- Biển số
- OF-782999
- Ngày cấp bằng
- 8/7/21
- Số km
- 473
- Động cơ
- 35,238 Mã lực
- Tuổi
- 113
Lãi " nhiều " quá, cụ nhỉ, gần bằng gửi ngân hàng đỡ phải đầu tư rủi ro.
Lãi " nhiều " quá, cụ nhỉ, gần bằng gửi ngân hàng đỡ phải đầu tư rủi ro.
47 tuổi mà tuổi cao, sức yếu đến mức ko đi bán được cả vé số nữa thì tuyển vào công ty để làm gì!Đọc bài này trên cafef nên em vào cafefun trích 1 đoạn viết buồn, nếu nghe theo các nhà làm luật với mục tiêu giữ chân NLĐ trong hệ thống an sinh xh thì NLĐ kiểu như bài báo nêu phải treo miệng cỡ 20 năm để chờ đến tuổi đc ăn cơm muối vừng?, lẽ ra NN cần có cơ chế khuyến khích DN giữ chân NLĐ cao tuổi, vd như giảm thuế TNDN tương ứng tỷ lệ NĐL lớn tuổi or đc vay ls ưu đãi..., chứ như này thì NĐL như bị bỏ lại phía sau:
Trong căn phòng trọ rộng chưa tới 10m2 nằm sâu ở con hẻm nhỏ phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TPHCM, vợ chồng chị Nguyễn Thị Nga (40 tuổi, quê Nghệ An) chăm chú tìm thông tin tuyển dụng việc làm. Vốn là công nhân da giày tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam có thâm niên gần 10 năm, nhưng khi công ty gặp khó khăn về đơn hàng, vợ chồng chị Nga đều nằm trong danh sách cắt giảm.
“Mặc dù biết tình hình công ty gặp khó nhưng khi nhận tin mất việc, vợ chồng tôi rất bất an vì còn cha mẹ lớn tuổi, hai con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học. Dù được công ty đền bù hơn 80 triệu đồng nhưng về lâu dài, số tiền này cũng chỉ đủ cầm cự trong ít tháng. Gần đây, chúng tôi đến nhiều nơi xin việc nhưng họ chỉ tuyển tối đa đến 25 hoặc 30 tuổi. Chúng tôi lớn tuổi nên cơ hội việc làm càng thu hẹp lại” - chị Nga buồn rầu nói.
Gần 20 năm làm công nhân tại công ty may ở khu công nghiệp Tân Thuận, quận 7, nhưng hiện giờ, ở tuổi 47, bà Phạm Thị Dung (quê An Giang) lại trở thành người không việc làm, không thu nhập. Trước đây bà là trụ cột kinh tế chính của gia đình, nhưng từ khi mất việc, mọi chi tiêu đều trông vào đồng lương “bữa có bữa không” của chồng là lao động tự do. “Công nhân có tuổi tay chân bắt đầu chậm dần, mắt không còn sáng như trước, làm việc dễ nhầm lẫn... là đối tượng bị công ty cắt giảm đầu tiên. Tôi muốn đi bán vé số nhưng do tuổi cao, sức khoẻ không còn như trước nên đành ở nhà lo cơm nước, chờ ai thuê gì làm nấy kiếm sống qua ngày. Tôi đang chờ nhận bảo hiểm thất nghiệp rồi về quê, bám trụ ở thành phố lo không sống nổi” - bà Dung tâm sự.
'Sóng' sa thải ám ảnh lao động lớn tuổi
Cuối tháng 8, TPHCM ghi nhận có hai doanh nghiệp (DN) dự kiến cắt giảm lao động với lý do “thiếu đơn hàng”. Điều đáng nói, trong số những người nghỉ việc, phần lớn là lao động làm việc lâu năm, lớn tuổi, có hợp đồng dài hạn…cafef.vn
Em đồng quan điểm với cụ , ở quê thì em không biết chứ ở Tp ko thiếu việc.Quan trọng là vượt qua đc cái Sĩ Diện của bản thân không .Bản thân em đợt dịch đói quá ,mất việc .Tìm job mới thì ko có. Vác luôn xem máy chạy garp .Kiếm dc mấy shop xịn ,ngày kiếm dc gần 600k sau khi trừ chi phí .Ở m e thấy nhiều người còn sĩ diện lắm. Vd như bảo đi làm giúp việc thì giãy nãy lên. Trog khi lại kêu ko có việc. Như e bằng cấp có, nếu thất nghiệp e vui vẻ chạy grab. Và thực sự e làm rồi. Chạy sân nay túc tắc kiếm thêm vài đồng dù e chẳng thiếu tiền. Có những lần gặp ngừoi quen mà họ cứ "ồ với á". Quan điểm e là nếu đói thì đi hốt rác bốc phân cũng dc. Miễn là kiếm tiền hợp pháp.
NLD lớn tuổi, ngành nghề lao động giản đơn thì sức làm có khi chỉ bằng 2/3 lớp trẻ hoặc thấp hơn, NN khó mà bù đắp được mức chênh lệch này cho DN.Đúng là nhà nc nên có chính sách để hài hoà cả người lao động và doanh nghiệp. E đang làm chủ dn, nếu cho lựa chọn em cũng phải tái cơ cấu chọn ng trẻ.
Em nhớ ko nhầm thì các dn Nhật có tỉ lệ nhân sự già trẻ để nhận đc ưu đãi, và ủng hộ chính sách chungNLD lớn tuổi, ngành nghề lao động giản đơn thì sức làm có khi chỉ bằng 2/3 lớp trẻ hoặc thấp hơn, NN khó mà bù đắp được mức chênh lệch này cho DN.
Không có bất cứ ngành nghề gì, mà không cần học việc và chăm chỉ chịu khó, và đầu tiên là phải muốn làm. Còn chọn lựa giữa việc treo miệng và không muốn làm thì tùy họ thôi. Nhưng đúng là làm giúp việc, chăm người ốm, lúc nào cũng thiếu nhất là những người có chất lượng và nghiêm túc làm việc.Cái mục trông người ốm và dọn nhà theo ngày không phải ai cũng muốn làm cụ à. Nhất là khoản trông người ốm, phải có hội có nhóm và phải quen việc chứ vào bệnh viện thức đêm vài buổi là bỏ ngay.
Thế mà các cụ cuốc hụi đang ngày đêm miệt mài nghĩ cách không cho họ rút đấy, ý tưởng để dân sau già sắp chết có cháo ăn nhưng chờ được mạ thì má đã sưng. An sinh tốt thì chẳng ai đi rút, làm không tốt lại quay ra cấm. Đến ạ với cái lối Mày biết bố mày là ai không
CafeF giờ cũng đăng cả bài của các lá cải khác, thành ra là cải bó xôi rồi.Báo bọn cafef viết gói xôi k xong, đọc làm gì
Khu vực này cũng đã thu hút lượng lớn lao động từ nguồn này rồi, nhưng đó là ở các thành phố lớn chứ hầu hết các tỉnh còn lại làm gì có nhiều khu vực làm việc kiểu này trong khi lượng công nhân mất việc ngoài 40t phải tính bằng hàng trăm ngàn.Khu chung cư nào cũng cần đội vệ sinh quét dọn hành lang, sân vườn, tưới nước - tỉa cây cắt cành, rồi làm bảo vệ,... Vấn đề là có muốn làm không thôi. Còn làm gì cũng phải chăm chỉ, có trách nhiệm thì em thấy đều ok hết
NN cũng có 1 phần trách nhiệm khi để cho DN lách luật đóng mức BHXH rất thấp cc ạCái gì cũng đòi hỏi nhà nước, trong khi vấn đề ở đây là con người.
Đói thì đầu gối phải bò.- Trông người ốm: 800-1tr/1 ngày
- Dọn nhà theo giờ 400 nghìn/1 ngày
- Phục vụ tại các hàng ăn, quán bán hàng 20-25k/1h bao ăn.
.....
Mấy công việc trên em thấy quanh em thiếu kinh khủng.
Em hỏi mấy cô vệ sinh khu em thì toàn ở Hà Nam, Thái Bình,...và họ thuê ở trọ cùng nhau, thỉnh thoảng mới về quê.Khu vực này cũng đã thu hút lượng lớn lao động từ nguồn này rồi, nhưng đó là ở các thành phố lớn chứ hầu hết các tỉnh còn lại làm gì có nhiều khu vực làm việc kiểu này trong khi lượng công nhân mất việc ngoài 40t phải tính bằng hàng trăm ngàn.
Em ưngTrong khi kêu đóng thuế thì lại gào lên
ta đây một kẻ lưu vong thuyền nhân 43 năm tại canada . tới khi lấy tiền hưu trí (CPP) cũng chỉ hơn nghìn đô .NN cũng có 1 phần trách nhiệm khi để cho DN lách luật đóng mức BHXH rất thấp cc ạ