Bá cáo các Bác vì cái sự trễ nải hồi âm , vụ việc ac quy máy phát nằm gọn trong khái niệm : Dòng điện và dung lượng ! Mà kẻ đầu trò ở đây chính là máy phát chứ không phải Acquy , máy phát điều khiển tòan bộ trò chơi nạp và duy trì điện thế acquy cũng như trong xe , tư duy của chúng ta bận bịu với ac quy đơn giản vì nhiều ac quy đã không hòan thành sứ mệnh , gây rắc rối cho người chạy xe . Có mấy điểm xin được nêu ra :
- Máy phát với tiết chế quy định dòng điện nạp thông qua điện áp nạp , cho nên không bao giờ có chuyện dòng nạp không thay đổi suốt quá trình họat động của xe , khi hiệu thế bình tụt khỏang 12,2 V , IC Tiết chế kích họat dòng nạp , ở vào khỏang 15-20 A , điện áp đo được ở hai cọc bình khi đó vọt lên chừng 14.5 V - 15V ...khi bình đầy dần , dòng nạp tự nhiên giảm do chênh áp Máy Phát - Cọc Bình suy giảm , khi bình đạt mức 13,5 V thì dòng nạp cầm chừng rất nhỏ , làm sao có chuyện dòng nạp thường trữ 65 A như Bác Dũng nêu ra ( Hay bác nhầm khi đo dòng đề máy ??) bởi vì để đẩy được dòng 65 Ah qua acquy , điện áp khi đó phải rất lớn , vượt qua 20 V là chắc , mà làm gì có máy phát nào cho đầu ra quá 20 V nếu bột tiết chế nghiêm chỉnh !!?? Một chiếc xe yếu ớt như Matiz chạy cung cấp dòng nạp 65 A triền miên thì sức đâu mà kéo cái xác xe !! Khi nó chạy liền 3 tiếng , lượng điện nạp vô là 65A x 3H = 195 Ah ..Ac quy nào chứa nổi ???
-Dung lượng của bình lớn có gia tăng thời gian nạp , nhưng cũng gia tăng thời gian sử dụng tĩnh ( Không cần nạp ) ..vậy thì tác hại ở điểm nào nếu như dòng nạp được khống chế bởi tiết chế ?
- Cho đén nay , IC máy phát không có chức năng trực tiếp bù ga , tốc độ quay của động cơ ảnh hưởng rất ít đến dòng nạp khi so với ảnh hửong của điện thế bình điện gây ra với dòng nạp , bởi vì như đã nói và bây giờ xin nhắc lại : Tiết chế của máy phát kiểm sóat tình trạng nạp chứ không phải các yếu tố ngọai lai khác , lẽ nào chạy nhanh nạp mạnh , chạy chậm nạp yếu ? Đi đêm đường rừng vừa lâu vừa chậm thì hết bình hay sao ?
Bình điện có thể trục trặc do : SX kém , tạp chất , thành phần hóa chất , do lâu ngày bị dóng muối , do thấp áp lâu quá , do quá tải dài hạn , do ngắn mạch , do máy phát quá nạp hoặc lẫn thành phần xoay chiều ..và cuối cùng : Do đỏ nước linh tinh , đổ nước có pha thêm axit , rủi hơn nữa là bị nạp bởi những máy phát không đủ chất lượng .
Máy phát thường hỏng chổi than và tiết chế , ngòai ra không hỏng gì nữa cả , các bộ phận khác của xe tuổi thọ ngắn hơn máy phát nhiều !
Vài dòng mạo muội cùng thảo luận .
-