- Biển số
- OF-610409
- Ngày cấp bằng
- 18/1/19
- Số km
- 1,604
- Động cơ
- 149,140 Mã lực
- Tuổi
- 38
Đọc bài này trên cafef nên em vào cafefun trích 1 đoạn viết buồn, nếu nghe theo các nhà làm luật với mục tiêu giữ chân NLĐ trong hệ thống an sinh xh thì NLĐ kiểu như bài báo nêu phải treo miệng cỡ 20 năm để chờ đến tuổi đc ăn cơm muối vừng?, lẽ ra NN cần có cơ chế khuyến khích DN giữ chân NLĐ cao tuổi, vd như giảm thuế TNDN tương ứng tỷ lệ NĐL lớn tuổi or đc vay ls ưu đãi..., chứ như này thì NĐL như bị bỏ lại phía sau:
Trong căn phòng trọ rộng chưa tới 10m2 nằm sâu ở con hẻm nhỏ phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TPHCM, vợ chồng chị Nguyễn Thị Nga (40 tuổi, quê Nghệ An) chăm chú tìm thông tin tuyển dụng việc làm. Vốn là công nhân da giày tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam có thâm niên gần 10 năm, nhưng khi công ty gặp khó khăn về đơn hàng, vợ chồng chị Nga đều nằm trong danh sách cắt giảm.
“Mặc dù biết tình hình công ty gặp khó nhưng khi nhận tin mất việc, vợ chồng tôi rất bất an vì còn cha mẹ lớn tuổi, hai con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học. Dù được công ty đền bù hơn 80 triệu đồng nhưng về lâu dài, số tiền này cũng chỉ đủ cầm cự trong ít tháng. Gần đây, chúng tôi đến nhiều nơi xin việc nhưng họ chỉ tuyển tối đa đến 25 hoặc 30 tuổi. Chúng tôi lớn tuổi nên cơ hội việc làm càng thu hẹp lại” - chị Nga buồn rầu nói.
Gần 20 năm làm công nhân tại công ty may ở khu công nghiệp Tân Thuận, quận 7, nhưng hiện giờ, ở tuổi 47, bà Phạm Thị Dung (quê An Giang) lại trở thành người không việc làm, không thu nhập. Trước đây bà là trụ cột kinh tế chính của gia đình, nhưng từ khi mất việc, mọi chi tiêu đều trông vào đồng lương “bữa có bữa không” của chồng là lao động tự do. “Công nhân có tuổi tay chân bắt đầu chậm dần, mắt không còn sáng như trước, làm việc dễ nhầm lẫn... là đối tượng bị công ty cắt giảm đầu tiên. Tôi muốn đi bán vé số nhưng do tuổi cao, sức khoẻ không còn như trước nên đành ở nhà lo cơm nước, chờ ai thuê gì làm nấy kiếm sống qua ngày. Tôi đang chờ nhận bảo hiểm thất nghiệp rồi về quê, bám trụ ở thành phố lo không sống nổi” - bà Dung tâm sự.
Trong căn phòng trọ rộng chưa tới 10m2 nằm sâu ở con hẻm nhỏ phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TPHCM, vợ chồng chị Nguyễn Thị Nga (40 tuổi, quê Nghệ An) chăm chú tìm thông tin tuyển dụng việc làm. Vốn là công nhân da giày tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam có thâm niên gần 10 năm, nhưng khi công ty gặp khó khăn về đơn hàng, vợ chồng chị Nga đều nằm trong danh sách cắt giảm.
“Mặc dù biết tình hình công ty gặp khó nhưng khi nhận tin mất việc, vợ chồng tôi rất bất an vì còn cha mẹ lớn tuổi, hai con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học. Dù được công ty đền bù hơn 80 triệu đồng nhưng về lâu dài, số tiền này cũng chỉ đủ cầm cự trong ít tháng. Gần đây, chúng tôi đến nhiều nơi xin việc nhưng họ chỉ tuyển tối đa đến 25 hoặc 30 tuổi. Chúng tôi lớn tuổi nên cơ hội việc làm càng thu hẹp lại” - chị Nga buồn rầu nói.
Gần 20 năm làm công nhân tại công ty may ở khu công nghiệp Tân Thuận, quận 7, nhưng hiện giờ, ở tuổi 47, bà Phạm Thị Dung (quê An Giang) lại trở thành người không việc làm, không thu nhập. Trước đây bà là trụ cột kinh tế chính của gia đình, nhưng từ khi mất việc, mọi chi tiêu đều trông vào đồng lương “bữa có bữa không” của chồng là lao động tự do. “Công nhân có tuổi tay chân bắt đầu chậm dần, mắt không còn sáng như trước, làm việc dễ nhầm lẫn... là đối tượng bị công ty cắt giảm đầu tiên. Tôi muốn đi bán vé số nhưng do tuổi cao, sức khoẻ không còn như trước nên đành ở nhà lo cơm nước, chờ ai thuê gì làm nấy kiếm sống qua ngày. Tôi đang chờ nhận bảo hiểm thất nghiệp rồi về quê, bám trụ ở thành phố lo không sống nổi” - bà Dung tâm sự.
'Sóng' sa thải ám ảnh lao động lớn tuổi
Cuối tháng 8, TPHCM ghi nhận có hai doanh nghiệp (DN) dự kiến cắt giảm lao động với lý do “thiếu đơn hàng”. Điều đáng nói, trong số những người nghỉ việc, phần lớn là lao động làm việc lâu năm, lớn tuổi, có hợp đồng dài hạn…
cafef.vn