[Funland] Lãng phí Sgk

Ghebango123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744333
Ngày cấp bằng
27/9/20
Số km
629
Động cơ
65,329 Mã lực
Tuổi
35
Mỗi khi đi họp phụ huynh, đi đến nhà sách, tâm tư lăm các cụ ạ, ai cũng lo lắng về tiền bạc.Làm người với nhau có những cái cũng đồng cảm với nhau. CC giàu có chứ em ở xóm công nhân ở trọ lẫn với nhà, c/s công nhân khó khăn quá. Giai tầng mà hiện đang bị bỏ rơi.
 

kvboto

Xe container
Biển số
OF-405256
Ngày cấp bằng
17/2/16
Số km
8,081
Động cơ
294,832 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác có cái lòng, cái tâm như thế thì nên lập thớt để kêu gọi các hãng bánh kẹo đừng làm bao bì cầu kì làm gì, thật! Có cái bánh ăn vèo 1 phát là hết mà phải làm cái bao bì hộp cứng đến cả triệu (bánh trung thu), hoặc hộp keo thì làm bằng hộp thiếc rõ cầu kì. Ăn xong bánh kẹo rồi thì cũng vứt cái hộp vào thùng rác chứ đâu, mà tiền nguyên vật liệu làm bánh/kẹo có khi ko tốn bằng tiền bao bì. Tiền 1 cái hộp có khi đắt bằng mấy quyển sgk í chứ. Em nêu vấn đề nghiêm túc cho bác lập thớt chứ ko trêu ai đâu ah!
Cái này thì đúng ah. Con em học trường quốc tế nên em biết. Sustainable development là 1 chủ đề giảng dạy xuyên suốt trong tất cả các năm học. Con em từ lúc học lớp 2 - lớp 3 nó đã quán triệt được 3 giải pháp để bảo vệ môi trường là REDUCE - REUSE - RECYCLE. Tức là giải pháp đầu tiên phải là tiêu dùng ít đi (reduce), sau đó phải tính đến việc sử dụng lại (reuse), và sau cùng là tái chế (recycle).

Nhưng có lẽ chúng ta đang bị double standard khi cứ yêu cầu sgk của các con phải reuse được mà trong khi bản thân lại có quá nhiều thứ lãng phí một cách không cần thiết. Trong khi sgk của VN làm ra thì giấy rất mỏng và nhẹ thậm chí không đẹp bằng 1 cuốn tạp chí của người lớn.
Mợ nêu vấn đề nghiêm túc mà đi tham chiếu, so sánh, ví von lỗn lận hết cả, không có cái mặt bằng, phạm trù nào được tham chiếu thì so sánh cái của nợ gì ạ.

Vấn đề:
1- Cái hộp bánh kẹo 500 - 1 triệu đồng đó, đối tượng tiêu dùng là ai ? nhóm người nào hay cả xã hội PHẢI mua không có đường nào khác ? người tiêu dùng người ta có quyền lựa chọn mua hay không mua theo khả năng kinh tế và nhu cầu của người ta không ?
2- Sách giáo khoa nhưng họ chủ đích cho dùng 1 lần, bắt đăng ký mua hàng năm và nhà SX bán hàng năm là có chủ ý,... mà lại in đẹp như cuốn tạp chí, thì NXB nó bị điên à ?
3- Đớt đớt cái dầu nhớt ấy, chúng ta nào ? thớt người ta đang nói, bàn về việc sách giáo khoa tại sao chỉ dùng 1 lần, in nhiều quyển (là do cho viết trực tiếp vào SGK, nhiều môn không học tới hoặc học tới rất ít cũng bắt mua cả bộ) rồi cũng phải mua cả bộ mới để thay cả bộ,... là không cần thiết và nhìn nhận lãng phí in ấn, thay thế, tốn tiền phụ huynh học sinh,.... mợ lại đặt ngược lại, là do giá bán thấp, in chất lượng kém,... nên chỉ dùng 1 lần thôi rồi thay đi ???
 
Chỉnh sửa cuối:

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
9,498
Động cơ
367,009 Mã lực
thời đại mới rồi, bỏ sách giáo khoa chuyển sang sách điện tử thôi các cụ. vừa tiết kiệm lại vừa hiện đại.
 
  • Vodka
Reactions: TPS

TPS

Xe điện
Biển số
OF-138152
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
2,272
Động cơ
391,380 Mã lực
thời đại mới rồi, bỏ sách giáo khoa chuyển sang sách điện tử thôi các cụ. vừa tiết kiệm lại vừa hiện đại.
Trẻ con nó vẫn cần sách giấy. Nhiều người không tập trung được nếu dùng sách điện tử/ sách nói ạ.
 

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
9,498
Động cơ
367,009 Mã lực
Trẻ con nó vẫn cần sách giấy. Nhiều người không tập trung được nếu dùng sách điện tử/ sách nói ạ.
cháu lại nghĩ nó linh hoạt và dễ giảng dạy hơn. trẻ con lại dễ hình dung và hiểu nội dung bài giảng hơn.
 

TPS

Xe điện
Biển số
OF-138152
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
2,272
Động cơ
391,380 Mã lực
cháu lại nghĩ nó linh hoạt và dễ giảng dạy hơn. trẻ con lại dễ hình dung và hiểu nội dung bài giảng hơn.
Đến người lớn còn có những người không thể dùng sách điện tử cụ ạ. Em gặp rồi. Nhất định bỏ nhiều tiền ra mua sách giấy vì đọc ebook không chịu nổi. Trẻ con để sử dụng máy tính đọc sách cũng không phải là dễ và ánh sáng xanh cũng không tốt cho mắt để học lâu.
 

Quy Lão

Xe tăng
Biển số
OF-715848
Ngày cấp bằng
12/2/20
Số km
1,981
Động cơ
103,063 Mã lực
Tuổi
41
Môi trường và xã hội thì lỗ nhưng các cty thì lãi nên cứ làm thôi cụ.
Với lại không làm thì nghìn tỷ đề án hàng năm biết giải ngân vào đâu :D
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,077
Động cơ
108,840 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Mợ nêu vấn đề nghiêm túc mà đi tham chiếu, so sánh, ví von lỗn lận hết cả, không có cái mặt bằng, phạm trù nào được tham chiếu thì so sánh cái của nợ gì ạ.

Vấn đề:
1- Cái hộp bánh kẹo 500 - 1 triệu đồng đó, đối tượng tiêu dùng là ai ? nhóm người nào hay cả xã hội PHẢI mua không có đường nào khác ? người tiêu dùng người ta có quyền lựa chọn mua hay không mua theo khả năng kinh tế và nhu cầu của người ta không ?
2- Sách giáo khoa nhưng họ chủ đích cho dùng 1 lần, bắt đăng lý và mà nhà SX bán hàng năm là có chủ ý,... mà lại in đẹp như cuốn tạp chí, thì NXB nó bị điên à ?
3- Đớt đớt cái dầu nhớt ấy, thớt người ta đang nói, bàn về việc sách giáo khoa tại sao chỉ dùng 1 lần, in nhiều quyển (là do cho viết trực tiếp vào SGK, nhiều môn không học tới hoặc học tới rất ít cũng bắt mua cả bộ) rồi cũng phải mua cả bộ mới để thay cả bộ,... là không cần thiết và nhìn nhận lãng phí in ấn, thay thế, tốn tiền phụ huynh học sinh,.... mợ lại đặt ngược lại, là do giá bán thấp, in chất lượng kém,... nên chỉ dùng 1 lần thôi rồi thay đi ???
Cảm ơn cụ đã hiểu em. Đôi khi trái chiều thì cứ đường ai lấy đi phải không ạ. Mình muốn nói việc này nhưng người ta cứ muốn lái nó đi vấn đề khác chẳng hiểu để làm gì.
Bản thân em không khó khăn với vấn đề vài trăm thậm chí vài tr cho sgk nhưng xét trên bình diện chung thì nên tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí tài nguyên, hạn chế xả thải.
Nếu in sách cần thiết, chất lượng tốt, dùng được nhiều năm thì giá cao hơn cũng ko sao. Còn ko thể vin cho rẻ nên tràn lan ẩu tả được, có khác gì kiểu còn nghèo nên được đái bậy ngoài đường.
 

hanpham158

Xe tăng
Biển số
OF-363024
Ngày cấp bằng
15/4/15
Số km
1,308
Động cơ
264,169 Mã lực
thời đại mới rồi, bỏ sách giáo khoa chuyển sang sách điện tử thôi các cụ. vừa tiết kiệm lại vừa hiện đại.
Cái này lại vướng việc nhà vùng sâu vùng xa hay không có điều kiện sẽ khó cho trẻ tiếp cận sách điện tử hơn ạ. Ngay như Mỹ và UK bữa giờ Covid rất nhiều nhà low income gặp khó khăn trong việc học online.
 

Mocoitinh

Xe hơi
Biển số
OF-734081
Ngày cấp bằng
26/6/20
Số km
119
Động cơ
70,291 Mã lực
Với sĩ số lớp và csvc như hiện nay thì mấy trường có đkien để dạy một em hsinh thành biết chơi một nhạc cụ? Nhà có một đứa dạy được biết chơi đã là khó cụ lại đòi chương trình giáo dục đại trà dạy trong khi cụ cũng đang than là chương trình nặng. Chương trình đại trà thì dễ nhất là dạy hát và gõ nhịp, chứ vùng sâu vùng xa đòi dạy cho các em biết piano guitar e nghĩ là khó. Yêu cầu của cụ sang nước ngoài cũng là khó chứ không phải dễ :))
Cụ nói chuẩn. Nếu đưa vào giáo trình thì chỉ nên đưa phần cảm thụ âm nhạc, hoặc nhạc lý cơ bản để học sinh nắm được cơ bản và sẽ tự phát huy nếu có điều kiện hoặc đam mê. Và trường nên tổ chức học ngoại khóa / "thêm" là cái thẩm âm, thẩm mỹ chứ những cái như toán lý hóa thì nên gói gọn trong thời gian chính khóa trên lớp.
 

Mocoitinh

Xe hơi
Biển số
OF-734081
Ngày cấp bằng
26/6/20
Số km
119
Động cơ
70,291 Mã lực
Cái này lại vướng việc nhà vùng sâu vùng xa hay không có điều kiện sẽ khó cho trẻ tiếp cận sách điện tử hơn ạ. Ngay như Mỹ và UK bữa giờ Covid rất nhiều nhà low income gặp khó khăn trong việc học online.
Vầng, chính thế. Đức cũng rục rịch định dạy online hoặc giáo trình điện tử thời covid vừa rồi mà vẫn chưa khả thi vì còn rất nhiều gia đình không có máy tính/ internet hoặc đơn giản là bố mẹ chưa đủ thời gian/ kiến thức để giúp con hòa mạng :D. Cứ tưởng là vứt cái máy tính cho trẻ con là xong đâu, kể cả nó thông minh mấy, biết dùng hết mà không quản lý được là lại ăn mứt cả nền giáo dục ngay.
 

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,319
Động cơ
32,545 Mã lực
Báo chí chính thống rồi CĐM đã nhiều lần phản ánh sự lãng phí, sai sót trong SGK đặc biệt là ở Tiểu học.
Nay em khơi lại để khỏi lãng quên vấn nạn này.
Cccm đã đi Tây tàu các kiểu chắc cũng hiểu về nền gd các nước. Nếu có thể cccm cho ý kiến xem sgk ở các nơi thế nào.
Riêng VN thì em thấy quá lãng phí khi lớp 1 đã mấy chục quyển, lại thêm cái trò mỗi trường chọn một bộ sách. Sách năm trước hầu như không được tái sử dụng cho các năm sau. Trẻ con học xong sách mới tinh, nhiều cuốn hầu như ko động đến và tất cả đều thành rác.
Không chỉ lãng phí tiền mà là một sự góp phần phá hoại tự nhiên, ảnh hưởng môi trường vì để làm ra giấy phải chặt cây, qua nhiều công đoạn chế biến dùng rất nhiều hoá chất và nguồn nước. Đương nhiên xả thải rất nhiều chất độc hại. Tiếp đó là khâu in sách, càng màu mè càng lắm hoá chất, tất cả đều thải vào môi trường.
Mỗi cuốn sách được giữ cẩn thận sẽ dùng được 5-10 năm. Các trường cùng với chủ trương của Bgd cấu kết với bên phát hành sách chỉ tính đến lợi nhuận mà bỏ qua lợi ích xã hội.
Trước đây nếu không mua sgk học sinh có thể mượn tại thư viện trường với mức phí rẻ, học xong trả lại cho lớp tiếp theo mượn tiếp. Nhưng hiện nay hình thức này đã bị xoá sổ.
Bên cạnh đó việc in nhiều đầu sách vớ vẩn khiến cả cô lần trò đều mệt. Hs đi học vác cặp nặng oằn lưng.
Chưa nói đến biên soạn sách cẩu thả rất nhiều lỗi.
Với học sinh tiểu học đặc biệt lớp 1-2 thì khả năng tiếp nhận cũng chỉ cần biết tính +-; ghép vần và đọc. Giờ thêm tiếng Anh là đủ. Các cái lăng nhăng khác chỉ vẽ ra chứ chẳng có lợi ích gì. Có chăng nên dạy các cháu một môn nghệ thuật nào đó như vẽ, chơi đàn. Thay vì đọc một đống sgk thì các cháu cần có thời gian cảm nhận thực tế thiên nhiên nhiều hơn như biết phân biệt gia súc,' gia cầm, động vật, thực vật...
Tiểu học lớp 1, 2 thì chỉ có 2 quyển chính toán, tiếng Việt thi thoảng mang đi mang về, thêm đạo đức mỹ thuật mỏng dính, học bán trú bạn nào đút ngăn bàn bạn đó, đeo hàng ngày có đôi quyển vở nhẹ tênh chứ gì mà oằn lưng
 

aQu

Xe buýt
Biển số
OF-491401
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
583
Động cơ
194,631 Mã lực
Có con đi học đúng là nản..cái vấn nạn sách gk với dụng cụ học tập năm nào cũng rồng rắn xếp hàng đi mua,không đi sớm hết lại đi tìm đỏ mắt các hiệu sách..để rồi năm sau gần như mới nguyên đem nộp làm kế hoạch nhỏ,dụng cụ kĩ thuật cũng thế,mỗi năm một bộ mà cũng chẳng thấy học và làm ra được cái món j ra hồn..thật quá nát,quá lãng phí tiền,công sức của phụ huynh..
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,382
Động cơ
459,524 Mã lực
Giờ em mới để ý vụ này

Tự dưng nhớ tới tạp văn này, cach đây gần 20 năm


Món nợ của ngành giáo dục

Thảo Hảo

1.

“Ai bảo chăn trâu là khổ?
Không, chăn trâu sướng lắm chứ! Ðầu tôi đội nón mê như lọng tre. Tay cầm cành tre như roi ngựa, ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tai nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ. Trong khoảng trời xanh, lá biếc, tôi với con trâu thảnh thơi vui thú, tưởng không còn gì sung sướng cho bằng!”

Một trong những truyện ngắn của Sơn Nam mà tôi thích nhất là “Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư”, nói về cái tình cảm gắn bó giữa những con người dùng chung một hệ thống sách giáo khoa với nhau.
Trong truyện, một anh nhà báo đi thu tiền bạn đọc nợ quá hạn, khó đòi. Ðến nơi, sau ít câu trò chuyện, hai người phát hiện ra cùng từng học qua bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Họ cùng nhắc lại những bài học trong sách. Và cái “tình nghĩa giáo khoa thư” này đủ làm cho anh phóng viên không nỡ đòi nợ nữa.

Nhắc lại một tí, bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư này dùng cho hệ Tiểu học suốt gần nửa đầu thế kỷ 20, do nhà nước giao cho 4 ông, đứng đầu là ông Trần Trọng Kim, soạn. Nội dung sách dễ hiểu, dễ nhớ. Những bài trong sách không quá hay. Nó vừa phải, chừng mực thôi, nhưng mẫu mực giáo khoa. Tiếp theo lại có những câu hỏi dễ thương để trò nhỏ tóm được cái chân lý mà ông thầy muốn dạy, thí dụ trong bài trên, là:

Ta thường chăn trâu ở đâu?
Ta chăn trâu để làm gì?
Ði chăn trâu có gì là thú vị?

Lại cẩn thận tóm tắt cuối bài bằng một câu ngộ nghĩnh, không sai vào đâu được; Trong bài trên, câu tóm tắt đó sẽ là:
Dắt trâu ra đồng cho nó ăn cỏ.

Quay lại với sách giáo khoa ngày nay, các thế hệ học trò Việt Nam mình, trải qua bao đợt cải cách sách giáo khoa, có thể khó mà có được cái tinh thần “Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư” như ngày xưa nữa. Ngay cả trong một gia đình bây giờ, cái hố ngăn cách giữa bố mẹ và con cũng đã lù lù, do mẹ không thể dạy con vì không hiểu sách của con nói gì, và con thì chê mẹ dốt vì sách lớp 6 của con mà mẹ đọc mãi không hiểu thì đúng là mẹ dốt rồi.

(Quả thật, chẳng cần bạn là người yếu bóng vía, chỉ cần đọc sách giáo khoa của các thời kỳ rồi so sánh, cũng sẽ sợ hãi và hoang mang, nghĩ hay là thế hệ mình kém quá chăng, khi bọn trẻ con ngày nay giỏi thế, hiểu được những câu đặc từ kép Hán Việt, mà điểm số cuối năm vẫn cao ngút trời.

Thí dụ, nghĩ tới cảnh con mình, 11 tuổi, non nớt và ngây thơ, thỉnh thoảng còn đái dầm, mà đã có thể hiểu được và học thuộc lòng được đoạn “bác học” sau trong sách Ngữ Văn cải cách lớp 6, ngay bài 1:

Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

… thì bạn chẳng hãnh diện sao? Vì đó rõ ràng là bằng chứng sống của sự tiến hóa (theo hướng tích cực) của loài người mà!)

2.

Soạn sách Giáo khoa chắc không phải chuyện đùa, cho nên ngày trước đã phải dùng tới tận ông Trần Trọng Kim để soạn cái bộ sách Tiểu học.
Không phải đùa, vì có lẽ, loại sách này, ngoài cái nhiệm vụ khai mở trí năng (tôi dùng từ Hán Việt nhé), hẳn còn phải làm thêm cái việc liên kết các thế hệ. Trong gia đình cũng có một thứ “tình nghĩa giáo khoa thư”, khi ông bà, bố mẹ có chung với con, với cháu một loại kỷ niệm “xuyên thời gian” là những bài văn mẫu mực, hợp tuổi, của sách giáo khoa.
Nhưng, như đã nói ở đầu bài, nếu sách giáo khoa cải cách xoành xoạch, thì cái sợi dây nối thế hệ ấy đừng mong mà có.
Và, sự cải cách sách giáo khoa chỉ tránh khỏi (hay chậm lại) được, khi mà những bài học trong đó thật mẫu mực, “thời nào cũng thuộc được”, với giá trị trải qua mấy chục năm vẫn không đổi.

Chuyện đó hơi khó với sách giáo khoa mình, khi còn những đoạn sau, nằm nghiễm nhiên trong sách giáo khoa (cũng sách Ngữ văn cải cách lớp 6, trang 29):

“Chiều ngày 3. 4. 2002, trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Ấn tượng Huế – Việt Nam 2002” đã khai mạc tại công viên 3. 2, mở đầu các hoạt động nghệ thuật của Festival Huế 2002. Tham gia trại lần này có 27 tác giả quốc tế từ 18 nước của 4 châu lục và 11 tác giả Việt Nam. Giúp việc cho các nhà điêu khắc có gần 100 thợ đá, gò, hàn lành nghề và 15 sinh viên khoa điêu khắc của Trường Ðại học Nghệ thuật Huế. Trại bế mạc vào ngày 11. 5. 2002. Tất cả tác phẩm sẽ được tặng cho địa phương để xây dựng một vườn tượng tại Huế.
(Báo Thanh Niên, ngày 4. 4. 2002)

Thật chẳng có gì sai cả, cái đoạn báo này. Nó đúng ngữ pháp, nó có thông tin, nhưng hình như nó thiếu một cái tiêu chuẩn gì đó để đưa vào sách giáo khoa – Một cái tiêu chuẩn gì đó tôi không biết gọi tên, nhưng nó mang “chất giáo khoa”, rất mẫu mực đặc trưng, không cũ với thời gian, để các thế hệ học trò cùng thuộc, cùng nhớ.

Thế rồi sao? Thế rồi một vài năm sau, chắc lại có người thắc mắc, người ta nói, đưa như thế thì đoạn báo nào chẳng đưa vào giáo khoa được. Và người ta sẽ lại đòi thay đổi, thay những đoạn văn đại loại như trên bằng những đoạn văn khác, và học trò sẽ lại có sách cải cách.




Nhưng học trò không phải là thứ để chúng ta thí nghiệm. Cái sợi dây “đồng môn” giữa các thế hệ học trò cũng không thể là thứ nạn nhân “bao cấp” của các nhà cải cách giáo dục. Và nếu sách cải cách cứ như thế này, thì cái món nợ “tình nghĩa giáo khoa thư” của ngành giáo dục đối với các thế hệ người Việt Nam chỉ càng chồng chất mãi lên thôi.

Theo Thể thao-Văn hoá 2002
 

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,907
Động cơ
212,508 Mã lực
Gớm các cụ cứ làm quá. Thời xưa chiến tranh, đời sống, sản xuất còn thiếu thốn mới phải tiết kiệm như thế.
Bây h quyển sách giáo khoa nó cũng chỉ rẻ bằng cuốn tạp chí, thậm chí in ấn còn không đẹp bằng. Các con học còn viết, đánh dấu, tương tác lên trên mặt sách luôn. Xã hội bây h nó phát triển rồi, đâu như thời chiến tranh nữa mà cứ lấy cái chuẩn của thời chiến so với xã hội tiêu dùng bây h.

Hỏi các mợ nhà cụ mà xem. Váy áo có mà 1 lô 1 lốc trong tủ mặc mấy lần xong vứt bỏ đấy í chứ. Mỗi cái bằng cả bộ sách giáo khoa các con học cả năm - còn lãng phí gấp vạn lần mà có thấy cụ/mợ nào kêu đâu nhỉ??
Cụ cần các con thay đổi nhận thức để có sự điều tiết và giữ gìn mọi sự trong đời sống của nó cho cả một cuộc đời nó và thế hệ mai sau

Chứ cái bộ sách giáo khoa mới cũng chưa được triệu bạc, không bằng 1 vé buffet cho 1 người ở SG. Vé buffet cho 1 người ở SG này đã là 1,3 triệu rồi cơ.
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,077
Động cơ
108,840 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Giờ em mới để ý vụ này

Tự dưng nhớ tới tạp văn này, cach đây gần 20 năm


Món nợ của ngành giáo dục

Thảo Hảo

1.

“Ai bảo chăn trâu là khổ?
Không, chăn trâu sướng lắm chứ! Ðầu tôi đội nón mê như lọng tre. Tay cầm cành tre như roi ngựa, ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tai nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trên đám cỏ. Trong khoảng trời xanh, lá biếc, tôi với con trâu thảnh thơi vui thú, tưởng không còn gì sung sướng cho bằng!”

Một trong những truyện ngắn của Sơn Nam mà tôi thích nhất là “Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư”, nói về cái tình cảm gắn bó giữa những con người dùng chung một hệ thống sách giáo khoa với nhau.
Trong truyện, một anh nhà báo đi thu tiền bạn đọc nợ quá hạn, khó đòi. Ðến nơi, sau ít câu trò chuyện, hai người phát hiện ra cùng từng học qua bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Họ cùng nhắc lại những bài học trong sách. Và cái “tình nghĩa giáo khoa thư” này đủ làm cho anh phóng viên không nỡ đòi nợ nữa.

Nhắc lại một tí, bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư này dùng cho hệ Tiểu học suốt gần nửa đầu thế kỷ 20, do nhà nước giao cho 4 ông, đứng đầu là ông Trần Trọng Kim, soạn. Nội dung sách dễ hiểu, dễ nhớ. Những bài trong sách không quá hay. Nó vừa phải, chừng mực thôi, nhưng mẫu mực giáo khoa. Tiếp theo lại có những câu hỏi dễ thương để trò nhỏ tóm được cái chân lý mà ông thầy muốn dạy, thí dụ trong bài trên, là:

Ta thường chăn trâu ở đâu?
Ta chăn trâu để làm gì?
Ði chăn trâu có gì là thú vị?

Lại cẩn thận tóm tắt cuối bài bằng một câu ngộ nghĩnh, không sai vào đâu được; Trong bài trên, câu tóm tắt đó sẽ là:
Dắt trâu ra đồng cho nó ăn cỏ.

Quay lại với sách giáo khoa ngày nay, các thế hệ học trò Việt Nam mình, trải qua bao đợt cải cách sách giáo khoa, có thể khó mà có được cái tinh thần “Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư” như ngày xưa nữa. Ngay cả trong một gia đình bây giờ, cái hố ngăn cách giữa bố mẹ và con cũng đã lù lù, do mẹ không thể dạy con vì không hiểu sách của con nói gì, và con thì chê mẹ dốt vì sách lớp 6 của con mà mẹ đọc mãi không hiểu thì đúng là mẹ dốt rồi.

(Quả thật, chẳng cần bạn là người yếu bóng vía, chỉ cần đọc sách giáo khoa của các thời kỳ rồi so sánh, cũng sẽ sợ hãi và hoang mang, nghĩ hay là thế hệ mình kém quá chăng, khi bọn trẻ con ngày nay giỏi thế, hiểu được những câu đặc từ kép Hán Việt, mà điểm số cuối năm vẫn cao ngút trời.

Thí dụ, nghĩ tới cảnh con mình, 11 tuổi, non nớt và ngây thơ, thỉnh thoảng còn đái dầm, mà đã có thể hiểu được và học thuộc lòng được đoạn “bác học” sau trong sách Ngữ Văn cải cách lớp 6, ngay bài 1:

Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

… thì bạn chẳng hãnh diện sao? Vì đó rõ ràng là bằng chứng sống của sự tiến hóa (theo hướng tích cực) của loài người mà!)

2.

Soạn sách Giáo khoa chắc không phải chuyện đùa, cho nên ngày trước đã phải dùng tới tận ông Trần Trọng Kim để soạn cái bộ sách Tiểu học.
Không phải đùa, vì có lẽ, loại sách này, ngoài cái nhiệm vụ khai mở trí năng (tôi dùng từ Hán Việt nhé), hẳn còn phải làm thêm cái việc liên kết các thế hệ. Trong gia đình cũng có một thứ “tình nghĩa giáo khoa thư”, khi ông bà, bố mẹ có chung với con, với cháu một loại kỷ niệm “xuyên thời gian” là những bài văn mẫu mực, hợp tuổi, của sách giáo khoa.
Nhưng, như đã nói ở đầu bài, nếu sách giáo khoa cải cách xoành xoạch, thì cái sợi dây nối thế hệ ấy đừng mong mà có.
Và, sự cải cách sách giáo khoa chỉ tránh khỏi (hay chậm lại) được, khi mà những bài học trong đó thật mẫu mực, “thời nào cũng thuộc được”, với giá trị trải qua mấy chục năm vẫn không đổi.

Chuyện đó hơi khó với sách giáo khoa mình, khi còn những đoạn sau, nằm nghiễm nhiên trong sách giáo khoa (cũng sách Ngữ văn cải cách lớp 6, trang 29):

“Chiều ngày 3. 4. 2002, trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Ấn tượng Huế – Việt Nam 2002” đã khai mạc tại công viên 3. 2, mở đầu các hoạt động nghệ thuật của Festival Huế 2002. Tham gia trại lần này có 27 tác giả quốc tế từ 18 nước của 4 châu lục và 11 tác giả Việt Nam. Giúp việc cho các nhà điêu khắc có gần 100 thợ đá, gò, hàn lành nghề và 15 sinh viên khoa điêu khắc của Trường Ðại học Nghệ thuật Huế. Trại bế mạc vào ngày 11. 5. 2002. Tất cả tác phẩm sẽ được tặng cho địa phương để xây dựng một vườn tượng tại Huế.
(Báo Thanh Niên, ngày 4. 4. 2002)

Thật chẳng có gì sai cả, cái đoạn báo này. Nó đúng ngữ pháp, nó có thông tin, nhưng hình như nó thiếu một cái tiêu chuẩn gì đó để đưa vào sách giáo khoa – Một cái tiêu chuẩn gì đó tôi không biết gọi tên, nhưng nó mang “chất giáo khoa”, rất mẫu mực đặc trưng, không cũ với thời gian, để các thế hệ học trò cùng thuộc, cùng nhớ.

Thế rồi sao? Thế rồi một vài năm sau, chắc lại có người thắc mắc, người ta nói, đưa như thế thì đoạn báo nào chẳng đưa vào giáo khoa được. Và người ta sẽ lại đòi thay đổi, thay những đoạn văn đại loại như trên bằng những đoạn văn khác, và học trò sẽ lại có sách cải cách.




Nhưng học trò không phải là thứ để chúng ta thí nghiệm. Cái sợi dây “đồng môn” giữa các thế hệ học trò cũng không thể là thứ nạn nhân “bao cấp” của các nhà cải cách giáo dục. Và nếu sách cải cách cứ như thế này, thì cái món nợ “tình nghĩa giáo khoa thư” của ngành giáo dục đối với các thế hệ người Việt Nam chỉ càng chồng chất mãi lên thôi.

Theo Thể thao-Văn hoá 2002
Rất hay cụ ạ. Em đọc sách lớp 1 cũng choáng lắm. Ko hiểu não mấy người làm sách chứa gì mà cho các cháu học những từ rất khó diễn tả về ngữ nghĩa. Trong các sách lớp lớn hơn thì như cụ trích dẫn bên trên, rất nhiều các đoạn văn hoàn toàn không có tính tiêu biểu hay giáo dục mang tính liên kết thế hệ, chỉ đơn thuần là một sự trần thuật vấn đề.
 

kutingayxua

Xe tăng
Biển số
OF-195393
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,921
Động cơ
341,828 Mã lực
Sản phẩm và trí tuệ của tầng lớp tinh hoa. Nghĩ ra lắm thứ để lãng phí. Thà ôm nguyên bộ sách của các nước tiên tiến hội nhập cho nhanh. Mang tiếng có nhiều tiến sũy mà làm ra cái gì ra h ồn
 

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
7,187
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Gớm các cụ cứ làm quá. Thời xưa chiến tranh, đời sống, sản xuất còn thiếu thốn mới phải tiết kiệm như thế.
Bây h quyển sách giáo khoa nó cũng chỉ rẻ bằng cuốn tạp chí, thậm chí in ấn còn không đẹp bằng. Các con học còn viết, đánh dấu, tương tác lên trên mặt sách luôn. Xã hội bây h nó phát triển rồi, đâu như thời chiến tranh nữa mà cứ lấy cái chuẩn của thời chiến so với xã hội tiêu dùng bây h.

Hỏi các mợ nhà cụ mà xem. Váy áo có mà 1 lô 1 lốc trong tủ mặc mấy lần xong vứt bỏ đấy í chứ. Mỗi cái bằng cả bộ sách giáo khoa các con học cả năm - còn lãng phí gấp vạn lần mà có thấy cụ/mợ nào kêu đâu nhỉ??
Cái cốt lõi là lãng phí tiền bạc ở cấp độ toàn dân,có thể cụ thì không sao nhưng lử quê có 2-3 đứa đi học là đầu năm xoắn hết cả ruột gan,từ con gà cái trứng đều dành dụm vào đầu năm học,Tết.Thứ nữa là phá hoại môi trường cực kỳ nghiêm trọng,tàn phá rừng CN,lạm dụng hoá chất để sx giấy ,mực in.
Trong khi đó bên Châu Âu họ rất khắt khe về vấn đề này,bao bì từ Việt Nam sang Châu Âu phải đáp ứng tiêu chuẩn bvmt,balet đúng cân ,thừa là ăn phạt ốm luôn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top