[Funland] Lịch sử Dẫn đường Không quân

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Căn cứ vào nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2003, Quân chủng quyết định trong hội thao lần này có 7 đội tuyển thuộc khối các trung đoàn không quân tiêm kích-tiêm kích bom và 3 đội tuyển thuộc khối các trung đoàn không quân trực thăng. Mỗi đội tuyển thuộc khối tiêm kích-tiêm kích bom gồm: 1 cán bộ trung đoàn (Đội trưởng), 2 phi công, 1 trợ lý dẫn đường tại sở chỉ huy và 1 trợ lý dẫn đường tại trạm ra-đa dẫn đường. Mỗi đội tuyển thuộc khối trực thăng gồm: 1 cán bộ trung đoàn (Đội trưởng), 1 lái chính, 2 dẫn đường trên không (cơ giới trên không chỉ tham gia bay, không tham gia thi). Các môn thi lý thuyết: Tổ chức thực hiện công tác dẫn đường trong bay nhiệm vụ của người chỉ huy, ước lượng, tính nhẩm dẫn bay, tính toán dẫn bay ứng dụng chiến đấu, tác nghiệp dẫn bay trên bản đồ và tác nghiệp dẫn bay trên máy vi tính. Các môn thi thực hành dẫn bay: Tuần tiễu trên đường dài ở độ cao trung bình, tuần tiễu trong khu vực ở độ cao thấp, chặn kích mục tiêu ở độ cao trung bình, tự tìm kiếm, công kích mục tiêu ở độ cao thấp có chỉ huy bổ trợ bằng mắt và công kích mục tiêu cố định trên mặt đất tại trường bắn. Tất cả các đội tuyển đều phải thi đầy đủ các môn lý thuyết, trong đó có thi cá nhân và tập thể. Còn đối với các môn thi thực hành, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ thực tế của từng trung đoàn, Ban Chỉ đạo sẽ quyết định từng môn cho từng đội.

Đầu tháng 8 năm 2003, các chuyến bay chuyển sân đến Thọ xuân đều được bảo đảm dẫn đường chặt chẽ: 1 Mi-8 vũ trang, 1 Mi-17 vũ trang và 1 Mi-17 vận tải (phục vụ) của Trung đoàn 916, 2 USu-27 của Trung đoàn 937, 3 MiG-21Bis của Trung đoàn 921, 2 MiG-21Bis và 1 UMIG-21 Trung đoàn 931. Các đội tuyển của Trung đoàn 917, 954 sử dụng Mi-8 của Trung đoàn 916, đội tuyển của Trung đoàn 929 và 935 sử dụng MiG-21Bis của Trung đoàn 921 và 931, đội tuyển của Trung đoàn 923 sử dụng Su-22M tại căn cứ.

Ngày 12 tháng 8 năm 2003, tất cả các đội tuyển thực hiện thi lý thuyết và kết quả đạt được là 100% khá, giỏi, trong đó 47% giỏi. Các đội tuyển tiếp tục nhận đề thi thực hành và tiến hành chuẩn bị bay. Ngày 13 tháng 8, do thời tiết chưa tốt, nên phải chờ đến 7 giờ 15 phút, chuyến bay đầu tiên mới cất cánh được và đến 12 giờ 40 phút, chuyến bay cuối cùng của hội thao hạ cánh. Kế hoạch thi thực hành được thực hiện đầy đủ và đúng dự tính với 21 lần/chiếc đạt chất lượng cao và an toàn tuyệt đối. Nhiều thành viên trong Ban Chỉ đạo và Hội đồng Chấm thi tại đài chỉ huy bổ trợ đã tận mắt chứng kiến động tác vào công kích nhiều lần mục tiêu tốc độ nhỏ, bay thấp trên địa hình rừng núi của phi công rất ổn định và qua giải đoán thiết bị kiểm tra khách quan còn cho thấy kết quả xạ kích của phì công rất chính xác. Tại trường bắn, 2 phi công của Trung đoàn 923 và Trung đoàn 931 đã xử lý tốt khi vào công kích bị mây che khuất tầm nhìn và sau đó chỉ bằng 1 loạt phóng rốc-két, hầu như 16 quả đều trúng tâm bia.

Trong lễ bế mạc, căn cứ vào kết quả Hội thao Chỉ huy- Dẫn đường không quân năm 2003, Quân chủng quyết định trao giải cho các tập thể và cá nhân đã lập được những thành tích cao trong tất cả các môn thi. Khối Sư đoàn Không quân: Sư đoàn 372 đoạt giải nhất. Khối trung đoàn tiêm kích-tiêm kích bom: Đội tuyển Trung đoàn 931 đoạt giải nhất, Trung đoàn 921 và 923 đồng giải nhì và Trung đoàn 937 giải ba. Khối trung đoàn trực thăng: Đội tuyển Trung đoàn 916 được trao giải nhất và Trung đoàn 954 giải nhì. Về cá nhân, đối với người chỉ huy (Đội trưởng): Trung tá Trần Hậu Thiết, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 931 đoạt giải nhất, trung tá Phạm Hồng Liên, Phó Trung đoàn trưởng-tham mưu trưởng Trung đoàn 923 giải nhì và trung tá Bùi Văn Khánh, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 921 giải ba. Đối với phi công tiêm kích-tiêm kích bom: Thiếu tá Bùi Thiên Thau, Phó Phi đội trưởng thuộc Trung đoàn 931 đoạt giải nhất, thiếu tá Nguyễn Văn Lượng, Phi đội trưởng thuộc Trung đoàn 921 giải nhì và trung tá Phạm Văn Đạo, Chủ nhiệm Bay Trung đoàn 931 giải ba. Đối với phi công trực thăng: trung tá Nguyễn Xuân Thanh, Phó Phi đội trưởng thuộc Trung đoàn 916 đoạt giải nhất. Đối với dẫn đường trên không: Trung tá Bùi Văn Vanh Trung đoàn 916 đoạt giải nhất và thiếu tá Trịnh Văn Thắng, Trung đoàn 916 giải nhì. Đối với dẫn đường sở chỉ huy: Thượng úy Lại Như Lâm, trợ lý Trung đoàn 923 đoạt giải nhất, thiếu tá Vũ Quang Hưng, trợ lý Trung đoàn 931 giải nhì và thượng úy Bùi Anh Tuấn, trợ lý Trung đoàn 921 giải ba. Đối với dẫn đường hiện sóng: Thiếu tá Nguyễn Thanh Hải, trợ lý Trung đoàn 921 đoạt giải nhất, đại úy Nguyễn Hà Tiếu, trợ lý Trung đoàn 931 giải nhì và thiếu tá Nguyễn Văn Hải, trợ lý Trung đoàn 923 giải ba.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngoài các giải đã nêu trên, Quân chủng còn quyết định khen thưởng đối với các đơn vị phục vụ, bảo đảm tốt nhất cho hội thao như: Tiểu đoàn Hậu cần Kỹ thuật sân bay, Tiểu đoàn Thông tin-ra-đa, tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 923, các tổ máy bay số 5293 Trung đoàn 921, số 5321 Trung đoàn 931, số 8526 Trung đoàn 937, số 5819 Trung đoàn 923, số 7840 Trung đoàn 916 và các tổ xe kéo dắt QK-4164 Trung đoàn 931, tra dầu QK-2857 Trung đoàn 923.

Hội thao Chỉ huy-dẫn đường không quân năm 2003 đã được chuẩn bị công phu, chu đáo; tổ chức chỉ huy, điều hành chặt chẽ, nhịp nhàng; đánh giá kết quả các môn thi trung thực, khách quan, phản ánh đúng trình độ của các đội tuyển. Những tập thể và cá nhân đoạt giải xứng đáng trở thành những hạt nhân điển hình để ngành Dẫn đường tiếp tục tổ chức nhân rộng, góp phần nâng cao hiệu quả dẫn bay và bảo đảm an toàn trong tất cả các đơn vị không quân.

Thực hiện kế hoạch công tác quân sự năm 2004 của Bộ Tham mưu Quân chủng, trong ba ngày 24, 25 và 26 tháng 3, Hội thi Dẫn bay trên hiện sóng máy tập P-37 toàn Quân chủng được tổ chức tại Học viện Phòng Không-Không quân. Thành phần tham gia thi có 10 sĩ quan dẫn đường trên hiện sóng của các trung đoàn không quân tiêm kích, tiêm kích bom và 1 giáo viên Khoa Dẫn đường - Thông tin - Khí tượng Học viện Phòng không - Không quân. Các môn thi gồm: Lý thuyết dẫn bay trên hiện sóng; tính nhẩm, ước lượng trên hiện sóng; dẫn trên hiện sóng 2 tốp ta đánh 2 tốp địch (2 chặn 2) với điều kiện phi công phát hiện bằng mắt, thời tiết giản đơn, ban ngày; dẫn trên hiện sóng 1 tốp ta đánh 1 tốp địch (1 chặn 1), phi công phát hiện bằng ra-đa trên máy bay, thời tiết phức tạp, ban đêm. Kết quả thi lý thuyết: 100% đạt yêu cầu, trong đó có 91% khá giỏi; tính nhẩm, ước lượng: 100% đạt yêu cầu, có 55% khá giỏi; dẫn 2 chặn 2: 100% đạt yêu cầu, có 73% khá và 18% giỏi; dẫn 1 chặn 1: 64% khá và 36% giỏi. Giải nhất tập thể được trao cho đội tuyển Sư đoàn 370. Giải nhất cá nhân được trao cho trung tá Trịnh Đức Năng, giáo viên Khoa Dẫn đường - Thông tin - Khí tượng Học viện Phòng không - Không quân; giải nhì cho thượng úy Phan Thế Đăng, trợ lý dẫn đường Trung đoàn 929 và giải ba cho thượng úy Lương Ngọc Đang, trợ lý dẫn đường Trung đoàn 937.

Hội thi Dẫn bay trên hiện sóng máy tập P-37 toàn Quân chủng lần đầu tiên được tổ chức thành công, góp phần quan trọng khẳng định tác dụng của các máy tập dẫn bay trên hiện sóng đã được nghiệm thu và đưa vào giảng dạy cho học viên dẫn đường tại học viện, đồng thời mở ra khả năng tiếp tục sản xuất các máy tập dẫn bay trên hiện sóng tốt hơn, phục vụ đắc lực cho công tác huấn luyện đồng hóa nghiệp vụ dẫn đường tại các đơn vị không quân.

3. Đào tạo, huấn luyện, tập huấn và kiện toàn các tổ chức dẫn đường.

Từ năm 2001 đến năm 2004, Học viện Phòng không-Không quân tổ chức đào tạo nhiều khóa sĩ quan dẫn đường sở chỉ huy cấp phân đội bậc đại học. Khóa 1 (2001- 2005) có 15 học viên và khóa 2 (2002-2006) cũng có 15 học viên. Để góp phần giải quyết khó khăn cho các đơn vị không quân hiện tại đang bị thiếu quân số dẫn đường so với biên chế, Phòng Dẫn đường đã xin ý kiến các phòng Cán bộ, Nhà trường và trình Quân chủng cho phép đưa một số học viên bay của Trường Sĩ quan Không quân, nhưng không còn đủ mọi điều kiện để tiếp tục bay nữa, sang đào tạo chuyển tiếp thành sĩ quan dẫn trường sở chỉ huy cấp phân đội bậc đại học, khóa 1a (2001-2003) được 12 học viên và khóa 2a (2002-2004) được 11 học viên.


Tại Phân hiệu 1 Trường Trung học kỹ thuật Phòng không-Không quân tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo tiêu đồ gần cho các đơn vị không quân: Năm 1999, được 15 nhân viên; năm 2000, 15 học viên, loại 1, được 14; năm 2001 và 2002, mỗi năm được 15 nhân viên; năm 2003, đào tạo 2 đợt, mỗi đợt được 10 nhân viên và năm 2004, đào tạo được 15 nhân viên tiêu đồ gần không quân.

Năm 2002, Quân chủng tổ chức bắn, ném bom tập trung cho các đơn vị không quân tại trường bắn Như Xuân nhằm kiểm tra chất lượng huấn luyện bay đánh mục ' tiêu mặt đất đối với các phi công, tổ bay từ cấp phi đội trở xuống.

Ngày 9 tháng 8 năm 2002, các máy bay và trực thăng của Sư đoàn 370, Sư đoàn 371, Trung đoàn 916 và của Trung đoàn 918 được tổ chức dẫn bay chặt chẽ đã chuyển sân đến Thọ Xuân đúng kế hoạch. Trước khi bay bắn, ném bom thật, Mi-17 của Trung đoàn 916 đã chở 14 phì công của Sư đoàn 370 và 4 phi công của Trung đoàn 929 đi xem địa hình khu vực trường bắn và vị trí các bia. Các đơn vị cũng đã tham gia bay huấn luyện bổ sung được 1 ban.

Trong 2 ngày 15 và 16 tháng 8, các kíp trực ban dẫn đường của Trung đoàn 923 và của các đơn vị đã thực hiện dẫn 27 phi công và 10 tổ bay với 37 chuyến bay bắn, ném bom thật tại Như Xuân đạt kết quả tốt và bảo đảm an toàn.

Kết thúc đợt bắn, ném bom tập trung năm 2002, Quân chủng đã trao cờ "Trung đoàn bắn giỏi" Cho 5 trung đoàn 937, 931, 923, 916 và 918; tặng bằng khen cho 5 tổ bay Mi-17 của Trung đoàn 916 và 2 tổ bay An-26 của Trung đoàn 918; tặng bằng khen cho 1 phi công của Trung đoàn 935, 4 phi công của Trung đoàn 937, 1 phi công của Trung đoàn 921, 3 phi công của Trung đoàn 931, 4 phi công của Trung đoàn 923 và 1 phi công của Trung đoàn 929.

Năm 2004, Quân chủng tiếp tục tổ chức bắn, ném bom tập trung cho các đơn vị không quân tại trường bắn Như Xuân với mục đích đánh giá trình độ tổ chức chỉ huy bay và kết quả huấn luyện bay bắn, ném bom trong năm của phi công và tổ bay. Trong hai ngày 11 và 12 tháng 8 năm 2004, 25 phi công của các trung đoàn 921, 927, 931, 923, 929 và 2 tổ bay của Trung đoàn 916 đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Quân chủng tặng cờ "Trung đoàn bắn giỏi" cho 4 Trung đoàn 927, 931, 923 và 916. Công tác dẫn đường đã tiếp tục bảo đảm tốt cho tất cả các chuyến bay chuyển sân đến Thọ Xuân, thực hành bay bắn, ném bom thật tại Như Xuân và chuyển sân trở về các căn cứ đóng quân của các đơn vị.

Từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 2 tháng 6 năm 2001, Phòng Dẫn đường tổ chức tập huấn ngành nhằm mục đích: Trang bị kiến thức mới phục vụ cho công tác tác chiến phòng không, hoàn thiện kế hoạch bảo đảm dẫn đường, chấn chỉnh chế độ công tác và nâng 'cao trình độ khai thác phần mềm chuyên ngành dẫn đường đã được cài đặt vào các máy tính trong toàn ngành. Tham dự tập huấn có các Phó Tham mưu trưởng sư đoàn, trung đoàn phụ trách tác chiến; các Chủ nhiệm-trưởng ban Dẫn đường, Chủ nhiệm-trưởng Tiểu ban Dẫn đường và trợ lý dẫn đường chủ chốt của các sư đoàn, nhà trường và trung đoàn; Trưởng khoa Dẫn đường - Thông tin-khí tượng và một giáo viên dẫn đường. Cuộc tập huấn ngành Dẫn đường năm 2001 đã đạt được các mục đích, yêu cầu đề ra và có nội dung thiết thực.


Để góp phần nâng cao khả năng xử lý các tình huống tác chiến phòng không, trong 2 ngày 20 và 21 tháng 5 năm 2004, tại Sư đoàn 370, Bộ Tham mưu Quân chủng tổ chức hội nghị chuyên đề về xây dựng các phương án dẫn bay nhằm đáp ứng yêu cầu trên. Các đồng chí Phó Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm-trưởng ban Dẫn đường các sư đoàn và nhà trường; các đồng chí Phó Trung đoàn trưởng, Chủ nhiệm-trưởng Tiểu ban Dẫn đường các Trung đoàn 917, 937, 921, 929 và một số cán bộ Phòng Dẫn đường đã tham dự hội nghị.

Một số phương án dẫn bay điển hình trong xử lý các tình huống tác chiến phòng không như: Dẫn đánh các mục tiêu bay thấp, tốc độ nhỏ trên địa hình rừng núi và đồng bằng, dẫn kèm máy bay vận tải quân sự nước ngoài xin "hạ cánh kỹ thuật" xuống các sân bay ta và dẫn ép máy bay vi phạm vùng trời phải chấp hành đúng quy tắc bay của ta. Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi, chất vấn lẫn nhau, chỉ rõ những khó khăn và thuận lợi mấu chốt nhất, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng phương án dẫn bay. Trên cơ sở có được các phương án dẫn bay tốt trong xử lý các tình huống tác chiến phòng không, hội nghị còn đề xuất được các biện pháp tổ chức luyện tập theo phương án, bổ sung thêm một số nội dung vào các bài bay huấn luyện có liên quan và đưa một số nội dung của từng phương án dẫn bay vào diễn tập khi cần thiết. Ngành Dẫn đường đã vận dụng tốt hình thức quân sự dân chủ, góp phần cho hội nghị chuyên đề về dẫn đường thành công.

Năm 2002, Khoa Dẫn đường-thông tin-khí tượng Học viện Phòng không-Không quân cùng với Phòng Dẫn đường tổ chức biên soạn 3 bộ giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo sĩ quan dẫn đường cấp phân đội bậc đại học là: Dẫn đường trên không và dẫn đường sở chỉ huy, bảo đảm dẫn đường, ném bom và ứng dụng chiến đấu. Hội đồng khoa học của học viện đã nghiệm thu và đưa vào giảng dạy từ năm học 2002-2003. Qua đánh giá của các hội đồng khoa học cấp cao hơn, 3 bộ giáo trình trên cũng được phép sử dụng trong công tác đào tạo sĩ quan tác chiến, huấn luyện không quân cấp phân đội bậc đại học.

Năm 2000, Khoa Dẫn đường-Thông tin-Khí tượng Học viện Phòng không-Không quân nghiên cứu và sản xuất thành công chiếc máy tập dẫn bay trên hiện sóng P-37 đầu tiên. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học do đại tá, thạc sĩ Tạ Văn Vượng, Trưởng khoa Dẫn đường-Thông tin-Khí tượng làm chủ nhiệm đã được Hội đồng khoa học của học viện tổ chức nghiệm thu vào ngày 8 tháng 11 năm 2000.

Sau khi kiểm tra toàn diện Học viện Phòng không - Không quân, trong văn bản kết luận số: 11/PK-KQ, ngày 3 tháng 1 năm 2003, Tư lệnh Quân chủng giao cho Bộ Tham mưu, trực tiếp là Phòng Dẫn đường giúp học viện triển khai sản xuất tiếp 2 chiếc máy tập nữa để phục vụ tốt hơn cho công tác đào tạo của học viện, nhất là đào tạo sĩ quan dẫn đường. Ngày 2 tháng 6 năm 2003, Hội đồng khoa học Quân chủng họp thẩm định phương án sản xuất 2 chiếc máy tập mới. Khoa Dẫn đường-Thông tin-Khí tượng chịu trách nhiệm trực tiếp sản xuất. Ngày 5 tháng 1 năm 2004, Hội đồng khoa học Quân chủng đã tổ chức nghiệm thu và cho phép đưa vào sử dụng tại Học viện Phòng không - Không quân. Đây cũng chính là sản phẩm đã được sử dụng trong hội thi dẫn bay trên hiện sóng máy tập P-37 toàn Quân chủng được tổ chức vào tháng 3 năm 2003.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Nhằm tháo gỡ khó khăn về các loại thước đo trong dẫn bay, Phòng Dẫn đường liên kết với nhà máy A-32 sản xuất thử 3 loại thước là: Thước bán nguyệt, thước tam giác và thước chiến thuật. Sau khi xem xét kết quả sản xuất thử, ngày 16 tháng 4 năm 2001, Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân chủng ra quyết định cho phép Nhà máy A-32 được sản xuất loạt các loại thước trên. Ngày 10 tháng 12 năm 2002, Phòng Dẫn đường đã tiếp nhận 650 bộ sản phẩm, mỗi bộ gồm 3 thước của nhà máy và tổ chức cấp phát kịp thời cho toàn thể đội ngũ phi công và dẫn đường tại các đơn vị bay và cho đội ngũ giáo viên bay và giáo viên dẫn đường tại nhà trường và học viện.

Thực hiện chủ trương xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh của **** và Nhà nước, ngày 3 tháng 3 năm 1999, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký sắc lệnh hợp nhất hai Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân thành Quân chủng Phòng không-Không quân. Thiếu tướng Nguyễn Đức Soát được bổ nhiệm làm Tư lệnh, Thiếu tướng Nguyễn Văn Phiệt làm Phó Tư lệnh về chính trị, Thiếu tướng Phạm Phú Thái làm Phó tư lệnh-tham mưu trưởng Quân chủng.

Trong biên chế tổ chức của Bộ Tham mưu Quân chủng sau khi hợp nhất, ngoài các phòng tiến hành hợp nhất như Tác chiến, Quân huấn-nhà trường, Quân lực..., còn có một số phòng, ban do đặc tính chuyên ngành như Khí tượng, Quản lý vùng trời, Quản lý-điều hành bay, Thanh tra-An toàn bay... được giữ nguyên biên chế tổ chức và quân số, trong đó có Phòng Dẫn đường. Đại tá Vũ Chính Nghị giữ chức Chủ nhiệm Dẫn đường Quân chủng- Trưởng phòng, thượng tá Lê Ngọc Toàn làm Phó Trưởng phòng và 8 trợ lý. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Dẫn đường cơ bản không thay đổi. Nhưng để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong giai đoạn mới, phòng đã chủ động mở rộng và thường xuyên làm tốt các mối quan hệ công tác.

Từ năm 2000 đến năm 2004, đội ngũ cán bộ Phòng Dẫn đường có nhiều thay đổi. Tháng 8 năm 2000, trung tá Nguyễn Tuấn Long, trợ lý dẫn đường của phòng được bổ nhiệm làm Phó Trưởng phòng, thay đồng chí Lê Ngọc Toàn (nghỉ hưu). Tháng 5 năm 2002, thượng tá, thạc sĩ Trương Thanh Lương, giảng viên Khoa Dẫn đường- Thông Tin-khí tượng Học viện Phòng không-không quân được bổ nhiệm làm Phó Trưởng phòng, thay đồng chí Nguyễn Tuấn Long (nhận nhiệm vụ mới). Tháng 4 năm 2004, thượng tá Trương Thanh Lương được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Dẫn đường Quân chủng-trưởng phòng, thay đồng chí Vũ Chính Nghị (làm công tác khác). Trung tá Phạm Hồng Liên, Phó Trung đoàn trưởng-tham mưu trưởng Trung đoàn 923 được bổ nhiệm làm Phó Trưởng phòng.

Sau khi dự án cảnh giới và bảo vệ vùng trời quốc gia (VQ-9801) được nghiệm thu giai đoạn 1, để khai thác thiết bị dẫn bay mới tại Sở chỉ huy Quân chủng, ngày 24 tháng 7 năm 2003, Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân ra quyết định tăng thêm cho Phòng Dẫn đường 5 trợ lý. Như vậy, sau rất nhiều năm quân số của phòng chỉ có 10 sĩ quan, đến thời điểm này sẽ là 15 sĩ quan, nhưng việc bổ sung không thể làm ngay được vì quân số sĩ quan dẫn đường ở các đơn vị cũng rất khó khăn.

Ngày 15 tháng 10 năm 1999, Học viện Không quân và Học viện Phòng không thực hiện hợp nhất theo quyết định của Bộ Quốc phòng (Quyết định thành lập số 1077/QĐ-BQP, ngày 21 tháng năm 1999) thành Học viện Phòng không-Không quân. Đồng chí Đinh Văn Bồng, Giám đốc Học viện Không quân được chỉ định làm Giám đốc, đồng chí Nguyễn Đức Côn, Phó Giám đốc về chính trị Học viện Phòng không làm Phó Giám đốc về chính trị. Sau khi học viện thực hiện hợp nhất, Khoa Dẫn đường-thông Tin-khí tượng Học viện Không quân được giữ nguyên về cơ cấu tổ chức và biên chế. Đồng chí Tạ Văn Vượng được bổ nhiệm làm Trưởng khoa. Các đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Lê Đình Vạn và Đỗ Duy Đản làm Trưởng các bộ môn Dẫn đường trên không và Dẫn đường sở chỉ huy, Bảo đảm dẫn đường và ưng dụng vũ khí và Hiệu suất chiến đấu.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Trong những năm tiếp theo, đội ngũ cán bộ và giáo viên dẫn đường của khoa luôn nỗ lực học tập nâng cao trình độ, có tới 14 đồng chí đạt học vị thạc sĩ. Từ năm 2002, đội ngũ giáo viên dẫn đường được bổ sung thêm các đồng chí thượng tá Nguyễn Tuấn Long và trung tá Lê Văn Hoà. Năm 2003, đồng chí Lê Đình Vạn được bổ nhiệm làm Phó Trưởng khoa và đến ngày 21 tháng 12 năm 2004 giữ chức Trưởng khoa.

Tháng 9 năm 2000, căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu đào tạo phi công, Trường Huấn luyện bay-kỹ thuật không quân quyết định thành lập Bộ môn Dẫn đường ứng dụng chiến đấu nằm trong khoa Chỉ huy tham mưu; trung tá Nguyễn Quốc Hưng, giáo viên dẫn đường Khoa Dẫn đường-thông tin-khí tượng Học viện Phòng không-Không quân được điều vào làm giáo viên Bộ môn Dẫn đường ứng dụng chiến đấu của trường và đến tháng 1 năm 2003, được bổ nhiệm làm Trưởng bộ môn. Tháng 10 năm 2004, đồng chí Nguyễn Quốc Hưng lên làm Phó Trưởng khoa, đồng chí Đào Thiện Hùng giữ chức Trưởng bộ môn.

Căn cứ Quyết định số 31/2002/QĐ-BQP, ngày 25 tháng 2 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trường Huấn luyện bay-kỹ thuật không quân đổi tên thành Trường Sĩ quan Không quân trực thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân với nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là đào tạo sĩ quan lái máy bay bậc đại học trên 2 loại Iak-52 và L-39, tổ chức bay huấn luyện, chuyển loại MiG-21Bis cho những phi công đã tốt nghiệp theo yêu cầu của Quân chủng. Ngày 3 tháng 1 năm 2003, Tư lệnh Quân chủng ra Quyết định số 10/QĐ-PK-KQ về biên chế tổ chức của Trường Sĩ quan Không quân. Đây là lần điều chỉnh lực lượng rất quan trọng, gắn liền với quy trình đào tạo sĩ quan lái máy bay bậc đại học do Trường Sĩ quan Không quân hoàn toàn đảm nhiệm.

Trung đoàn 920 sử dụng Iak-52 để đào tạo phi công, trước mắt đóng quân tại Cam Ranh. Thượng tá Trần Hữu Tùng được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, thượng tá Phạm Văn Đông làm Phó Trung đoàn trưởng về chính trị, trung tá Phùng Văn Thường làm Phó Trung đoàn trưởng - Tham mưu trưởng. Tiểu ban Dẫn đường nằm trong Ban Tham mưu trung đoàn, thiếu tá Cao Văn Thành giữ chức Trưởng Tiểu ban.

Trung đoàn 910 được trang bị L-39, đào tạo phi công sau khi đã tốt nghiệp Iak-52, trước mắt đóng quân tại Nha Trang. Thượng tá Nguyễn Trần Hồng được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, trung tá Nguyễn Minh Hải làm Phó Trung đoàn trưởng về chính trị, trung tá Dương Văn Thanh làm Phó Trung đoàn trưởng-tham mưu trưởng. Tiểu ban Dẫn đường nằm trong Ban Tham mưu trung đoàn, thiếu tá Đỗ Thành Long giữ chức Trưởng Tiểu ban.

Trung đoàn 920 đào tạo phi công MiG-21 tại Phù Cát trước đây, được mang tên mới là Trung tâm bay huấn luyện-chuyển loại MiG-21, tiếp tục đóng quân tại Phù Cát Tiểu ban Dẫn đường nằm trong Ban Tham mưu trung tâm, thiếu tá Đoàn Văn Thanh là Trưởng Tiểu ban Dẫn đường.

Cuối tháng 12 năm 2003, theo quyết định của cấp trên, Trung đoàn 910 thực hiện cơ động toàn bộ lực lượng rời khỏi Nha Trang ra đóng quân tại Tuy Hòa và Trung đoàn 920 chuyển quân lên Nha Trang.

Căn cứ vào biên chế chức danh của Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam cho các công ty bay thành viên, tháng 8 năm 1999, đồng chí Võ Ngọc Lạc, dẫn đường trên không, được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Dẫn đường Công ty bay dịch vụ miền Nam và ngày 11 tháng 5 năm 2002, trung tá Phạm Văn Thường, dẫn đường trên không, được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Dẫn đường Công ty bay dịch vụ miền Bắc.
 

hdvip.vn

Xe máy
Biển số
OF-167484
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
69
Động cơ
346,080 Mã lực
Hay quá, e phải in ra đọc dần mới đc. thanks bác chủ nhé
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,344
Động cơ
619,678 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Chiều nay em xem VTV1 chương trình về 1 bác Đại tá tên là Chuyên, dẫn đường bay cho anh Rạng và anh Tuân lái Mig 21 bắn B52, anh Hùng thật !
 

Haianh_od

Đi bộ
Biển số
OF-173398
Ngày cấp bằng
24/12/12
Số km
8
Động cơ
342,080 Mã lực
Tôi là con trai của liệt sĩ phi công Nguyễn Hữu Tào rất cám ơn các anh đã trích đăng tài liệu này mô tả được trận đánh cuối của ba tôi ngày 06/11/1967 (trang 2).
 
Chỉnh sửa cuối:

Haianh_od

Đi bộ
Biển số
OF-173398
Ngày cấp bằng
24/12/12
Số km
8
Động cơ
342,080 Mã lực
Hiện nay tại nghĩa trang liệt sĩ Đồng nguyên (Tiên Sơn Bắc Ninh) cùng an táng với ba tôi có liệt sĩ phi công Lưu Đức Sỹ hi sinh ngày 04/12/1966 trong quá trình tu sửa bia của chú đã bị ghi nhầm năm hi sinh và gắn nhầm mộ. Làm sao để ban quản lý nghĩa trang sửa lại không? Vì tôi và gia đình sinh sống ở nước ngoài mỗi năm về viếng mộ một lần mà không gặp ai quản lý nghĩa trang cả.
 

kinh_van

Đi bộ
Biển số
OF-173406
Ngày cấp bằng
24/12/12
Số km
3
Động cơ
342,030 Mã lực
Bài có nhiều thông tin hữu ích quá. Cám ơn bạn đã post bài :)
 

incom

Xe tải
Biển số
OF-22285
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
286
Động cơ
498,290 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
Loanh qoanh Hà Thành
Website
incom.com.vn
Cụ chủ làm nhành quân đội ạ ? CỤ am tường quá
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Căn cứ vào chỉ thị của Tư lệnh Quân chủng Phòng không-không quân về việc điều chỉnh lực lượng và trang bị giữa hai trung đoàn không quân 935 và 937 (Chỉ thị số 03/CT-PK-KQ, ngày 13 tháng 1 năm 2004 do Trung tướng Nguyễn Văn Thân, Tư lệnh ký), phòng Dẫn đường đã cùng với các phòng chức năng có liên quan nghiên cứu, đề xuất biên chế quân số sĩ quan dẫn đường cho Trung đoàn 935 ít nhất là 14, cho Trung đoàn 937 ít nhất là 12 và kiến nghị nên tổ chức chuyển loại dẫn đường trước khi tiến hành điều chỉnh lực lượng và trang bị không chỉ đối với Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 935 mà cả đối với Ban Dẫn đường Sư đoàn Không quân 370.


Đầu tháng 11 năm 2004, hai trung đoàn không quân 935 và 937 thực hiện điều chỉnh lực lượng và trang bị. Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 935 được biên chế 14 sĩ quan, thiếu tá Phạm Hải Nam tiếp tục làm Trưởng Tiểu ban. Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 937 được biên chế 12 sĩ quan, thiếu tá Nguyễn Thanh Tuấn tiếp tục làm Trưởng Tiểu ban.

Trong hai ngày 19 và 20 tháng 11 năm 2004, các kíp trực ban dẫn đường của hai trung đoàn và sư đoàn đã phối hợp chặt chẽ với nhau, dẫn bay chuyển sân chính xác và bảo đảm an toàn cho tất cả số máy bay từ Phan Rang vào Biên Hòa. Cũng từ thời điểm này, đội ngũ dẫn đường Trung đoàn 937 chỉ còn tập trung bảo đảm cho một loại máy bay thực hiện các nhiệm vụ trong vùng trời trách nhiệm được giao.

Trong sự nghiệp xây dựng Quân chủng Không quân và Quân chủng Phòng không-Không quân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại (1990-2004), ngành Dẫn đường tiếp tục nỗ lực rèn luyện mình, ra sức phấn đấu thực hiện tốt các nội dung công tác dẫn đường trong các cuộc diễn tập; kịp thời dẫn MiG-21Bis xuất kích chiến đấu khi có máy bay lạ xâm phạm vùng trời thành phố Hồ Chí Minh, dẫn các loại trực thăng phục vụ chống bạo loạn chính trị và gây rối trên địa bàn Tây Nguyên; thường xuyên chuẩn bi đầy đủ, chu đáo các chỉ thị và kế hoạch bảo đảm dẫn đường cho nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên các hướng biên giới, hướng Biển Đông và biển Tây Nam.

Ngành Dẫn đường luôn bám sát các nhiệm vụ dẫn bay duyệt binh, chuyên cơ; tiến hành dẫn bay phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí và bay MIA đạt hiệu quả cao; khẩn trương thực hiện dẫn bay, kịp thời đáp ứng yêu cầu cứu trợ đồng bào bị bão lũ trên mọi miền đất nước; hoàn thành tốt các cuộc hội thi, hội thao dẫn đường và tiêu đồ gần không quân; thực hiện tốt công tác bảo đảm dẫn đường cho nhiệm vụ bắn, ném bom tập trung của Quân chủng.

Đội ngũ cán bộ, sĩ quan dẫn đường và nhân viên tiêu đồ gần không quân, được đào tạo chính quy tại các học viện, nhà trường của Quân chủng, luôn nỗ lực, vươn lên trong công tác tại các đơn vị, kế tục sự nghiệp của ngành Dẫn đường Không quân.

 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
KẾT LUẬN

Trải qua 45 năm hoạt động, ngay từ khi được hình thành, ngành Dẫn đường luôn phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, vượt qua mọi gian nan, thử thách, vững bước hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Trong chiến đấu, đội ngũ dẫn đường đã nhạy bén, nắm chắc ý định đánh địch của người chỉ huy, am hiểu cách bay của đội ngữ phi công và lái chính, nhanh chóng đưa ra cách dẫn phù hợp, kiên định trên các vị trí công tác của mình, kịp thời dẫn các loại máy bay và trực thăng của ta đánh thắng địch cả ở trên không, trên đất và trên biển .

Trong cuộc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, từ kết quả ban đầu dẫn thành công T-28 bắn rơi C-123 rất đỗi tự hào, đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy đã tiến tới dẫn 3 loại máy bay tiêm kích MiG-17, MiG-21 và MiG-19 của các trung đoàn không quân 921, 923, 925 và 927 bắn rơi hơn 300 chiếc với gần 20 kiểu loại máy bay và trực thăng khác nhau của địch trong điều kiện thời tiết giản đơn và phức tạp, ban ngày và ban đêm. Đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy không chỉ dẫn đánh thắng trận đầu mà còn dẫn đánh nhanh-diệt gọn, dẫn đánh quyết liệt cản phá từng mũi tập kích của địch, dẫn đánh áp đảo cho tốp 4 chiếc (biên đội) của ta tập trung hỏa lực bắn rơi 3 chiếc của địch, cho tốp 2 chiếc (đôi bay) của ta bắn rơi 2 chiếc của địch.

Địch càng đánh ác liệt, ta càng bền bỉ tìm ra những chỗ yếu, những chỗ sơ hở của chúng để dẫn bằng được các tốp máy bay ta vào tiếp cận. Cách thức dẫn trên bàn dẫn đường tại sở chỉ huy kết hợp với dẫn trên hiện sóng tại đài ra-đa dẫn đường càng trở nên phong phú khi tình báo của nhiều đài cùng một lúc được đưa về một bàn dẫn đường, dùng một đài chuyên bám địch và một đài khác chuyên dẫn ta. Tam giác dẫn đường chiến đấu Nội Bài- Kép-Kiến An được phát triển sang phía tây của Hà Nội từ Hòa Lạc (1967) đến tận Mộc Châu (1972) và hệ thống đài chỉ huy bổ trợ được bố trí rộng khắp đã trở thành mạng lưới chỉ huy-dẫn đường hoạt động hữu hiệu không chỉ ở phía bắc vĩ tuyến 20 mà ngay cả ở trong chiến trường Khu 4. Cách thức tổ chức dẫn đường 2 cấp đã mở rộng khả năng dẫn nhiều tốp ta đánh nhiều tốp địch trên nhiều hướng và tại nhiều khu vực khác nhau. Nhiều cách dẫn sáng tạo được áp dụng triệt để như dẫn đi thấp-kéo cao-vào tiếp địch, dẫn đánh địch cả trên đường vào và đường ra của chúng, dẫn đánh địch từ khu chờ (khu trực ban trên không), từ sân bay phục kích, dẫn đánh trong nhiễu, dẫn đánh phối hợp, hiệp đồng giữa các loại máy bay, đánh phân đoạn các tốp mục tiêu trong một đội hình lớn của địch... Từng loại máy bay tiêm kích của ta đều có cách dẫn sở trường mang lại hiệu quả chiến đấu cao.

Những chiến công dẫn bắn rơi máy bay và trực thăng đích của ngành Dẫn đường đã góp phần quan trọng nâng cao vị thế của Không quân nhân dân Việt Nam trong mặt trận trên không, đồng thời hạ uy thế của không lực Hoa Kỳ ngay trên vùng trời miền Bắc.

Với nhiệm vụ đánh địch trên đất, trên biển, ngành Dẫn đường luôn phát huy hết khả năng độc lập dẫn bay của đội ngũ dẫn đường trên không, trình độ tự dẫn của đội ngữ phi công và lái chính gắn liền với sự hỗ trợ đắc lực của đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy; sẵn sàng đối mặt với thời tiết thay đổi bất thường, địa hình phức tạp, cự ly hoạt động xa, hỏa lực phòng không và tiêm kích địch...
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Đội ngũ dẫn đường trên không đã dẫn thành công nhiều đòn tập kích hiểm hóc cho An-2 đánh tàu biệt kích ở ngoài khơi Thanh Hóa và đánh căn cứ ra-đa Pa Thí trong hậu phương địch, cho Il-28 đánh căn cứ Buôn Loọng. Đội ngũ dẫn đường trên không II-14 đã cống hiến hết mình cho nhiệm vụ chi viện chiến trường Thừa Thiên-Huế. Đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy đã sát cánh cùng với đội ngũ phi công MIG-17 dẫn thành công đòn tập kích bất ngờ vào tàu khu trục Mỹ ở ngoài khơi Lệ Thủy, cùng với Phi đội Quyết thắng tập kích mãnh liệt vào sân bay Tân Sơn Nhất. Trong chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế ở Cam-pu-chia, đội ngũ dẫn đường ở các đơn vị phía nam nhanh chóng làm chủ cách dẫn các loại máy bay và trực thăng cả hệ 2 và hệ 1, kịp thời tham gia chi viện hỏa lực cho bộ đội các quân khu, quân đoàn, quân chủng và cho các lực lượng quân tình nguyện đánh địch hiệu quả.

Những thành tích dẫn tập kích và chi viện hỏa lực đánh địch trên các chiến trường của ngành Dẫn đường đã góp sức làm nổi bật khả năng và sức mạnh tiến công kẻ thù của Không quân nhân dân Việt Nam.

Để có đủ trình độ dẫn bay đánh địch trên không, trên đất và trên biển, công tác huấn luyện dẫn đường tại đơn vị thường xuyên được coi trọng và luôn bám sát yêu cầu thực tế của các nhiệm vụ bay. Hình thức huấn luyện đồng hóa hai vị trí trực ban chủ yếu được phát triển thành đồng hóa nhiều vị trí trực ban khác nhau đã nâng cao rõ rệt chất lượng công tác của đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy ước lượng, tính nhẩm dẫn bay thuần thục không chỉ giúp cho giải pháp "dẫn mò" phát huy hiệu quả mà còn tạo ra khả năng chuyển đổi nhanh chóng các số liệu dẫn bay giữa hệ 2 và hệ 1, nhất là khi chỉ huy-dẫn đường cho các máy bay thuộc cả 2 hệ cùng hoạt động. Nhờ thường xuyên nắm vững các kiến thức cơ bản, nên công tác huấn luyện chuyển loại dẫn đường luôn đạt chất lượng cao và tiến độ nhanh, đặc biệt vào thời điểm sau giải phóng miền Nam và trong giai đoạn khẩn trương đổi mới trang bị của không quân (1979-1981). Riêng đối với đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy, trong huấn luyện chuyển loại kể cả hệ 1 và hệ 2, tinh thần tự lực luôn được phát huy cao độ, nên dù thiếu thầy hướng dẫn, thiếu tài liệu học tập, kết quả chuyển loại vẫn đáp ứng yêu cầu.

Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao, ngoài việc thường xuyên tích lũy những kinh nghiệm hay, ngành Dẫn đường còn rất nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân, rút ra bài học cho mình về trình độ dẫn bay, về trách nhiệm quản lý con người và chế độ công tác từ những lần dẫn đánh không thành công, từ những chuyến bay bị lạc đường, bị tai nạn do dẫn bay... Nhờ đó đội ngũ dẫn đường càng thêm vững vàng trên các vị trí công tác của mình.

Trong điều kiện thời bình, xây dựng chính quy, ngành Dẫn đường đã tập trung làm tốt công tác dẫn đường trong các cuộc diễn tập, chuẩn bị chu đáo các văn kiện bảo đảm dẫn đường chiến đấu, tổ chức tập huấn, thực hiện hội thi, hội thao, biên soạn tài liệu và nghiên cứu khoa học.

Đối với công tác đào tạo đội ngũ dẫn đường trên không, ban đầu do bạn hoàn toàn đảm nhiệm, nhưng sau một thời gian ngắn ta đã tự lực từ khâu giảng dạy lý thuyết đến hướng dẫn thực hành dẫn bay. Đội ngũ giáo viên dẫn đường trên không là những cán bộ có trình độ, giàu kinh nghiệm thực tiễn, nên chất lượng đào tạo luôn đáp ứng yêu cầu sử dụng của đơn vị. Đối với đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy, ngay từ đầu, bạn chủ yếu giúp ta đào tạo rất chu đáo về lý thuyết, còn về thực hành ta phải tự lực làm lấy tại đơn vị của mình và không có bạn kèm. Từ những kinh nghiệm của bạn, kết hợp chặt chẽ với thực tiễn dẫn đường Việt Nam, các nhà trường và học viện của ta đã đào tạo được đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy có số lượng và chất lượng phù hợp với các yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng không quân tiêm kích, tiêm kích bom, nhất là yêu cầu cơ động phân tán tạo thế trận trong thời chiến và bố trí đóng quân trong thời bình.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Một trong những thành công quan trọng của ngành Dẫn đường, đó là phát triển và kiện toàn các tổ chức dẫn đường phù hợp với sự lớn mạnh của các lực lượng không quân. Về cơ cấu tổ chức, ngành Dẫn đường luôn tiến hành triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và huấn luyện, nhất là khi các tổ chức trong ngành được bố trí thống nhất nằm trong hệ thống cơ quan tham mưu các cấp. Chức năng, nhiệm vụ và các mối quan hệ công tác giữa các tổ chức dẫn đường từng bước được hoàn thiện phù hợp thực tiễn đã trực tiếp nâng cao hiệu quả làm việc của toàn ngành. Về quân số, dù ít hay nhiều đều được đưa vào huấn luyện có chuyên sâu từng mặt gắn liền với hiểu biết nhiều mặt, luôn sẵn sàng thay thế nhau làm việc khi nhiệm vụ cần đến. Hiệu quả sử dụng quân số dẫn đường được nâng lên rõ rệt. Đối với đội ngũ cán bộ phụ trách, nhiều đồng chí đã xác định đúng cương vị của mình, không lệ thuộc vào chức danh đơn (chỉ là Chủ nhiệm hoặc Trưởng ban...) hay chức danh kép (Chủ nhiệm-trưởng ban...), vào bản thân là dẫn đường trên không hay dẫn đường sở chỉ huy, luôn tập trung giải quyết tốt công tác dẫn đường của đơn vị cho dù công tác đó nằm ở đội ngũ dẫn đường trên không, dẫn đường sở chỉ huy hay nằm ở đội ngũ phi công, lái chính, lái phụ.

Ngành Dẫn đường có được những bước trưởng thành toàn diện trong 45 năm qua là nhờ có sự lãnh đạo trực tiếp của **** ủy Quân chủng, **** ủy Bộ Tham mưu, sự chỉ đạo sát sao của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh, Thủ trưởng Bộ Tham mưu Quân chủng về định hướng hoạt động cho ngành, trang bị đường lối quân sự, quán triệt tư tưởng chỉ đạo tác chiến cho đội ngũ dẫn đường. Sự quyết đoán trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tin tưởng vào khả năng làm việc của đội ngũ dẫn đường, thái độ ân cần, quan tâm đến công tác dẫn đường của người chỉ huy và thủ trưởng cơ quan tham mưu các cấp; tinh thần quả cảm, trình độ bay điêu luyện của đội ngũ phi công và lái chính; sự nỗ lực làm việc hết mình và giúp đỡ hết lòng của các cơ quan và đơn vị, của các ngành bảo đảm luôn là nguồn động viên, khích lệ trực tiếp để đội ngũ dẫn đường không ngừng vươn lên.

Những tấm gương dũng cảm hy sinh thân mình trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu của đội ngũ dẫn đường trên không, những phần thưởng cao quý của Nhà nước và của quân đội trao tặng các đồng chí dẫn đường trên không, dẫn đường sở chỉ huy, cho các đồng chí phi công làm công tác dẫn đường vì đã lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, những công lao của các thế hệ dẫn đường đã góp phần quan trọng tạo nên truyền thống tốt đẹp của ngành Dẫn đường Không quân. Những truyền thống đó là:

1. Thường xuyên xây dựng đội ngũ dẫn đường có bản lĩnh vững vàng, xây dựng ý chí, quyết tâm luôn gắn liền với xây dựng năng lực, trình độ công tác, biết đồng tâm, hiệp lực, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

2. Dẫn đánh thắng trận đầu đi đôi với xây dựng cách dẫn sở trường cho các loại máy bay và trực thăng để luôn giành hiệu suất chiến đấu cao.

3. Cần cù trong học tập, miệt mài trong rèn luyện kỹ năng thực hành, tận tụy trong công tác, nắm vững cách bay, làm chủ cách dẫn, sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dẫn bay và các dụng cụ dẫn đường.

Trên chặng đường 45 năm, với sự nỗ lực cố gắng vươn lên liên tục, ngành Dẫn đường Không quân đã viết nên lịch sử vẻ vang và tạo dựng truyền thống tốt đẹp cho mình. Lịch sử và truyền thống đó được hòa quyện trong lịch sử và truyền thống chung của Quân chủng, của Bộ Tham mưu và của các đơn vị, nhà trường và học viện.

Trong giai đoạn cách mạng mới, lịch sử vẻ vang và truyền thống tốt đẹp của ngành Dẫn đường Không quân tiếp tục được phát huy, trí tuệ và công sức của đội ngũ dẫn đường không quân tiếp tục được cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Quân chủng Phòng không-không quân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
III. PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ GIÀNH CHO TẬP THỂ
VÀ CÁC CÁ NHÂN CÓ THÀNH TÍCH TRONG CHIẾN ĐẤU
VÀ PHỤC VỤ CHIẾN ĐẤU (THỐNG KÊ CHƯA ĐẦY ĐỦ)

Tập thể:
Ban Dẫn đường Binh chủng Không quân, Huân chương Chiến công hạng Nhì.

Cá nhân:
1 Hoàng Cần: Huân chương Ít-sa-la hạng Nhất.
2. Phan Phi Phụng: Huân chương Ít-sa-la hạng Nhất.
3. Lê Thế Hưng: Huân chương Ít-sa-la hạng Nhất.
4. Phạm Ngọc Lan: Huân chương Chiến công hạng nhất.
5. Liệt sĩ Phan Văn Túc: Huân chương Chiến công hạng Nhất và 2 hạng Nhì.
6. Liệt sĩ Phạm Thanh Tâm: Huân chương Chiến công hạng Ba.
7. Liệt sĩ Lê Xuân Kịch: Huân chương Chiến công hạng Ba.
8. Liệt sĩ Ngô Phượng Châu: Huân chương Chiến công hạng Ba.
9. Liệt sĩ Hồ Văn Tiếp: Huân chương Chiến công hạng Ba.
10. Liệt sĩ Bùi Đình Vận: Huân chương Chiến công hạng Ba.
11. Liệt sĩ Nguyễn Đình Hồi: Huân chương Chiến công hạng Ba
12. Hoàng Biểu: 3 Huân chương Chiến công hạng Ba.
13. Nguyễn Công Huy: Huân chương Chiến công hạng Ba.
14. Nguyễn Đình Nhẫn: Huân chương Chiến công hạng Ba.
15. Thân Xuân Hạnh: Huân chương Chiến công hạng Ba.
16. Đỗ Tuấn: Huân chương Chiến công hạng Nhì, hạng Ba và Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba của Nhà nước Cam-pu-chia.
17. Vũ Mạnh Huân: chương Chiến công hạng Nhì, 2 hạng Ba và Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Cam-pu-chia
18. Trần Đình Lợi: Huân chương Chiến công hạng Ba và Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Cam-pu-chia.
19. Phạm Như Cận: Huân chương Chiến công hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng Ba.
20. Vũ Xuân Cán: Huân chương Chiến công hạng Ba.
21. Âu Văn Hùng: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (phong tặng ngày 20 tháng 12 năm 1979), 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng Ba và Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Cam-pu-chia.
22. Nguyễn Văn Chuyên: Huân chương Chiến công hạng Ba.
23. Lê Thành Chơn: Huân chương Chiến công hạng Nhì và hạng Ba.
24. Phạm Minh Cậy: Huân chương Tiến công hạng Nhì và hạng Ba.
25. Lê Thiết Hùng: Huân chương Chiến công hạng nhất và hạng Ba.
26. Tạ Quốc Hưng: Huân chương Chiến công hạng nhất và hạng Ba.
27. Đặng Dũng: Huân chương Chiến công hạng Ba.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
IV. CÁN BỘ CHỈ HUY CỦA NGÀNH DẪN ĐƯỜNG QUA CÁC THỜI KỲ

1 Trưởng ban Dẫn đường Cục Không quân, Chủ nhiệm-trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng.
- Lê Liên
Trưởng ban Dẫn đường Cục Không quân (1-1959 - 10-1963), Trưởng ban Dẫn đường Quân chủng Phòng không-không quân (10-1963 - 3-1967).
- Trần Quang Kính
Trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Không quân (5-1977 - 5-1980).
- Phan Phi Phụng
Trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Không quân (5-1980 - 10-1982), Thủ Trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Không quân (7-1983 - 6-1987).
- Phạm Ngọc Lan
Chủ nhiệm Dẫn đường Quân chủng Không quân (7-1981 - 11-1982).
- Hoàng Cần
Quyền Trưởng phòng Dẫn đường Quân chung Không quân (10-1982 - 7-1983).
- Hoàng Biểu
Phó Tham mưu trưởng Quân chủng kiêm Chủ nhiệm-trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Không quân (7-1983 - 6-1984).
- Nguyễn Văn Chuyên
Phó Tham mưu trưởng Quân chủng kiêm Trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Không quân (9-1984 - 10-1987).
- Vũ Chính Nghị
Chủ nhiệm-trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Không quân (10-1987 - 7-1999), Chủ nhiệm-trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Phòng không-không quân (7-1999 - 4-2004).
- Trương Thanh Lương
Chủ nhiệm-trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Phòng không-không quân (từ 4-2004).

2. Phó Trưởng phòng Dẫn đường.
- Hoàng Cần
Phó trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Không quân (6-1977 - 5-1979), (6-1982 - 10-1982) và (7-1983 - 12-1983)
- Nguyễn Xuân Hồng
Phó Trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Không quân (5-1979 - 10-1985).
- Vũ Chính Nghị
Phó Trưởng phòng nẫn đường Quân chủng Không quân (3-1984 - 10-1987).
- Tạ Quốc Hưng
Phó Trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Không quân (4-1984 - 9-1984).
- Lưu Văn Cộng
Phó Trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Không quân (7-1987 – 10-1989).
- Đỗ Tuấn
Phó Trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Không quân (9- 1989 - 3-1996).
- Lê Ngọc Toàn
Phó Trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Không quân (12-1995 - 6-1999), Phó Trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Phòng không-không quân (6-1999 - 6-2000).
- Nguyễn Tuấn Long
Phó Trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Không quân (8-2000 - 5-2002).
- Trương Thanh Lương
Phó Trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Không quân (5-2002 - 4-2004).
- Phạm Hồng Liên
Phó Trưởng phòng Dẫn đường Quân chủng Không quân (từ 4-2004).
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
3. Chủ nhiệm-trưởng ban Dẫn đường sư đoàn

3.1 Sư đoàn 371.
- Lê Liên
Trưởng ban Dẫn đường Binh chủng Không quân (3-1967 - 1-1974).
- Nguyễn Văn Chuyên
Trưởng ban Dẫn đường Bộ Tư lệnh Không quân chiến đấu (1-1974 - 6-1977).
- Hà Đăng Khoa
Trưởng ban Dẫn đường (5-1976 - 5-1979).
- Trần Đức Tụ
Phó Tham mưu trưởng sư đoàn kiêm Trưởng ban Dẫn đường (10-1984 - 4-1988).
- Nguyễn Công Huy
Chủ nhiệm Dẫn đường (10-1981)
- Nguyễn Công Tản
Trưởng ban Dẫn đường (6-1988 - 10-1990).
- Phạm Văn Năm
Trưởng ban Dẫn đường (1-1991 - 10-1992).
- Trương Thanh Lương
Trưởng ban Dẫn đường (10-1992 - 11-1994).
- Lê Văn Hòa
Trưởng ban Dẫn đường (5-1995 - 9-1996).
- Nguyễn Văn Tiềm,
Quyền Trưởng ban Dẫn đường (9-1996 - 2-1998).
- Lê Văn Hòa
Trưởng ban Dẫn đường (2-1998 - 11-2002)
- Nguyễn Doãn Nghiên
Trưởng ban Dẫn đường (11-2002-2004).

3.2 Lữ đoàn 919.
- Nguyễn Văn Kính
Chủ nhiệm Dẫn đường lữ đoàn (11-1973 - 5-1975).
- Phan Phi Phụng
Chủ nhiệm Dẫn đường lữ đoàn (1974 - 7-1975).

3.3 Sư đoàn 372.
- Hoàng Cần,
Trưởng ban dẫn đường (10-1975 - 3-1976).
- Phan Phi Phụng
Chủ nhiệm Dẫn đường (1-1976 - 5-1978)
- Lê Thiết Hùng
Trưởng ban Dẫn đường (3-1976-5-1977).
- Lê Thành Chơn
Trưởng ban Dẫn đường (5-1977 - 8-1979).
- Từ Đễ
Chủ nhiệm Dẫn đường (1980-1983).
- Huỳnh Hiền
Chủ nhiệm Dẫn đường (1983 - 1-1986).
- Đinh Văn Nghĩa
Trưởng ban Dẫn đường (1983-1987).
- Lê Viết Diện
Phó Tham mưu trưởng sư đoàn kiêm Trưởng ban Dẫn đường (1987-1988).
- Đỗ Văn Tường
Trưởng ban Dẫn đường (1988-1991).
- Phùng Đức Thành
Trưởng ban Dẫn đường (5-1992 - 9-1995).
- Nguyễn Đình Vinh
Phụ trách Ban Dẫn đường (9-1995-7-1997).
- Vũ Quang Hòa
Trưởng ban Dẫn đường (7-1997 - 4-2001).
- Phan Bùi Châu
Trưởng ban Dẫn đường (2001-2002).
- Nguyễn Đình Vinh
Phụ trách Ban Dẫn đường (6-2002 - 12-2003).
- Trương Văn Hòa
Trưởng ban Dẫn đường (12-2003-2004).
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
3.4 Sư đoàn 370.
- Phạm Minh Cậy
Trưởng ban Dẫn đường (10-1975-5-1979).
- Đỗ Cát Lâm
Trưởng ban Dẫn đường (5-1979-2-1981), Phó Tham mưu trưởng sư đoàn kiêm Trưởng ban Dẫn đường (2-1981 - 8-1987).
- Hoàng Đức Hạnh
Phụ trách Ban Dẫn đường (8-1987-1-1989).
- Lê Quang Trung
Phụ trách ban Dẫn đường (1-1989-4-1990), Trưởng ban Dẫn đường (4-1990-10-1991).
- Hà Khắc Hồng
Phụ trách ban Dẫn đường (10-1991-5-1993).
- Lê Long Biên
Trưởng ban Dẫn đường (5- 1993-9- 1997).
- Nguyễn Văn Dũng
Trưởng ban Dẫn đường (10-1997-2004).

3.5 Sư đoàn 376.
- Đặng Văn Hảo
Trưởng ban Dẫn đường (7-1979-6-1982).
- Vũ Mạnh
Chủ nhiệm Dẫn đường (7-1979-6-1982).

3.6 Trung tâm 3, Cơ quan Đại diện Quân chủng Không quân phía Nam.
- Đinh Văn Nghĩa
Phụ trách Ban Dẫn đường.
- Lý Minh Tăng
Trưởng ban Dẫn đường (3-1985-5-1987)

3.7 Trường Sĩ quan Không quân.
- Nguyễn Phương Anh
Chủ nhiệm Dẫn đường (3- 1984-5- 1987)
- Phạm Văn Hùng
Quyền Trưởng ban Dẫn đường (1-1985-1-1988), Trưởng ban Dẫn đường (1-1988-1990).
- Nguyễn Xuân Bính
Chủ nhiệm Dẫn đường (5-1987-10-2002).
- Trần Văn Minh
Chủ nhiệm Dẫn đường (10-2002-2004).

4. Trưởng Khoa, Phó Trưởng khoa Dẫn đường.

4.1 Khoa Dẫn đường Trường Sĩ quan Không quân.
- Lê Đình Vạn
Phó Trưởng khoa Dẫn đường - Ứng dụng chiến đấu và Bảo đảm An toàn bay (12-1980-7-1982), Trưởng khoa Dẫn đường (7-1982-9-1989).
- Đặng Văn Hảo
Phó Trưởng khoa Dẫn đường (7-1982-8-1989).
- Trần Ngọc Quyền
Phó Trưởng khoa Dẫn đường (9-1989-1990).

4.2 Khoa Dẫn đường - Thông tin - Khí tượng Học viện Không quân, Học viện Phòng không-Không quân.
- Tạ Văn Vượng
Trưởng khoa Dẫn đường-thông tin-khí tượng Học viện Không quân (6-1995-6-1999), Trưởng khoa Dẫn đường-thông tin-khí tượng Học viện Phòng không-Không quân (6-1999-12-2004).
- Lê Đình Vạn
Phó Trưởng khoa Dẫn đường-thông tin-khí tượng Học viện Phòng không-không quân (4-2003-12-2004), Trưởng khoa Dẫn đường-thông tin-khí tượng Học viện Phòng không-Không quân (từ tháng 12-2004).
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
5. Chủ nhiệm-trưởng Tiểu ban Dẫn đường các trung đoàn.

5.1 Trung đoàn 919.
- Lương Nhật Nguyễn
Chủ nhiệm Dẫn đường (5-1959 - 1966).
- Đinh Huy Cận
Chủ nhiệm Dẫn đường (5-1962 - 5-1974).
Nguyễn Xuân Hồng
Chủ nhiệm Dẫn đường (7-1964 - 2-1971).
- Phan Phi Phụng
Chủ nhiệm Dẫn đường (1966-1974).

5.2 Trung đoàn 910.
- Đinh Huy Cận
Chủ nhiệm Dẫn đường (5-1961 - 5-1962)
- Nguyễn Xuân Bính
Chủ nhiệm Dẫn đường (3-1984 - 4-1987).
- Lương Văn Giang
Quyền Chủ nhiệm Dẫn đường (4-1987 - 10-1988).
- Nguyễn Quang Tùng
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (1986-1988).
- Nguyễn Trần Hồng
Chủ nhiệm Dẫn đường (10-1988 - 8-1992).
- Phùng Văn Thường
Chủ nhiệm Dẫn đường (9-1992 - 9-1999).
- Trần Văn Minh
Chủ nhiệm Dẫn đường (II- 1999-lO-2002).
- Đỗ Thành Long
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (10-2002-2004).

5.3 Trung đoàn 921.
- Bùi Quang Liên
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (2-1964 - 6-1968).
- Phạm Ngọc Lan
Chủ nhiệm Dẫn đường (2-1964-4-1967).
- Phạm Minh Cậy
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (6-1968 - 1-1969).
- Đào Ngọc Ngư
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (1-1969 - 10-1973).
- Phạm Văn Nho
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (10-1973 - 10-1974).
- Tạ Quốc Hưng
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (10-1974 - 1976).
- Đinh Văn Nghĩa
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (1976 - 2-1977).
- Lý Minh Tăng
Trưởng Tiểu ban dẫn đường (2-1977 - 9-1978).
- Trần Đức Tụ
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (9-1978-5-1979).
- Dương Minh Phương
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (5-1979 - 10-1981)
- Trần Xuân Mão
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (10-1981 - 9-1982).
- Phạm Văn Năm
Phó Tham mưu trưởng trung đoàn kiêm Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (9-1982 - 8-1989).
- Vi Bá Đệ
Phó Tham mưu trưởng trung đoàn kiêm Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (8-1989 - 7-1993).
- Nguyễn Văn Thọ
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (1993-1999).
- Nguyễn Song Tùng
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (1999-2000).
- Trương Văn Khang
Quyền Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (2000).
- Lê Bá Thảo
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (6-2000-5-2002).
- Nguyễn Duy Hiệu
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (5-2002-10-2003).
- Nguyễn Thanh Sơn
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (10-2003-nay).

 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
5.4 Trung đoàn 923.
- Nguyễn Chuẩn
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (1965).
- Phan Văn Túc
Chủ nhiệm Dẫn đường (1-1967 - 12-1967)
- Trần Kỳ
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (1965 - 5-1969).
- Phạm Từ Tịnh
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (5-1969 - 4-1975).
- Vũ Duy Hưởng
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (4-1975 - 8-1978).
- Nguyễn Đăng Điển
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường.
- Vũ Ba
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường.
- Đỗ Văn Tường
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (1983- 1984).
- Đỗ Duy Đản
Trường Tiểu ban Dẫn đường.
- Hoàng Thế Vinh
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (1984-1986).
- Âu Văn Hùng
Phó Trung đoàn trưởng kiêm Chủ nhiệm Dẫn đường (2-1985 - 11-1986).
- Trần Hồng Bàng
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (6-1986 - 6-1996).
- Đào Nguyên Hiền
Chủ nhiệm Dẫn đường (1987-1990).
- Phạm Hồng Liên
Chủ nhiệm Dẫn đường (9-1993 - 1994).
- Trương Văn Hòa
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (6-1996 - 12-2001).
- Trịnh Thế Hằng
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (7-2002 – 4-2004).
- Nguyễn Văn Bền
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (4-2004-nay).

5.5 Trung đoàn 925.
- Bùi Hữu Hành
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (9-1969 - 8-1972).
- Hà Đăng Khoa
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (8-1972 - 1975).
- Triệu Sĩ Việt
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (1975 - 10-1978).
- Đỗ Cát Lâm
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (10-1978 - 5-1979).
- Nguyễn Cửu
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (5-1979 - 4-1980).

5.6 Trung đoàn 927.
- Vũ Đức Bình
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (2-1972 - 5-1973).
- Nguyễn Văn Được
Trưởng Tiểu ban dẫn đường.
- Nguyễn Đức Hợp
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường.
- Đỗ Văn Cường
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường.
- Nguyễn Công Tản
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (3-1983 - 7-1983).
- Nguyễn Xuân Thông
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường.
- Nguyễn Tuấn Long
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường.
- Nguyễn Chí Thành
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (8-1987 - 4-1991).
- Đoàn Duy Lưu
Chủ nhiệm Dẫn đường (5-1989 - 5-1990).
- Nguyễn Quang Phục
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (4-1991 - 4-1994)
- Đinh Văn Tuỳ
Chủ nhiệm Dẫn đường (7-1993 - 4-1995).
- Đặng Thu Bồn
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (11-1994 - 10-2002).
- Vũ Quốc Tuấn
Trưởng Tiểu ban Dẫn đường (10-2002-2004).
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top