Sau vài tiếng lắc lư đổ đèo ruột gan lộn tùng phèo mặc dù tài xế đã ráng nương tay chiều khách đi xe ,chúng tớ tiến vào khu vực bảo tồn rừng Amazon tại địa danh Ahuano .
Con đường vào là độc đạo dành cho du khách tới những khu du lịch sinh thái ,hoạc là dành các nhà khoa học ,hay những thợ chụp ảnh .......
Trước khi vào khu bảo tồn có một cái chợ nhỏ bán các món đồ tiện lợi và quán ăn ,khách du lịch thường thanh thủ mua sắm đồ đoàn , thực phẩm ,ăn uống ....Sau đó là đi tiếp qua một trạm kiểm soát chặn ngay cuối con đường ,người vào phải trình giấy tờ ngiêm chỉnh cho lính gác trước khi được tiếp tục đi qua khỏi trạm và thêm khoảng 3 cây số nữa thì đến bờ một con sông.
Đây là chặng cuối và xe sẽ đổ khách ở đây ,mọi người xuống xe và tìm người đưa đường mà mình đã đăng ký trước với hãng du lịch ở Quito.
Hành trình tuy chỉ gần 400 km,nhưng qua những khu vực sau trên hành trình nhiều chặng đường
apallacta – Baeza – Tena – Ahuano nên kéo dài hơn nửa ngày trời tuỳ điều kiện đường xá,đó là đi xe chạy suốt không ngừng đón khách .
Các đoàn du khách sẽ được hướng dẫn viên địa phương của các resort đón nhận và hướng dẫn lên xe đón để qua phà đi qua bến sông bên kia và đi tiếp vào khu vực thượng nguồn của các nhánh sông,ở đấy các resort ven sông đã sẵn sàng cho họ ngỉ ngơi thư giãn với các tour tham quan "cưỡi ngựa xem hoa "nếm mùi rừng rú chút đỉnh.
Riêng phần tớ vì đăng ký đi tour trải ngiệm nên được 1 chàng tour guy địa phương ra đón và mời xuống xuồng máy theo chàng ta đi đến một khu dân cư ngỉ qua đêm để sáng mai bắt đầu chuyến đi thực tế .
Chàng này người dân tộc Kichwa tên là Chuya . Anh ta nói tiếng Anh vừa đủ và có vẻ biết việc ( đương nhiên rồi !).
Trước khi lên xuồng anh phát cho chúng tớ mổi người một hộp đồ ăn làm sẵn gồm vài miếng bánh mì và bơ,lon nước trái cây và bánh ngọt,vài gói cà phê hay trà tan và chút gia vị,đó là phần cơm tối của chúng tớ .
Nhìn quanh tớ thấy bên bến đò có vài nhóm ba lô đi lẻ như tớ bằng các phương tiện khác cũng đang lục đục theo HDV của họ kéo đến bến sông chuẩn bị lên xuồng máy.
Họ gồm một cặp vợ chồng người Pháp khá lớn tuổi nhưng xem ra còn gân,một cặp trẻ trung mới đám cưới người Mỹ, 2 người nữ cũng từ Mỹ (sau này biết là hai mẹ con ),phần tớ có thêm bạn đồng hành nhập bọn là 1 người Ấn Độ đến từ Canada ,tên là Mô.
Tổng cộng chia làm 4 nhóm lẻ cho đợt này .
Họ cũng đăng ký HDV cùng hãng du lịch như tớ vì thấy các HDV mặc đồng phục giống nhau ,như thế là tuy chúng tớ đi lẻ nhưng cũng sẽ họp chung ở chặng cuối chuyến đi rừng để tham quan một làng thổ dân và đi bè xuôi về resort ngỉ ngơi .
Thành viên các nhóm tự giới thiệu,bắt tay chào nhau và hẹn gặp lại rồi tản mát theo HDV của nhóm họ lên xuồng rời bến .
Xuồng máy lướt sóng chở chúng tớ rời bến,sau khi cặp ven bờ một đoạn thì đổi hướng vượt sông sang bờ bên kia,khúc sông này rộng và sóng to nên khi đến giữa sông,có lẽ để tạo cảm giác nên lái đò ra tay hơi lả lướt cho xuồng tiến nhan vượt trên sóng lớn ,be xuồng thấp nên sau mổi cú quẹo lạng lách làm chúng tớ và chàng HDV bị ướt vì nước bắn tung toé .
Chúng tớ đều mặc áo phao nên cũng làm bộ an tâm thụ hưởng cảm giác mạnh trong khi chàng lái xuồng thì nhe răng cười khoái chí tử .
Sau khi đi xuồng khoảng 20 phút thì xuồng tắt máy giảm tốc độ và rẽ vào bờ cặp bến 1 xóm nhỏ có khoảng mươi nóc nhà .
Nhánh sông Âmzon này có tên là Napo ,và cái làng nhỏ xíu tên là Punta Ahuano .
Giúp nhau leo lên bờ sau khi cho tiền tip anh lái xuồng. Ven sông giờ nước xuống nên trơ bãi bùn bốc mùi lá mục ,lội qua vùng sình lầy thì đến phần bãi đá cuội ven gờ đất tạo nên âm thanh trèo trẹo khi bước chân của chúng tớ dẫm bừa vì gánh nặng hành trang mang trên lưng .
Vượt qua hết gờ đất thì gặp 1 con đường mòn tiến vào một bãi lau sậy cao quá đầu người ,lối mòn xuyên suốt như đi trong hang động vì lau sậy đan xen ken kín như vòm mái ,nhìn lên chẳng thấy mặt trời .
Đi một đỗi thì lối mòn toả nhánh ra khỏi vùng lau sậy trước mặt phô bày khoảng trống với con đường đá khá rộng tiếp nối với con đường lát gạch dang dở..Những căn nhà nhỏ hai bên lề đường hiện ra trong im vắng .
Đây là nhóm cư dân địa phương người dân tộc Kichwa ,họ sinh sống bằng ngề nông và cũng nhờ vào khách du lịch .
Cái dấu hiệu hiện đại nhất của cụm cư dân nhỏ này là con đường lót gạch dở dang và cũng chỉ một đoạn,đoạn cuối là đường đất với cỏ dại mọc um tùm,nge đâu là công trình mở đường này được các chủ thầu resort đầu tư,trong tương lai họ sẽ xây dựng thêm khu du lịch mới (lúc đó du khách sẻ tới đây bằng xe chứ khỏi phải đi xuồng,sẽ tiện và nhanh hơn nhưng sẽ....mất hứng theo cảm ngĩ của tớ)
Chúng tớ được dẫn vào 1 nhà nhỏ để ngỉ qua đêm,sau khi sửa soạn chỗ ngủ chúng tớ ra đường la cà chào hàng xóm,chỉ gặp vài người già cố bán vài món quà lưu niệm và một nhóm trẻ em đang chơi bên lề đường lát gạch.
Trẻ em tớ gặp hầu hết là gái ,có điều chúng rất nhát , chỉ dấu mặt và cười khi chúng tớ hỏi thăm và cho kẹo .