- Biển số
- OF-196027
- Ngày cấp bằng
- 28/5/13
- Số km
- 1,340
- Động cơ
- 347,190 Mã lực
- Tuổi
- 45
Đẹp quá cụ ơi, nhưng đi thế này có yêu cầu bắp chân vanh bao nhiêu không với ạ
Cái núi Tả Giàng Phình độ cao 3096m đấy còn có tên là Putaleng, em mới leo cách đây khoảng 3 tuần, khá là vất vả vì khí hậu bên Lai Châu luôn ẩm ướt dẫn đến rừng nguyên sinh phát triển và việc chinh phục đỉnh núi rất khó khăn
Cụ bị nhầm giống như nhiều người khác thôi, em chính là người đầu tiên lên Pu Ta Leng bằng lối Tả Lèng. Trước đó bạn em là Bazo, Cuong 1102 và Thắng Body là những người đầu tiên chinh phục được đỉnh này bằng lối Hồ Thầu.Vâng thưa các cụ, thời điểm trước em tìm hiểu thông tin về leo Ngũ Chỉ Sơn thì hoàn toàn không có thông tin gì cả. Tìm cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh, cả bính âm Trung Quốc (Wuzhishan) cả web tìm kiếm trong và ngoài nước (baidu) thì chỉ toàn nói về con đường Ngũ Chỉ Sơn đầu thị trấn Sapa, vài cái lễ hội dưới chân núi hay câu chuyện về cậu bé người Mông mơ ước mình chế tạo máy bay để chinh phục đỉnh núi huyền thoại. Đáng chú ý nhất là serie bài "Lên Tả Giàng Phình ngắm Ngũ Chỉ Sơn", được hàng loạt các báo điện tử copy lăng xê rằng Ngũ Chỉ Sơn là đỉnh núi cao thứ 2 ở Việt Nam với độ cao 3096m, chỉ sau Fanxipan. Bài báo cũng kể về truyền thuyết hình thành dãy núi, đó là câu chuyện vị thần người H'Mong chiến đấu với Nhà Trời, mà đại diện là thần Sấm thần Sét hình thành nên dãy Ngũ Chỉ Sơn.
Bài báo đó đây, em xin trích một đoạn để các cụ hiểu vì sao nó lại có tên là Ngũ Chỉ Sơn:
"Vị thần thân hình vạm vỡ, cao lớn, khỏe mạnh phi thường ấy đã đào đất đắp lên đồi thấp, núi cao. Ông lấy đất tạo thành biển rộng và ao, hồ, khéo léo tạo nên những suối, khe nối với sông con, sông cái, dẫn nước vào ao, vào hồ rồi chảy ra biển rộng.
Cuối cùng, ông dồn tất cả đất đá đắp một dãy núi thật cao. Dãy núi ấy được đắp cao dần, cao mãi, cao vượt tầng mây đen, mây trắng, cao đến tận tầng mây tím, mây xanh, chóp núi nhô đến tận xứ sở nhà Trời.
Nhà Trời thấy thế giận lắm, liền sai thần Sấm Sét đến đánh suốt mấy ngày đêm. Thần Sấm Sét gầm thét, chớp rạch sáng loè, đất trời rung chuyển. Dãy núi cao ngạo nghễ ấy bị sứt mẻ, còn lại năm ngọn núi cao ngất như năm ngón tay chĩa thẳng lên trời như thách thức.
Thần Sấm Sét kiệt sức, đành phải bỏ về. Năm ngọn núi cứ đứng vững như thế cho đến ngày nay. Người ta đặt tên cho núi là Ngũ Chỉ Sơn, tức là núi Năm Ngón Tay."
Ảnh này của bài báo đó luôn, để các cụ thấy được ngọn núi nó góc cạnh thế nào.
Kỳ thực, báo chí cũng như một số nhóm phượt đã nhầm lẫn giữa độ cao và cả địa giới của Ngũ Chỉ Sơn với đỉnh Pú Tả Lèng, một ngọn núi nằm giữa xã Tả Lèng và xã Hồ Thầu, thuộc địa phận Lai Châu, và cũng nằm trên địa giới hành chính giữa Lai Châu với Lào Cai. Ngay cả từ điển bách khoa nổi tiếng wikipedia cũng ghi danh núi Tả Giàng Phình với độ cao 3096m. http://vi.wikipedia.org/wiki/Tả_Giàng_Phình_(núi) (Hồi em search thông tin thì đường link này còn, nay chính tay em sửa lại rồi, không lưu tên chỉ lưu ip.
Về đỉnh Pú Tả Lèng thực sự cao 3096m (địa lý VN), một nhóm bạn em đã cất công chinh phục đỉnh bằng con đường từ xã Hồ Thầu, nằm trên QL 4D cách TX Lai Châu khoảng 10km. Chuyến đi này cũng đã được báo chí cũng như các diễn đàn du lịch nhắc tới nhiều như một kỳ tích của dân du lịch bụi và thực tế nó chỉ cao 3049m. Nhưng những bí mật của đỉnh Ngũ Chỉ Sơn vẫn còn đó, như đỉnh núi vẫn ngạo nghễ vươn lên trời cao trêu ngươi dân phượt và những kẻ phiêu lưu mạo hiểm.
Bên cạnh Natgeo còn có chương trình gì nói về kỹ năng sống sót trong rừng trên Discovery nữa cụ nhề. Lâu quá không được xem TV nên quên rồi.Hehe đúng là ngược đời! Em thì đang vật vã thích kiểu discovery của cụ với cụ Sâu Chít! Lúc chưa lập gia đình thì hay đi khám phá, trekking địa điểm mới theo kiểu của cụ lắm! Giờ thèm đi như cụ lắm cụ ơi!
Ở mục "Câu chuyện các chuyến đi" của OF giờ có thêm cụ với cụ Sâu Chít tham gia vào chương trình NATGEO rồi .
Chờ cụ nhéHôM nay nhà e mất điện các cụ ợ, pót bài bằng ipad hẹn hôm sau
Đây là bản đồ 1:250.000 của tụi Mỹ in năm 1954, dựa trên bản đồ Pháp trong đó có bản đồ Pháp in năm 1948. Em có thấy mấy địa danh:Vâng thưa các cụ, thời điểm trước em tìm hiểu thông tin về leo Ngũ Chỉ Sơn thì hoàn toàn không có thông tin gì cả. Tìm cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh, cả bính âm Trung Quốc (Wuzhishan) cả web tìm kiếm trong và ngoài nước (baidu) thì chỉ toàn nói về con đường Ngũ Chỉ Sơn đầu thị trấn Sapa, vài cái lễ hội dưới chân núi hay câu chuyện về cậu bé người Mông mơ ước mình chế tạo máy bay để chinh phục đỉnh núi huyền thoại. Đáng chú ý nhất là serie bài "Lên Tả Giàng Phình ngắm Ngũ Chỉ Sơn", được hàng loạt các báo điện tử copy lăng xê rằng Ngũ Chỉ Sơn là đỉnh núi cao thứ 2 ở Việt Nam với độ cao 3096m, chỉ sau Fanxipan. Bài báo cũng kể về truyền thuyết hình thành dãy núi, đó là câu chuyện vị thần người H'Mong chiến đấu với Nhà Trời, mà đại diện là thần Sấm thần Sét hình thành nên dãy Ngũ Chỉ Sơn.
Bài báo đó đây, em xin trích một đoạn để các cụ hiểu vì sao nó lại có tên là Ngũ Chỉ Sơn:
"Vị thần thân hình vạm vỡ, cao lớn, khỏe mạnh phi thường ấy đã đào đất đắp lên đồi thấp, núi cao. Ông lấy đất tạo thành biển rộng và ao, hồ, khéo léo tạo nên những suối, khe nối với sông con, sông cái, dẫn nước vào ao, vào hồ rồi chảy ra biển rộng.
Cuối cùng, ông dồn tất cả đất đá đắp một dãy núi thật cao. Dãy núi ấy được đắp cao dần, cao mãi, cao vượt tầng mây đen, mây trắng, cao đến tận tầng mây tím, mây xanh, chóp núi nhô đến tận xứ sở nhà Trời.
Nhà Trời thấy thế giận lắm, liền sai thần Sấm Sét đến đánh suốt mấy ngày đêm. Thần Sấm Sét gầm thét, chớp rạch sáng loè, đất trời rung chuyển. Dãy núi cao ngạo nghễ ấy bị sứt mẻ, còn lại năm ngọn núi cao ngất như năm ngón tay chĩa thẳng lên trời như thách thức.
Thần Sấm Sét kiệt sức, đành phải bỏ về. Năm ngọn núi cứ đứng vững như thế cho đến ngày nay. Người ta đặt tên cho núi là Ngũ Chỉ Sơn, tức là núi Năm Ngón Tay."
Ảnh này của bài báo đó luôn, để các cụ thấy được ngọn núi nó góc cạnh thế nào.
Kỳ thực, báo chí cũng như một số nhóm phượt đã nhầm lẫn giữa độ cao và cả địa giới của Ngũ Chỉ Sơn với đỉnh Pú Tả Lèng, một ngọn núi nằm giữa xã Tả Lèng và xã Hồ Thầu, thuộc địa phận Lai Châu, và cũng nằm trên địa giới hành chính giữa Lai Châu với Lào Cai. Ngay cả từ điển bách khoa nổi tiếng wikipedia cũng ghi danh núi Tả Giàng Phình với độ cao 3096m. http://vi.wikipedia.org/wiki/Tả_Giàng_Phình_(núi) (Hồi em search thông tin thì đường link này còn, nay chính tay em sửa lại rồi, không lưu tên chỉ lưu ip.
Về đỉnh Pú Tả Lèng thực sự cao 3096m (địa lý VN), một nhóm bạn em đã cất công chinh phục đỉnh bằng con đường từ xã Hồ Thầu, nằm trên QL 4D cách TX Lai Châu khoảng 10km. Chuyến đi này cũng đã được báo chí cũng như các diễn đàn du lịch nhắc tới nhiều như một kỳ tích của dân du lịch bụi và thực tế nó chỉ cao 3049m. Nhưng những bí mật của đỉnh Ngũ Chỉ Sơn vẫn còn đó, như đỉnh núi vẫn ngạo nghễ vươn lên trời cao trêu ngươi dân phượt và những kẻ phiêu lưu mạo hiểm.
Lai phải kiêng khem đủ thứ cho người nó thanh tịnh, cụ nhỉ.Phải có sức khỏe,luyện tập 2 tháng
Cụ kiếm được cái bản đồ quý thế, cao nhân đây rồi.Đây là bản đồ 1:250.000 của tụi Mỹ in năm 1954, dựa trên bản đồ Pháp trong đó có bản đồ Pháp in năm 1948. Em có thấy mấy địa danh:
P Taleng -> Pu Ta Leng? Phía dưới 1 đoạn có cao điểm 3086.
Ta Yang Ping -> là Tả Giàng Pình?
Dưới cùng là Fansipan.
Em đang ngồi hóng đây cụ, mà mất điện đến tận 1h thì em tưởng 1h sáng chứCụ kiếm được cái bản đồ quý thế, cao nhân đây rồi.
Các thông tin này đưa ra hoàn toàn chính xác, mặc dù ngày xưa các cụ Pháp chỉ vẽ bản đồ dựa trên khảo sát mặt đất và dùng kiến thức hình học. Tên ngọn núi em đang kể chuyện hồi đó là Tả Giàng Phình do thuộc địa phận xã Tả Giàng Phình, còn tên Ngũ Chỉ Sơn là do đồng bào đặt dựa trên hình dáng núi.
Chiều nay em sẽ ngồi kể tiếp chuyến đi ạ, các cụ thông cảm, hôm qua mất điện đến tận 1h đêm.
Em thì nghĩ phượt là du lịch tự túc gặp đâu ăn đấy, ko ở khách sạn, phương tiện tự túc là phượt thôi mà. Còn resort ám chỉ khu du lịch thôi mà chứ đâu cứ phải cao sang mới gọi là resortNói đến từ Phượt em chả thấy nó hay ho hay thích nó một tí nào, chả phản ánh lên điều gì. Đi như cụ là DL mạo hiểm khám phá, đi lang thang ngắm cảnh đồng quê trải nghiệm đời sống là DL văn hóa, đi mùa hè nhậu nhẹt là giải trí..... Cái nào cũng có định hướng khá rỗ ràng cụ nhề. Bện cạnh từ này là từ Rì Sọt, em nghe mà mắc.....đi đâu cũng nghe rì sọt, vài nóc nhà cái bể bơi là rì sọt roài. Thêm nốt từ hoành tráng cách đây hơn chục năm nữa nhề. Thôi cụ tiếp đi em ngồi rót rượu hóng
Cụ ơi, em sẽ làm một phần bonus riêng để trả lời cụ, rất dễ thôi ạ, nếu cụ đang chơi một môn thể thao nào đó, hoặc cụ là người có tố chất tốt và không bệnh tật liên quan tới leo núi như: sợ độ cao, huyết áp, tim mạch...Làm thế nào để tổ chức đc 1 chuyến như cụ nhỉ, cứ theo đúng lịch trình thời gian như cụ thôi đc ko?
Cảm ơn cụ đã trả lời hộ em, lát em sẽ có ảnh thảo quả.Thảo quả đây cụ nhé
Như em và người bạn đi cùng đều là dân văn phòng, chân to như tay cụ ạĐẹp quá cụ ơi, nhưng đi thế này có yêu cầu bắp chân vanh bao nhiêu không với ạ
Chờ cụ nhé
Mới post thế cụ đã khen, em sợ phần sau cụ ngất mấtđẹp như trong phim Kim Dung các cụ ah :v
Về luyện tập, theo đúng phương pháp đơn giản của em thì tốt nhất là 1 tháng, không thì 2 tuần + ý chí là đủ ạ.Phải có sức khỏe,luyện tập 2 tháng
Cảm ơn cụ!Cụ kể chuyện rất có duyên nhe.
Hị hị, trước khi đi em vẫn phải tạm ứng cho gấu đấyLai phải kiêng khem đủ thứ cho người nó thanh tịnh, cụ nhỉ.
Em trả lời xong sẽ post tiếp hầu chuyện các cụ luôn. Không ngờ được các cụ yêu quý và chờ đợi thế này, em sẽ cố hết sức viết tường tận ạ.Em đang ngồi hóng đây cụ, mà mất điện đến tận 1h thì em tưởng 1h sáng chứ
Trời thì sập tối rất nhanh, cả ba bắt đầu dùng đèn, nhưng hôm nay địa hình không dễ dàng như hôm qua, em bắt đầu hoang mang, cầm dao cố chặt một khoảng rừng trúc xuống xem có thể tạo ra một chỗ cỡ cái lều cho ba người được không, nhưng vô ích. Chỗ trúc chặt ra lót xuống không thấm vào đâu vì địa hình cứ dốc ngược lên, bao nhiêu trúc cũng không vừa. Gió núi trên độ cao này lại gào thét ghê rợn, chắc ngủ đây thì toi, cựa mình cái lăn lông lốc xuống vực mất, thôi đành đi tiếp đến đâu thì đến.Để tới Ngũ Chỉ Sơn, phải đủ can đảm lao đầu vào cái khe heo hút này!