Nói như bác Thanh Hải thì k hề sai về platform sharing & rebadged engineering. Tuy nhiên k thế nói những dòng xe sử dụng cùng platform, hay cùng công nghệ lõi mà giống nhau y chang được. Nói thế là chưa nói hết, dễ làm người đọc hiểu nhầm.
Platform có thể hiểu nôm na là động cơ, bộ truyền động & bộ treo. Tại sao gọi là platform sharing vì nó cùng 1 dây truyền SX, phụ tùng thay thế qua lại cho nhau được. Nhưng đó là chỗ điểm giống nhau kết thúc. Mỗi xe sẽ có thiết kế chasis khác nhau, và điều đó tạo nên sự khác biệt cho mỗi thương hiệu. Những tính năng liên quan đến ng dùng như độ ồn, độ vặn khi vào cua, độ ổn định ở tốc độ cao, tốc độ chậm, khi đường sóc, thậm chí độ rộng khoang hành khách, bán kính cua 360 vv đều sẽ được mỗi hãng xe thiết kế khác nhau để phục vụ 1 phân khúc KH nào đó.
Nói cách khác, platform sharing là cách để cách hãng xe tiết kiệm 1 phần chi phí SX những bộ phận lớn nhất của xe. Công nghiệp SX dây chuyền hàng loạt sẽ rẻ hơn với 1 số lượng lớn. Cũng cho phép các hãng SX phụ tùng phục vụ nhiều loại xe với cùng 1 dây chuyền. Phụ tùng thay thế sau bán hàng cũng là 1 lĩnh vực khủng, doanh thu chả kém j bán 1 chiếc xe, thậm chí lãi cao hơn. Xe càng nhiều phụ tùng càng được ng dùng chuộng (đó là 1 phần lý do ông Toy được mệnh danh là "thần thánh")
Nhưng tất cả mọi thứ của platform đều có thể được tuỳ biến. Động cơ mỗi hãng dùng ECU khác nhau. Thậm chí với dòng động cơ có tính năng VVT thì còn có thể thay đổi dải công suất tối ưu của động cơ. Tức là cũng platform đó, vào tay 1 ông muốn bán 1 chiếc sedan, nhưng muốn marketing xe đó cho dân trẻ sẽ làm ECU để động cơ có torque lớn nhất ở vòng quay thấp hơn, giúp xe tăng tốc nhanh ("bốc" hơn). Hay bộ treo có thể cứng, mềm, cao thấp, đều có thể customize được.
Rồi tiếp đến là chasis, độ chống ồn của mỗi xe được bắt đầu với chasis. Thậm chí mềm cứng, nặng nhẹ, cao thấp, tối ưu khí động học, độ dài cơ sở (liên quan đến handling, cảm giác lái, khả năng cơ động vv) đều do chasis quyết định. Chasis cũng quyết định 1 phần nội thất. Có thể nói chasis là thứ liên quan trực tiếp đến người dùng xe nhất, đây mới thực sự là "nền tảng" từ góc nhìn của ng tiêu dùng. 1 thiết kế chasis tốt sẽ là của riêng 1 hãng nào đó, và họ k chia sẻ cái này cho ai. Chasis gồm 2 phần, phần sàn & phần top. Phần sàn có thể giống nhau & là bước chống ồn đầu tiên. Phần top có thể thay đổi tuỳ dòng xe.
Cuối cùng mà nói, những ng tiêu dùng mua xe này thay vì xe khác để có 1 trải nghiệm khác nhau. Cùng platform thật đấy, nhưng chuyện ông Ford Lazer có thể ăn xăng & hay hỏng hơn ông Mazda 323 cũng có thể. Vì động cơ có thể là 1, nhưng có thể ECU khác nhau, phụ tùng có thể cùng tiêu chuẩn (tức là kích thước & 1 số thông số kỹ thuật) nhưng có thể do 2 nhà cung cấp khác nhau, dẫn đến độ bền khác nhau. Và kết quả cuối cùng người ngồi sau tay lái cảm nhận 2 xe khác nhau vì từ nội thất, chống ồn, cảm giác lái khác nhau hoàn toàn. Ví dụ ông Ford trợ lực tay lái cứng hơn, vòng quay vô lăng khác ông Mazda là tạo sự khác rồi. Hay 1 ông phanh đĩa 4b, 1 ông kết hợp đĩa & trống vv & vv.
Để nói 2 xe có cùng 1 platform giống nhau hoàn toàn là bullshit! Quan trọng nhất với ng dùng là trải nghiệm hàng ngày của họ sau vô lăng. Cái này platform chỉ đóng góp 1 phần nhỏ. Các ông kỹ sư, thiết kế, nhà máy của mỗi hãng đều làm việc miệt mài chính là để tạo ra sự khác biệt này. Đó là sự khác biệt về giá, tiền khác nhau là ở chỗ đó. Bởi các hãng đều biết là có anh Gú Gồ luôn hiện diện. Ng tiêu dùng k hề ngu & biết đọc và rất nhiều ng đọc. Nếu các hãng k tạo ra sự khác biệt thì k bán được hàng. Minh chứng là nhiều dòng xe ra đời quá gấp, k đủ thời gian làm R&D để tạo đủ khác biệt, cuối cùng biến thành 1 quả bom xịt, vài năm hãng cho về hưu. Nếu chỉ cần platform là đủ, ai trong chúng ta (nếu đủ xèng & quan hệ) cũng có thể mua 1 bộ platform về, ta có tự làm được 1 chiếc xe ngon như Mẹc, Toy, Ford, Mazda, Nissan hay k? Minh chứng xe Mekong kìa, và còn nhiều minh chứng khác nữa, k tin hỏi a Gú Gồ đi. Ah mà cái này chỉ đúng với xe tiêu dùng đại chúng nhé, xe tải, xe bus là 1 chủng loại khác k bàn ở đây.
Tiếp đến rebadged engineering. Đây lại là 1 thể loại mới, bản chất nó đầy đủ hơn chỉ là platform sharing. Ví dụ Kia Morning, Hyundai i20, Getz (hay i10 nhỉ, em k để ý). Bản chất nó là 1 gần như đúng nghĩa, khung vỏ gầm, tóm lại bộ xương như nhau, thậm chí thước lái như nhau. Nhưng có thể khác chút nội thất, radio này nọ, bộ treo có thể được tuning để cứng hơn mềm hơn cao thấp khác nhau chút xíu. Marketing cũng k thể khác nhau lắm, vì có xoay chiều nào thì nó cg k khác j nhau. Bản chất tại sao lại làm thế nhiều khi chỉ để phục vụ cho 1 thị trường cụ thể nào đó. Cùng xe đổi tên khi xuất nước khác, nhằm kiểm soát việc phân phối. Hay đơn giản các hãng mua bản quyền để tiết kiệm thời gian. Để phát triển 1 dòng xe, kể cả dùng platform sharing, tốn thời gian. Mà nhiều khi thời ra cho ra mắt SP còn quan trọng hơn chi phí bỏ ra để R&D nên ng ta sẵn sàng mua đắt để nắm bắt cơ hội. Có ty tỷ lý do tại sao các hãng mua lại rebadge engineering. Có hãng làm ẩu đến mức chỉ thay cái logo (như a Toy 86 j đó), kết quả dek bán dc xe. Nhưng đa số vẫn bán dc vì ng dùng biết xe giống nhau rồi nhưng giá k khác, có khi Toy bảo hành tốt hơn Subaru, nhiều điểm bảo dưỡng hơn vv.
Kết luận bài viết của bác Thanh Hải rất hay & bổ ích. Nhưng đọc bài của bác có ng lại nghĩ em Scion & em Lexus giống nhau y chang thì chết. Tôi dám cá, để 2 xe cạnh nhau test drive xe có khác k. Chắc chắn khác. Toy có thể quá chán khi tạo ít sự khác biệt về thiết kế nội ngoại thất, nhưng độ ồn xe, bộ treo khác hẳn nhau. Bản chất ngồi Lexus nội thất sang hơn, trang bị loa, đồ điện tử, ECU khác nhau đấy. Đến cái gioăng cửa khác nhau khi đóng cửa kìa. Đó mới là những trải nghiệm ng dùng trực tiếp cảm nhận hàng ngày, và sẵn sàng chi để có. Còn mấy ông như Renault & SS QM5 mới là ví dụ của sự k khác biệt.
Viết bài copy lại bác chủ thớt cũng nên viết cho đầy đủ, tránh ng đọc hiểu nhầm, hiểu k hết.