior Ndadaye đã được bầu. Nhưng giống như Rwanda, giá chè và cà phê giảm mạnh những năm 90 đã phá hủy nền kinh tế Burundi. Vì điều này, chính phủ của Melchior Ndadaye chịu áp lực lớn, trong đó có từ quân đội vẫn do người Tutsi lãnh đạo.

Đến ngày 21 tháng 10 năm 1993, những kẻ cực đoan trong quân đội Tutsi đã sát hại tổng thống người Hutu. Ngay lập tức nó gây ra sự giận dữ trong dân chúng Hutu. Người Hutu bị kích động tràn đi với dao rựa chém giết người Tutsi trên khắp cả nước. Mặc dù chính phủ tuyên bố 25.000 người Tutsi bị giết, nhưng các thống kê dân số năm sau đó chỉ ra dân số Tutsi của Burundi giảm hơn 100.000 người. Một số lượng khổng lồ người tị nạn Burundi đã tràn qua lãnh thổ Zaire, và đây mới thực sự là mốc khởi đầu cho khủng hoảng tị nạn ở vùng Hồ Lớn châu Phi.

Liên hợp quốc ước tính các trại tị nạn ở Zaire nhận 150.000 đến 300.000 người tị nạn vào năm 1993. Trong các trại tị nạn, dịch tả hoành hành khiến khoảng 5% người tị nạn bị chết. Để hỗ trợ, 10.000 lính gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã đến Zaire trong năm 1993.

Nhưng bù lại, trong cuộc diệt chủng vào năm sau ở Rwanda, hàng trăm nghìn người Tutsi ở Rwanda đã tràn vào lãnh thổ Burundi.

Năm 2002, Ủy ban điều tra quốc tế của Liên Hợp Quốc về Burundi đã gọi vụ giết người Tutsi hàng loạt năm 1993 là một cuộc diệt chủng. Đây là sự kiện diệt chủng thứ 2 ở Burundi sau năm 1972, và nó diễn ra chỉ 1 năm trước sự kiện diệt chủng năm 1994 ở Rwanda.

Ngoài ra, sự kiện năm 1993 còn châm ngòi cho cuộc nội chiến Burundi, kéo dài đến tận năm 2005 mới kí kết hiệp định hòa bình. Trong từng đó năm, nửa triệu người Burundi đã chết, đất nước bị tàn phá nặng nề và đến nay Burundi vẫn là một trong những đất nước nghèo nhất thế giới.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
8/ Diệt chủng Rwanda 1994 và khủng hoảng tị nạn
Sự kiện diệt chủng Rwanda năm 1994, là sự kiện nổi tiếng nhất, được nói tới nhiều nhất, có thể dễ dàng tìm thấy tư liệu. Vì vậy trong bài viết này, xin được phép chỉ nói qua mà không đi sâu vào sự kiện.

Hiện nay xung quanh sự kiện này vẫn còn rất nhiều bí ẩn và tranh cãi chứ không phải đã được biết hoàn toàn. Đơn giản là tranh cãi: ai đã bắn hạ máy bay của Tổng thống Rwanda?.

Lẽ thường có thể dễ dàng nghĩ bắn rơi máy bay của tổng thống người Hutu phải là phiến quân người Tutsi. Đây là điều mà lãnh đạo Hutu, Zaire và Pháp tuyên bố.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy rằng, đã có một kế hoạch được lên sẵn của những kẻ cực đoan người Hutu nhằm lấy cớ thực hiện một cuộc thảm sát nhằm vào người Tutsi.

Chỉ vài giờ sau khi cái chết của Tổng thống được tuyên bố, chẳng biết từ đâu 1.157 hàng rào đã nhanh chóng được dựng lên khắp thủ đô Kigali. Người ta cho rằng rất khó để có số lượng hàng rào như vậy chỉ sau một đêm, chỉ có khả năng những hàng rào đó đã được chuẩn bị từ trước.
Trên đài phát thanh, người ta phát đi các bài hát cùng với lời kêu gọi tàn sát người Tutsi. Họ kêu gọi mọi người hãy dùng vũ khí để giết ”những con gián”. Những con gián bao gồm cả người Tutsi và những người Hutu, Twa dám giúp đỡ người Tutsi. Những cuộn băng có vẻ đã được ghi âm từ vài ngày trước khi thực sự diễn ra cuộc diệt chủng.

Quan trọng hơn, trước cuộc diệt chủng này, người Hutu đã xây dựng một lực lượng dân quân khá lớn, gọi là Interhamwe. Interhamwe gồm các thanh niên Hutu cực đoan trong dân thường, được trang bị dao rựa, cuốc, dùi cui và súng trường để sẵn sàng phối hợp với binh lính người Hutu trong quân đội Rwanda hình thành đội quân giết người. Khi cuộc diệt chủng diễn ra, Interhamwe đã có trong tay danh sách những người Tutsi ở nơi sống của họ, và họ biết chắc chắn phải tìm mục tiêu ở đâu.

Trong hơn 100 ngày, đất nước Rwanda chìm trong loạn lạc đẫm máu không thể tưởng tượng được ở nơi nào trên thế giới. Trên 100% các ngôi làng của đất nước Rwanda đều có các vụ thảm sát. Người Tutsi bị những người hàng xóm Hutu của mình chém chết bằng dao, vứt xác ra đường. Trong các gia đình, người Hutu chém chết vợ, chồng, con cái người Tutsi. Thậm chí họ sẵn sàng giết bất cứ người Hutu nào có ý định ngăn cản cuộc giết chóc hoặc che dấu người Tutsi. Họ cũng sẵn sàng giết hại các linh mục, tu sĩ, thậm chí cả lính Liên Hợp Quốc bảo vệ người Tutsi.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Không có số liệu chính thức ghi lại số người bị giết. Nhưng Rwanda có chính sách thống kê dân số liên tục, và dựa vào kết quả thống kê sau diệt chủng người ta thấy 75% dân số Tutsi, khoảng 800.000 người Tutsi người đã bị giết. Khoảng 400.000 người Tutsi sống sót bỏ chạy qua các nước láng giềng. Đất nước gần như sạch bóng người Tutsi. Ngoài ra, 200.000 người Hutu ôn hòa, và đặc biệt là 30% dân số người Twa vốn đã rất ít cũng bị thảm sát do bị cáo buộc giúp đỡ người Tutsi. Họ được coi là những nạn nhân bị lãng quên của cuộc diệt chủng.

Hãm hiếp được sử dụng như công cụ ”gieo giắc cái chết đau đớn và chậm rãi cho những con gián” được những kẻ cực đoan áp dụng. Họ thả hàng nghìn tù nhân nhiễm HIV từ các nhà tù thành các ”đội quân hiếp dâm” có nhiệm vụ truyền HIV cho phụ nữ Tutsi. Những kẻ hãm hiếp còn có các hành động man rợ như cắt âm vật, buộc làm nô lệ tình dục hoặc cưỡng bức phá thai. Trong vòng 100 ngày của cuộc tàn sát đã có hơn 250.000 phụ nữ và trẻ em gái bị hãm hiếp. Tuy vậy, cũng chỉ có 2000 phụ nữ còn sống nhiễm HIV, đơn giản là họ đa phần sẽ bị giết sau khi bị hãm hiếp.

Ngoài 300.000 trẻ em bị sát hại, cuộc diệt chủng để lại cho Rwanda 95.000 trẻ mồ côi và năm 2001 con số là 264.000.

Bất chấp cuộc thảm sát người Tutsi, quân RPF của Paul Kageme vẫn tiến quân nhanh chóng. Quân đội RPF được trang bị tốt hơn, được đào tạo tốt, kỷ luật cao và được chỉ huy giỏi lãnh đạo nhanh chóng đánh bại quân đội dù đông nhưng nghèo nàn và kỷ luật kém của người Hutu. Ngay trong tháng 4 RPF đã chiếm được phần lớn thủ đô Kigali. Cuộc tiến công của RPF diễn ra đồng thời với cuộc diệt chủng. Đến ngày 4/7/1994, toàn bộ đất nước Rwanda đã được RPF giải phóng, ngoại trừ vành đai nhỏ phía Tây Nam do quân đội Pháp lập nên để bảo vệ người Hutu khỏi sự trả thù.

Ngày 4/7 được chọn làm ngày giải phóng và là ngày nghỉ lễ công cộng ở Rwanda. Xa hơn, ngày này cũng đánh dấu chấm dứt nạn diệt chủng Rwanda, một trong những cuộc diệt chủng khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại.



9-1.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
10-1.png

Tuy nhiên, sau ngày 4/7 đến lượt người Hutu bỏ chạy.

Lo sợ bị trả thù vì hành động tàn bạo với người Tutsi trước đó, người Hutu đã ồ ạt rời bỏ nhà cửa chạy trốn sau khi RPF giành được chính quyền. Ban đầu họ chạy đến khu vực ”Turquoise” (có nghĩa là Ngọc lam), một vùng an toàn do quân đội Pháp thiết lập ở phía Tây Nam đất nước. Tuy nhiên người Pháp bị choáng ngợp bởi số lượng người Hutu tị nạn. Vùng Ngọc lam được xây dựng cho 150.000 người, nhưng con số người tị nạn đạt tới 2 triệu. Không còn cách nào khác, quân Pháp phải nhờ chính quyền Mobutu Sese Seko mở cửa cho 2 triệu người Hutu tràn vào miền Đông Congo. Nên nhớ rằng trước đó, hàng trăm nghìn người tị nạn từ Burundi đã đến đây. Sự kiện này gây ra Khủng hoảng tị nạn Hồ Lớn, với 2,5 triệu người sống trong các trại tị nạn trong lãnh thổ Zaire (nay là CHDC Congo).

Những hình ảnh hàng dài người tị nạn mà chúng ta hay thấy trên sách báo hoàn toàn không phải là người Tutsi, vì đơn giản họ đã chết gần hết. Những đoàn người đó là người Hutu bỏ chạy vì sợ bị trả thù.

Người tị nạn phải sống trong điều kiện tồi tệ ở các trại trong lãnh thổ Zaire. Dịch tả bùng phát, khiến 600 người chết mỗi tuần vào tháng 7 năm 1994. Khi con số lên đến 2000 người chết 1 tuần, Liên Hợp quốc phải tuyên bố thảm họa, và thực hiện chiến dịch cứu trợ khẩn cấp lớn nhất lịch sử, tạm thời giải quyết được khủng hoảng tị nạn năm 1994.

Tuy nhiên, người ta đã không giải quyết được vấn đề tối quan trọng là nơi ở cho người Hutu tị nạn. Người Hutu không dám trở về Rwanda do lo sợ trả thù, trong khi chính quyền Zaire cũng không muốn giữ họ. Những năm sau, khi quốc tế dồn sự chú ý vào Chiến tranh Nam Tư, viện trợ cho vùng Hồ Lớn giảm đi, người tị nạn Hutu lại lâm vào cảnh khủng hoảng. Các nhóm vũ trang đã lợi dụng cảnh khốn cùng của người dân để quân sự hóa các trại tị nạn. Và đó chính xác là nguồn gốc của các cuộc xung đột sau này ở vùng Hồ Lớn châu Phi trong thế kỷ 21.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
9/ Phản ứng quốc tế trong sự kiện diệt chủng Rwanda
Ngày nay người ta thống nhất rằng, sự do dự của cộng đồng quốc tế, cụ thể là Mỹ và Liên Hợp quốc trong cuộc diệt chủng ở Rwanda là nguyên nhân đẩy sự kiện lên mức thảm họa. Đúng là khi cuộc thảm sát diễn ra, dù có 2.500 quân gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc đóng ở Rwanda, không tính quân đội Pháp, cùng với hàng chục nghìn quân LHQ đóng ở Burundi và Zaire gần đó, nhưng rốt cuộc họ đã không có hành động nào để ngăn chặn giết chóc. Tương tự, quân đội Mỹ dù lúc đó hoàn toàn đủ khả năng để đưa quân vào châu Phi, nhưng cuối cùng Tổng thống Bill Clinton đã chọn cách im lặng, bất chấp việc đồng minh của Clinton là Paul Kagame đã thỉnh cầu Tổng thống Mỹ.

Nhưng để hiểu lý do thực sự tại sao Tổng thống Clinton từ chối can thiệp vào Rwanda, phải ngược dòng thời gian lại 1 năm, năm 1993, tại đất nước Somali vùng Đông Phi, một sự kiện xảy ra đã thay đổi gần như toàn bộ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với châu Phi.
Năm 1991, Somali bắt đầu rơi vào hỗn loạn do sự tranh đấu của các phe phái sau khi chế độ Xã hội chủ nghĩa của Siad Barre sụp đổ. Chiến tranh kéo dài nhiều năm khiến Somali rơi vào nạn đói nặng nề làm 300.000 người chết đến năm 1992. Tình hình khẩn cấp buộc Liên Hợp Quốc phải triển khai quân đội cùng với hàng hóa cứu trợ đến Somali. Tuy nhiên, nhiều lãnh chúa Somali, trong đó đang chiếm giữ thủ đô Mogadishu là quân của tướng Mohamed Farrah Aidid, không chấp nhận sự hiện diện của Liên Hợp Quốc và tấn công họ, giết chết nhiều nhân viên Liên Hợp Quốc. Để ngăn chặn Mohamed Farrah Aidid, đặc nhiệm Mỹ đã mở chiến dịch nổi tiếng mang tên ”Gothic Serpent” (rắn Gothic) tấn công Mogadishu để bắt Mohamed Farrah Aidid, đưa ra tòa án quốc tế xử tội.

Tuy nhiên những gì diễn ra sau đó là một thảm họa với nước Mỹ.

Chiến dịch thất bại, không bắt được Mohamed Farrah Aidid. 2 trực thăng Black Hawk bị bắn hạ, điều khiến cả thế giới nhớ đến chiến dịch với tên gọi ”Black Hack Down” (diều hâu gãy cánh) mà quên hẳn tên ban đầu ”Gothic Serpent”. 18 binh sĩ Mỹ bị chết, con số tuy nhỏ hơn rất nhiều so với 1.200 lính Somali thiệt mạng, nhưng đã là đòn trời giáng với chính phủ Hoa Kỳ. Đặc biệt, khi những hình ảnh về xác lính Mỹ bị bỏ lại và kéo lê đường phố Mogadishu được Somali phát đi, nó đã trở thành sự ô nhục với nước Mỹ. Hạ viện điên cuồng chỉ trích Tổng thống Clinton vì cái chết của 18 binh sĩ. Ngay sau đó, Tổng thống ra lệnh rút hết lính Mỹ khỏi Somali bỏ dở nhiệm vụ hộ tống Liên Hợp Quốc.

Cuộc ”gãy cánh” ở Somali là thất bại tủi nhục nhất của quân đội Mỹ sau thất bại ở Việt Nam. Quan trọng hơn, nó đã đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn chính sách ngoại giao của Mỹ với Lục địa đen. Chính quyền Mỹ sau thất bại trở nên rất dè dặt và cẩn trọng, nói cách khác là muốn tránh xa mọi cuộc xung đột và ý định can thiệp vào châu Phi, kể cả là hoạt động nhân đạo. Từ thời điểm đó, trong chính giới và quân đội Mỹ đã hình thành một luật bất thành văn: ”Không bao giờ trở lại châu Phi”.

Đó là lý do năm 1994, dù có quân ở Zaire ngay gần đó, Tổng thống Clinton đã không có một hành động nào, và quân đội Mỹ hoàn toàn đứng ngoài cuộc. Dù vậy, với cá nhân Clinton, đó vẫn là một sự đáng tiếc. Sau này Clinton thăm Rwanda 2 lần năm 1998 và 2005, với tư cách lần lượt là tổng thống và khách của Tổng thống Rwanda Paul Kagame, đồng minh quan trọng của Clinton ở châu Phi. Cả 2 lần, Bill Clinton đều ”nhân danh người dân Mỹ, xin lỗi người dân Rwanda vì đã không nỗ lực hết sức để ngăn chặn thảm họa diệt chủng năm 1994”.

Còn với Liên Hợp quốc, họ cũng có lý do để không cạn dự vào Rwanda. Đó là sự kiện sát hại 10 lính gìn giữ hòa bình người Bỉ ngay trong đêm bắt đầu cuộc thảm sát. Vào thời điểm đêm 6/4/1994, lực lượng dân quân Rwanda đã bắt giữ 15 lính thuộc phái bộ Liên Hợp Quốc ở Kigali. 5 người Ghana được thả, nhưng 10 người Bỉ đã bị tra tấn và sát hại dã man. Họ bị lính Rwanda chặt gân chân, cắt bộ phận sinh dục nhét vào miệng đến nghẹt thở và chết.

Cái chết của các binh sĩ Bỉ đã làm chính phủ Bỉ đơn phương rút hết lính của mình khỏi Rwanda mà không qua lệnh LHQ. Ngay sau đó, tổng thư kí LHQ Kofi Annan cũng phải ra lệnh sơ tán LHQ khỏi Rwanda. Mặc dù vậy, vẫn có một số binh sĩ LHQ cố gắng giúp đỡ người Tutsi chạy chốn, và kết quả là họ cũng bị giết. Có thêm 5 lính LHQ, gồm 3 người Ghana, 1 người Uruguay và 1 người Senegal thiệt mạng cho đến khi diệt chủng kết thúc.


Ảnh: chân dung 10 lính LHQ người Bỉ bị sát hại.
11-1.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Đầu tháng 4 năm 2004, tưởng niệm 10 năm nạn diệt chủng Rwanda, các nhà lãnh đạo Liên hiệp quốc hứa hẹn rằng lịch sử đau thương ở Rwanda sẽ không bao giờ lặp lại một lần nữa.

Vai trò tích cực hiếm hoi của lính nước ngoài là quân đội Pháp đã mở một vùng an toàn cho người Hutu chạy trốn sau khi người Tutsi giành lại chính quyền. Tuy rằng khu vực tị nạn này nhanh chóng quá tải do có đến 2 triệu người Hutu chạy trốn. Cuối cùng, quân đội Pháp đã mở cửa biên giới Zaire cho người tị nạn chạy qua. Nếu không có quân đội Pháp, không biết sẽ có thêm bao nhiêu người Rwanda phải bỏ mạng.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
10/ Mobutu Sese Seko, Laurent-Désiré Kabila và chiến tranh Congo lần thứ nhất
Lịch sử Congo suốt thời chiến tranh lạnh chỉ trải qua 2 nhà lãnh đạo quan trọng, một rất ngắn vào một rất dài.

Đầu tiên là Patrice Lumumba, một nhà cách mạng có hơi hướng Cộng sản, thân Liên Xô đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập từ Bỉ năm 1960. Tuy nhiên, khi lãnh đạo đất nước, quyết định quốc hữu hóa các mỏ tài nguyên, đặc biệt là Uranium để giao cho Liên Xô của ông đã vấp phải phản đối của các vùng sở hữu nhiều tài nguyên, trong đó vùng Katanga đòi ly khai. Hỗn loạn ở Congo tạo cớ người Mỹ và Bỉ can thiệp, và CIA đã qua mặt chính quyền Mỹ ám sát Lumumba năm 1961.

Congo rơi vào tình trạng vô chính phủ, các phe phái Cộng sản và chống Cộng nổi lên đánh nhau. Cả Che Guevara cũng đã đến Congo năm 1965 với ý định làm cách mạng ở nước này, nhưng cuối cùng đã bỏ dở. Đến hết năm 1965, Mobutu Sese Seko, một sĩ quan mới 30 tuổi nhưng đã mang hàm đại tá, lên nắm quyền và lập nên chế độ độc tài kéo dài 32 năm.

Ảnh: Thủ tướng Cộng sản Congo Lumumba bị trói trên xe quân đội trước khi bị sát hại

12-1.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Mobutu là một nhà độc tài kỳ lạ của lịch sử thế giới. Ông có đặc điểm là tinh thần dân tộc cao và bài ngoại, đồng thời có tệ sùng bái cá nhân hơn cả Stalin. Mobutu Sese Seko là tên gọi tắt của phương Tây gọi ông. Còn trong nước, người dân Congo phải gọi đúng đầy đủ tên của Mobutu là: ”MOBUTU SESE SEKO KUKU NGBENDU WA ZA BANGA”. Theo tiếng dân tộc Ngbandi của Mobutu nghĩa là ”một chiến binh hùng mạnh, nhờ sức mạnh và lòng can đảm đã đạp bằng mọi trở ngại, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Đọc sai tên đầy đủ của Mobutu có thể bị bỏ tù.

Mobutu đổi cả tên đất nước, từ Congo thành Zaire, sau đó là đổi tên tất cả các con sông, loại bỏ toàn bộ các tên mà người châu Âu đặt, đổi về tên gọi truyền thống của các dân tộc Congo. Mobutu rất ghét thiên chúa giáo, cho rằng các nhà truyền giáo châu Âu là kẻ xâm lược Congo. Người ta có thể bị bỏ tù 5 năm nếu đặt tên thánh bằng tiếng Latin cho một đứa trẻ Congo.

Mobutu còn tự sáng tạo cho mình một kiểu thời trang riêng, bắt nam giới Congo mặc theo. Đặc biệt, Mobutu có một chiếc mũ da báo lúc nào cũng đội trên đầu. Theo Mobutu, điều này là do lúc trẻ ông đã đối đầu và giết chết một con báo. Do đó, hình ảnh con báo gấm chính là biểu tượng sức mạnh của ông, là biểu hiện sự tôn sùng cá nhân của Mobutu. Người ta đặt cho ông biệt danh ”thống chế báo gấm”.

Về công việc lãnh đạo đất nước, người ta nhận xét Mobutu: ”Không ác, nhưng tồi”. Quả thực, Mobutu là nhà độc tài hiếm hoi không có bàn tay nhuốm máu. Dù lập trường chống Cộng kịch liệt, ”chống Cộng suốt đời”, Mobutu rất ít khi giết những kẻ đối lập, vì đơn giản ông đã bỏ án tử hình. Các tù nhân thường sẽ bị bắt làm lao động không công cho nhà nước Zaire.

Nhưng Mobutu, có lẽ là kẻ tham nhũng ghê gớm nhất thế giới, người ta phải nói hắn là kẻ ”xé đất nước ra bán lẻ”. Hắn không tham nhũng một mình, mà còn dung túng cho một bộ máy quan chức tham nhũng không biết điểm dừng của Zaire. Mobutu thường nói với các quan chức: ”Cứ lấy đi, nhưng đừng quá nhiều”. Nền kinh tế Congo dưới thời Mobutu gần như không có gì ngoài đào kho khoáng sản khổng lồ dưới lòng đất lên bán. Nhưng, tuyệt đại đa số số tiền thu được đều chảy vào túi Mobutu và các quan chức tham nhũng, trong khi người dân ngày càng nghèo khổ. Mặc dù đa số người dân sống ở mức nghèo đói cùng cực, Zaire vẫn là nước nhập xe sang Mercedes nhiều nhất châu Phi, tất nhiên là phục vụ Mobutu Sese Seko và tay chân của hắn. Hắn còn sở hữu một loạt các biệt thự sang trọng hàng trăm triệu USD, trong khi đa phần cư dân Congo không có nhà ở.

Càng về sau, nền kinh tế Congo càng ốm yếu do tham nhũng lan tràn và lạm phát. Cùng lúc tài nguyên cạn kiệt dần, giá kim loại trên thế giới giảm vào những năm 90 (cũng chính là nguyên nhân hủy hoại nền kinh tế nước láng giềng Rwanda) khiến Zaire không còn tiền. IMF ngán ngẩm tình trạng tham nhũng vô độ ở Zaire, không dám cứu trợ. Trái ngược với đời sống xa hoa của các quan chức ở thủ đô Kinshasa, người dân Zaire sống trong cảnh nghèo đói hơn cả dưới thời thực dân Bỉ. 90% đất nước Zaire không có đường nhựa. Mạng lưới điện thoại còn sử dụng từ thời thực dân Bỉ, không được nâng cấp trong hàng chục năm. Đường sắt bị bỏ hoang, các mỏ khai khoáng đóng cửa. Thu nhập bình quân chỉ có 120 USD/năm. Nói chung, đất nước Zaire vào những năm 90 là một ”quốc gia đang hấp hối”.

Trước kia, chế độ Mobutu được Hoa Kỳ và châu Âu chống lưng vì lập trường chống cộng quyết liệt. Tuy nhiên, từ những năm 90, chính giới Hoa Kỳ đưa ra thuật ngữ ”thế hệ lãnh đạo mới của châu Phi”. Chính sách của Hoa Kỳ thay đổi, ngừng hỗ trợ các nhân vật từng ủng hộ trước đây như Mobutu hay chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi. Đổi lại là ủng hộ các nhà lãnh đạo mới, tài năng hơn dù có xu hướng thiên tả như Museveni của Uganda hay Paul Kagame của Rwanda, và đặc biệt là Kabila, một người Cộng sản cũ, kẻ thù trực tiếp của Mobutu. Đồng minh cuối cùng của Mobutu là Pháp cũng bỏ rơi hắn.

Trong lúc đó Mobutu lại mắc bệnh nan y. Mặc dù vậy ông vẫn tham quyền cố vị nắm giữ chức tổng thống, nhưng thực tế không còn làm việc được. Ở nhiều vùng phía Đông xa xôi, các nhóm vũ trang đã tách khỏi chính phủ trung ương Kinshasa, chiếm giữ nhiều vùng mà Mobutu cũng không thể điều động quân đội đi đánh dẹp. Quân đội Zaire lúc đó cũng thê thảm. Binh lính không được trả tiền lương. Nhưng khi binh sĩ hỏi Mobutu, ông trả lời: ”Tại sao tôi phải trả lương cho các anh khi đã cho các anh vũ khí?”. Điều đó được nhiều người hiểu là Mobutu khuyên binh lính đi cướp bóc. Và điều đó thực sự đã xảy ra. Quân đội Congo tan rã từng mảng lớn, đào ngũ, vô kỷ luật và cướp bóc tràn lan,… Tất cả báo hiệu những giờ phút cuối cùng của chế độ.

Ảnh: Mobutu và chiếc mũ báo gấm, được tuyên truyền là con báo ông đã hạ bằng tay không hồi trẻ


 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Giữa lúc này, một nhân vật trở lại: Laurent-Désiré Kabila, một nhà cách mạng Marxist người Congo, có một cuộc đời rất đáng nể. Ông chỉ sống 60 tuổi, nhưng đã giành 30 năm cuộc đời lăn lộn ở nước ngoài tìm đường đấu tranh cho đất nước.

Ông đã tham gia chống chế độ độc tài của Mobutu Sese Seko từ năm 20 tuổi, ngay sau khi thủ tướng Lumumba bị sát hại. Ông là Phó chỉ huy của Đoàn thanh niên Balubakat, một tổ chức gần giống Đoàn Thanh niên ở Việt Nam.

Kabila hoạt động ở miền Đông Congo. Tại đây năm 1965, ông đã gặp và liên kết với những chiến sĩ Cuba trong đó có Che Guevara. Tuy nhiên Che Guevara đã bỏ liên minh, đến Bolivia nên cuộc nổi dậy ở Congo thất bại.

Căn cứ bị thất thủ, Laurent-Désiré Kabila phải chạy khỏi đất nước cùng khoảng 100 đồng chí sang Tanzania nhờ nhà lãnh đạo Nyerere giúp đỡ. Ông đã ở Tanzania hơn 30 năm trời, buôn lậu gỗ, vàng, phục vụ quán ăn để nuôi lực lượng kháng chiến. Cho đến năm 1997, chỉ còn 16 đồng chí của ông còn sống. Ở Congo, Mobutu Sese Seko tuyên truyền Kabila đã chết để dập tắt ý chí đấu tranh của người Congo.

Vào những năm 90, khi chế độ Mobutu suy yếu, Kabila đã tìm cách trở về. Ông được người Tanzania giới thiệu với tổng thống Uganda Museveni và Tổng thống Rwanda Kagame, những kẻ thù của Mobutu Sese Seko. Ngoài ra, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng hỗ trợ Kabila rất nhiều. Nhờ đó, lực lượng của Kabila lớn mạnh nhanh chóng. Nhưng cơ hội chỉ thực sự đến với Kabila vào năm 1994, khi nạn diệt chủng Rwanda diễn ra. 2 triệu người Hutu tràn vào lãnh thổ Zaire, Kabila đã tranh thủ tình hình hỗn loạn trở về Zaire, đến tỉnh Nam Kivu, nơi có những người Tutsi tị nạn từ những năm 1960. Những người Tutsi ủng hộ Kabila vì mối quan hệ của ông với chính quyền Tutsi ở Rwanda.

Những người Hutu tị nạn đến Congo nhanh chóng tái vũ trang, tấn công trở lại Rwanda cũng như tấn công những người tị nạn Tutsi đã có mặt trước đây ở Zaire. Để chấm dứt mối đe dọa, quân đội Rwanda của Kagame đã tiến vào đất Congo tiêu diệt các trại Hutu tị nạn, đồng thời liên kết, giúp đỡ cho quân du kích của Kabila. Quân Uganda cũng tiến vào Zaire từ phía Đông Bắc hỗ trợ cho Kabila. Còn ở phía Tây xa xôi, Angola, một quốc gia Xã hội chủ nghĩa khác, cũng tấn công Zaire. Một lý do để Angola tấn công Zaire, là do sự hiện diện của lực lượng ”*********” UNITA trên lãnh thổ Zaire.

Năm 1997, mọi sự đã chín muồi. Lực lượng của Kabila bắt đầu tiến mạnh về phía Tây. Họ gần như không gặp chút kháng cự đáng kể nào từ quân đội của Mobutu. Thứ duy nhất cản họ, là tình trạng đường xá tồi tệ của Zaire. Quân của Kabila giải phóng hầu hết các vùng đất của đất nước, trong khi Mobutu bị bệnh nan y đang hấp hối trong dinh thự. Khi quân Kabila tiến sát thủ đô, Mobutu chạy đến Morocco, nơi ông chết chẳng bao lâu sau đó, ngày 7/9/1997. Kabila lấy được thủ đô Kinshasa, trở thành tổng thống, đổi tên nước thành Cộng hòa dân chủ Congo.

Chiến tranh Congo lần thứ nhất kết thúc chóng vánh với thắng lợi của Laurent-Désiré Kabila, thành lập quốc gia mới CHDC Congo. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, trên lãnh thổ Congo có đến hàng chục nhóm vũ trang thuộc các quốc gia khác nhau. Tình trạng này chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh Congo lần 2 đẫm máu.

Laurentkabila.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela (giữa) làm trung gian đàm phán cho nhà lãnh đạo Zaire Mobutu (trái) và lãnh đạo quân kháng chiến Congo Kabila (phải) vào năm 1997. Có thể thấy sự mệt mỏi vì bệnh tật trên khuôn mặt của Mobutu trong những tháng cuối cuộc đời.

13.png
 

X113

Xe buýt
Biển số
OF-295104
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
690
Động cơ
532,324 Mã lực
Thanks cụ chủ rất nhiều
Các phim chiến tranh về châu Phi xem rất ám ảnh.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
11/ Chiến tranh Congo lần 2 – đại chiến đẫm máu nhất lịch sử thế giới hiện đại.
Laurent-Désiré Kabila ”thừa hưởng” từ Mobutu khoảng nợ 80 tỷ USD, một đất nước nghèo đói nhất địa cầu, một quân đội rệu rã ô hợp, một hệ thống tham nhũng mục nát tận gốc rễ,…Muôn vàn khó khăn đổ lên nhà lãnh đạo Congo. Kabila gần như không có khả năng giải quyết các vấn đề, đặc biệt là về an ninh. Kabila tìm kiếm các mối quan hệ mới với các nước Xã hội chủ nghĩa khác như: Angola, Namibia, Zimbabwe, Trung Quốc,…Ngược lại, quan hệ với đồng minh cũ Rwanda, Uganda, Burundi xấu đi.

Tình hình trên lãnh thổ CHDC Congo năm 1997:
-Chính quyền trung ương của Kabila chỉ kiểm soát được vùng phía Tây, thủ đô Kinshasa. Ở các địa phương các nhóm quân địa phương, gọi là Mai Mai tự vũ trang, nhiều nơi công khai chống đối chính quyền.
-Phía Đông giáp Rwanda, Burundi: hàng triệu người tị nạn Hutu vẫn ở lại Congo để tấn công vào Rwanda, nơi chính quyền Tutsi kiểm soát. Kabila thất bại trong việc trục xuất họ về nước. Để ngăn chặn, quân đội Rwanda của Kagame tiến vào lãnh thổ Congo để tiêu diệt phiến quân Hutu. Kabila đòi Rwanda rút quân về, quan hệ giữa 2 đồng minh cũ căng thẳng. Đặc biệt tại Nam Kivu, rất nhiều người Tutsi nổi dậy đòi sáp nhập vào Rwanda.
-Phía Đông Bắc giáp Uganda, chính quyền Museveni cũng có quan hệ xấu đi với Congo. Họ cũng đưa quân vào miền Bắc CHDC Congo độc lập với Rwanda.
-Phía Bắc giáp Sudan: các phiến quân ủng hộ độc lập cho Nam Sudan lợi dụng tình hình hỗn loạn đã tràn vào miền Bắc Congo, với sự hỗ trợ của Uganda. Để chống lại quân ly khai Nam Sudan cũng như quan hệ thù địch với Uganda, chính phủ Sudan cho quân vào hỗ trợ chính quyền Congo của Kabila.
-Phía cực Tây giáp Angola: phiến quân UNITA vẫn tồn tại trên lãnh thổ, nhiều lần còn tấn công chính phủ Congo. Để tiêu diệt UNITA và hỗ trợ Kabila, Angola đưa quân vào miền Nam và Tây Congo.
-Hai đồng minh Xã hội chủ nghĩa của Congo là Namibia và Zimbabwe đưa quân vào hỗ trợ Kabila, với điều kiện được khai thác tài nguyên của Congo.
-Muammar Gaddafi của Libya ủng hộ Kabila, nhưng ở quá xa. Để thực hiện sự giúp đỡ, Gaddafi tài trợ cho các quốc gia chư hầu: Chad, Sudan và CH Trung Phi để hỗ trợ cho Congo. Trong số này chỉ có Trung Phi là không gửi quân, còn Chad và Sudan thì gửi lực lượng đến hỗ trợ.
14.png

Tổng cộng, có 9 quốc gia: Uganda. Rwanda, Burundi, Angola, Chad, Sudan, Zimbabwe, Namibia, CHDC Congo với hơn 20 nhóm vũ trang khác nhau tham chiến trên lãnh thổ Congo. Người ra gọi cuộc chiến này là ”Chiến tranh thế giới châu Phi”. hay ”Chiến tranh thế giới thứ 3”, chính thức bắt đầu từ tháng 8 năm 1998.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Cuộc chiến gần như không được thế giới chú ý thời điểm đó do ít trận đánh lớn. Tuy nhiên khi người ta bắt đầu để mắt tới thì người ta bàng hoàng nhận ra cuộc chiến đã kịp cướp đi sinh mạng hàng triệu dân thường. Dù thương vong lớn như vậy, không bên nào giành được thắng lợi quyết định. Chiến sự chủ yếu diễn ra ở vùng phía Bắc và phía Đông, cách xa thủ đô Kinshasa. Quân đội Uganda cùng đồng minh chiếm giữ miền Bắc, kéo dài đến tận biên giới phía Tây. Rwanda thì chiếm khu vực miền Đông và tiến sâu vào trung tâm đất nước.

Sau đó, nhiều diễn biến mới làm cuộc chiến càng phức tạp hơn. Ở vùng Ituri giáp Uganda (màu xanh lá trên hình), người dân nổi dậy chống lại Uganda từ sau lưng. Trong khi nhiều nhóm người Tutsi vốn ủng hộ quân Rwanda, cũng quay ra chống lại do mệt mỏi vì chiến tranh. Đến năm 2000, lực lượng Uganda và Rwanda đã đụng độ nhau trên lãnh thổ Congo, kết quả là Rwanda chiến thắng.

Nền kinh tế của tất cả các nước đã không mạnh càng bị chiến tranh làm yếu thêm. Không ít các cuộc đàm phán diễn ra nhưng đều bế tắc.
Bất ngờ năm 2001, tổng thống Laurent-Désiré Kabila bị một phiến quân thân Uganda giả làm cận vệ bắn chết. Từ đây một loạt các diễn biến mới diễn ra đã đưa cuộc chiến tới hồi kết.

Con trai trẻ của tổng thống Laurent-Désiré Kabila, Joseph Kabila lên nắm quyền ở Congo. Joseph theo đường lối ôn hòa, rất tôn trọng và hàn gắn mối quan hệ với Tổng thống Kagame của Rwanda. Theo đó, Joseph cam kết giải giáp các nhóm vũ trang người Hutu trên lãnh thổ Congo, đổi lại Kagame rút quân về nước.

Đối với Rwanda, mọi chuyện cũng khó khăn. Nhiều năm chiến tranh dai dẳng, đất nước Rwanda mới trải quan nạn diệt chủng gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Ngay cả những người Tutsi ở Congo, mệt mỏi về chiến tranh, họ đã quay lại chống lực lượng của Kagame. Thêm vào đó, tháng 6 năm 2000, lực lượng Uganda và Rwanda đã quay ra bắn nhau ngay trong lãnh thổ Congo. Dù lực lượng Rwanda chiến thắng, nhưng nguy cơ có thêm kẻ thù mới khiến Kagame quyết định rút quân về.

Với Angola, năm 2002 họ tiêu diệt được thủ lĩnh quân ”*********” Jonas Savimbi. Từ đây cuộc xung đột với UNITA kết thúc, Angola rút quân khỏi Congo.

Zimbabwe và Namibia cũng gặp khó khăn kinh tế, phải rút quân.

Các nỗ lực hòa bình sau đó đem lại hiệu quả, Congo ký hiệp ước hòa bình riêng biệt với Rwanda và Uganda, cơ bản kết thúc chiến tranh, mặc dù nhiều nhóm vũ trang thiểu số vẫn chiến đấu trong lòng Congo nhưng không đáng kể.

Cuộc chiến tranh Congo dù không ác liệt nhưng thương vong lại rất lớn, chủ yếu do các bên phạm tội ác chiến tranh. 5,4 triệu người, chủ yếu là dân thường Congo đã chết trong xung đột, với hàng triệu người khác phải đi tị nạn. Các tội ác chiến tranh bao gồm thảm sát dân thường, tra tấn, sử dụng lính trẻ em, phá hoại mùa màng gây nạn đói đặc biệt là hãm hiếp được thực hiện bởi tất cả các bên.

Nói về cưỡng hiếp, Congo đã trở thành ”cái rốn hãm hiếp” của nhân loại. Các bên xung đột sử dụng tình dục làm công cụ để khủng bố tinh thần đối phương và cả dân thường. Nhưng quan trọng hơn, ngay cả khi cuộc chiến đã kết thúc, hãm hiếp vẫn là vấn nạn nhức nhối ở Congo. Liên hợp quốc đã quyết định: bạo lực tình dục trong chiến tranh ở Congo là tội ác chiến tranh!

Năm 2018, giải Nobel hòa bình được trao cho Bác sĩ Denis Mukwege người Congo, người đã 2 thập kỉ phẫu thuật giúp đỡ các nạn nhân của bạo lực tình dục chiến tranh ở Congo.

Dou34A1XsAApft4.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
12/ Tình hình hiện tại ở khu vực Hồ Lớn châu Phi
-Rwanda: sau sự kiện diệt chủng Rwanda, chính phủ Paul Kagame đã có một quyết định lịch sử: hủy bỏ phân chia sắc tộc. Theo đó, không còn Hutu, Tutsi hay Twa ở Rwanda nữa. Tất cả người trong nước đều được gọi là ”dân tộc Rwanda”, với cơ sở khoa học là cùng nói tiếng Kinyarwanda. Điều này đã cơ bản xóa bỏ mối hận thù dân tộc nhiều thế kỷ qua ở Rwanda. Từ năm 2000, Paul Kagame đã được bầu làm tổng thống 3 lần liên tiếp.
Dưới sự lãnh đạo của Paul Kagame, một lãnh đạo được đánh giá là tài năng cả về kinh tế và quân sự, Rwanda ngày nay được lấy làm ví dụ cho câu chuyện thành công của một đất nước bước ra từ chiến tranh. Rwanda luôn là một trong những nước phát triển nhanh nhất châu Phi và thế giới, với mức tăng trưởng thường xuyên 8% từ năm 2000, một phần là nhờ vào sự hỗ trợ lớn cửa quốc tế. Viện trợ của Mỹ cho Rwanda lên đến 50 triệu USD/năm.

Rwanda hiện là đồng minh quan trọng của Mỹ và Anh, nhưng quan hệ rất xấu với Pháp. Tổng thống Kagame rất có ảnh hưởng ở châu Phi, là chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) năm 2018. Bên cạnh đó, Kagame cũng bị chỉ trích là vẫn tiếp tay cho các nhóm phiến quân còn lại ở Congo, nhiều người còn tố cáo Kagame phạm tội ác chiến tranh. Vài năm qua, an ninh của Rwanda đang có nguy cơ bị đe dọa do căng thẳng lên cao với Congo, và mới đây là Uganda.

Kagame cũng được biết là rất thân thiết với Việt Nam, đã thăm Việt Nam một số lần.

-Burundi: ngược lại Rwanda, có vẻ vết thương diệt chủng vẫn chưa lành với Burundi. Nội chiến Burundi đến tận năm 2005 mới có hiệp định hòa bình. Cho đến hiện nay xung đột sắc tộc vẫn âm ỉ ở Burundi và luôn sẵn sàng bùng phát. Đất nước hàng ngày vẫn ghi nhận các vụ giết người giữa các sắc tộc Hutu và Tutsi.

Hiện nay Burundi là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Dù tương đồng với Rwanda về nhiều mặt nhưng khoảng cách phát triển giữa hai đất nước là rất xa. Burundi đang bị nhiều nước kể cả Mỹ cấm vận vì tình trạng bạo lực và vi phạm nhân quyền. Tình hình chính trị của Burundi cũng rất không ổn định, gần như kỳ bầu cử nào cũng có bạo loạn khiến nhiều người chết.

-Uganda: giống như Rwanda, tổng thống Museveni cũng là đồng minh của Hoa Kỳ, cũng đã giúp kinh tế Uganda phát triển nhanh trong những năm qua. Uganda còn có tài nguyên giàu có hơn nhiều Rwanda.

Mặc dù vậy, tình hình an ninh, chính trị của Uganda đang gặp một số thách thức. Chế độ của Museveni đang bị nhiều người coi là độc tài, gây ra nhiều sự phản đối trong xã hội. Thậm chí vừa qua quan hệ với Rwanda đột nhiên căng thẳng, sau khi hai nước đọ súng ở biên giới và đóng của biên giới 6 tháng. Họ vừa ký thỏa thuận giảm căng thẳng ở Angola.

Uganda mỗi năm đón 100.000 người Nam Sudan tị nạn. Có thể nhiều người ngạc nhiên, nhưng trại tị nạn Bidi Bidi của Uganda đang là trại tị nạn lớn nhất thế giới hiện nay, với 300.000 người tị nạn Nam Sudan đang ở.

-CHDC Congo: quốc gia này hiện vẫn còn trong xung đột. Có 3 vùng hiện nay còn giao tranh:
+Nam Kivu: Congo cáo buộc Rwanda hỗ trợ quân Tutsi chống chính quyền Congo
+Ituri: các nhóm dân thiểu số chống chính quyền, hỗ trợ bởi Uganda
+Bắc Katanga: các nhóm vũ trang từ thời chiến tranh Congo lần 2 vẫn từ chối hạ vũ khí.

Vì xung đột kéo dài, Congo là nước nghèo thứ 2 châu Phi ngay sau Burundi bất chấp diện tích rộng, dân số đông, tài nguyên giàu có. Congo cũng thường xuyên rời vào khủng hoảng chính trị, nhất là sau khi tổng thống Joseph Kabila rút lui. Ngay thời điểm hiện tại chính phủ Congo cũng đang rơi vào một cuộc khủng hoảng. CHDC Congo được xếp vào một trong những nước mong manh nhất thế giới, cũng là một trong những nơi có nạn hãm hiếp tồi tệ nhất thế giới

Hết.

15.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
3/ Thomas Sankara – Biểu tượng cách mạng châu Phi

Như đã nói trước, bài này sẽ là về Burkina Faso, cụ thể là về lãnh đạo Thomas Sankara - người được ví là Che Guevara của châu Phi.

69779694_386774868918938_6540854430072307712_o.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Nếu người Mỹ Latin tôn sùng Che Guevara, thì người dân châu Phi cũng có biểu tượng của họ - Thomas Sankara, cựu tổng thống và nhà cách mạng Marxist người Burkina Faso. Trước Nelson Mandela, Sankara được coi là nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của châu Phi chưa từng có trước đó, được cả những đối thủ phương Tây của ông kính trọng và thường được gọi với cái tên ''Che Guevara châu Phi''.

Nói sơ qua về bối cảnh đất nước Burkina Faso. Thực ra đất nước chưa có tên như vậy cho đến khi đích thân Thomas Sankara đặt tên cho nó. Đó là một cái tên rất ý nghĩa mà lát nữa sẽ nói tới. Còn trước đó, quốc gia này là thuộc địa của Pháp ở Tây Phi, gọi là liên bang Tây Phi thuộc Pháp và chưa có tên gọi chính thức. Năm 1958, người Pháp trao trả độc lập cho đất nước này, đặt tên là Cộng hòa Thượng Volta, dựa vào vị trí là thượng nguồn của sông Volta.

Sau khi giành độc lập, Thượng Volta nhiều lần rơi vào đấu đá quyền lực, biến nó trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới. Đến năm 1983, đất nước nằm dưới quyền của Tổng thống Jean-Baptiste Ouédraogo, một nhân vật thân Pháp.
World_Factbook_(1982)_Upper_Volta.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Nhà cách mạng Thomas Sankara, tên khai sinh Thomas Isidore Noël Sankara, sinh vào ngày 21 tháng 12 năm 1949 tại Yako, Thượng Volta trong gia đình dân tộc Mossi. Cha ông là Joseph Sankara, sĩ quan trong Cảnh sát thuộc địa Pháp, nên gia đình giàu có. Trong những năm đầu, ông cùng gia đình chuyển đến thị trấn Gaoua, một thị trấn nghèo khó mà cư dân sống chủ yếu trong các căn nhà bằng đất. Gia đình Thomas sống trong khu nhà của hiến binh hiến binh mà ông miêu tả ''ngôi nhà gạch hiếm hoi giữa hàng ngàn ngôi nhà đất của Gaoua''.

Mặc dù cha mẹ muốn Thomas trở thành linh mục, nhưng cuối cùng ông đã chọn vào quân đội. Tại học viện quân sự Kadiogo ở thủ đô Ouagadougou, ông được coi là sinh viên tiến bộ, thường xuyên dẫn đầu các cuộc thảo luận về chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, các cuộc cách mạng của Liên Xô và Trung Quốc, các phong trào giải phóng ở châu Phi và các chủ đề tương tự. Ngoài ra Thomas còn được biết là tay guitar xuất sắc và một nhà văn.

Năm 20 tuổi, ông được ưu tiên đến học ở Học viện quân sự Pháp ở Antsirabe (Madagascar). Tại Madagascar, ông chứng kiến 2 cuộc nổi dậy của người dân chống chính quyền của Philibert Tsiranana, đồng thời lần đầu tiên tiếp cận các tác phẩm của Karl Marx và Lenin. Từ đây, Thomas Sankara trở thành người trung thành với chủ nghĩa Marx.

Đến năm 1972, Thomas Sankara bị gọi về nước tham gia cuộc chiến tranh tại Dải Agacher giữa thượng Volta và Mali, 2 thuộc địa cũ của Pháp. Ông nhanh chóng nhận ra một cuộc chiến "vô dụng và bất công", thực chất là công cụ của nhà cầm quyền Thượng Volta nhằm hướng người dân ra khỏi các vấn đề trong nước. Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, Thomas đã gặp các sĩ quan tiến bộ trong quân đội Thượng Volta, thành lập nhóm quân đội với tên ''Tập hợp những người cộng sản'' (tiếng Pháp: Regroupement des officiers communistes, gọi tắt là ROC) nhằm lật đổ tổng thống bất tài. Những nhân vật nổi tiếng nhất của họ là 4 sĩ quan gồm: Henri Zongo, Jean-Baptiste Boukary Lingani, Blaise Compaoré và Thomas Sankara. Ttrong đó Blaise Compaoré là đồng chí thân cận nhất của Thomas, nhưng cũng chính là người đã gây nên cái chết của ông sau này.

Có một thời gian ông làm trong Bộ Thông tin của chính phủ, nhưng ông đã từ chức vì nhận thấy Bộ thông tin phục vụ cho tuyên truyền dối trá của chính quyền. Ông tuyên bố: Malheur à ceux qui bâillonnent le peuple! - ''khốn khổ thay cho những kẻ bịt miêng người dân".

220px-Thomas_Sankara.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Năm 1982, lo ngại trước nhóm sĩ quan tiến bộ, chính quyền quân sự bắt giữ các sĩ quan bao gồm Thomas Sankara, Henri Zongo và Jean-Baptiste Boukary Lingani. Tuy nhiên, sĩ quan còn lại là Blaise Compaoré đã lãnh đạo một cuộc đảo chính để giải thoát cho các đồng chí của mình. Chính quyền quân sự bị lật đổ năm 1983, và Blaise Compaoré đưa Thomas Sankara lên làm tổng thống, mở ra thời kì lịch sử mới của đất nước.
Dù chỉ cầm quyền 4 năm ngắn ngủi, Thomas Sankara đã tiến hành những cải cách đầy tham vọng nhằm thay đổi kinh tế và xã hội của châu Phi mà chưa ai từng làm và cũng không ai nghĩ có thể làm.

-Đầu tiên, ông đổi tên đất nước của mình, từ Thượng Volta do người Pháp đặt, sang Burkina Faso. Như đã nói, đây là cái tên rất ý nghĩa, lấy từ những ngôn ngữ chính của các dân tộc bản địa. ''Burkina'' trong tiếng Mossi là ''ngay thẳng, đứng lên''. ''Faso'' trong tiếng Dyula nghĩa đen là ''nhà của cha'', nghĩa bóng để chỉ ''Tổ quốc''. Gộp lại, đất nước có cái tên với ý nghĩa ''ĐẤT NƯỚC CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỨNG LÊN''.
-Tự tay ông vẽ quốc kì mới cho Burkina Faso. Cũng tự ông ôm đàn, sáng tác ra quốc ca của đất nước.
-Một chiến dịch tiêm chủng miễn phí trên toàn quốc được tiến hành, với kỷ lục toàn bộ 2,5 triệu trẻ em của đất nước lúc đó chỉ có 7 triệu dân được tiêm phòng chỉ trong 1 tuần để ngăn chặn các bệnh sởi, viêm não, sốt vàng, những bệnh gây chết người bậc nhất châu Phi thời đó. Kết quả là tỷ lệ tử vong trẻ em của Burkina Faso giảm từ 23% năm 1983 xuống còn thấp hơn 3% dưới thời Thomas Sankara.
-Ông cho trồng 10 triệu cây xanh để ngăn chặn quá trình xa mạc hóa xuống vùng Sahel. Đây chính là tiền đề để ngày nay Liên Hợp Quốc cùng 20 nước châu Phi đang nỗ lực xây dựng ''bức tường Xanh'' dài 8000km để ngăn chặn Sa mạc hóa. Tất cả xuất phát từ ý tưởng của Thomas Sankara.
-Ông thực hiện một chiến dịch chống mù chữ toàn quốc, bắt buộc và miễn phí giáo dục, kết quả là tăng tỷ lệ biết chữ của Burkina từ 13% vào năm 1983 lên đến 73% vào năm 1987, một tỷ lệ chưa từng có trước đây.
-Ông phân chia lại đất đai từ địa chủ và đưa trực tiếp cho nông dân. Sản lượng lúa mì tăng vọt trong vòng ba năm từ 1700 kg/héc ta lên 3800 kg/héc ta, làm cho nông nghiệp Burkina Faso thành nền nông nghiệp tự cung tự cấp.
-Ông thiết lập một chương trình xây dựng đường bộ và đường sắt đầy tham vọng để "nối toàn quốc với nhau", giúp xây dựng gần 1.300km đường sắt và đường bộ mà không nhận bất cứ một viện trợ nào của nước ngoài.
-Trong các công trình của mình, Thomas Sankara không nhận một xu viện trợ nào của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Ông cho rằng các khoản viện trợ này là thứ để kìm hãm các nước châu Phi trong vòng kiềm tỏa của phương Tây. Vì vậy ông kiên quyết phản đối, đồng thời kêu gọi các nước khác từ chối viện trợ của IMF và WB. Ông có một câu nổi tiếng: ''Ai cho bạn ăn, sẽ kiểm soát bạn'' (He who feed you, controls you).

20993821_1967730666795945_2214345179615054795_n.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top