[Thảo luận] Lập luận với bẫy: tại ngã tư, mũi tên đi thẳng và mũi tên rẽ trái quá gần nhau

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,554
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
Cụ litiume, em thấy cụ dh cuong nói đúng về phần bonus nhưng em đã nói là có ảnh hưởng đến gt chung, nhièu khi lý và tình nó k song hành, còn với em bao giờ cũng len vào hàng giữa để đi thẳng, tránh phiền phức. Ví dụ ngày trước ngã 4 nguyễn văn cừ gia lâm là một tranh cãi.
Hehe, ý em là cụ ấy nói thế là ngụy biện, không đúng. Hệ thống báo hiệu đường bộ sử dụng kết hợp giữa các loại báo hiệu chứ không phải cái có độ ưu tiên cao hơn sẽ phủ định (những) cái ưu tiên thấp.
Tất nhiên, khi có mâu thuẫn thì phải theo cái ưu tiên cao, không cần tranh cãi (vd CSGT điều khiển oai hơn đèn, biển). Nhưng việc dùng vạch kẻ để phân chia làn đường theo hướng đi và việc sử dụng đèn tín hiệu để điều khiển đi/dừng theo từng hướng tại một điểm giao cắt không phải là mâu thuẫn, là khác nhau. Nếu quan niệm như cụ ấy, chẳng hóa ra cứ có đèn hiệu là mặc kệ phân luồng phân làn, thích đi thế nào thì đi hả cụ?
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
1. Tình huống


Các cụ bức xúc vì bì xxx bắt lỗi đi thẳng (không theo mũi tên rẽ trái) trong khi khoảng cách quá gần, không đủ để chuyển hướng rẽ (hoặc không phải hướng đi nên không rẽ).
Theo em, các cụ chưa để ý 1 điểm, đó là hiệu lực của mũi tên: hiệu lực của vạch kẻ đường trên (mũi tên) theo TT17 là tại nơi giao nhau kế tiếp (theo Quy chuẩn báo hiệu quốc gia - ban hành theo Thông tư 17/2012 của bộ Giao thông vận tải).
Ý kiến của em ngắn gọn:
- Luật GTĐB quy định về thứ tự tuân theo hiệu lực của báo hiệu (khi các hiệu lệnh báo hiệu khác nhau) như sau: người điều khiển > đèn tín hiệu > biển báo > vạch kẻ đường.
- Hiệu lệnh của mũi tên (thuộc loại vạch kẻ đường, mã cụ thể các bác xem tại TT17): có hiệu lực tại nơi giao nhau tiếp theo (chứ không phải trong làn đường nhé). Như vậy, tại ngã 4 (nơi giao nhau) cùng lúc có 2 hiệu lệnh của 2 mũi tên: 1 hiệu lệnh đi thẳng, 1 hiệu lệnh rẽ trái và cùng có hiệu lực như nhau (luật không quy định hiệu lực tại 1 điểm tuân theo cái xuất hiện trước hay xuất hiện sau, mà chỉ nói tuân theo loại báo hiệu), do vậy tôi không vi phạm.
Cái đỏ đỏ kia em nghe hơi lạ. Em tìm mà chưa thấy điều khoản nào nói thế.
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,582
Động cơ
361,797 Mã lực
Mũi tên 1.18 đối với đường quy định tốc độ nhỏ hơn 60km/h như sau:
- Vạch hình các mũi tên màu trắng, kích thước cơ bản dài 3m, phần mũi tên 1,5 mét (với mũi tên rẽ phải hoặc trái), chiều rộng chân mũi tên là 15cm, chiều rộng phần lớn nhất của mũi tên là 75cm, chỉ dẫn các hướng đi cho phép của các làn xe ở nơi giao nhau. Hình ở trang 138, vạch số 25 mới đảm bảo việc lái xe có thể quan sát từ xa. Đằng này cái mũi tên bé tí thế kia, nhìn vào mắt, điều này trái với Qui định chung là phải hợp lý về tổ chức giao thông: đang vạch đi thẳng, đùng 1 cái làm cái vạch bắt rẽ trái???
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,606
Động cơ
486,460 Mã lực
Hehe, ý em là cụ ấy nói thế là ngụy biện, không đúng. Hệ thống báo hiệu đường bộ sử dụng kết hợp giữa các loại báo hiệu chứ không phải cái có độ ưu tiên cao hơn sẽ phủ định (những) cái ưu tiên thấp.
Tất nhiên, khi có mâu thuẫn thì phải theo cái ưu tiên cao, không cần tranh cãi (vd CSGT điều khiển oai hơn đèn, biển). Nhưng việc dùng vạch kẻ để phân chia làn đường theo hướng đi và việc sử dụng đèn tín hiệu để điều khiển đi/dừng theo từng hướng tại một điểm giao cắt không phải là mâu thuẫn, là khác nhau. Nếu quan niệm như cụ ấy, chẳng hóa ra cứ có đèn hiệu là mặc kệ phân luồng phân làn, thích đi thế nào thì đi hả cụ?
Ý kiến cụ cũng rất chuẩn, nhưng vì VN ta mọi thứ quá bát nháo, có thể diễn giải theo nhiều điều luật, cụ thông cảm. BT em luon đi như cụ nói, tránh đủ thứ chuyện, mặc dù có thể lâu tí, nhưng nếu trót lỡ em sẽ cãi như cụ dhcuong chỉ dạy. Bonus là em k cổ súy ai tuân thủ pháp luật đâu ạ, em sợ lém ạ. :))
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,606
Động cơ
486,460 Mã lực
Cụ litiume, Lẽ ra luật hay quy chuẩn BHDDB phải thêm câu của cụ mới đúng : ví dụ như cái có độ ưu tiên cao hơn không phủ định cái ưu tiến thấp hơn thì sẽ rõ nghĩa hơn.
 

cwise

Xe container
Biển số
OF-94242
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
8,606
Động cơ
486,460 Mã lực
Mũi tên 1.18 đối với đường quy định tốc độ nhỏ hơn 60km/h như sau:
- Vạch hình các mũi tên màu trắng, kích thước cơ bản dài 3m, phần mũi tên 1,5 mét (với mũi tên rẽ phải hoặc trái), chiều rộng chân mũi tên là 15cm, chiều rộng phần lớn nhất của mũi tên là 75cm, chỉ dẫn các hướng đi cho phép của các làn xe ở nơi giao nhau. Hình ở trang 138, vạch số 25 mới đảm bảo việc lái xe có thể quan sát từ xa. Đằng này cái mũi tên bé tí thế kia, nhìn vào mắt, điều này trái với Qui định chung là phải hợp lý về tổ chức giao thông: đang vạch đi thẳng, đùng 1 cái làm cái vạch bắt rẽ trái???
Về quy định theo văn bản thì ở ta là đầy đủ, rõ ràng, nhưng việc thưc hiện trên thực tế lại là chuyện khác, anh em gọi là nêu bức xúc và truyền nhau kinh nghiệm đỡ gặp xxx cho mất thời gian, đấy là lý do vì sao lái xe tỉnh hay sợ lên HN là vì vậy.
 

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,554
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
Cụ litiume, Lẽ ra luật hay quy chuẩn BHDDB phải thêm câu của cụ mới đúng : ví dụ như cái có độ ưu tiên cao hơn không phủ định cái ưu tiến thấp hơn thì sẽ rõ nghĩa hơn.
Hehe, có hẳn rồi đấy chứ có phải không đâu cụ :D Chỉ là người ta không dùng các từ dư "mâu thuẫn", "phủ định".

Trích TCQG về BHĐB (điều 3 chính là cái trình tự ưu tiên đã được nói đến):
Điều 49. Hiệu lực của vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 3 của Quy chuẩn này.
 

taylailua

Xe buýt
Biển số
OF-73
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
567
Động cơ
588,160 Mã lực
Cách tốt nhất là quẹo, nếu không cụ thắng đứ đừ đó rồi bật xi nhan chuyển làn....
 

dhcuong84

Xe buýt
Biển số
OF-58293
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
700
Động cơ
451,341 Mã lực
Em thêm tí là phần bonus của bác rất hay, anh em học tập là ok, nhưng phải là người cứng tí, ngoài ra việc đi như thế em cho là có tí phần ảnh hưởng đến giao thông chung.
Trừ khi các bác cố tình đi bừa mới ảnh hưởng đến giao thông chung. Còn nếu không, đi như thế mới không ảnh hưởng đến giao thông chung. Em ví dụ, bác đang định đi thẳng, nhưng lại đỗ xe ở làn trong (làn mũi tên trái), bác không đi, một lúc sau đèn đi thẳng đỏ, đèn rẽ trái xanh, các xe được rẽ trái thì bác lại cản trờ xe sau... Còn nếu như bác định rẽ trái, bác đỗ ở làn có mũi tên rẽ trái đợi đèn rẽ trái xanh thì chả ảnh hưởng đến ai. Còn nếu bác đang đi trên làn đó, đèn xanh được đi, đằng trước vướng xe đang chờ rẽ trái, thì việc bác đánh lái sang phải để đi thẳng là hiển nhiên, không lẽ lại dừng lại để đợi bẳng được mình "ngoi" lên đầu rồi mới đi?

Em suy luận thôi, theo cụ thì các anh xxx có nắm được cái luật mà ta đang tranh luận không, nếu không thì cụ vẫn bị phạt như thường.
Em chưa biết việc này đúng hay sai nhưng quan điểm của xxx là phạt.
XXX luôn theo xu hướng phạt, phạt và phạt, thậm chí cài cả bẫy để phạt (em không dám bảo tất cả, nhưng là một số không nhỏ...), đến mức tiền phạt cũng phải giao chỉ tiêu thì bác hiểu thực trạng thế nào rồi. Người dân phải tự bảo vệ mình...theo quy định của pháp luật thôi.
Không hiểu sao cụ cwise thường cố súy anh em tuân thủ pháp luật lại tán đồng với cái bonus funny dư lày #-o


Em nói thật, kết luận phần Bonus của bác là cùn, là tầm chương trích cú quy định của luật pháp để biện minh cho hành động sai của mình.

Nói dư bác, theo trình tự "người điều khiển > đèn tín hiệu > biển báo > vạch kẻ đường" thì cứ xuất hiện cái có thứ tự ưu tiên cao hơn sẽ không cần quan tâm dững cái còn lại? Bác sẽ phi vào làn đi thẳng rồi dừng lại khi đèn rẽ đỏ, dù đèn đi thẳng đang xanh, vì bác chỉ có nhu cầu rẽ chứ đek cần đi thẳng? Hoặc bác sẵn sàng phi vào làn rẽ trái, rẽ phải cắt đầu làn xe đi thẳng khi tín hiệu đèn cho phép rẽ phải?


Đi như bác, nói thật ở HN không hiếm, nhất là đám bus, biển xanh, biển đỏ. Dưng đấy không phải là tuân thủ pháp luật mà là tầm chương trích cú nhằm bẻ cong luật pháp. Luật pháp chưa chặt chẽ do trình độ của người làm luật, dưng cố tình hiểu sai nó để làm điều mình thích, mặc kệ việc làm ảnh hưởng, thậm chí gây tai nạn cho người tham gia giao thông khác thì bác còn chẳng bằng đám xxx vận dụng nó để kiếm $.
Bác nặng lời quá. Theo em thì:
- thứ nhất, em không thấy cơ sở cho rằng trình độ của người làm luật kém. Luật GTĐB VN còn phải tương thích với khu vực nữa, nếu không phù hợp, sẽ phải điều chỉnh rồi.
- Thứ 2, Tại Thông tư 17/2013-TT-BGTVT quy định:
"Điều 3. Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
3.1. Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa
khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự
như sau:
3.1.1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
3.1.2. Tín hiệu đèn hoặc cờ;
3.1.3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
3.1.4. Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
3.2. Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác
đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người sử dụng
đường phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời."

Em không nghĩ họ lại sơ hở ở một quy định quan trọng như thế này đâu, có sơ hở chẳng qua do cách hiểu của người thi hành và tham gia giao thông thôi.
Bác có biết, khi đèn xanh mà bác không đi, thì bác cũng phạm lỗi "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu", tương đương với việc vượt đèn đỏ không? nên bác nghỉ rằng có thể chạy láo nháo tùy tiện là hơi quá...
Em cũng ví dụ rồi, khi bác ở trong làn rẽ trái (vì bất kì lý do gì: đi gần đến mới nhìn thấy mũi tên, định rẽ trái nhưng đổi ý muốn đi thẳng...), nhưng đèn rẽ trái đỏ, đèn đi thẳng sáng thì việc bác đi thẳng không ảnh hưởng đến xe nào cả, vì bản thân dòng xe đi thẳng vẫn đang chạy. Còn nếu bác không đi thẳng vì đằng trước vướng xe khác không chạy thì em chịu.

Bác dhcuong84 giải thích hộ cái đoạn " hiệu lực của mũi tên: hiệu lực của vạch kẻ đường trên (mũi tên) theo TT17 là tại nơi giao nhau kế tiếp" quy định ở đâu vậy. Tôi tìm mãi mà không thấy. Trong QCVN 41-2012 thì chỉ thấy:
Mũi tên chỉ hướng trên mặt đường:
- Mũi tên chỉ hướng biểu thị hướng xe phải đi.
- Mũi tên chỉ hướng chủ yếu dùng chỉ dẫn ở các nút giao có tách nhập làn và trên đường có nhiều làn xe.
- Màu sắc của mũi tên chỉ đường là màu trắng.
Và:
Vạch số 1.18 - Vạch hình các mũi tên màu trắng, kích thước cơ bản như sau: Dài 3m, phần mũi tên 1,2m, chiều rộng chân mũi tên là 15cm, chiều rộng phần lớn nhất của mũi tên là 75cm, chỉ dẫn các hướng đi cho phép của các làn xe ở nơi giao nhau.

Cái đỏ đỏ kia em nghe hơi lạ. Em tìm mà chưa thấy điều khoản nào nói thế.
Vâng, em dùng từ chưa chuẩn ạ. Ý em là chỉ hướng đi cho phép tại nơi giao nhau, nhưng nó xuất hiện trước nơi giao nhau (nên em gọi nơi giao nhau là nới giao nhau kế tiếp_mang ý nghĩa nơi giao nhau ở phía sau mũi tên). Thank bác!
 
Chỉnh sửa cuối:

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,582
Động cơ
361,797 Mã lực
Nói dư cụ, chẳng có cái vạch liền nào đúng quy định cả vì vạch 1.1 (liền, rộng 10 cm) chỉ dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau. Còn vạch 35 (liền, rộng 15 cm) đúng là dùng để cấm phương tiện thay đổi làn đường dưng lại chỉ sử dụng cho loại đường có tốc độ tối đa quy định >60km/h (không phải đường trong khu đông dân cư, nội thành nội thị).
Em cũng đang băn khoăn cái này, nếu như trong ảnh xe của cụ Lý Bò, nếu cái vạch bên phải nó là cái vạch số 35 thì có được đè hay không?
Như vậy, tại ngã 4, xe ở làn trong chịu 2 hiệu lệnh: đèn mũi tên chỉ cho đi thẳng (không cho rẽ trái) + vạch kẻ đường chỉ cho rẽ trái (không cho đi thẳng). Theo thứ tự phải tuân theo khi tại 1 điểm, có nhiều báo hiệu khác nhau ở trên (người điều khiển > đèn tín hiệu > biển báo > vạch kẻ đường) thì xe ở làn trong này nếu đi thẳng thì không vi phạm gì cả (vì thứ tự tuân theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu cao hơn của vạch kẻ đường) > các bác đi thẳng thoải mái.
Tương tự với trường hợp: đèn đi thẳng màu đỏ, đèn rẽ trái màu xanh, xe ở trong làn mũi tên đi thẳng có thể rẽ trái mà không vi phạm.
Quy định như vậy là phù hợp với thực tế, bởi không có lẽ nào xe định đi thẳng, nhưng lại không được đi thẳng vì phải tuân theo mũi tên, trong khi việc đi thẳng không gây cản trở phương tiện nào khác (vì các phương tiện ở tất cả các làn không được rẽ trái rồi).
Nào, các bác Ofer, tự tin lên...
Em lại không ủng hộ phản biện này của bác, vì đừng quan tâm đến đèn, đèn có mũi tên rẽ trái hoặc phải cho biết khi nào xanh thì anh đi, tuy nhiên trước đó anh phải đảm bảo rằng anh đang ở đúng làn dành cho hướng đi của mình, nếu dưới đường chỉ có mũi tên rẽ trái, bác dùng ở đó rồi đi thẳng là sai. Còn việc hiệu lực của đèn, bác không vượt đèn đỏ là ok.
Phải tuân thủ theo mũi tên bác ợ, vạch này là vạch 1.18 đối với đường quy định dưới 60km/h. Khi bác muốn đi thẳng mà lại dừng vào làn dành cho phương tiện rẽ trái, đến khi cái đèn đi thẳng ĐỎ, đèn có mũi tên rẽ trái XANH, đằng sau họ đâm mít bác luôn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,554
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
... khi bác ở trong làn rẽ trái (vì bất kì lý do gì: đi gần đến mới nhìn thấy mũi tên, định rẽ trái nhưng đổi ý muốn đi thẳng...), nhưng đèn rẽ trái đỏ, đèn đi thẳng sáng thì việc bác đi thẳng không ảnh hưởng đến xe nào cả, vì bản thân dòng xe đi thẳng vẫn đang chạy.
Em thấy thớt này đang bàn đến việc đi thế nào là đúng với quy định của pháp luật và lý luận dư lào nếu xxx vịn trái quy định của pháp luật, chứ không phải bàn về việc di chuyển thế nào thì không ảnh hưởng tới các phương tiện khác.

Nếu bác là người tuân thủ luật pháp, khi "nhỡ" đi vào làn chỉ cho phép rẽ trái, bác phải chấp nhận rẽ trái rồi tìm cách quay lại mà đi tiếp chứ không phải cứ cố tình đi thẳng theo mục đích của mình rồi lý luận là "tôi không làm ảnh hưởng đến ai".

Em nói bác "tầm chương trích cú" nghe đúng là hơi nặng & phản cảm, sorry bác. Dưng bác phải thấy cái điều bác trích dẫn chỉ là nói về độ ưu tiên cần tuân thủ, nên hiểu là nếu chúng mâu thuẫn nhau thì ta theo cái có ưu tiên cao hơn, chứ không phải nếu chúng cùng tồn tại thì ta bỏ qua cái có ưu tiên thấp. Bác nên đọc thêm quy định về hiệu lực của các loại báo hiệu đường bộ, nhất là quy định sự kết hợp giữa chúng, không nên chỉ đọc đến nội dung Điều 3 rồi tự luận.

XXX luôn theo xu hướng phạt, phạt và phạt, thậm chí cài cả bẫy để phạt (em không dám bảo tất cả, nhưng là một số không nhỏ...), đến mức tiền phạt cũng phải giao chỉ tiêu thì bác hiểu thực trạng thế nào rồi. Người dân phải tự bảo vệ mình...theo quy định của pháp luật thôi.
Trong xã hội hiện nay, không chỉ xxx, ai mà chẳng tìm mọi cách lợi dụng quyền hạn mình có trong tay để kiếm xèng tư túi (các cụ OF thường gọi là "nhà dột từ nóc" là thế). XXX đúng là thường bỏ qua nhiệm vụ "hướng dẫn giao thông" chẳng kiếm chác được gì, tập trung vào việc phạt vi phạm (cũng là nhiệm vụ của họ) vì có khả năng kiếm chác tốt hơn cũng là hợp xu thế thời đại :)).

Phần em, cái bảo vệ mình căn cứ trên quy định của luật pháp là phải tìm hiểu & nắm vững luật để tránh xxx lợi dụng kẽ hở luật pháp (hoặc do họ thực sự không hiểu đúng) mà bắt láo. Còn khi xxx bắt đúng, không phải bắt láo, bắt bẩn, em thấy nên ủng hộ hơn là lợi dụng sự thiếu chặt chẽ của luật pháp để lý luận với xxx để tránh mất xèng.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,720
Động cơ
630,670 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
...
...Từ đó, có thể suy ra là ... cứ vạch liền là không được đè...
Kụ cho phép nhà cháu bổ sung thêm hai chữ vào câu trên nhé, cho nó thành như thế này sẽ hợp luật hơn:

...Từ đó, có thể suy ra là KHÔNG PHẢI cứ vạch liền là không được đè...

Từ đó ta có câu hỏi sau:
- Vậy theo luật thì vạch liền nào không được đè, còn vạch liền nào thì được đè?

Trả lời:
- Theo luật, những vạch liền nào có ghi dòng chữ kiểu như "không được phép đè lên vạch" thì ta không được đè.
Các vạch liền nào không ghi dòng chữ đó, hoặc lại có thêm dòng chữ kiểu như "được phép đè lên vạch", là ta cứ vô tư đè nó thôi.

Không tuân thủ lệnh cấm ---> phạm lỗi. Thực hiện điều luật không cấm ---> chẳng mắc lỗi gì cả.



.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,720
Động cơ
630,670 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Oái, kụ Cwise gọi mà nhà cháu chả nghe thấy. Sozì kụ nhé.

Ý kiến cá nhân nhà cháu là trong trường hợp cụ thể ở ngã tư Minh Khai - Bạch Mai này, nếu vạch liền đó kẻ giữa 2 làn cùng chiều di chuyển, thì vạch liền đó không có tên trong luật hiện hành, không thuộc danh mục 4 loại vạch liền cấm đè như đã nêu ở post trước, xxx không có cơ sở pháp lí để phạt lỗi cán vạch liền.

Nếu họ vẫn quyết tâm phạt, các kụ cứ yêu cầu họ ghi lỗi cụ thể là đè vạch liền số bao nhiêu trong luật. Sau đó nộp phạt rồi khiếu nại. Bố xxx cũng chẳng dám ghi biên bản lỗi đó.


Em xin copy quả hình của cụ libor đây, nếu dừng chờ đèn đỏ chèn lên vạch hoặc đi thẳng (do đèn xanh) cũng chèn lên vạch thì có bị phạt k

chuyện của em hỏi khác với câu chuyện của cụ chủ ạ. Cụ sgb345 đâu roài.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đến đường lạ, chưa quen, chưa đi bao giờ thì cụ chủ đi chậm lại cho, mà đằng nào qua ngã tư ta đều phải đi chậm cho an toàn, tại sao lại đi nhanh tới mức không kịp nhìn mũi tên.
Nói chung, nếu không có biển 411 và chỉ có mũi tên chỉ hướng cho từng làn, nếu ta đi sai mũi tên và bị vịn thì theo em, xxx đã bắt đúng tội.
 

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,554
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
Kụ cho phép nhà cháu bổ sung thêm hai chữ vào câu trên nhé, cho nó thành như thế này sẽ hợp luật hơn:

...Từ đó, có thể suy ra là KHÔNG PHẢI cứ vạch liền là không được đè...
Hehe, cụ sgb345 là người Sài Ghềnh hay ở đâu mà lịch sự thế, rõ ràng nói ngược lại dưng lại dùng từ "bổ sung" :))
Dưng cái suy của em là suy điều người làm luật muốn thể hiện, còn suy của cụ là suy điều người dân muốn hiểu, chẳng mâu thuẫn gì :P

Em online bằng đt nên lười quote nhiều. Theo em cái ví dụ bên dưới của cụ hơi rườm lời với xxx & cũng chưa đủ. Ở HN hiện nay người ta phân làn cấm chuyển bằng vạch 35, rộng 15cm, chứ kô phải vạch 1.1 rộng 10 cm. Tuy nhiên, vạch này được quy định sử dụng cho đường có tốc độ tối đa quy định >60 km/h nên dùng trong nội thành cũng là sai.
 

Quydo

Xe buýt
Biển số
OF-195061
Ngày cấp bằng
21/5/13
Số km
575
Động cơ
332,850 Mã lực
Nơi ở
Nay đây- mai đó
Nó vẽ vậy ông nội nó cũng không đi được chứ chẳng phải cụ...
 

dhcuong84

Xe buýt
Biển số
OF-58293
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
700
Động cơ
451,341 Mã lực
Em thấy thớt này đang bàn đến việc đi thế nào là đúng với quy định của pháp luật và lý luận dư lào nếu xxx vịn trái quy định của pháp luật, chứ không phải bàn về việc di chuyển thế nào thì không ảnh hưởng tới các phương tiện khác.

Nếu bác là người tuân thủ luật pháp, khi "nhỡ" đi vào làn chỉ cho phép rẽ trái, bác phải chấp nhận rẽ trái rồi tìm cách quay lại mà đi tiếp chứ không phải cứ cố tình đi thẳng theo mục đích của mình rồi lý luận là "tôi không làm ảnh hưởng đến ai".

Em nói bác "tầm chương trích cú" nghe đúng là hơi nặng & phản cảm, sorry bác. Dưng bác phải thấy cái điều bác trích dẫn chỉ là nói về độ ưu tiên cần tuân thủ, nên hiểu là nếu chúng mâu thuẫn nhau thì ta theo cái có ưu tiên cao hơn, chứ không phải nếu chúng cùng tồn tại thì ta bỏ qua cái có ưu tiên thấp. Bác nên đọc thêm quy định về hiệu lực của các loại báo hiệu đường bộ, nhất là quy định sự kết hợp giữa chúng, không nên chỉ đọc đến nội dung Điều 3 rồi tự luận.


Trong xã hội hiện nay, không chỉ xxx, ai mà chẳng tìm mọi cách lợi dụng quyền hạn mình có trong tay để kiếm xèng tư túi (các cụ OF thường gọi là "nhà dột từ nóc" là thế). XXX đúng là thường bỏ qua nhiệm vụ "hướng dẫn giao thông" chẳng kiếm chác được gì, tập trung vào việc phạt vi phạm (cũng là nhiệm vụ của họ) vì có khả năng kiếm chác tốt hơn cũng là hợp xu thế thời đại :)).

Phần em, cái bảo vệ mình căn cứ trên quy định của luật pháp là phải tìm hiểu & nắm vững luật để tránh xxx lợi dụng kẽ hở luật pháp (hoặc do họ thực sự không hiểu đúng) mà bắt láo. Còn khi xxx bắt đúng, không phải bắt láo, bắt bẩn, em thấy nên ủng hộ hơn là lợi dụng sự thiếu chặt chẽ của luật pháp để lý luận với xxx để tránh mất xèng.
Hic, bác xem lại điều 3 giúp em, hoàn toàn không phải mang ý nghĩa là "thứ tự ưu tiên", mà là "tuân thủ theo cái nào, khi có các báo hiệu ý nghĩa khác nhau" , theo ý nghĩ cá nhân em, nếu không tuân theo điều 3 đó là thì làm trái quy định, còn tuân theo điều 3 mới là đúng quy định. Em trích lại toàn bộ điều 3 - Thông tư 17:
"Điều 3. Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
3.1. Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu cùng ở một khu vực có ý nghĩa
khác nhau, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự
như sau:
3.1.1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
3.1.2. Tín hiệu đèn hoặc cờ;
3.1.3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
3.1.4. Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
3.2. Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác
đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người sử dụng
đường phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời."

Bác lưu ý dòng chữ "người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự
như sau.."
_mang ý nghĩa bắt buộc phải tuân theo.
Em cũng phân tích, cái này khác với ý nghĩa khác trong cuộc sống là: ta phải tuân theo mọi giới hạn, thì ở đây, ta chỉ phải tuân theo duy nhất 1 cái có hiệu lực bắt buộc thôi. Điều này là phù hợp trong giao thông, bởi không thể cùng lúc có 2 cái ý nghĩa trái nhau cùng có hiệu lực được, nhất định phải có cái phủ định cái kia. Điều này cũng như khi đèn đỏ, CSGT ra hiệu xe phải đi (vượt đèn đỏ) thì lái xe không bị coi là vi phạm, nhưng nếu không đi thì sẽ bị phạt vì lỗi không tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Trở lại vấn đề cụ thể trên, khi mũi tên đi thẳng sáng màu xanh + mũi tên rẽ trái sáng màu đỏ, có nghĩa là mọi phương tiện được đi thẳng và không được rẽ trái, bất kể phương tiện đó đang đỗ ở làn nào ở làn nào (đèn tín hiệu không có ý nghĩa phân làn nhé). Như vậy, ở đây có 2 hiệu lệnh: hiệu lệnh được đi thẳng - không được rẽ trái của đèn tín hiệu và hiệu lệnh không được đi thẳng (phải rẽ trái) của vạch kẻ đường... Các bác tuân theo hiệu lệnh nào? (nhấn mạnh lại là đèn tín hiệu không có chức năng phân làn, báo hiệu của nó có hiệu lực trên toàn bộ các làn theo chiều đi).
Em cũng xem lại cách phối hợp các loại báo hiệu, nhưng không thấy chỗ nào có ý nghĩa phối hợp vạch kẻ đường hình mũi tên với cả đèn tín hiệu. Bác thấy chỗ nào nói cách phối hợp 2 loại này thì chỉ em với. Theo em nhớ thì, đèn tín hiệu chỉ có chức năng duy nhất là chỉ hướng được đi, hướng không được đi và...chả phối hợp với cái gì hết.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,720
Động cơ
630,670 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
...
- Dưng cái suy của em là suy điều người làm luật muốn thể hiện, còn suy của cụ là suy điều người dân muốn hiểu, chẳng mâu thuẫn gì :P
....
- Ở HN hiện nay người ta phân làn cấm chuyển bằng vạch 35, rộng 15cm, chứ kô phải vạch 1.1 rộng 10 cm. Tuy nhiên, vạch này được quy định sử dụng cho đường có tốc độ tối đa quy định >60 km/h nên dùng trong nội thành cũng là sai.
- gạch đầu dòng thứ nhất: 2 câu khác hẳn nhau về bản chất, ku ui. Trong luật còn khá nhiều "vạch liền khác" mà luật không cấm đè lên. Nếu nói câu "gin" của kụ (thiếu 2 chữ "Không phải") sẽ gây ngộ nhận cho các kụ khác là vạch liền nào cũng cấm đè lên hết.

- gạch đầu dòng thứ 2: sở gtvt kẻ vạch sai, cắm biển sai, thì vạch và biển sai đó không có hiệu lực, không thể bắt buộc mọi người phải thi hành, xxx không thể căn cứ trên biển sai, vạch sai để phạt người tham gia giao thông. Kụ có đồng ý với nhà cháu như vậy không ợ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top