em học maxit bị thi lại hồi đại học 2 lần nên nhớ có cái qui luật lưu thông tiền tệ gì đó mà MV=GI , trong đó M là lượng tiền, V là tốc độ vòng quay của tiền, G là tổng lượng hàng hóa, I là giá cả thì phải. Nên giá cả hàng hóa tăng hay lạm phát tăng có thể do cung tiền M tăng hoặc cũng có thể V tăng, G thì thiếu hụt. Em nghĩ trong trường hợp của Lào chắc có lẽ bị cả 3.
Không phải là maxi gì gì đó...nó là Kinh tế Vĩ mô.
Chính vì thế để kìm chế lạm phát thì 1 trong những giải pháp tiền tệ là Ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất, nhằm hút bớt lượng tiền mặt ngoài thị trường vào ngân hàng. Nhằm làm cân bằng Hàng hóa vs Tiền. Như các cụ thấy bên Mỹ đó, lạm phát tăng lên, Cục dự trữ Liên bang Mỹ FED lập tức tăng lãi suất cơ bản ( FED giống như Ngân hàng Trung ương các nước, giống Ngân hàng NN ở VN).
Khi giảm phát, Hàng hóa nhiều hơn Tiền...giải pháp cơ bản là các Ngân hàng TƯ sẽ giảm lãi suất cơ bản, cách này các cụ OF thường hay gọi là " bơm tiền ra thị trường", hay " in tiền thêm " ( thực ra không phải in tiền thêm).
Khi đồng nội tệ mất giá so với USD, về bản chất đó có nghĩa là lượng USD trên thị trường quá ít so với đồng nội tệ, giải pháp cơ bản là Ngân hàng TƯ sẽ bán ra lượng USD dự trữ...nhằm kéo cán cân chênh lệch nội tệ - USD. Và ngược lại nếu đồng nội tệ lên cao so với USD ( mà CP thấy bất lợi cho nền kinh tế) , Ngân hàng TƯ sẽ lại mua vào đồng USD...vân vân...
Tình trạng ở Lào hiện tại, em dự đoán cả thiếu ngoại tệ USD lẫn lạm phát do thiếu hàng hóa ( chủ yếu xăng dầu).
Cái chính là Ngân hàng TƯ Lào có đủ "công cụ" và "nguồn lực" để bình ổn thị trường hay không, chứ giải pháp thì thiếu gì...