Em đi học chứ không phải tự học cụ ạ.
Em học tách rời 4 kỹ năng, không học cùng nhau.
Với nghe: ban đầu em nghe và chép chính tả, nghe 2 lần hoặc cùng lắm 3 lần cho 1 đoạn khoảng 10 câu. Ngắt mỗi một câu một để chép. (giới hạn lần nghe để bắt não phải quen với việc nhớ, short-term memory). Sau 3 tháng thì tăng độ nhanh và độ khó bài nghe, vẫn chép chính tả. Sau 6 tháng thì nghe cả đoạn không dừng và take note (mỗi đoạn 3-5 phút). Vẫn giới hạn nghe chỉ <=3 lần. Sau 12 tháng thì nghe đoạn 7-10 phút không dừng và take note.
Sử dụng viết tắt như chép tiếng Việt. Ngày xưa đi học cấp 3, đh, tiếng Việt viết tắt cỡ nào thì TA cũng viết tắt như thế. Vd: tự xd 1 tập qtắc vtắt cho m`.
Đọc: kỹ năng đọc em kém nên không dám chém gió.
Ngày xưa khi em chưa học, em nghĩ là kỹ năng đọc của em tốt nhất, bởi vì em đọc được. Nhưng càng học thì càng thấy kỹ năng đọc kém, và giờ là bét
có thể do yêu cầu đọc bây giờ cao hơn (đọc khó hơn, bài dài hơn và tốc độ phải nhanh hơn) nên em thấy em đọc kém nhất.
Kỹ năng viết: ban đầu em học dấu câu cho chính xác, sau đó viết thôi ạ. Ví dụ: However thì dấu phải là (. However, ) hoặc (; however, ) chẳng hạn (bỏ qua bước học ngữ pháp vì đã có
thức cơ bản của cấp 3 và đh rồi, và như thế là đủ dùng không cần học thêm, mà chỉ hoàn thiện dần trong quá trình luyện viết). Ban đầu viết đoạn, sau viết đến bài, sau viết đến sao cho hay.
Em không học từ mới, đầu nó sẽ tự nhớ khi em luyện viết, đọc, nghe, nói. Khi làm bài viết thì tra thêm các từ đồng nghĩa, vì cô yêu cầu không dùng từ lặp lại.
Cô hay yêu cầu bỏ không dùng những từ dễ kiểu very, quite, good,... Nói chung càng học cô càng bắt bỏ nhiều từ, muốn nói từ đó thì xin mời dùng từ khác thay thế. Ví dụ, very different thì cô bảo thôi thôi bỏ từ very đi, thế lại thay bằng significantly different chẳng hạn.
Nói: viết được thì nói được ạ. Nói như là viết ạ.
Ví dụ, cả đoạn comment này là bài viết của em về quá trình học, vậy thì khi nói em cũng sẽ nói như thế. Cụ thử đọc lại xem, có phải bài nói thì cũng nói chừng đó câu chữ, ngắt nghỉ như vậy không?