Lịch sử và hình ảnh logo của các hãng xe trên TG !!!

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lịch sử của Aston Martin




Hãng xe Aston Martin thành lập vào năm 1908, khi Obert Bamford và Lionel Martin lắp đặt động cơ 4 xi lanh, van cạnh, loại 1398cc Coventry-Simplex cho khung gầm Isotta-Fraschini, loại này do ông Ettore Bugatti thiết kế. Tên của những chiếc xe được lấy từ chính tên của Martin và từ các cuộc đua leo đồi vượt dốc Aston Clinton sau khi những chiếc xe Singer đầu tiên của hãng trình diễn tuyệt hảo trong cuộc tranh tài.
Chiếc xe Aston Martin đầu tiên phải chờ tới năm 1919 mới ra đời và vẫn chưa được bán cho tới năm 1921. Nó mang nét giống rất đặc trưng với chiếc xe Bugatti đương thời và vẫn giữ động cơ Coventry-Simplex. Chiếc xe Aston Martin đầu tiên này rất nổi tiếng nhờ có tốc độ khác thường, đạt mức tối đa 70 dặm/giờ, với thiết bị lái chính xác và độ bám đường cấp cao nhất.

Vào năm 1924 dưới sự điều hành của gia đình Charnwood, Công ty không mấy thành công và cho tới năm 1926 Công ty đã được chuyển giao cho Bert Bertelli và W.S. Renwick đảm nhiệm. Họ đã chế tạo ra một chiếc xe Aston Martin 2 chỗ mới với động cơ 4 xi lanh, cam đơn loại 1,5 lít. Tuy nhiên cũng như trước, do nguồn lực hạn chế và tính tới năm 1930 chỉ có 30 chiếc xe được sản xuất ra. Với việc cơ cấu lại sơ bộ tình hình tài chính năm 1928, công ty với tên mới Aston Martin International đã bắt đầu đi vào sản xuất. Một chiếc xe thể thao đặc sắc 4 chỗ ngồi với phong cách ngang tàng nhanh chóng trở thành mốt thời trang giai đoạn đó.

Năm 1932 Ngài Arthur Sutherland đã mua lại công ty và đưa công ty International phát triển hưng thịnh kể từ đó. Một chiếc xe của hãng rất thành công trong các cuộc thử nghiệm và đua xe thể thao các cấp độ, đạt kỷ lục chiến thắng trong cuộc đua ở Le Mans tại đó Bertelli và Driscoll đã giành được chiếc cúp Biennial, đó là chiếc xe 2 chỗ Le Mans và ngay sau đó đã được giới thiệu trước công chúng.
Năm 1934 chiếc xe Ulster của hãng Aston Martin ra đời, chiếc xe là bản sao tuyệt vời của xe đua chuyên nghiệp, và vẫn được coi là một trong những chiếc xe thể thao hấp dẫn nhất được sản xuất năm1930. Tuy nhiên loại xe này vẫn nặng hơn những chiếc xe đương thời Riley's và MG Magnettes. Cùng ra đời với những chiếc xe đua đó là 17 chiếc xe của đường phố được chế tạo ra.

Năm 1936 đã chứng kiến sự ra đời của một mẫu xe mới 2-litre với bộ truyền lực đồng bộ, một tiến bộ lớn của thời đại và mở ra một kỷ nguyên mới cho Aston Martin. Chiếc xe này đã giật giải trong cuộc đua Leinster Trophy năm 1938, do St John Horsfall cầm lái, người sau này tiếp tục đoạt giải trình diễn của Anh tại Le Mans.
Một lần nữa công ty lại phải gồng mình chống đỡ đặc biệt sau thế chiến thứ 2.

Năm 1939 một chiếc xe mới mang tên Atom đã được thiết kế nhưng một phiên bản với khuôn mẫu nhiều khoảng trống cho săm xe và động cơ 2-litre khỏe đã không thể được đầu tư. Năm 1947 nhà tư bản công nghiệp David Brown tiến hành bước 1 mua lại công ty này, (ông ta cũng đã mua Lagonda, đặc trưng bởi động cơ 6 xi lanh) và mẫu thiết kế mới với tên gọi DB1, tiếp tục được bán vào năm 1948. Chiếc xe còn giật được giải trong cuộc đua Spa 24 giờ, nhưng cũng chỉ có một số chiếc xe DB1 được bán. Nhà sản xuất đã quyết định kết hợp động cơ Lagonda 2.5-litre với khung gầm hình ống của DB1's và cho ra đời loại xe DB2, với loại khung gầm toàn thời gian. Thân vỏ chiếc xe Coupe 2 chỗ này do Frank Feeley thiết kế, và được bán với giá 1915 Bảng, với mui xe mất thêm 128 Bảng nữa. Thậm chí có thể tùy chọn thêm loại động cơ Vantage khỏe hơn với giá 123 Bảng. Một lần nữa thành công lại đến với hãng tại Le Mans.

Loại xe ra đời tiếp theo là DB2/4, với 2+2 chỗ ngồi và đuôi xe cong nhưng sự kiện này cũng nhanh chóng mở đường cho chiếc xe DB3 ra đời và sau đó là DB3S với khoảng cách trục ngắn hơn và thân xe thiết kế đầy quyến rũ. Chiếc xe là một thành công lớn của hãng với những giải thưởng trong cuộc đua “Goodwood 9 giờ” là một điển hình.

Trong những năm gần đây, công ty đã qua chuyển nhượng một vài lần và những chiếc xe rất đặc trưng cũng đã ra đời. Có lẽ ngày nay gắn với hình ảnh James Bond là những chiếc xe DB5 đầy quyến rũ, tuy nhiên cả các mẫu Vantage, Virage và Lagonda đã có thể mô tả ngắn gọn về lịch sử của hãng xe này.








Sự hình thành logo Aston Martin lần lượt qua các thời kỳ.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Logo Aston Martin



















































Size of this preview: 800 × 600 pixels






 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lịch sử của Audi







Nước Đức cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, dân gian truyền tụng về một người thợ làm bánh vô danh, ngụ tại thành phố Munich, bỗng trở thành “nhà thiết kế” chính biểu tượng của hầu hết các hãng xe hơi. Thoạt đầu, anh ta lấy một chiếc bánh, chia thành 3 phần đều nhau và gửi cho Mercedes làm logo. Một chiếc bánh khác được chia đều thành 4 phần dành cho BMW. Đến lượt Volkswagen, bí quá, người thợ “chém bừa” lên đó mấy nét, thành hình hai chữ V ngoắc vào nhau. Không hài lòng lắm nhưng Volkswagen cũng mang nó về.





Khi tới lượt 4 ông chủ của Audi đến và yêu cầu người thợ bánh thiết kế logo cho họ, anh ta thực sự bối rối. Chẳng còn ý tưởng gì để thực hiện trên chiếc bánh bé tí teo nữa. Nhưng trong lúc bày bánh ra đĩa mời khách, đến chiếc thứ tư, anh ta liền nảy ra ý: lấy 4 chiếc bánh tượng trưng cho 4 công ty thành lập nên Audi. Và bởi không muốn làm mếch lòng bất cứ ai trong số những vị khách sang trọng ngoài kia, một cách bình đẳng, anh ta đặt chúng thành hàng ngang, tuy hơi tốn diện tích. Lúc đĩa bánh cùng ý tưởng về logo của hãng được đặt lên bàn, 4 ông chủ nhìn nhau và... cười.
Đây chỉ là câu chuyện mà dân mê xe hơi nghĩ ra để lý giải về sự gặp gỡ tình cờ trong thiết kế logo của các hãng xe hơi Đức mà Audi là một trong số đó.


Với thâm niên hơn 100 năm kinh doanh, Audi là một hãng chế tạo các dòng ô tô sang trọng và xe thể thao đa dụng SUV. Công ty được thành lập ở Đức và cho đến nay vẫn là hãng xe của Đức.
"Xưởng Ô tô Audi" thâm nhập lĩnh vực sản xuất ô tô của Đức từ năm 1910 và vẫn duy trì hoạt động độc lập cho tới thời kỳ Đại khủng hoảng kinh tế thế giới. August Horch, người sáng lập công ty đã lấy tên theo chữ Latin của mình là Audi để đặt tên cho hãng do trước đó 10 năm, ông đã lập ra một công ty khác với tên của chính mình và vẫn tồn tại cho đến ngày ông rời đi và lập ra Audi. Audi hợp nhất với ba hãng sản xuất ô tô khác vào năm 1932 và thành lập nên Hiệp hội Ô tô, cái tên duy nhất còn lại của Hiệp hội này, đã bị Volkswagen mua lại vào năm 1964.

Mọi hãng sản xuất đều có những thời khắc đáng nhớ. Với Audi, có một thời khắc như thế vào tháng 3 năm 1980 tại triển lãm Ô tô tại Geneva. Ở đây hãng đã giới thiệu xe Audi Quattro, một loại xe thể thao dẫn động bốn bánh. Trước đây, khái niệm này thường chỉ dành cho xe tải và cho loại xe chạy mọi địa hình; xe Quattro được xem là chiếc xe đầu tiên có thiết kế gầm cao với hệ thống dẫn động bốn bánh và nhờ vậy xe đã gây được ấn tượng mạnh trong show trình diễn này. Chính hệ thống dẫn động bốn bánh này của Quattro đã liên tục giúp cho Audi dành được các giải thưởng trong các cuộc đua xe thể thao và cuối cùng loại xe này đã được gia nhập vào nhóm các dòng xe tiêu biểu.

Loại xe Coupe Quattro không còn được sản xuất nữa nhưng tên hiệu của nó vẫn còn được lưu giữ; "Quattro" trở thành biệt danh dành cho hệ thống dẫn động bốn bánh của Audi. Kinh nghiệm có được của Audi được coi là bước đi tiên phong cho công nghệ dẫn động bốn bánh và là dấu hiệu của những cam kết của công ty trong việc áp dụng công nghệ mới. Ngoài ra, Audi là hãng duy nhất trong các nhà sản xuất cho ra đời các loại xe áp dụng công nghệ khung nhôm. Xe với thân vỏ bằng nhôm nhẹ hơn đáng kể so với những loại xe thân vỏ bằng thép khác. Lợi thế về trọng lượng có thể giúp cải thiện việc điều khiển, tăng tốc và tiêu thụ xăng, cũng như giảm tiếng ồn, độ rung và độ xóc. Và hãng này là một trong số ít các hãng chế tạo ô tô cung cấp loại xe được trang bị hộp số truyền động bằng đai thang tự động biến tốc vô cấp.

Những ai đã một lần ngồi trên chiếc xe Audi hiện đại này sẽ không thể quên được cảm giác thoải mái và dễ chịu. Hãng sản xuất này đã tạo ra nét riêng biệt cho sản phẩm của mình bằng việc trang bị cho xe những nội thất sang trọng và tao nhã, và ca bin của xe Audi là một bản giao hưởng của sự sang trọng và thiết kế thân thiện với môi trường. Chất lượng vật liệu sử dụng không có gì phải chê, kể cả trong các mẫu xe sang trọng mới ra mắt như A3 và A4. Loại xe Audi A8 được chế tạo loại cabin hiện đại và đặc sắc nhất trong những loại cabin hiện có. Những ai có may mắn được ngự trong loại xe thuộc loại tốt nhất Audi A8 này sẽ được hưởng thụ một trong những loại cabin sành điệu nhất hiện có với vỏ bọc được làm từ những loại da và len mịn nhất.

Thực tế là Audi đã đuổi kịp các đối thủ tại Đức khi tạo nên uy tín và tiếng tăm cho hãng của mình. Nhưng trong nhiều trường hợp, xe của hãng thậm chí đạt mức độ sang trọng và kiểu dáng ngang bằng và vượt qua các hãng được ưa chuộng nhất. Nhưng trên hết là chất lượng nổi trội không đòi hỏi giá cao và những chiếc xe Audi đặc biệt có mức giá thấp hơn so với những dòng xe hạng sang của những đối thủ hàng đầu của hãng này.
 

Hamvui001

Xe buýt
Biển số
OF-54785
Ngày cấp bằng
12/1/10
Số km
736
Động cơ
456,500 Mã lực
Bác cho ae biết lịch sử LOGO của THACO và VINAXUKI ( việt nam xuất khí ?) đi ! (c)
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né




Audi AG là một hãng sản xuất ô tô danh tiếng của Đức có trụ sở chính tại Ingolstadt, Bavaria và gần như thuộc sở hữu của Volkswagen Group (99,7%) từ năm 1964. Công ty được hình thành từ sự sáp nhập của 4 công ty khác là Audi và Horch tại Zwickau, Wanderer tại Chemnitz-Seigmar và DKW tại Zschopau – tạo ra một bước phát triển lớn trong nền sản xuất ô tô Đức. Bốn công ty này sáp nhập vào năm 1932 để tạo thành Auto Union AG, hãng sản xuất ô tô lớn thứ 2 tại thời điểm đó. Biểu tượng 4 vòng tròn đan xen vào nhau được chọn làm biểu tượng của Auto Union AG. Sau thế chiến thứ 2, nhà máy sản xuất của Auto Union AG tại Saxony bị sung công và tháo dỡ bởi quân đội Sô Viết. Một số giám đốc cấp cao của công ty chuyển đến Bavaria thành lập công ty mới năm 1949 với tên gọi Auto Union GmbH và tiếp tục công việc sản xuất ô tô với biểu tượng 4 vòng tròn đan xen vào nhau.

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Auto Union GmbH và NSU sáp nhập vào năm 1969 để thành lập Audi NSU Auto Union AG. Năm 1985, công ty đổi tên thành Audi AG và trụ sở chính được chuyển về Ingolstadt. Biểu tượng 4 vong tròn đan xen vào nhau vẫn được sử dụng làm biểu trưng của Audi cho đến ngày nay.[/FONT]




[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Horch[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]August Horch, một trong những người đi tiên phong trong ngành công nhiệp ô tô Đức, là nhân tố chính của công ty. Tốt nghiệp trường Cao đẳng Kỹ thuật tại thị trấn Mittweida, Saxony, ông bắt đấu làm việc tại nhà máy sản xuất động cơ tại Carl Benz, Mannheim và nhanh chóng trở thành giám đốc bộ phận chế tạo động cơ ô tô. Năm 1899, ông quyết định thành lập công ty Horch & Cie của riêng mình tại Cologne. Ông là người đầu tiên của Đức sử dụng nhôm nguyên khối để chế tạo động cơ và vỏ hộp số, khớp cađăng đóng vai trò truyền động và bánh răng bằng thép chịu lực. năm 1902, ông chuyển đến Reichenbach, Saxony và sau đó là đến Zwickau vào năm 1904. Sau khi chuyển đến Zwickau, Horch cho ra đời mẫu xe sử dụng động cơ 2 xylanh và sau đó là phiên bản 4 xylanh. Động cơ này mạnh mẽ đến nỗi chiếc xe Horch giành được thắng lợi tại cuộc đua Herkomer Run năm 1906, một cuộc đua đường trường khắc nghiệt nhất thế giới. Hai năm sau, lần đầu tiên công ty lập kỷ lục đạt doanh số hơn 100 xe/năm.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Năm 1909, sau những bất đồng với Ban giám đốc và Hội đồng quản trị, August Horch rời khỏi công ty mình đã tạo dưng và nhanh chóng thành lập một công ty ô tô khác tại Zwickau. Do tên của ông đã được đặt cho công ty trước và nó đã được đăng ký thương hiệu nên ông phải đặt tên mới cho công ty bằng cách dịch tên mình ra ngôn ngữ khác. Tên của ông có nghĩa là “hark” trong tiếng Đức (có nghĩa là “nghe” ) và trong tiếng La tinh là Audi.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]August Horch chuyển tới Berlin vào những năm 1920 và được bầu vào làm thành viên Hội đồng quản trị của Auto Union AG vào năm 1932. Tại đây, ông tiếp tục phụ trách việc phát triển công nghệ kỹ thuật mới. Horch sống những năm cuối đời tại Munchberg, Upper Franconia và ông mất năm 1951 thọ 83 tuổi.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Công ty vẫn giữ tên Horch cho một số mẫu xe sử dụng cấu trúc do Horch phát minh ra. Sau thế chiến thứ I, công ty sản suất động cơ máy bay Argus-Werke nắm giữ phần lớn cổ phần trong Horch. Hai trong số những kỹ sư giỏi nhất là Arnold Zoller và sau này là Paul Daimler, con trai của Gottlieb Daimler, được đưa lên phụ trách hoạt động của công ty Horch-Werke tại Zwickau.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Mùa thu năm 1926, Horch-Werke cho ra mắt mẫu xe mới, chiếc Horch 8, sử dụng động cơ 8 xylanh thẳng hàng do Paul Dainler phát minh. Động cơ này nổi bật nhờ sự ổn định và sức mạnh của nó, và vạch ra một tiêu chuẩn mà tất cả các đối thủ cạnh tranh khác luôn tìm cách cạnh tranh. Chiếc Horch 8 trở thành biểu tượng của sự sang trọng, tinh tế và cao cấp trong ngành công nghiệp ô tô.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Năm 1931, Horch-Werke giới thiệu mẫu xe mới nhất của mình tại triển lãm ô tô Paris, một chiếc mui trần sử dụng động cơ 12 xylanh với màu sơn vàng, mui mềm màu nâu và nội thất được phủ màu xanh lá. Từ năm 1932 đến 1934, chỉ có 80 chiếc mui trần này được bán ra do thị trường xe siêu sang đang trong thời kỳ ế ẩm. Horch là hãng dẫn đầu phân khúc xe hạng sang và doanh số của hãng cao hơn 1/3 so với các đối thủ; ví dụ như năm 1932, Horch bán được 773 xe tại thị trường Đức và xuất khẩu được 300 xe. Tuy nhiên, điều này vẫn không đủ. Công ty gặp phải những khó khăn về tài chính, chủ yếu là do các hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.[/FONT]


[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Audi[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Ngay sau khi rời khỏi công ty Horch-Werke năm 1909, Horch nhanh chóng thành lập một công ty sản xuất ô tô khác. Do không được quyền sử dụng tên của mình nên Horch đã dịch nó ra tiếng La tinh là Audi (có nghĩa là “nghe” ). Năm 1910, những chiếc xe đầu tiên sử dụng thương hiệu Audi xuất hiện trên thị trường. Chúng nhanh chóng đạt được những thành công liên tiếp từ năm 1912 đến 1914 trong cuộc đua International Austrian Alpine Run, một trong những cuộc đua đường trường khắc nghiệt nhất thế giới. Sau Thế chiến thứ I, Audi trở thành hãng đầu tiên đặt vô lăng sang bên trái và chuyển hộp số vào giữa. Điều này cho phép việc điều khiển xe trở nên sễ dàng hơn.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Năm 1923, mẫu xe sử dụng động cơ 6 xylanh đầu tiên của Audi được ra mắt. Chiếc xe này có một máy làm sạch không khí bằng dầu và trở thành một tính năng đặc biệt vào thời đó. Phải mất nhiều năm sau máy làm sạch không khí mới trở thành trang bị tiêu chuẩn trên tất cả các xe. Chiếc Audi này cũng là mẫu xe đầu tiên tại Đức sử dụng hệ thống phanh thủy lực ở cả 4 bánh do chính công ty nghiên cứu và phát triển. Năm 1927, kĩ sư trường Heinrich Schuh cho ra đời mẫu xe sử dụng động cơ 8 xylanh đầu tiên của Audi. Thật không may là chiếc xe này xuất hiện quá trễ khi mà thị trường xe hạng sang đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. năm 1928, công ty được Jorgen Skaffe Rasmussen, một nhân tố quan trọng đằng sau sự thành công của DKW, mua lại.[/FONT]



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]DKW[/FONT]


[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Jorgen Skaffe Ramussen, một người sinh tại Đan Mạch, thành lập công ty đầu tiên của mình tại Saxony sau khi lấy bằng kỹ sư tại Mittweida. Năm 1904, ông thành lập một công ty kỹ thuật tại Chemnitz và 3 năm sau chuyển đến Zschopau, Erzgebirge, nơi ông bắt đầu nghiên cứu xe chạy bằng động cơ hơi nước năm 1916. Mặc dù những thí nghiệm này không tạo ra một sản phẩm nào nhưng nó đã giúp hình thành tên và thương hiệu DKW của công ty. DKW trong tiếng Đức là “Dampf Fraft Wagen” có nghĩa là xe sử dụng động cơ hơi nước. [/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Năm 1919, Rasmussen mua mẫu thiết kế động cơ 2 kỳ của Hugo Ruppe. Một phiên bản nhỏ của động cơ này được bán dưới dạng động cơ đồ chơi với tên gọi “The Boy’s Dream”. Động cơ nhỏ này sau đó được phát triển lớn hơn và được sử dụng như một động cơ phụ. Dưới sự điều hành của Rasmussen (cùng với giám đốc Kleine Wunder và kĩ sư trưởng Hernann Weber), DKW trở thành hãng sản xuất ô tô lớn nhất thế giới vào những năm 1920 và cũng là một trong những nhà sản xuất đông cơ ô tô hàng đầu.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Năm 1927, Rasmussen mua lại thiết kế và cơ sở sản xuất động cơ 6 và 8 xylanh từ một công ty ô tô ở Detroit. Hai mẫu xe mới của Audi sử dụng 2 động cơ này được tung ra thị trường. Tuy nhiên, Rasmussen nhận thấy nhu cầu của thị trường và bắt tay vào sản xuất nhửng chiếc xe nhỏ. Chiếc xe thật sự đầu tiên của DKW sử dụng hệ thống dẫn động bánh sau và được sản xuất tại Berlin-Spandau. Cuối năm 1930, Rasmussen giao cho nhà máy tại Zwickau phát triển một mẫu xe với với những đặc điểm thiết kế như: động cơ 2 xylanh, 2 kỳ với dung tích 600 cc, chassis bằng gỗ nguyên khối bọc da giả và sử dụng hệ thống dẫn động bánh trước. Chiếc xe này được thiết kế bởi Walter haustein và Oskar Arlt và có tên là DKW Front. Nó được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm ô tô Berlin năm 1931 và nhanh chóng chiếm được cảm tình của khách hàng. Chiếc DKW Front được sản xuất tại nhà máy của Audi và trở thành chiếc xe nhỏ của Đức phổ biến nhất và được sản xuất nhiều nhất vào thời điểm đó.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Wanderer[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Cái tên “Wanderer” có nguồn gốc từ năm 1896, khi tiếng tăm của nó đi kèm với những chiếc xe đạp được sản xuất bởi Winklhofer & Jaenicke, một công ty được thành lập năm 1885 tại Chemnitz. Việc sản xuất ô tô được bắt đầu vào năm 1902 và chiếc xe đầu tiên được sản xuất thử vào năm 1904. Một chiếc xe nhỏ có tên là “Puppchen” được đưa vào sản xuất đại trà năm 1913 và trở nên rất phổ biến. Không mẫu xe nào có hiệu suất cao hơn được sản xuất mãi đến năm 1926 khi chiếc Wanderer Type W 10 với động cơ dung tích 1.5 lít công suất 30 mã lực được giới thiệu ra thị trường. Chiếc xe này kết hợp tất cả những công nghệ kỹ thuật hiện đại nhất trong ngành công nghiệp ô tô thế giới lúc bấy giờ, ví dụ như vô lăng bên trái, hộp số đặt ở giữa, khớp ly hợp gồm nhiều tấm kim loại, động cơ và hộp số nguyên khối và hệ thống phanh 4 bánh. Chiếc xe này được khách hàng đón nhận nồng nhiệt.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Để đáp ứng được nhu cầu tăng cao, một nhà máy sản xuất mới được xây dựng tại Siegmar, ngoại ô của Chemnitz. Phụ tùng của xe vẫn được sản xuất tại nhà máy cũ và được chuyển đến nhà máy lắp ráp bằng xe lửa. Những phụ tùng này được đổ từ toa xe lửa xuống thẳng dây chuyền lắp ráp, một phương thức được sử dụng phổ biến trong những năm 1920. Nhà máy tại Siegmar chỉ có thể chứa được số lượng phụ tùng đủ lắp ráp 25 chiếc xe – bằng sản lượng hằng ngày của nhà máy.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Hình ảnh thương hiệu của Wanderer gắn liền với sự ổn định và chất lượng vượt trội của các sản phẩm của mình. Đến cuối những năm 1920, Wanderer cống gắng tránh cuộc khủng hoảng bẳng cách cho ra đời nhiều mẫu xe có thiết kế hiện đạt và động cơ mạnh mẽ. Tuy nhiên, bất chấp những thay đổi này, sản lượng của công ty giảm xuống rõ rệt. Hoạt động sản xuất ô tô của Wanderer đứng bên bờ vực thẳm. Toàn bộ phân nhánh sản xuất mô tô được bán cho NSU và một công ty của Séc là Janecek. [/FONT]




[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Auto Union AG[/FONT]


[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Do cuộc khủng hoảng trầm trọng trong ngành công nghiệp ô tô nên những năm 1920 là một thời kỳ để Audi, Horch, DKW và Wanderer hợp lý hóa công việc sản xuất của mình. Dây chuyền lắp ráp và các máy móc hiện đại có sản lượng tăng cao tuy nhiên việc sản xuất hàng loạt chi có thể diễn ra khi có thị trường có nhu cầu. Trong thời kỳ này việc tăng doanh số mua bán là điều vô vùng khó khăn và cuộc chiến về giá liên tục diễn ra do các đối thủ nước ngoài khai mào. Các công ty ô tô Đức cảm thấy không thể duy trì sản xuất nếu chỉ dựa vào lợi nhuận trên doanh số bán ra và do đó những nguồn tài chính khác là điều rất cần thiết[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Tại Saxony, ngân hàng nhà nước Saxony không đáp ứng được nhu cầu vay tiền đầu tư của Horch-Werke và cũng “bịt” đường phát triển của Rasmussen Group. Ngân hàng này cuối cùng cũng quyết định củng cố lợi nhuận của mình trong lĩnh vực ô tô và ý tưởng về một Auto Union được ra đời. Các công ty sáp nhập là Rasmussen AG, lúc này đã sở hữu Audi-Werke AG, Horch-Werke AG và chi nhánh sản xuất ô tô của Wanderer-Werke. Tổng số vốn đầu tư của Auto Union là 14,5 triệu mác Đức và ngân hàng nhà nước Saxony kiểm soát 80% số vốn này.[/FONT]



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Tạo dựng một công ty có tính cạnh tranh [/FONT]


[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Hình ảnh của Auto Union AG trên thị trường ô tô được tạo ra bởi 4 công ty sáng lập là Audi, DKW, Horch và Wanderer cùng với những sản phẩm của họ. Phải mất nhiều năm để có thể phát triển ý tưởng hợp tác lâu dài và áp dụng vào những công ty có truyền thống lâu đời này.[/FONT]



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Sự phát triển[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Năm 1933, tại triển lãm ô tô Đức mà Auto Union tham dự lần đầu tiên sau khi sáp nhập, Audi đã tạo nên sự đột phá với những chiếc xe cỡ trung bình sử dụng hệ thống dẫn động bánh trước. Tuy nhiên nó không đạt được thành công như mong đợi. Ý tưởng được thay đổi và vào năm 1938, chiếc Audi 920, một chiếc xe với thiết kế ngoại thất rất hiện đại sử dụng động cơ hiệu suất cao, được tung ra thị trường. Động cơ OHC mới được phát triển của xe có công suất 75 mã lực và có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 140 km/h. Chiếc Audi này nhắm đến những khách hàng muốn một chiếc xe mạnh mẽ nhưng nhỏ gọn. Hệ thống dẫn động bánh trước sau đó được đổi thành bánh sau và chassis dạng ngiêng truyền thống được sử dụng thay cho chassis dạng hình hộp trung tâm. Chiếc xe có 2 mẫu là sedan 6 cửa sổ và mui trần 2 cửa với 4 cửa sổ. Nhu cầu cho chiếc Audi 920 cao đến nỗi trong hơn 1 năm, số lượng xe được sản xuất đều được bán hết ngay sau khi được trung ra thị trường.[/FONT]







Audi 920


[FONT=arial,helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif][/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Trong thời gian này, tiếng tăm của DKW chủ yếu dựa vào những mẫu xe mô tô của mình. Năm 1933, họ cho ra mắt mẫu xe với 8 phiên bản khác nhau sử dụng động cơ có dung tích từ 175 đến 600 cc. Một năm sau, chiếc RT 100 xuất hiện trên thị trường. Với sự đơn giản, thân xe thẳng và kết hợp được sức mạnh và tính kinh tế, nên nó đã tồn tại suốt vài thập kỷ và vạch ra những tiêu chuẩn mới cho những chiếc mô tô sau. Chiếc RT được bán với giá “không thể rẻ hơn” là 345 mác Đức và là một trong những mẫu xe được sản xuất nhiều nhất qua mọi thời đại.[/FONT]





DKW RT 100



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Những chiếc xe ô tô nhỏ của DKW được sản xuất tại cả Berlin-Spandau (sử dụng hệ thống dẫn động bánh sau và động cơ V4 2 kỳ) và tại Zwickau (sử dụng hệ thống dẫn động bánh trước và động cơ 2 kỳ 2 xylanh). Tất cả động cơ được sản xuất tại Zschopau trong khi chassis bằng gỗ cho những chiếc xe sử dụng hệ thống dẫn động bánh trước được sản xuất tại Spandau. [/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Việc phát triển động cơ 2 kỳ được đặc biệt quan tâm. Auto Union đã có được giấy phép của Klöckner-Humboldt-Deutz để sử dụng phát minh của Schurle (nguyên lý xả ngược cho động cơ 2 kỳ) trên những mẫu động cơ nhỏ của mình. Lợi thế của nguyên tắc này là giúp động cơ giảm được mức nhiên liệu tiêu thụ trong khi vẫn nâng cao được hiệu suất.[/FONT]



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Tối ưu hóa sản xuất[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Những động cơ của Wanderer được tiêu chuẩn hóc và động cơ Horch V8 được thay thế bằng động cơ 6 xylanh thẳng hàng để đạt được hiệu suất cao hơn và ổn định hơn. Auto Union đã đạt được bước tiến lớn trong việc phát triển hộp số tự động và các kỹ sư của Auto Union đang tìm kiếm phương pháp mới để tạo hình và phát triển thiết kế ngoại thất.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Bộ phận thiết kế của công ty theo đuổi một ý tưởng ký động học hóa từ những chi tiết nhỏ nhất, sử dụng những phát minh về khí động lực của một chuyên gia Thụy Sĩ là Paul Jaray. Những đặc tính khí động học tối ưu được tính toán trước tiên theo lý thuyết sau đó được kiểm tra kỹ càng trong phòng thí nghiệm. Phiên bản thân xe sẵn sàng đưa vào sản xuất của DKW F9 có hệ số kéo ngang trước rất ấn tượng cD = 0.42. Đến các thập kỷ sau, đây vẫn là một con số lý tưởng cho các xe sản xuất tại Đức.[/FONT]




DKW F9
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Do các cuộc chạy đua vũ trang nên sắt và cao su bị thiếu hụt nghiêm trọng, cộng với chassis xe bằng gỗ được bọc da quá đắt để sản xuất, Auto Union bắt đầu phát triển thử nghiệm thân xe bằng nhựa với sự hợp tác của Dynamit AG tại Troisdorf. Một chương trình thử nghiệm va chạm được phát triển để đánh giá độ bền của gỗ, tấm thép và nhựa. Đây là cuộc thử nghiệm va chạm đầu tiên trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô Đức.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Các thử nghiệm về đâm xe từ phía trước, sau và bên hông hay lật xe đều được mô phỏng tại Phòng Kiểm tra trung tâm tại Chemnitz. Bộ phận kỹ thuật của nó sẽ kiểm tra tất cả các vấn đề liên quan đến chất liệu, phát triển hợp kim và phương pháp sản xuất đặc biệt, và kiểm tra sự tương thích kỹ thuật của tất cả các mẫu thiết kế mới. Bộ phận khoa học tập trung vào các mẫu động cơ trong tương lai, phát triển hộp số, nghiên cứu sự dao động và tiếng ồn, và chuẩn bị những cuộc kiểm tra phức tạp như vị trí của máy phóng trong các cuộc thử nghiệm va chạm. Bộ phận kiểm tra trên đường sẽ tiến hành các thử nghiệm thực tế hay các cuộc so sánh với các sản phẩm của đối thủ.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Auto Union đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng trong nhưng năm 1933-1939, doanh thu hàng năm tăng từ 65 lên 276 triệu mác Đức và số lượng công nhân tăng từ 8000 lên hơn 23.000 người. Sản lượng xe mô tô hằng năm tăng từ 12.000 lên 59.000 chiếc và xe ô tô là từ 17.000 lên 67.000 chiếc. So với năm mà Auto Union được thành lập, sản lượng ô tô của Horch đã tăng gấp đôi trong năm 1938, Wanderer tăng 5 lần và tổng sản lượng ô tô của DKW tăng 10 lần.[/FONT]


[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Chiến tranh và phá sản[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Sự bùng nổ của Thế chiến thứ II đặt dấu chấm hết cho sự phát triển này. Auto Union AG sản xuất những chiếc xe dân sự cuối cùng vào năm 1940. Từ đó trở đi, công ty bị buộc phải tập trung công việc sản xuất để phục vụ chiến tranh.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Auto Union tồn tại được 16 năm. Trong 3 năm cuối cùng của mình, công ty chỉ chở đợi việc phá sản do 6 năm trước đó chiến trang đã khiến mọi hoạt động sản xuất ô tô của công ty bị tê liệt hoàn toàn. Những phát minh và sự thành công của Auto Union chỉ diễn ra trong vỏn vẹn 7 năm đầu thành lập. Sự sáng tạo và lành nghề của các kỹ sư tại đây được minh chứng bằng hơn 3000 bằng sáng chế được cấp tại Đức và những nơi khác. Cứ 4 chiếc xe chở người được đăng ký mới tại Đức trong năm 1938 thì có 1 chiếc do Auto Union sản xuất. Hơn 1/3 số xe môtô được đăng ký mới tại Đức là của DKW. Auto Union AG có rất nhiều phát minh, nghiên cứu và ý tưởng đóng vai trò tiên phong cho sự ra đời của những chiếc xe hiện đại.[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Sau chiến tranh, các cơ sở sản xuất của Auto Union AG bị sung công và phá hủy do sự chiếm đóng của quân đội Sô Viết. năm 1948, công ty bị xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh tại thành phố Chemnitz. Trong thời gian này, những giám đốc cao cấp của công ty chuyển đến Bavaria và thành lập một công ty mới tại Ingolstadt.[/FONT]





[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Một khởi đầu mới tại Ingolstadt[/FONT]


[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Một công ty mới với tên gọi Auto Union GmbH được thành lập vào ngày 03/09/1949 tại Ingolstadt để nối tiếp truyền thống sản xuất của Auto Union. Đây chính là tiền thân thực sự của công ty Audi AG sau này. Với trụ sở được đặt tại Tây Đức, mục đích chính của công ty là duy trì truyền thống sản xuất mà công ty Auto Aunion AG đã lập nên tại Saxony.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Cuộc sống tại thời điểm tái thành lập này rất khó khăn nên những chiếc xe có tính kinh tế cao là sự lựa chọn hàng đầu. Trong những năm đầu, những chiếc xe duy nhất được sản xuất tại Ingolstadt với biểu tượng 4 vòng tròn là những chiếc ô tô và mô tô của DKW sử dụng động cơ 2 kỳ của họ. Việc tái thành lập chính thức năm 1949 thực ra là bước đi thứ 2 trong sự phát triển mới sau chiến tranh. Bước đi đầu tiên diễn ra vào ngày 19/10/1945 khi công ty Zentraldepot für Auto Union Ersatzteile GmbH được thành lập tại Ingolstadt. Kho hàng trung tâm này có nhiệm vụ cung cấp phụ tùng cho các mẫu xe của Auto Union sản xuất trước chiến tranh vẫn “sống sót” được sau 6 năm chiến trang dữ dội. Có tổng cộng 60.000 xe như vậy trong các vùng bị chiếm đóng ở miền Tây.[/FONT]





[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Vậy tại sao lại ở Ingolstadt? [/FONT]


[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Một lý do để chọn Ingolstadt để đặt kho hàng trung tâm là vì nơi đây rất thuận lợi cho giao thông vì nằm ở trung tâm cùng Bavaria. Những nhân vật có ảnh hưởng trong chính quyền ở Ingolstadt cũng muốn công ty đặt kho hàng trung tâm tại đây nhằm giải quyết được số lao động nhàn rỗi tại địa phương. Tuy nhiên, lý do chính để chọn Ingolstadt làm nơi tái thành lập công ty là vì nơi đây có truyền thống qua hàng thế kỷ là nơi đóng quân của quân đội, nơi mà họ có thể có quyền sử dụng vô số những trại lính, tòa nhà, hầm quân sự… giúp giảm khá nhiều chi phí chjo việc xây dựng cơ sở vật chất mới.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Từ trụ sở chính của mình tại những văn phòng quân sự tại Schrannenstrasse, dần dần công ty được quyền sử dụng những tòa nhà khác như trại lính ở Friedenskaserne, xưởng vũ khí New Arsenal, tòa nhà của NCO, kho quân trang và khu đất rất lớn. Do cơ sở vật chất nằm rải rác khăp thành phố nên việc tối ưu hóa sản xuất là điều không thể. Các công nhân thường nói đùa rằng đây là công ty “Quân sự và Phân tán”[/FONT]




[FONT=arial,helvetica,sans-serif]"Cuộc đình công Bavaria”[/FONT]



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Ngày 09/08/1954 chứng kiến sự bùng nổ của cuộc đình công trong ngành cơ khí ở Bavaria mà nhiều cư dân tại đây vẫn còn nhớ rất rõ. Đây là một trong những cuộc đấu tranh lớn đầu tiên diễn ra trong nước Cộng hòa Liên bang Đức còn non trẻ và những công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ khí còn gọi nó là “sự kiện nổi bật nhất trong những năm sau chiến tranh”[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Auto Union, một trong những công ty có số lượng công nhân lớn nhất thành phố với gần 5000 người, cũng gặp phải tình trạng tương tự. Những yêu cầu của công nhân là tuần làm việc ngắn hơn, lương cao hơn và điều kiện làm việc cũng như sinh sống tốt hơn. "Cuộc đình công Bavaria” kéo dài tới ngày 31/08/1954 khi cuối cùng cũng đạt được một thỏa thuận thông qua phán quyết của tòa án, theo đó mức lương trung bình sẽ tăng 4%.[/FONT]



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Mối liên hệ với Daimler-Benz[/FONT]



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Cuộc “đình công Bavaria” làm tiêu tốn của Auto Union một khoản tiến 920.000 mác Đức. Tuy nhiên năm 1954 vẫn là năm đầu tiên mà công ty đạt được doanh thu cao (khoảng 400.000 mác Đức). Cũng trong năm này, Friedrich Flick, một cổ đông lớn trong ngành thép là Eisenwerk-Gesellschaft Maximilianshütte mbH Sulzbach-Rosenberg, thường được biết đến với cái tên “Maxhutte”, mua cổ phần trong Auto Union GmbH. Một vài năm trước, ông đã nhận ra rằng hãng sản xuất ô tô ở Ingolstadt này một ngày nào đó sẽ cần một đối tác có nhiều vốn đầu tư.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Năm 1957, Flick ủng hộ việc Daimler-Benz mua lại Auto Union. Tại thời điểm đó, ông đang nắm giữ 41% cổ phần tại Auto Union và 25% cổ phần tại Daimler-Benz. Ông cũng có được sự ủng hộ của Ernst Gohner, trùm tư bản công nghiệp, người cũng đang nắm giữ 41% cổ phần của Auto Union. Daimler-Benz AG chấp nhận lời đề nghị. Trong bối cảnh sự cạnh trang của các đối thủ nước ngoài đang tăng cao, Daimler-Benz AG muốn mở rộng sản phẩm của mình xuống các phân khúc thấp hơn để tăng tính cạnh tranh. Flick cũng gợi ý với Daimler-Benz rằng ông cũng đang thương thảo với Ford.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Ngày 24/04/1958, Daimler-Benz mua khoảng 88% cổ phần của Auto Union với số tiền 41 triệu mác Đức. Một năm sau, số cổ phần còn lại cũng được bán cho Daimler-Benz. Người phát ngôn của Daimler phát biểu sau sự sáp nhập của 2 hãng sản xuất lớn thứ 2 và thứ 5 của Đức rằng “Chúng tôi vừa “cưới” được một người con gái quyến rũ xuất thân từ một gia đình có truyền thống tốt đẹp!”. Ngày 09/04/1958, tờ báo kinh tế “Handelsblatt” có viết: “Với việc mua lại Auto Union GmbH, một công ty có lợi nhuận hàng năm 400 triệu mác Đức và hơn 10.000 công nhân, Tập đoàn Daimler-Benz một lần nữa trở thành hãng sản xuất ô tô lớn nhất của Công hòa Liên bang Đức về phương diện lợi nhuận hàng năm.”[/FONT]




[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Nhà máy mới tại Ingolstadt[/FONT]



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Tại thời điểm được Daimler-Benz mua lại, sản phẩm chính của Auto Union tại Ingolstadt chỉ là xe mô tô và xe tải chở hàng của DKW. Hoạt động sản xuất ô tô của Auto Union được tập trung tại nhà máy ở Dusseldorf hoạt động từ năm 1950.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Để tăng hiệu quả cạnh tranh, công ty đã sản xuất lại những mẫu xe hiện đại giá rẻ từng được phát triển vào giữa nhưng năm 1950 và được tung ra thị trường dưới cái tên “DKW Junior”. Mặc dù việc Daimler-Benz mua lại Auto Union sẽ đảm bảo cho nó có nguồn vốn đầu tư vào các dự án lâu dài, công ty vẫn thiếu doanh số sản xuất.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Do đó, một nhà máy mới phải được nhanh chóng xây dựng - ở Ingolstadt hoặc Zons, gần Dusseldorf, nơi mà công ty đã có sẵn địa điểm xây dựng. Fritz Bohrn, lúc đó là Chủ tịch Công đoàn và thành viên Quốc hội, đã cố gắng hết sức để kéo nhà máy Ingolstadt. Nhờ những mối quan hệ sâu rộng của ông với giới chính khách nên bang Bavaria luôn “đi trước” vùng North Rhine-Westphalia một bước. Mộ khoản đầu tư cho vay từ ngân hàng nhà nước bang Bavaria cũng đóng vai trò quan trọng trong việc công ty lựa chọn Ingolstadt làm nơi xây dựng nhà máy mới.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Một yếu tố khác khiến công ty chọn Ingolstadt là vì ngành công nghiệp mô tô 2 bánh sắp rơi vào tình trạng khủng hoảng và công ty có kế hoạch cắt giảm sản lượng xe 2 bánh của DKW xuống trong thời gian ngắn. Không giống như vùng Zons, Ingolstadt luôn có rất nhiều những công nhân lành nghề vào cuối những năm 1960 – một yếu tố quan trọng thu hút sự đầu tư của một công ty. Tháng 6/1958, công việc xây dựng nhà máy mới tại Ettinger Strasse, Ingolstadt cuối cùng cũng được khởi công. Số tiền đầu tư vào nhà máy này là 76 triệu mác Đức trong năm 1959, và thêm 51 triệu mác Đức nữa trong năm 1960. Donaukurier, một tờ báo địa phương, viết rằng “Một trong những nhà máy sản xuất ô tô lớn nhất cà hiện đại nhất châu Âu đang được xây dựng gần Ingolstadt.”[/FONT]





[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Thỏa thuận giữa Volkswagen và Daimler-Benz[/FONT]



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Cuối năm 1958, Auto Union có 3700 công nhân tại Ingolstadt, và 12 tháng sau, con số này tăng lên 5,700 người. Việc xây dựng nhà máy mới không chỉ có nghĩa là lực lượng công nhân sẽ tăng lên, mà nó còn là yếu tố chính đằng sau quyết định của Auto Union chuyển hoạt động sản xuất của công ty về Ingolstadt vào năm 1961, và sau đó là trụ sở chính vào năm 1962. Sản lượng và doanh thu của Auto Union đều giảm mạnh trong khi công ty mẹ vẫn phát triển nhanh chóng.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Năm 1962, Auto Union phải đương đầu với tình hình tài chính rất khó khăn. Dainler-Benz AG quyết định giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này là bán Auto Union cho Volkswagen. Quyền sở hữu Auto Union được chuyển cho Auto Union theo nhiều giai đoạn từ năm 1964. Chủ sỡ hữu mới của Auto Union đã phải trả khoản tiến lên tới 297 triệu mác Đức cho thương vụ này và đến năm 1966, Volkswagen đã nắm toàn quyền sở hữu công ty.[/FONT]



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Thời gian phát triển, thời gian suy yếu…[/FONT]




[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Việc Vokswagen mua lại Auto Union đã giúp công ty thoát khỏi phá sản trogn đường tơ kẽ tóc. Kỷ nguyên của động cơ 2 kỳ vốn rất phổ biến trước đây đã chấm dứt, và gần 30.000 chiếc ô tô của DKW chưa bán được phải đem “bán sắt vụn”. Chiếc Beetle của Volkswagen là cứu cánh cho Auto Union khi mà từ tháng 05/1965 đến tháng 06/1969, gần 348.000 chiếc Beetle đã được lắp ráp tại Ingolstadt. Từ tháng 08/1965, tình hình cũng được giảm bớt khi công ty cho ra mắt chiếc “Audi” mới. Chiếc là này là mẫu ô tô đầu tiên ử dụng động cơ 4 kỳ được sản xuất tại Ingolstadt. Nó nhanh chóng trở nên phổ biến và đặt nền tảng cho sự thành công của những mẫu xe sau này. Tuy nhiên, sự hồi phục này cũng không kéo dài được lâu. Sau hơn 15 năm phát triển liên tục, nền kinh tế Đức bất ngờ rơi vào khủng hoảng năm 1966-1967 và ảnh hưởng nghiêm trọng đến Audi. Công ty phải cắt giảm tối đa việc sản xuất và tình trạng không có việc làm là điều tất yếu không thể tránh khỏi.[/FONT]





Volkswagen Beetle



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Ngày 10/03/1969, Auto Union GmbH đồng ý một thỏa thuận sáp nhập với NSU Motorenwerke AG. Việc này dẫn đến sự ra đời của công ty mới có tên Audi NSU Union AG. Công ty này có trụ sở chính tại Neckarsulm và doanh số của Audi và NSU tăng liên tục cho đến năm 1973 khi mà dấu hiệu ban đầu của một cuộc khủng hoảng dầu mỏ nổi lên. Năm 1974, sự suy giảm của nền kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ lên thị trường khiến công ty phải giảm lượng xe sản xuất xuống còn 330.000 chiếc, so với sản lượng 400.000 chiếc vào năm ngoái. Cuộc khủng hoảng này cũng khiến cho công ty phải cắt giảm nhân công. Năm 1974, tổng số lượng lao động của công ty giảm từ 33.800 xuống còn 28.600 người và trong năm 1975 đã có 1700 người mất việc chỉ riêng tại nhà máy ở Ingolstadt.[/FONT]





[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Tham gia vào sự phát triển mới[/FONT]



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Nến công nghiệp ô tô phục hồi vào cuối năm 1975, và có thể thấy được sự phát triển đó qua doanh số bán ra của các mẫu xe Audi. Chiếc NSU Ro 80 cuối cùng rời dây chuyền lắp ráp vào tháng 03/1977. Điều này cho thây sự biến mất của thương hiệu NSU, một thương hiệu có lịch sử hơn 100 năm. Kể từ năm này, tất cả ô tô được sản xuất tại Neckarsulm đều mang thương hiệu Audi.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Năm 1980, Audi khuấy động thị trường bằng việc giới thiệu chiếc Audi Quattro, chiếc xe thương mại đầu tiên sử dụng hệ thống dẫn động 4 bánh. Các hoạt động đua xe rally của Audi càng góp phần làm nổi bật mẫu concept Quattro: năm 1982, Audi trở thành hãng xe Đức đầu tiên giành chiến thắng tại cuộc thi Manufacturers World Championship và tiếp tục giành chiến thắng vào năm 1984.[/FONT]





Audi Quattro



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Năm 1982, Audi thiết lập một kỷ lục mới với hệ số kéo ngang cD=0.30 qua đó là mẫu xe sedan có tính khí động học tốt nhất trên thế giới. Audi đã hành động rất kịp thời vối những thử thách tại thời điểm đó khi mà chiến dịch kêu gọi bảo vệ môi trường và cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu đang tăng cao.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Ngày 01/01/1985, Audi NSU Auto union chính thức đổi tên thành Audi AG. Trụ sở chính thức của công ty cũng nhanh chóng được chuyển từ Neckarsulm sang Ingolstadt. Vào giữa những năm 1980, Audi – cùng với các hãng chế tạo ô tô Đức khác – bắt đầu cảm thấy tác động của các cuộc tranh luận của công chúng về việc giới hạn tốc độ và giảm lượng khí thải. Trong khi doanh số bán ra trong nước giảm 7,5% trong năm 1985 thì lượng xe xuất khẩu lại tăng 9,4%.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Năm 1985, tổng số vốn đầu tư của Audi AG tăng lên 1 tỉ mác Đức, mức cao nhất trong lịch sử công ty. Các tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm và phát triển công nghệ kỹ thuật mới là những mục tiêu trọng tâm để đầu tư. Mùa thu năm 1986, chiếc Audi 80 với thân xe mạ kẽm được tung ra thị trường. Nó được bảo hành tới 10 năm khỏi sử rỉ sét, qua đó thiết lập những tiêu chuẩn mới trong dòng xe này. Năm 1988 chứng kiến sự xuất hiện của chiếc V8, chiếc xe hạng sang đầu tiên của Audi với động cơ V8 dung tích 3.6 lít sử dụng công nghệ 4 van.[/FONT]


[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Khẩu hiệu của Audi “Vorsprung durch Technik” có nghĩa là “Tiến bộ nhờ Kỹ thuật” (khẩu hiệu tiếng Đức có vẻ quen thuộc với các nước nói tiếng Anh hơn) cũng được minh chứng bằng mẫu động cơ ý tưởng TDI. Động cơ này có mức tiêu thụ nhiên liệu cực kỳ thấp và đã được chứng minh trong một vài thử nghiệm mức độ tiêu thụ nhiên liệu, ví dụ như năm 1992, chiếc Audi 80 TDI thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới với chặng đường dài 40.273 km và mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình là 3,78 lít/100 km với tốc độ trung bình là 85,8 km/h.[/FONT]







Audi 80 TDI



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Đầu những năm 1990, thị trường thế giới đang trong thời kỳ suy yếu nhưng sự kiện sụp đổ của Bức tường Berlin dẫn đến việc thống nhất nước Đức và đồng tiền chung của Đức được lưu hành đã tạo ra làn sóng cung cầu tăng cao trong thị trường trong nước.Doanh số bán hàng tăng nhanh tại thị trường trong nước đã giúp Audi đạt được doanh thu kỷ lục là 14,8 tỉ mác Đức vào năm 1991. Tuy nhiên, năm 1993 cho thấy rõ ràng rằng sự bùng nổ của thị trường Đức chỉ làm dịu bớt được chút ít xu hướng đi xuống chung trong những năm kế tiếp.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Audi báo trước thời kỳ phát triển mới bằng việc giới thiệu nghiên cứu mẫu xe sử dụng nhôm ASF tại triển lãm ô tô Tokyo vào mùa thu năm 1993. Chiếc Audi bằng nhôm này được chính thức giới thiệu ra thế giới lần đầu vào tháng 03/1994 với tư cách là “hậu duệ” của chiếc Audi V8. Mẫu xe mới có tên A8 đánh dấu sự thay đổi lớn của Audi trong việc đặt tên các mẫu xe của mình. Chiếc A6 được ra mắt sau đó vào mùa hè và kế đó là chiếc A4 vào tháng 11/1994. Mẫu xe mới này nhanh chóng mang lại thành công cho Audi khi mà trong năm 1995 đã có 120.000 chiếc Audi A4 được bán ra chỉ riêng tại Đức.[/FONT]






Audi A8





Audi A6





Audi A4



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Mùa thu năm 1995, Audi nối tiếp sự thành công của mình bằng việc giới thiệu nghiên cứu mẫu xe thể thao TT Coupé và TT Roadster. Những chiếc concept này đã kết hợp một cách thành công đường nét thiết kế đặc biệt dựa trên sự hoài niệm kết hợp những đường nét hiện đại và công nghệ đỉnh cao. Một năm sau, Audi giới thiệu chiếc A3, một chiếc xe nhỏ 2 cửa quyến rũ, với mục tiêu thu hút thêm đối tượng khách hàng mới. Năm 1997, Audi giới thiệu mẫu Audi A6 mới và mẫu xe nghiên cứu AI2, một mẫu xe được chế tạo hoàn toàn bằng nhôm dựa trên công nghệ ASF thế hệ thứ 2. Mẫu xe TT Coupé và TT Roadster thương mại được trung ra thị trường vào năm 1998 và 1999.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Từ năm 1994, công ty đã được sự phát triển liên tục và trở thành nhà sản xuất và phát triển những chiếc ô tô cao cấp nổi tiếng thế giới. Công ty vẫn duy trì sản xuất tại Đức, Hungary, Bar-xin, trung Quốc và Nam Phi. Năm 2000, doanh số bán ra của Audi đạt 650.000 chiếc và lợi nhuận đạt 39 tỉ mác Đức. Hiện tại công ty có 50.000 công nhân là một trong những hãng sản xuất ô tô lớn nhất thế giới.[/FONT]
 

tranthihao

Xe tải
Biển số
OF-19881
Ngày cấp bằng
13/8/08
Số km
483
Động cơ
505,712 Mã lực
E biết em và nhiều cụ trên OF này bắt đầu biết lái xe, biết đến cái 4B là 1 hãng nổi tiếng của Nga- LADA.
E thấy không có logo và lịch sử của hãng này cụ nhỉ?:^)
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lịch sử của Bentley















WO Bentley​





Bentley Motors được thành lập ở Anh vào năm 1919 do Walter Owen Bentley sáng lập ra. Hai năm sau đó, mẫu xe đầu tiên Bentley "3-litre" tốc độ đã được chế tạo ra. Tiếp sau đó là những chiếc xe lớn hơn ra đời, và thành công trong các cuộc đua ở Le Mans đã đem lại cho xe của hãng Bentley niềm đam mê từ những người yêu xe thể thao của Anh. Kể từ sau tình trạng đình đốn về tài chính (một phần là do ảnh hưởng của sự sụp đổ thị trường chứng khoán Wall Street năm 1929) hãng đã cho ra đời dòng xe Rolls-Royce vào năm 1931. Chiếc xe đầu tiên thuộc dòng xe mới này của Bentley sau sự kiện đó là loại "3 1/2-litre," được giới thiệu vào năm1933 và dựa trên khuôn mẫu khung gầm xe Rolls chưa từng được sản xuất trước đó.

Trong các thập kỷ tiếp sau, Bentley đã từ từ trượt dốc và dần dần ẩn tích với những chiếc xe Rolls-Royces đã một thời nổi tiếng. Tuy nhiên vận mệnh của công ty cuối cùng cũng được khôi phục vào những năm 1980. Công ty đã ban hành một chính sách mới nhằm tạo ra hình tượng mới cho thương hiệu của mình và hãng đã cho ra đời loại xe sedan Mulsanne Turbo, được đặt tên từ sau khi dành được vị trí có tiếng trên đường đua Le Mans. Doanh số bán hàng của Bentley tăng vọt, và vào năm 1998 BMW bắt đầu cung cấp động cơ xe cho cả hai thương hiệu Bentley và Rolls-Royce. Mối quan hệ này đã làm nảy sinh xung đột khi Volkswagen bất ngờ yêu cầu cả hai thương hiệu, không phải là hai nhà sản xuất, ký kết một thỏa ước chuyển giao quyền kiểm soát Rolls cho BMW vào năm 2003 trong khi đang nắm giữ hai nhà máy Bentley và Crewe.

VW đã tạo cơ hội cho Bentley mở rộng các dòng sản phẩm và cải tiến chất lượng. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm của Bentley truyền thống vẫn không thay đổi. Cabin của Bentley mang sắc thái của phòng khách kiểu Windsor Castle. Đồ trang trí bằng da và gỗ được làm từ những thương hiệu ít nổi tiếng, nhưng Bentley thực sự đã vọt lên một tầm cao mới về độ sang trọng, tao nhã và gần như mỗi mét vuông nội thất của xe được làm bằng da thật và gỗ tốt. Các chủ nhân Bentley những người đang tìm kiếm một chiếc xe cùng loại có thể sẽ phải cảm ơn trình độ thiết kế và chế tạo độc đáo và phi thường mà thương hiệu đó mang lại. Màu sắc và chất liệu vải sẽ được khách hàng chọn lựa kỹ càng từ bộ sưu tập hiện có hoặc Bentley hoàn toàn có thể mở rộng thiết kế màu sắc nội thất theo sở thích của khách hàng. Những chiếc coupe và sedan của hãng được trang bị các động cơ ‘vạm vỡ’ đến kinh ngạc. Xe thể thao của Bentley được lắp đặt động cơ 12 xi lanh, turbo kép, 550 mã lực do VW thiết kế. Đó là những chiếc cruiser siêu sang đắt tiền, và sau đó là những chiếc Bentleys. Dù là sedan Arnage hay coupe Continental GT thì những chiếc xe sang này cũng đủ sang trọng để chiều lòng những những ông trùm xe hơi khó tính nhất.










Cricklewood Factory
Bentley














1929 Bentley "Blue Train"​
Bentley







1937 Bentley Embiricos​
Bentley









1950 Bentley R-Type​








1966 Bentley T1​






 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Logo Bentley





















































































 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lịch sử của BMW



BMW là từ viết tắt của Bayerische Motoren Werke AG - hay trong tiếng Anh là Bavarian Motor Works (Xưởng Ô tô xứ Bavaria). Bất kể với tên gọi nào thì công ty của Đức này là một trong những nhà sản xuất ô tô được đánh giá cao trên thế giới, nổi tiếng với những chiếc xe sang trọng và lịch lãm cũng như những chiếc SUV đem đến một tầm cao mới về sự thưởng ngoạn xe hơi.

BMW được thành lập tại Munich và bắt đầu hoạt động vào đầu những năm 1910 với danh nghĩa là nhà sản xuất máy bay. Lôgô hiện nay của BMW được thiết kế với hình tượng cánh quạt màu trắng giữa nền trời xanh đã thể hiện nguồn gốc của công ty; sự phối hợp hai màu xanh trắng này lấy ý tưởng từ lá cờ ca rô xanh trắng của xứ Bavaria.

Phải tới năm 1928 chiếc xe ô tô đầu tiên của hãng BMW mang tên Dixi mới ra đời. Chiếc xe đã nhanh chóng được biết đến rộng rãi và sự thành công của nó đã giúp cho nhà sản xuất này khắc phục được tình trạng đình trệ. Chiếc xe nổi tiếng nhất của hãng BMW trước thế chiến thứ II là xe mui trần 2 chỗ ngồi nhãn hiệu 328, là loại xe hai chỗ đã từng dành đến 120 lần chiến thắng trong các cuộc trình diễn xe thể thao từ năm1936 cho tới 1940. Những chiếc xe BMW thời hậu chiến vẫn duy trì được truyền thống này và đã giành chiến thắng trong các cuộc đua xe, leo đồi vượt dốc.

Đầu những năm 1950 đã chứng kiến sự ra đời của BMW 501, một chiếc xe sedan rộng rãi và đầy sức quyến rũ chất chứa niềm hy vọng của cả thời đại. Kế tiếp không lâu sau là chiếc BMW 502 được thiết kế bằng loại hợp kim nhôm động cơ V8 nhẹ nhất thế giới, báo hiệu một cam kết của BMW trong lĩnh vực phát triển công nghệ. Chiếc xe BMW bán chạy nhất thập kỷ là Isetta, loại xe siêu nhỏ hai chỗ được thiết kế đặc trưng bởi động cơ 12 đến 13 mã lực. Thập kỷ 50 được đặc trưng bởi sự hạn chế trong sản xuất nhưng có sự ra đời của nhãn hiệu xe thể thao 507 đẹp đến ngẹt thở với chất liệu thân xe làm bằng hợp kim nhôm và chất liệu cho phần động cơ làm từ hợp kim động cơ V8 của loại xe 502. Trong thập kỷ 60, doanh số bán hàng của hãng BMW gia tăng đáng kể, một phần là nhờ sự thông dụng của chiếc xe thể thao gia đình 1500 sedan rộng rãi.

Cho tới những năm của thập kỷ 70, BMW chính thức hoạt động với danh nghĩa là công ty chuyên sản xuất ô tô. Hãng đã đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến bao gồm bộ nạp tuốc bin và động cơ xe cải tiến. Đây cũng chính là thời điểm BMW ở Bắc Mỹ được thành lập và những đối tượng khách hàng luôn mơ ước chiếc xe thể thao, sang trọng đã có thể sở hữu chiếc "Bimmer" trung thành. Thập kỷ 70 cũng chứng kiến sự ra đời của loại xe sedan thể thao ba lớp của BMW bao gồm các dòng series 3, series 5 và series 7 cũng như việc sáng tạo ra dòng xe mới M.

Gần đây, công ty đã bắt đầu mở rộng kinh doanh ra nhiều nơi trên thế giới. Một nhà máy sản xuất đầu tiên của hãng được thành lập tại Mỹ vào cuối những năm 90 và mở rộng tên tuổi của mình với sự ra mắt ra hai loại xe Mini và Rolls-Royce. BMW cũng tiếp tục chế tạo xe máy, loại xe đã được hãng sản xuất và bị bỏ bẵng từ những năm 1920.

Khẩu hiệu quảng cáo nổi tiếng của hãng ô tô này đã nêu lên được đặc điểm đặc trưng của tất cả các xe BMW “động cơ xe tối ưu” và thực sự đó không chỉ là cường điệu. Trong hai thập kỷ vừa qua, BMW đã trở thành chuẩn mực về kiểu dáng và độ sang trọng cho dòng xe “trên 30.000 đô la”. Với những xe chở hàng gia đình, sedan lộng lẫy, những chiếc coupe đặc biệt, những chiếc thể thao tốc độ và những chiếc SUV rộng rãi, xe của BMW thực sự rất đa dạng. Hơn thế nữa, tất cả các xe sang trọng của BMW đều có một đặc điểm chung đó là khả năng làm cho người lái xe cảm thấy như đang bay trên đường.

---------------------------------------

















































Nguồn gốc của BMW bắt đầu năm 1913 khi Karl Friedrich Rapp, một kỹ sư người Bavarian nổi tiếng làm việc trong một nhà máy chế tạo máy bay ở Đức, thành lập công ty Rapp Motoren Werke tại một vùng ngoại ô Munich. Công ty của ông chuyên về động cơ máy bay, tuy nhiên Rapp cảm thấy chúng quá rắc rối và bị dao động dữ dội. Gần đó, Gustav Otto, cũng là một chuyên gia về máy bay, đã xây dựng cửa hàng riêng của mình là Gustav Flugmaschinefabrik chuyên sản xuất máy bay nhỏ.


Rapp Motoren Werke sau đó ký hợp đồng với Austro-Daimler để sản xuất động cơ máy bay V12 Aero theo nhượng quyền. Công ty phát triển nhanh chóng, tuy nhiên năm 1916 Rapp rút lui khỏi công ty do những vấn đề về tài chính. Franz Josef Popp và Max Friz, 2 người Úc, lên tiếp quản công ty. Tháng 3/1916, Rapp Motoren Werke sáp nhập với Gustav Flugmaschinefabrik để thành lập công ty Bayersiche Flugzeungwerke. Sau đó, nó nhanh chóng đổi tên thành Bayersiche Motoren Werke (Bavarian Motor Works) hay viết tắt là BMW như chúng ta thấy ngày nay.

Năm 1917, động cơ máy bay đầu tiên của BMW, Type IIIa 6 xylanh, được đưa vào sản xuất. Năm 1919, Franz Zeno Deimer đã lập một kỷ lục về độ cao 9.760 mét so với mặt nước biển khi ông lái một chiếc máy bay sử dụng động cơ thế hệ sau của Type IIIa là Type IV. Sau khi hiệp định Versailles được ký năm 1919, BMW bị cấm sản xuất động cơ máy bay. Công ty chuyển qua sản xuất toa xe lửa. Khi BMW bắt đầu sản xuất lại động cơ máy bay vào năm 1922, họ đã lập hơn 29 kỷ lục trong lĩnh vực hàng không. Logo hiện nay của BMW được giới thiệu vào năm 1920 và được lấy cảm hứng từ thiết kế của cánh quạt máy bay.
Chiếc ôtô đầu tiên của BMW là chiếc R 32 được sản xuất vào năm 1923 tại nhà máy Eisenach mới xây dựng gần sân bay Munich. Chiếc R 32 sử dụng một động cơ nằm ngang đặt trên khung dạng ống đôi và có công suất 8,5 mã lực tại tua máy 3300 vòng/phút. Chiếc xe 494cc 2 xylanh này có thể đạt tốc độ tối đa 95km/h và trong vòng 3 năm, BMW đã sản xuất 3090 chiếc.
Năm 1928 đánh dấu một sự kiện lịch sử trong việc sản xuất ô tô của BMW. Được sản xuất tại nhà máy Aisenbach, chiếc Dixi 3/15 PS đã đánh dấu sự khởi đầu trong việc sản xuất ô tô của BMW. Dixi 3/15 PS được sản xuất theo nhượng quyền của Austin và về cơ bản nó là cùng mẫu với chiếc Bantan ở Mỹ và Datsun ở Nhật. Những chiếc Dixi đầu tiên sử dụng mui trần và được trang bị động cơ 734cc 4 xylanh có công suất 15 mã lực. Tốc độ tối đa của nó là 80km/h. Năm 1929, phiên bản mới của Dixi, chiếc DA2, được sản xuất. DA2 có thân xe làm hoàn toàn bằng thép và được trang bị hệ thống phanh ở cả 4 bánh. Năm 1930, chiếc Dixi có chiến thắng đầu tiên tại một cuộc đua ô tô. Tổng cộng đã có 18.976 chiếc được sản xuất.


Năm 1932, chiếc BMW AM 4 (được xem là chiếc xe “thật sự” đầu tiên của BMW) được đưa vào sản xuất. Chiếc AM 4, cũng được gọi là 3/20 PS, là “hậu duệ” của chiếc Dixi và là chiếc xe thương mại đầu tiên được BMW sản xuất hoàn toàn trong nhà. Xe được trang bị động cơ 782cc 4 xylanh có công suất 20 mã lực tại tua máy 3500 vòng/phút. Với động cơ này, xe có thể đạt tốc độ tối đa 80km/h

Năm sau, BMW giới thiệu chiếc 303.

Đây là chiếc BMW đầu tiên sử dụng động cơ 6 xylanh và kiểu lưới tản nhiệt dạng 2 hình bầu dục đôi mà sau này trở thành điểm đặc trưng của các mẫu xe BMW. Sử dụng khung xe bằng thép ống được hàn lại, hệ thống treo phía trước độc lập, hệ thống lái sử dụng cơ cấu răng, chiếc 303 đã đặt cột mốc quan trọng trong lịch sử chế tạo xe. Với động cơ 1173cc công suất 30 mã lực, 303 có thể đạt tốc độ tối đa 90km/h.

Ba năm sau, năm 1936 chiếc BMW 328 được gớii thiệu. Đây là chiếc xe phổ biến nhất và vẫn là chiếc xe thể thao nổi tiếng nhất của BMW trước chiến tranh.

Chiếc 328 được thiết kế chủ yếu cho các cuộc đua ô tô và nó cũng đã giành được thắng lợi tại cuộc đua ở Mille Miglia, Ý năm 1938. Mặc dù là một xe đua nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một chiếc xe đường phố phổ biến. Xe chỉ năng có 558 kg do sử dụng khung gầm dạng ống cực nhẹ và capô, cửa xe và đuôi xe được làm bằng hơp kim nhẹ. Được trang bị động cơ 1971 6 xylanh công suất 80 mã lực, 328 có thể đạt tốc độ tối đa 150 km/h. BMW đã sản xuất tổng cộng 462 chiếc 328.

Năm 1935, BMW ghi tên mình vào sách kỷ lục một lần nữa, lần này là với một chiếc 2 bánh. Emst Henne đã lái một chiếc môtô 500cc công suất 108 mã lực lập kỷ lục thế giới về tốc độ cho xe 2 bánh với vận tốc 279,5 km/h. Kỷ lục này đứng vững suốt 2 thập kỷ.

Tuy nhiên, những thành công của BMW không tồn tại được lâu. Sau Chiến trang thế giới thứ 2, công ty chỉ còn là đống tro tàn.

Các nhà máy của nó đều bị phá hủy và một lệnh cấm sản xuất bất cứ thứ gì trong vòng 3 năm được phe Đồng minh ban hành để trả đũa việc BMW sản xuất rocket và động cơ máy bay trong thời gian chiến tranh. Mẫu xe đầu tiên sau chiến tranh, chiếc sedan 501 sang trọng được sản xuất năm 1951, không phù hợp với tình hình của một đất nước vừa bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Chiếc 501 vì thế mà không đạt được doanh số như BMW trông đợi.

Một chiến lược phát triển hoàn toàn khác của BMW đã giúp vực dậy công ty. Năm 1955, chiếc Isetta 250 được tung ra thị trường và đã rất thành công khi những chiếc xe nhỏ trở nên phổ biến trong những năm 50. Isetta được sản xuất dưới sự nhượng quyền của Iso, một nhà sản suất Ý. Xe sử dụng một động cơ môtô 245cc công suất 12 mã lực và chỉ có một cửa ở phía trước. Với động cơ này, xe có thể đạt tốc độ tối đa 85 km/h. Trong 7 năm đã có 161.728 chiếc Isetta được sản xuất.


Vài năm sau đó, khi mà tình hình tài chính của BMW vẫn chưa ổn định thì một trong những mẫu xe đáng nhớ nhất trong lịch sử công ty được giới thiệu. Được tung ra thị trường năm 1956, chiếc BMW 507 nhanh chóng trở nên nổi tiếng.

Xe là một chiếc mui trần 2 cửa được thiết kế bởi Alberecht Graf Foertz và những mẫu xe ra đời sau vẫn mang một nét gì đó giống chiếc 507 này. BMW 507 sử dụng động cơ V8 3136cc mạnh mẽ với công suất 150 mã lực tại tua máy 5000 vòng/phút và có thể đạt tốc độ tối đa 200 km/h. Tuy nhiên, bấy nhiêu đó là chưa đủ để cạnh tranh với đối thủ chính của nó là Mercedes 300SL. Mặc dù chỉ có 252 chiếc 507 được sản xuất nhưng nó vẫn là biểu tượng cho nỗ lực và sự thành công của BMW trong những năm 50 sau chiến tranh.

Bước kế tiếp trong sự phát triển của BMW và là tiền thân của những chiếc BMW chúng ta biết ngày nay được ra đời năm 1962. Chiếc 1500, vốn đã được phát triển trong cơn khủng hoảng của những năm 50, là một vị cứu tinh khác của BMW. 1500 có hệ thống treo hoàn hảo, thiết kế mang tính đột phá vào thời điểm đó.


Với động cơ 1499cc 4 xylanh công suất 80 mã lực tại tua máy 5700 vòng/phút, chiếc 1500 có thể đạt tốc độ tối đa 148 km/h. Trong 2 năm, chỉ có 23.807 chiếc 1500 được sản xuất. Tuy nhiên, nếu tính chung tất cả các mẫu xe khác trong dòng xe này (gồm có 1500, 1600, 1800, 2000) thì tổng sản lượng lên đến 334.165 xe. Dựa trên nền những mẫu xe này, thế hệ 5-series đầu tiên, chiếc E 12, được tung ra thị trường lần đầu vào năm 1972. Mẩu 3-series xuất hiện 3 năm sau đó (chiếc E 21) và tiếp đó 2 năm là mẫu 7-series vào năm 1977.
Năm 1990, BMW quay trở lại lĩnh vực sản xuất động cơ máy bay sau khi thành lập BMW Rolls-Royce GmbH (hợp tác với Rolls Royce).

Năm 1998, sau nhiêu cuộc thương thảo kéo dài liên quan đến việc mua lại Rolls Royce, BMW đã chính thức mua được quyền sử dụng thương hiệu và logo từ Volkswagen và việc chuyển nhượng được dự tính tiến hành vào năm 2003. Năm 1994, BMW thực hiện một vụ mua bán khác, lần này là công ty Rover Group PLC. Sau khi thua lỗ nặng, Rover tách ra khỏi Land Rover và Land Rover được Ford mua lại. BMW đã mua được quyền sử dụng mẫu Mini mới và việc mua bán sẽ diễn ra vào đầu năm 2002

Ngày nay, các mẫu Z3, Z8 và tất cả dòng 3, 5, 7 series cũng như các xe môtô thể thao của đều kế tục được truyền thống tốt đẹp của BMW trong việc sản xuất những mẫu xe tuyệt vời dựa trên phong cách, khả năng hoạt động và những tiến bộ của công nghệ.

Năm 1992 là một năm đáng nhớ của BMW khi lần đầu tiên có sản lượng xe bán ra vượt qua Mercedes ở thị trường châu Âu. Trong tương lai, cuộc chiến giữa BMW và các hãng xe khác sẽ ngày càng quyết liệt và hy vọng rằng BMW sẽ tiếp tục cho ra đời những mẫu xe tuyệt vời khác.



------------------------------------------


Tiền thân của BMW là Rapp Motorenwerke. Tháng 4 năm 1916 công ty đổi tên thành BMW GmbH (Công ty TNHH BMW) và một năm sau đó là BMW AG (Công ty cổ phần BMW), giám đốc đầu tiên cho đến năm 1942 là Franz Josef Popp (1886-1954). Kỹ sư nổi bật Max Friz đã nhanh chóng tạo nên tiếng tăm trong công ty trẻ tuổi này: vào năm 1917 ông phát minh ra một động cơ máy bay có bộ chế hòa khí hoạt động ở độ cao. Nhờ vào đó động cơ vẫn đạt công suất trong bầu không khí loãng ở trên cao. Thiết kế này vượt qua các thử nghiệm tốt đến mức mà BMW nhận được đơn đặt hàng hơn 2.000 động cơ từ Bộ chỉ huy lục quân Phổ. Ngày 17 tháng 6 năm 1919 một chiếc BMW IIIa đã bí mật đạt được kỷ lục thế giới về độ cao ở 9.760 mét. Nhưng lúc chấm dứt Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Hiệp định hòa bình Versailles ra đời thì hình như đó cũng là thời điểm chấm dứt của công ty: Hiệp định hòa bình cấm sản xuất động cơ máy bay ở Đức trong vòng 5 năm. Năm 1922 cổ đông chính Camillo Castiglioni rời bỏ công ty mang theo các quyền về thương hiệu. Ông chuyển về Bayerische Flugzeugwerke (BFW – Các nhà máy máy bay Bayern).
Tiền thân của công ty này là Gustav-Otto-Flugzeugwerk (Nhà máy máy bay Gustav Otto) của Gustav Otto, một người con trai của nhà phát minh ra động cơ đốt trong (internal-combustion engine) Nikolaus Otto, đăng ký ngày 7 tháng 3 năm 1916. Ngày 7 tháng 3 năm 1916 được coi như là ngày thành lập BMW trong lịch sử chính thức của công ty. Cùng lúc khi Castiglioni chuyển về, BFW đã trở thành BMW.
Một năm sau khi đổi tên, năm 1923, Max Friz và Martin Stolle thiết kế chiếc xe BMW đầu tiên, chiếc R32, và qua đó đặt nền tảng cho một con đường sản xuất mới: xe máy. Friz chỉ cần 5 tuần để phác thảo chiếc R32. Nguyên lý chính của chiếc xe máy này vẫn còn được giữ lại cho đến ngày nay: động cơ boxer và trục truyền động dùng khớp các đăng trong khung ống kép.
Động cơ máy bay được tiếp tục sản xuất từ năm 1924.

Bắt đầu sản xuất xe hơi

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:BMW_328.jpg





Năm 1928 BMW mua lại Công ty Fahrzeugfabrik Eisenach (Nhà máy xe hơi Eisenach), nhà sản xuất chiếc xe hơi loại nhỏ Dixi và vì thế bắt đầu vươn lên thành nhà sản xuất xe hơi. Ngày 22 tháng 3 năm 1929 BMW sản xuất chiếc xe hơi đầu tiên. Chiếc xe hơi này có tên là 3/15 PS và được chế tạo theo bản quyền của chiếc Autin Seven thuộc công ty Anh Austin Motor Company. Xe này được lắp ráp ở Berlin, cũng là nơi bắt đầu bán chiếc xe này lần đầu tiên vào ngày 9 tháng 6 năm 1929. Vì việc chế tạo động cơ máy bay bắt đầu được mở rộng nhanh chóng bắt đầu từ năm 1933 nên chi nhánh xe hơi và xe máy gần như trở thành mục đích phụ. Mặc dầu vậy các kiểu xe mới phát triển như 326 (1935), 327 (1937) và Sport-Roadster 328 được giới thiệu vào năm 1936 đều là những kiểu xe có sức thu hút. Đặc biệt là kiểu xe 328 đã thuyết phục được không những nhờ vào thiết kế nổi bật mà còn nhờ vào nhiều thành tích đạt được trong các cuộc đua xe thể thao mà một trong số đó là giải thưởng của Mille Miglia năm 1940. Kiểu xe này đã mang lại danh tiếng cho BMW như là một nhà sản xuất ô tô thể thao. Người Anh thích chiếc xe này đến mức Frazer-Nash đã sản xuất lại loại xe này theo bản quyền trong khi họ đã sử dụng động cơ BMW được nhập khẩu từ năm 1934.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai

Sau khi chiến tranh bùng nổ BMW hầu như tập trung hoàn toàn vào sản xuất động cơ máy bay, trong đó có loại động cơ tròn (radial engine) BMW 801 mạnh đến 2.000 mã lực là một trong những động cơ quan trọng nhất, còn được trang bị cho Focke-Wulf Fw 190. Ngoài ra BMW còn sản xuất xe mô tô thùng cho quân đội Đức.

Sau chiến tranh
Năm 1945 nhà máy sản xuất chính ở München hầu như bị phá hủy hoàn toàn và nhà máy xe hơi Eisenach được trao cho quân đội Xô Viết, năm 1952 nhà máy này trở thành nhà máy quốc doanh. Vì vẫn còn đầy đủ các công cụ sản xuất, ngay sau chiến tranh nhà máy này đã có thể sản xuất các kiểu xe trước chiến tranh cũng dưới tên "BMW". Vì BMW ở München không thể chấp nhận được xe hơi có thể chào bán dưới tên này mà không có quyền tác động đến sản xuất nên đã thông qua tòa án cấm không cho nhà máy ở Eisenach sử dụng tên này vào năm 1951. Các sản phẩm của nhà máy ở Eisenach sau đó được bán dưới nhãn hiệu "EMW". Vì ở München chưa bao giờ sản xuất ô tô cho đến thời điểm đó và nhà máy bị đánh bom cũng như bị tháo gỡ đi nên mãi đến năm 1951 BMW mới có thể giới thiệu được chiếc xe hơi đầu tiên sau chiến tranh.
Chiếc BMW 501 được giới thiệu là một kiểu xe đắt tiền lúc đầu được trang bị động cơ 6 xy lanh, sau đó là động cơ V8. Rất tiếc là sản xuất loại xe này tốn kém đến mức mà BMW lỗ mỗi chiếc là 4.000 DM. Ngoài ra việc bán các loại mô tô bắt đầu chậm lại hẳn từ giữa thập niên 1950 cũng là một vấn đề lớn cho hãng. Loại xe nhỏ Isetta sản xuất theo bản quyền của tập đoàn Ý ISO từ năm 1955 cũng không thể giúp hãng đối phó được với cơn khủng hoảng tài chính ngày càng trầm trọng đi một cách nhanh chóng.
Suýt bị mua

Sau hai năm tài chính 1958 và 1959 bị thua lỗ nặng, đại hội đồng cổ đông ngày 9 tháng 12 năm 1959 mang đầy tính bi kịch. Ban giám đốc và ban quản trị, cả hai đều là người do Deutsche Bank đặt vào, đưa ra đề nghị bán BMW cho Daimler-Benz (công ty mà cổ đông chính cũng là Deutsche Bank) và nếu theo đề nghị đó thì các cổ đông nhỏ gần như bị mất hoàn toàn sở hữu. Số phận của BMW dường như đã được định đoạt vì Deutsche Bank đại diện cho khoảng một nửa vốn cổ phần nhờ vào quyền bỏ phiếu của các cổ phiếu lưu ký tại nhà băng. Nhưng diễn biến lại khác đi: các cổ đông nhỏ đã chống lại đề nghị mua này nhờ vào sự giúp đỡ của luật sư Dr. Friedrich Mathern thưa kiện bảng cân đối tài khoản. Điều này chỉ cần 10% số phiếu. Bảng cân đối tài khoản thực sự là có sai sót vì phí tổn chế tạo kiểu ô tô mới 700 được hoàn dần trong vòng chỉ có một năm. Vì thế việc mua lại BMW đã thất bại.
Bắt đầu vươn lên lại

BMW tiếp tục tồn tại độc lập nhưng vẫn thiếu tiền để phát triển kiểu xe du lịch hạng trung đang hết sức cần thiết. Tại thời điểm này nhà tư bản công nghiệp Herbert Quandt ở Bad Homburg đưa ra kế hoạch của ông. Ông tuyên bố sau khi tái định giá cắt giảm vốn đầu tư hiện hữu xuống và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn đầu tư thì ông sẽ tự mua hết tất cả các cổ phiếu mới không bán được. Việc này đã xảy ra, phần vốn của nhóm đầu tư Quandt tăng lên chiếm khoảng 60% và các nhà băng mất đi thế lực ở BMW. Qua đó và thông qua việc bán nhà máy tuốc bin ở Allach, BMW có đủ phương tiện tài chính để phát triển loại xe du lịch hạng trung mới. Kiểu xe này có các đặc trưng của một loại xe hạng sang nhưng có công suất động cơ cao, vào những năm 1960 chưa có trên thị trường. Năm 1962 kiểu xe mới 1500 của Loại mới được giới thiệu và sau những khó khăn ban đầu các kiểu xe 18002000 đã thành công lớn và còn được củng cố thêm nhờ vào các chiến thắng trong các cuộc đua xe. BMW bắt đầu vươn lên nhanh chóng với dạng xe Null-Zwei (Không-Hai) được giới thiệu vào năm 1966 và từ đó BMW trở thành một trong những công ty năng động nhất của ngành.
Các dòng xe đời 3, 5 và 7



320-BMW E21 Sedán




2004 BMW 645i




BMW 520




BMW 7-Series


Bắt đầu từ chiếc 520 (đọc là Năm-Hai Mươi) được giới thiệu vào năm 1972, tên của các kiểu xe BMW bao gồm con số "3", "5" hay "7" dùng để chỉ "loại trung dưới", "loại trung trên" và "loại sang", hai con số sau đó dùng để chỉ dung tích xy lanh. Năm 2004 có thêm loại "1" cho kiểu xe loại nhỏ. Thêm vào đó, chữ "i" dùng để chỉ động cơ phun nhiên liệu. Các kiểu xe Coupé có số "6" sau đó là số "8". Chữ "d" sau các chỉ số phân loại là dùng để chỉ các động cơ dầu, "c" là Coupé hay Cabrio và "x" là các loại xe dẫn động 4 bánh. Chữ "Z" dùng chỉ một chiếc Roadster, các kiểu xe của các năm vừa qua là Z1, Z3 và mới đây là Z4.
Rover, Rolls-Royce và Mini



Xe Mini




Rolls-Royce Phantom Drophead Coupé


Năm 1990 BMW thành lập với Rolls-Royce công ty liên doanh BMW-Rolls-Royce và qua đó lại trở thành nhà sản xuất động cơ máy bay. Việc mua công ty Anh Rover năm 1994 đã trở thành một thất bại hoàn toàn, làm cho BMW tiêu tốn mất 9 tỉ DM, Tổng giám đốc Bern Pischetsrieder và Giám đốc kỹ thuật Wolfgang Reitzle mất chức. Cả hai rời khỏi công ty. Dự án Rover được kết thúc vào năm 2000 và BMW chỉ giữ lại nhãn hiệu cho loại xe nhỏ Mini. Từ năm 2002 chiếc Mini thiết kế mới được bán thành công. Sau các tranh cãi kéo dài với Volkswagen , từ năm 2003 BMW giành được quyền sở hữu nhãn hiệu sang trọng ngày nay


 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Logo BMW





Ý nghĩa thực sự của logo đầy kiêu hãnh này đến nay vẫn là một vấn đề gây khá nhiều tranh cãi trong chính nội bộ nhà sản xuất ô tô Đức BMW.

Tiến sĩ Florian Triebel, thành viên Ban Giám đốc BMW, cho biết có hai cách giải thích khác nhau về ý nghĩa của logo hai màu xanh trắng này. Một bên cho rằng đó là sự mô phỏng hình ảnh cánh quạt máy bay đang quay tròn trên bầu trời. Bên kia lại liên hệ logo BMW với địa danh Bavaria, nơi các mẫu xe của hãng ra đời.



Thông tin chung

BMW là một trong những tập đoàn ô tô lớn nhất thế giới, được thành lập từ năm 1916 với trụ sở đặt tại Munich, thủ phủ của bang Bavaria (Đức). BMW hiện nay là công ty mẹ của Mini và Rolls-Royce. Cái tên BMW là viết tắt của Bayerische Motoren Werke trong tiếng Đức, hay Bavarian Motor Works trong tiếng Anh, tạm dịch là Tập đoàn mô-tô và ô to của vùng Bavaria.

Logo của BMW hiện nay gồm 1 vòng tròn to bản màu đen ở ngoài, viền bạc. Chữ ‘BMW’ được ghi ở nửa phía trên của vành tròn đen. Khoảng trống trong lòng vòng tròn màu đen được chia thành 4 phần đều nhau, với 2 màu trắng và xanh da trời xen kẽ.




Ra đời và được đăng ký bản quyền vào năm 1917, logo BMW có hình thức khá đơn giản và gợi sự liên tưởng đến sự rõ ràng, thể thao và giàu hình ảnh. Đây là một trong những thiết kế logo nổi bật và độc đáo nhất thế giới, gắn với một thương hiệu doanh nghiệp “đẳng cấp”. Chiếc Dixi đời 1929 là mẫu xe đầu tiên mang logo nổi tiếng này của BMW.

Logo BMW cũng có thay đổi qua thời gian, nhưng không thường xuyên và chỉ là những thay đổi rất nhỏ, với các nét cơ bản được giữ nguyên. Dưới đây là một số logo khác nhau của BMW từ năm 1917 đến nay:


Tranh cãi

Nhiều ý kiến cho rằng logo BMW được lấy cảm hứng từ hình ảnh cánh quạt quay tròn trên nền trời xanh, trong một cuộc thử máy bay. Do sự phản xạ ánh sáng, cánh quạt máy bay tạo thành một hình tròn chia làm 4 phần bằng nhau, với 2 màu trắng và xanh da trời xen kẽ.
Giải thích này còn được củng cố thêm bằng việc BMW trong thời gian đầu là nhà sản xuất động cơ máy bay cho quân đội, thời Thế chiến thứ nhất. khi đó, lực lượng không quân của Bavaria sử dụng những chiếc máy bay sơn hai màu trắng và xanh da trời.

Trong khi đó, một số khác lại liên hệ logo BMW với vùng Bavaria - nơi sản xuất các mẫu xe của công ty. Thêm vào đó, trắng và xanh da trời cũng là hai màu trên cờ của vùng Bavaria.
Theo một phát ngôn chính thức của BMW trước đây, logo của công ty không phải là hình ảnh mô phỏng cánh quạt máy bay đang quay tròn, mặc dù hình ảnh này đã xuất hiện trong các quảng cáo của BMW thời hậu Thế chiến thứ nhất. Ông cho biết quan niệm này chỉ là một giải thích kiểu “hú hoạ” của công ty nhằm đưa ra một sự lý giải logic cho công chúng về ý nghĩa của logo BMW.

Trên thực tế, cuộc thử nghiệm động cơ máy bay đầu tiên của BMW diễn ra vào tháng 3/1918, tức là 6 tháng sau khi logo BMW ra đời.

Lời kết

Sự lý giải nào xuất xứ logo BMW gắn với nguồn cội của công ty - vùng Bavaria - nghe có vẻ hợp lý hơn. Tuy nhiên, có lẽ cũng không nên tranh cãi thêm nhiều về việc này. Điều quan trọng và đáng nói là logo BMW đã trở thành một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất thế giới. Một chiếc xe gắn logo đơn giản và khoẻ này đủ nói lên khá nhiều điều về chủ nhân: đẳng cấp và cá tính.








Cờ Free State of Bavaria


Logo BMW và lá cờ xứ Bavaria .












































 

BlueF

Xe tải
Biển số
OF-21881
Ngày cấp bằng
2/10/08
Số km
246
Động cơ
498,806 Mã lực
Tuổi
46
Em đợi đủ hết em copy về. (b)(b)(b)(b)(b)
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lịch sử của Bugatti







Được vinh danh là Nghệ nhân Chế tạo Xe hơi, người đàn ông này đã từng theo học tại Viện hàn lâm Nghệ thuật Milan trước khi bắt đầu sự nghiệp chế tạo xe hơi.





Người được mệnh danh là "Nghệ nhân Chế tạo Xe hơi"









Người sáng lập Bugatti huyền thoại không phải ai khác chính là Ettore Bugatti, sinh ngày 15 tháng 9 năm 1881 tại Milan, Ý, trong một gia đình nghệ sĩ mà tên tuổi của người cha đã vượt qua những danh giới địa lý của nước Ý, nhà điêu khắc Carlo Buggatti. Sau khi tốt nghiệp Trung học ông theo học tại Viện hàn lâm Nghệ thuật (Milan), nhưng sức cuốn hút của nghệ thuật cũng không giữ chân ông được bao lâu. Ông rời Viện Hàn Lâm để theo học nghề tại xưởng sản xuất xe đạp Prinetti & Stucchi. Năm 17 tuổi ông đã chế tạo những chiếc xe 3 bánh gắn động cơ, vào những năm cuối của thế kỷ 18 ông tham dự một giải đua xe với chiếc xe đầu tiên của ông.









Năm 1901 tại triển lãm quốc tế Milan, ông giới thiệu chiếc xe tự tạo với sự giúp đỡ của anh em nhà Gulinelli và đã giành được giải thưởng do Câu Lạc Bộ Ô tô Pháp trao tặng. Do chưa đến tuổi hợp pháp để đứng tên trong các hợp đồng, thân phụ ông đã phải đứng tên trong các hợp đồng làm việc cho Dietrich. Đáng tiếc là Dietrich không thể đáp ứng niềm đam mê nghiên cứu và chế tạo xe đua của Ettore. Ông nhanh chóng chấm dứt hợp đồng và chuyển sang làm việc cho Emil Mathis, tại đây ông chế tạo chiếc xe hơi với động cơ 4 xi lanh những vẫn không quên tiếp tục niềm đam mê chế tạo xe đua của mình.





Sau gần mười năm làm việc cho nhiều hãng sản xuất xe hơi, Ettore Bugatti thành lập hãng riêng của mình tại Molsheim, gần Strasbourg vào năm 1909. Ông đã thuyết phục được một ngân hàng cho vay tiền để chế tạo 10 chiếc xe hơi và 5 động cơ máy bay.








Ông khởi nghiệp bằng việc chế tạo động cơ 1327cc, 4 xi lanh mang số hiệu Type 13. Một trong những thành công của ông là mẫu "Bébé" do Peugeot sản xuất trên thiết kế của ông. Trước thời chiến, ông cũng đã chế tạo 4 mẫu động cơ 1368cc, 8 van và 5027cc, 16 van. Năm 1913 ông chế tạo động cơ 2906cc, 8 xi lanh thẳng hàng. Năm 1921, sau chiến thắng lừng lẫy tại cuộc đua Grand Prix Brescia với 4 thứ hạng cao nhất đều thuộc về Bugatti, tất cả các động cơ 16 van được sản xuất sau này đều mang tên Brescia để kỷ niệm chiến thắng này.

Vào năm 1924, Bugatti giới thiệu mẫu xe đua Model 35 với động cơ 2 lít 8 xi lanh và đây cũng là chiếc xe trang bị lazăng đúc đầu tiên . Với hơn 2000 chiến thắng chiếc Model 35 trở thành chiếc xe đua thành công nhất mọi thời đại.








Năm 1926, Bugatti quyết định biến giấc mơ sản xuất một chiếc xe hơi sang trọng tột bậc trở thành hiện thực với mẫu xe Royales động cơ 8 máy, 12762cc, công suất 300 mã lực! Oái oăm thay, chiếc xe huyền thoại này ra đời không đúng lúc: ngay trước thời điểm thế giới bước vào cuộc Đại suy thoái. Chỉ có 3 chiếc xe đắt nhất trong lịch sử xe hơi thế giới là tìm được chủ nhân và chính chiếc xe huyền thoại này đã làm cho công ty của Bugatti khánh kiệt.

Trong giai đoạn Đai suy thoái, măy mắn thay, Bugatti giành được hợp đồng xây dựng một loại tàu siêu tốc cho chính phủ Pháp, với những kinh nghiệm tích luỹ lâu năm ông không những đã làm hài lòng chính phủ mà còn giúp công ty của mình vượt qua cơn sóng gió.






Ettore Bugatti cũng thiết kế thành công một chiếc ô tô chạy trên đường ray, chiếc Autorail. Ông còn thử sức sang cả lĩnh vực máy bay, song không thành công, Jean Bugatti, con trai ông tử nạn ngày 11/08/1939 khi đang lái thử chiếc xe đua Type 57 gần nhà máy Molsheim. Kể từ đó, xui xẻo bắt đầu ập đến. Thế chiến II đã tàn phá nhà máy ở Molsheim. T

Trong thời kỳ chiến tranh, Bugatti cũng xây dựng một nhà máy mới ở Levallois, Paris.

Đến khi Thế chiến II kết thúc thì Bugatti lại lâm vào cảnh túng quẫn do không còn khả năng khôi phục lại sản xuất nhà máy Molsheim và vào ngày 21 tháng 8 năm 1947, ông qua đời tại Quân Y viện Paris do nhiễm bệnh phổi.

Mặc dù chỉ có 7900 chiếc xe được sản xuất trong giai đoạn Bugatti điều hành công ty, nhưng vẫn có rất nhiều chiếc xe trong đó vẫn còn cho đến ngày nay- một minh chứng cho tài năng cũng như cống hiến của Bugatti cho lịch sử phát triển ô tô thế giới. Với những đóng góp to lớn của mình cho ngành công nghiệp xe hơi thế giới, Ettore Bugatti thật xứng đáng nhận danh hiệu "Nghệ nhân Chế tạo Xe hơi"



 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Ettore Bugatti và giấc mơ về kiệt tác xe đua






Công ty có tuổi đời ngắn ngủi được khởi đầu bởi một chàng trai trẻ gốc Milan mang trong mình một Giấc Mơ duy nhất - Gấc Mơ về những chiếc xe đua. Với những người đam mê xe hơi, một chiếc Bugatti không chỉ là một chiếc hơi đơn thuần, mà nó là cả một tác phẩm nghệ thuật.







Bạn có nghĩ việc gắn kết tỉ mỉ từng khớp nối, bu lông, từng ống dẫn, dây chằng, từng miếng cao su, sắp xếp từng hình thù và những tấm kim loại để tạo thành một chiếc ô tô có thể hoàn thành bởi sức lao động của duy nhất một người? Liệu một cá nhân có thể tao nên một cỗ máy phức tạp đến thế từ khâu ý tưởng đến khâu chế tạo?

Trong nghệ thuật điều đó là có thể. Những nghệ sĩ vĩ đại như Michelangelo hay Beethoven đã thai nghén và tạo nên những tuyệt tác chỉ với công sức của cá nhân họ, và sản phẩm cuối cùng là những tác phẩm độc nhất vô nhị phản ánh được thiên tài của người nghệ sỹ và là điều có thể làm được chỉ với duy nhất một cá nhân.
Ettore Bugatti là một con người như thế. Ông đã nuôi dưỡng ý tưởng, và tạo nên chiếc xe theo cách mà các nghệ sỹ vẫn tạo nên một tác phẩm nghệ thuật. Bởi vậy, kể lại câu chuyện về những chiếc xe, cũng chính là kể lại câu chuyện về người thiết kế ra chúng, vì người đàn ông vĩ đại ấy, cùng những cỗ máy có chung một lịch sử.

Bugatti là con trai của một nghệ sỹ, và cũng được nôi dưỡng để trở thành một nghệ sỹ. Cha của ông, Carlo Bugatti, là một hoạ sỹ, nhà điêu khắc, nghệ nhân chế tác các chất liệu bạc, gỗ, đá, kim loại. Em trai của ông Rembrandt là nghệ nhân điêu khắc động vật.
Sự ra đời của một thiên tài

Ettone Bugatti sinh tại Milan ngày 15/9/1881. Sau khi tốt nghiệp trung học, cậu được gửi đến Học viên Nghệ thuật Brera để học về điêu khắc. Năm 17 tuổi, Ettore nhận ra bản thân mình sẽ thành công hơn nếu trở thành một kỹ sư và đến học việc tại hãng xe đạp Prinetti & Stucchi.
Trong 1 năm, Bugatti thiết kế và chế tạo một chiếc xe ba bánh cùng hai kỹ sư khác. Cỗ máy nhỏ bé này đã giành tới 8 chiến thắng trên 10 giải đua xe địa phương và các chàng trai trẻ quyết định đem sản phẩm của mình tham gia cuộc đua từ Paris đến Bordeaux và đạt vị trí thứ ba. Sau đó, Bugatti trở lại Milan, ấp ủ những ý tưởng cháy bỏng về chế tạo xe hơi. Anh thiết kế một động cơ dành cho xe bốn bánh, nhưng nơi anh làm việc từ chối chế tạo nó, vì thế Bugatti rời bỏ Prinetti & Stucchi.

Chiếc xe đầu tiên

Năm 1899 thiên tài của chàng trai trẻ có ước mơ cháy bỏng cuối cùng đã được nhận ra và được anh em Gulinelli mời quay trở lại. Ở tuổi 19, Bugatti sản xuất chiếc xe thực sự đầu tiên của mình. Nó sở hữu động cơ 2 xylanh van trên, kết nối với bộ đánh lửa bằng ác quy, truyền động dây xích, và hộp số 4 cấp. Một thành quả đáng kể! Chiếc xe này gây xôn xao khắp châu Âu, và Bugatti nhận được rất nhiều đơn đặt hàng. Anh nhận được hết hợp đồng này đến hợp đồng khác, chế tạo xe, thử nghiệm (một chiếc xe được chế tạo tại tầng hầm trong chính ngôi nhà của anh), và phát triển những mẫu xe concept với kết cấu độc nhất vô nhị vào thời gian đó. Năm 1901, Bugatti thành lập công ty mang tên mình dưới sự giúp đỡ của anh em nhà Gulinelli và giới thiệu nó tại một cuộc Triển lãm Quốc tế ở Milan. Chiếc xe của anh được Câu lạc bộ Ô tô Pháp trao giải về kết cấu xuất sắc.

Ettore Bugatti trong thời gian làm việc với vai trò nhà thiết kế tại de Dietrich, năm 1902.

Bugatti tiếp cận Công ty Dietrich, và kí hợp đồng với họ để chế tạo những chiếc xe do anh thiết kế. Sau một vài khó khăn nhỏ, giấy phép đã được thông qua. Vì lúc này Bugatti mới chỉ là một chàng trai chưa đầy 21 tuổi, cha anh thay mặt con trai mình kí hợp đồng với Dietrich Company. Chỉ vài năm sau, Buigatti cho ra thêm 5 chiếc xe nữa cho Deutz Company của Cologne.
Giấc mơ về kiệt tác xe đua

Vì quá chú tâm và phát triển xe đua, Bugatti làm phật lòng các nhà lãnh đạo của Dietrich. Họ muốn anh dành nhiều thời gian vào chế tạo các series xe sản xuất hơn. Vì thế hợp đồng giữa Bugatti với công ty này chấm dứt. Thời gian đó, công ty Emi Mathias tuyển dụng anh về làm việc, và Bugatti thiết kế một chiếc xe mới với động cơ 4 xylanh. Nhưng chỉ trong hai năm, vấn đề lại nảy sinh giữa anh và Emi Mathias. Hợp đồng vì thế mà, một lần nữa, lại bị xoá bỏ.

Những đổ vỡ về hợp đồng không làm Bugatti nản lòng. Đam mê duy nhất của anh là thiết kế xe đua, và quyết tâm không để bất cứ một hợp đồng nào ngăn cản mình thực hiện điều đó. Năm 1906, anh thiết kế một chiếc xe đua công suất 50hp và đề nghị Deutz chế tạo nó. Anh được công ty này mời về lãnh đạo bộ phận phát triển sản phẩm. Mỗi khi có thời gian rỗi, Bugatti thường ở lại phòng làm việc của mình tại công ty để tạo ra những bản thiết kế xe. Và từ đó, Model 10 ra đời.







Bugatti Type 10 1909







Nhà máy đầu tiên và kỷ nguyên vàng trên đường đua



Khi cậu con trai thứ ba, Jean Bugatti, chào đời ngày 15/1/1909, Bugatti quyết định tìm kiếm một nơi để xây dựng nhà máy của riêng mình. Một nhà máy được dựng lên tại Molsheim (Đức), và trở thành nơi ra đời của tất cả những chiếc xe huyền thoại dưới bàn tay chế tạo của Bugatti.


Dưới sự giúp đỡ của giám đốc ngân hàng de Vizcaya, Ettore Bugatti mua được một cơ ngơi lớn ở Molsheim, Alsace, thuộc nước Đức. Đây là một ngôi nhà lớn cùng rất nhiều công trình phụ, nơi vốn là một xưởng nhuộm. Ông vay thêm vốn của ngân hàng Darmstaedter để chế tạo 5 chiếc máy bay và 10 xe hơi.
Bugatti chọn Molsheim để bắt đầu các dự án của mình, sản xuất một mẫu xe đua nhỏ, trọng lượng nhẹ. Tháng 1/1910, cỗ máy đầu tiên được chuyển đến nhà máy sản xuất của ông. Cùng năm đó, thư kí của Bugatti, Ernest Fredrich, lái chiếc Bugatti đầu tiên tham gia đua xe. Và những thành công trên đường đua đã đi vào huyền thoại của nhà thiết kế thiên tài gốc Milan bắt đầu từ đó.





Type 13-15-17 sản xuất trong thời gian 1910-1920



Khi chiếc xe nhỏ bé này xuất hiện tại Le Mans 1911, nó trông giống như một mô hình thu nhỏ cạnh những chiếc xe đua khổng lồ thời gian đó. Bên cạnh những người khổng lồ như một chiếc Fiat, một chiếc Dietrich, một chiếc Excelsior, một chiếc Rolland-Pilains, và một chiếc Cottin & Desgouttes xuất hiện một chiếc xe nhỏ bé màu trắng mang tên Bugatti, trang bị động cơ 4 xylanh. Thợ sửa máy phải cầm lốp dự phòng trên tay vì không có chỗ nào để đặt nó. Cuộc đua bắt đầu trong cái nóng 370C, và cả những chiếc xe cũng như các tay đua đều bị nung nóng trên đường đua.
Trong khi những quái vật 2 tấn gầm rít và lao lên trên đường đua, thì tay đua của Bugatti, Ernest Friderich khéo léo điểu khiển chiếc xe chỉ nặng 299kg và về đích ở vị trí thứ hai, sau Fiat. Chiến thắng này đã chứng minh rằng chàng trai trẻ Bugatti hiểu về thiết kế xe hơn rất nhiều so với những thiết kế gia lão luyện hơn. Các yêu cầu bắt đầu đến tới tấp và nhà máy nhỏ của Bugatti bắt đầu lớn lên. Năm đó, Bugatti còn ký được một hợp đồng với hãng xe Pháp Peugeot. Nhờ đó, một chiếc xe với động cơ Type 19 mang tên Babe Peugeot ra đời và trở thành một trong những thành công vĩ đại trong số những mẫu xe ra đời dưới tay Bugatti.






Type 13-22-23 sản xuất trong thời gian 1914, 1919-1926




Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến gần. Ettore Bugatti chôn giấu 3 chiếc xe đua dưới hầm rượu sau nhà mình, tập trung gia đình, và trở về Italy. Từ nơi này, ông đến Paris và bắt đầu thiết kế trở lại. Chính phủ Pháp cần một kỹ sư thiết kế máy bay, và Bugatti, cũng như Rolls-Royce và Mercedes, đem tài năng của mình phụ vụ cho lĩnh vực đó. Ông chế tạo đông cơ máy bay cho cả chính phủ Pháp và Mỹ. Một động cơ 8 xylanh thẳng hàng ra đời, và sau đó là một động cơ 8 xylanh kép với hai trục khuỷu được gắn khớp với hệ truyền động bằng bánh răng, cho phép một súng máy có thể nhả đạn qua trục bánh xe.

Động cơ 8 xylanh được mang đến Mỹ và sản xuất tại Elizabeth, New Jersey, với số lượng 20 chiếc/mỗi ngày. Trong các máy bay của Mỹ những động cơ Bugatti này đã cung cấp năng lượng cho rất nhiều chuyến bay. Nó dường như đã trở thành trang bị tiêu chuẩn cho máy bay các nước đồng minh, nhưung thực chất nhà máy sản xuất những động cơ đó lại nằm dưới quyền lãnh đạo của anh em nhà Duesenberg. Trong vòng 6 tháng cuối cuộc chiến, một đội xe Duesenberg xuất hiện tại Indianapolis. Họ đem động cơ 8 xy lanh thẳng hàng đầu tiên đến nước Mỹ. Không ai buộc tội rằng chúng là những bản copy của Bugatti, nhưng cũng không ai có thể phủ nhận những ảnh hưởng của Bugatti lên chúng.

Sau chiến tranh, Bugatti trở lại Molsheim, khai quật lại những chiếc xe đua ông đã tự tay chôn giấu, thuê nhân công và phục hồi việc sản xuất. Số công nhân trong nhà máy của ông đã lên tới hơn 1000 người.

Năm 1921, đội đua của Bugatti giành cả bốn vị trí dẫn đầu trong Voiturettes Grand Prix tại Brescia. Chiến thắng này làm Bugatti Model 13 trở thành mẫu xe bất tử. Kể từ đó, mỗi một động cơ 16 van trở thành biểu tượng kinh hoàng trên đường đua Brescia.




Type 29 sản xuất năm 1922





Type 30 sản xuất năm 1922-1926



Năm 1922, Bugatti trang bị cho chiếc xe đua 29/30 của họ với động cơ 8 xylanh, phanh thuỷ lực và một thân xe cách tân dưới hình dáng của một điếu cigar, vì thế nó cũng được gán cho cái tên Cigar. Chiếc xe giành vị trí á quân trong lần ra mắt đường đua tại ACF Grand Prix.






Type 32 “Tank” chir tham gia một cuộc đua duy nhất, Grand Prix tại Lyon năm 1923.




Năm 1923, Type 35,cỗ máy hình thùng lạ lùng gắn trên mình huy hiệu Bugatti, một trong số ít mẫu xe không có bộ tản nhiệt hình móng ngựa nổi tiếng, đã gây kích động trên đường đua ACF Grand Prix. Chiếc xe thân dẹt, sau này được gọi là “Xe tăng”, mang trong mình hai cải tiến cách mạng quan trọng: bánh bằng nhôm tích hợp phanh đùm bằng nhôm và trục trước rỗng ở tâm nhưng đặc ở những điểm phải chịu lực. Nó được điều khiển bởi Ernest Fredrich và giành vị trí thứ 3.
Bugatti muốn cung cấp cho khách hàng của mình một chiếc xe thực sự hấp dẫn. Năm 1924, ông trở lại với nhưng thiết kế khung gầm cổ điển. Từ đó, Model 35 ra đời và trở thành chiếc Bugatti đầu tiên trang bị vành xe nan hoa nhôm. Chiếc xe sử dụng động cơ 2l-8xylanh, và một năm sau được nâng cấp lên thành 2.3l. Có 2,000 chiến thắng được ghi bởi Model 35 khiến nó trở thành chiếc xe thành công nhất trong lịch sử xe đua, cho đến tận ngày nay.




</STRONG>

Type 35 ra đời năm 1924 như một chiếc xe đua 2-lít và giành được vô số các chiến thắng ở nhiều giải đua khác nhau cho đến tận năm 1931. Phiên bản cuối cùng của nó sử dụng động cớ 2.3 lít với máy nén được biết đến như T35 TC hoặc T35B. Type 35 là chiếc xe duy nhất thời gian đó có khả năng chạy cả trên đường đua lẫn đường thường.



 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top