- Biển số
- OF-560455
- Ngày cấp bằng
- 23/3/18
- Số km
- 642
- Động cơ
- 156,856 Mã lực
Hôm nay đọc thớt về việc nhân viên nghỉ việc sau tết nguyên đán tranh luận khá sôi nổi. Em tình cờ đọc được một bài viết rất hay chủ đề làm thuê và làm chủ xin chia sẻ với các cụ. Bài viết của bạn Thái, cá nhân em rất đồng tình với quan điểm của chủ bài viết. Nguyên văn dưới đây:
Bà chủ một doanh nghiệp đăng đàn trên VNExpress viết rằng:
Nếu là chủ, khi nhân viên không thấy hạnh phúc, muốn ra đi, tôi sẽ làm hết sức để họ hạnh phúc, giữ họ ở lại. Tôi sẽ tạo ra dự án thú vị, đào tạo, huấn luyện, tạo điều kiện để nhân viên thăng tiến về chuyên môn, có một sự nghiệp, trở thành một phần của một cái gì đó lớn hơn và đương nhiên tôi sẽ tăng lương thưởng. Nếu sau khi đã làm tất cả, nhân viên vẫn muốn ra đi, tôi sẽ cảm ơn và viết cho họ một thư giới thiệu. Trách nhân viên không chuyên nghiệp, nhưng liệu bà chủ có chuyên nghiệp hay chưa?
Người làm chủ phải hiểu rằng để thu hút nhân tài họ cần phải có một chế độ đãi ngộ tương xứng và phải tôn trọng người làm việc cho mình. Các công ty ở Silicon Valley cho nhân viên bay business class, ở khách sạn 5 sao, ăn nhà hàng Michelin, còn các công ty Việt Nam sang Silicon Valley tuyển người bằng "lương thấp, đãi ngộ không có gì, nhưng mà đây là giúp đỡ đất nước mà", khắm chịu không nổi.
Người ta muốn nghỉ việc vì điều kiện làm việc không tốt hoặc có cơ hội khác tốt hơn, chứ chẳng ai muốn nghỉ chỉ để "gây ấn tượng không đẹp đến hình ảnh, uy tín, chất lượng của lao động Việt Nam trong con mắt nhà tuyển dụng nước ngoài". Mà trời ạ, nhà tuyển dụng nước ngoài là cái quái gì mà phải lo họ nghĩ xấu về mình? Thuận mua vừa bán, tuyển dụng nước nào không hiểu được nguyên lý cơ bản đó thì cũng chẳng đáng nghĩ đến làm gì.
Bà chủ dẫn lời một ông chủ khác:
Tôi trung thành với công ty của tôi. Tôi không làm gì gây hại cho công ty (ví dụ như bán dữ liệu, công nghệ cho đối thủ). Tôi luôn quảng bá, giới thiệu, khuyến khích người khác sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty. Tôi luôn làm việc hết sức, làm tròn trách nhiệm và hơn thế nữa. Nếu thấy vấn đề không ổn, gây lãng phí, cần phải sửa, tôi sẽ nhảy vào sửa hoặc báo cho người khác, mặc dù có thể đó không phải là việc của tôi. Không có vấn đề gì ở công ty là vấn đề của người khác. Tôi ở trên một chiếc thuyền và tôi sẽ làm tất cả với những người khác để thuyền về đích.
Nhưng trung thành không có nghĩa là tôi phải gắn bó suốt đời. Công ty không phải là gia đình. Mỗi lần nghe sếp nói "chúng ta là một gia đình" tôi bắt đầu đi tìm việc khác. Tôi có bạn ở công ty, nhưng công ty không phải là bạn của tôi. Tôi luôn làm việc hết mình, nhưng tôi cũng luôn cân nhắc các cơ hội khác. Việc đó chẳng có gì là phi đạo đức, vì mối quan hệ giữa hai bên vẫn là thuận mua vừa bán.
Không những yêu cầu người làm thuê phải trung thành một cách vô lý, các ông bà chủ và cả xã hội Việt Nam còn rất xem thường người làm thuê. Tôi tìm trên Google cụm từ "cũng chỉ là làm thuê" thấy có hơn 30 ngàn kết quả. Mới đây một vị giáo sư toán đầu ngành ở Việt Nam tuyên bố "nếu học tốt mà không sáng tạo chỉ là người đi làm thuê".
Tôi tò mò vì đâu mà xã hội Việt Nam không xem trọng người làm thuê. Có lẽ từ câu châm ngôn "phi thương bất phú"? Tôi đồ rằng văn hóa xem nhẹ người làm thuê có căn nguyên từ văn hóa xem tiền bạc, sự giàu có là thước đo giá trị con người. Ai giàu hơn, ai thành công hơn, người đó ắt thông minh, làm việc chăm chỉ hơn, tài năng hơn, phẩm giá cao hơn, đánh rắm cũng thơm hơn người khác (nhưng kỳ thực, rất có thể chỉ là do họ mới đi ỉa mà thôi).
Nếu ông chủ bà chủ nào cũng xem thường người làm thuê, "chỉ có không làm chủ được mới đi làm thuê", làm sao họ tuyển được người tài giỏi? Ngược lại, nếu người làm thuê nào cũng ngong ngóng muốn làm chủ, "làm thuê suốt đời sao khá nổi", làm sao họ an tâm trao dồi để leo lên những nấc thang mới trong chuyên môn của họ?
Phải chẳng đây là căn nguyên tại sao Việt Nam có ít sản phẩm được biết đến rộng rãi trên thế giới? Các doanh nghiệp không thu hút đủ người tài giỏi để làm ra những sản phẩm đẳng cấp. Anh làm marketing giỏi một chút sẽ mở công ty làm tổ chức sự kiện. Chị làm lập trình giỏi một chút sẽ mở công ty làm outsourcing. Kết quả là một đống doanh nghiệp làng nhàng tạo ra một đống sản phẩm làng nhàng.
Bà chủ một doanh nghiệp đăng đàn trên VNExpress viết rằng:
Tôi có cảm giác bà chủ doanh nghiệp này nghĩ rằng thuê sinh viên mới ra trường là ban ơn cho họ, nên sinh viên cứng cáp rồi bỏ đi là đồ vong ơn. Mối quan hệ giữa nhân viên với công ty là một hợp đồng làm ăn, thuận mua vừa bán, chẳng có ơn nghĩa gì ở đây cả. Nếu người làm chủ cảm thấy ban phát ơn huệ khi thuê một ai đó, tức là họ đã thuê nhầm người. Nếu người làm thuê không muốn ra đi vì cảm thấy phải trả ơn, tức là họ đã ở nhầm chỗ.Đã vậy, sau khi cứng cáp một chút, nhiều bạn ngay lập tức ngó nghiêng, nhảy việc. Thực tế đó khiến nhiều doanh nghiệp rất ngại tuyển sinh viên mới ra trường mà luôn yêu cầu tối thiểu vài năm kinh nghiệm. Nó cũng gây ấn tượng không đẹp đến hình ảnh, uy tín, chất lượng của lao động Việt Nam trong con mắt nhà tuyển dụng nước ngoài.
Nếu là chủ, khi nhân viên không thấy hạnh phúc, muốn ra đi, tôi sẽ làm hết sức để họ hạnh phúc, giữ họ ở lại. Tôi sẽ tạo ra dự án thú vị, đào tạo, huấn luyện, tạo điều kiện để nhân viên thăng tiến về chuyên môn, có một sự nghiệp, trở thành một phần của một cái gì đó lớn hơn và đương nhiên tôi sẽ tăng lương thưởng. Nếu sau khi đã làm tất cả, nhân viên vẫn muốn ra đi, tôi sẽ cảm ơn và viết cho họ một thư giới thiệu. Trách nhân viên không chuyên nghiệp, nhưng liệu bà chủ có chuyên nghiệp hay chưa?
Người làm chủ phải hiểu rằng để thu hút nhân tài họ cần phải có một chế độ đãi ngộ tương xứng và phải tôn trọng người làm việc cho mình. Các công ty ở Silicon Valley cho nhân viên bay business class, ở khách sạn 5 sao, ăn nhà hàng Michelin, còn các công ty Việt Nam sang Silicon Valley tuyển người bằng "lương thấp, đãi ngộ không có gì, nhưng mà đây là giúp đỡ đất nước mà", khắm chịu không nổi.
Người ta muốn nghỉ việc vì điều kiện làm việc không tốt hoặc có cơ hội khác tốt hơn, chứ chẳng ai muốn nghỉ chỉ để "gây ấn tượng không đẹp đến hình ảnh, uy tín, chất lượng của lao động Việt Nam trong con mắt nhà tuyển dụng nước ngoài". Mà trời ạ, nhà tuyển dụng nước ngoài là cái quái gì mà phải lo họ nghĩ xấu về mình? Thuận mua vừa bán, tuyển dụng nước nào không hiểu được nguyên lý cơ bản đó thì cũng chẳng đáng nghĩ đến làm gì.
Bà chủ dẫn lời một ông chủ khác:
Một tổng giám đốc công ty Việt Nam đứng dậy nói ngay: “Thách thức lớn mà các công ty Việt Nam phải đối mặt là cách nghĩ lệch lạc về việc làm và lao động đã ăn sâu vào gốc rễ từng gia đình. Còn năng suất, thực sự có thể cải thiện bằng việc đầu tư máy móc, công nghệ và quy trình”.
Tôi nghĩ thách thức đúng là suy nghĩ lệch lạc, nhưng không phải của nhân viên mà của những người làm chủ. Tận tụy và trung thành chẳng quan trọng bằng có làm được việc hay không, có phù hợp với công việc hay không. Thị trường người lao động và chủ lao động tuân theo cung và cầu và được điều chỉnh bởi bàn tay vô hình. Đi ngược quy luật thị trường có thể đã dẫn đến một nước Nhật dậm chân tại chỗ mấy chục năm qua -- thật khó hiểu tại sao người ta lại cứ lấy đó làm gương.Ông so sánh, người Nhật được giáo dục từ nhỏ rằng tìm việc tại một công ty quan trọng không khác gì việc tìm bạn đời. Sự tận tụy và trung thành được đặt ở gạch đầu dòng trên cùng danh sách các viên gạch làm nên sự nghiệp. Những người càng đổi việc qua nhiều nơi, càng khó được tuyển dụng vào nơi mới.
Tôi trung thành với công ty của tôi. Tôi không làm gì gây hại cho công ty (ví dụ như bán dữ liệu, công nghệ cho đối thủ). Tôi luôn quảng bá, giới thiệu, khuyến khích người khác sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty. Tôi luôn làm việc hết sức, làm tròn trách nhiệm và hơn thế nữa. Nếu thấy vấn đề không ổn, gây lãng phí, cần phải sửa, tôi sẽ nhảy vào sửa hoặc báo cho người khác, mặc dù có thể đó không phải là việc của tôi. Không có vấn đề gì ở công ty là vấn đề của người khác. Tôi ở trên một chiếc thuyền và tôi sẽ làm tất cả với những người khác để thuyền về đích.
Nhưng trung thành không có nghĩa là tôi phải gắn bó suốt đời. Công ty không phải là gia đình. Mỗi lần nghe sếp nói "chúng ta là một gia đình" tôi bắt đầu đi tìm việc khác. Tôi có bạn ở công ty, nhưng công ty không phải là bạn của tôi. Tôi luôn làm việc hết mình, nhưng tôi cũng luôn cân nhắc các cơ hội khác. Việc đó chẳng có gì là phi đạo đức, vì mối quan hệ giữa hai bên vẫn là thuận mua vừa bán.
Không những yêu cầu người làm thuê phải trung thành một cách vô lý, các ông bà chủ và cả xã hội Việt Nam còn rất xem thường người làm thuê. Tôi tìm trên Google cụm từ "cũng chỉ là làm thuê" thấy có hơn 30 ngàn kết quả. Mới đây một vị giáo sư toán đầu ngành ở Việt Nam tuyên bố "nếu học tốt mà không sáng tạo chỉ là người đi làm thuê".
Tôi tò mò vì đâu mà xã hội Việt Nam không xem trọng người làm thuê. Có lẽ từ câu châm ngôn "phi thương bất phú"? Tôi đồ rằng văn hóa xem nhẹ người làm thuê có căn nguyên từ văn hóa xem tiền bạc, sự giàu có là thước đo giá trị con người. Ai giàu hơn, ai thành công hơn, người đó ắt thông minh, làm việc chăm chỉ hơn, tài năng hơn, phẩm giá cao hơn, đánh rắm cũng thơm hơn người khác (nhưng kỳ thực, rất có thể chỉ là do họ mới đi ỉa mà thôi).
Nếu ông chủ bà chủ nào cũng xem thường người làm thuê, "chỉ có không làm chủ được mới đi làm thuê", làm sao họ tuyển được người tài giỏi? Ngược lại, nếu người làm thuê nào cũng ngong ngóng muốn làm chủ, "làm thuê suốt đời sao khá nổi", làm sao họ an tâm trao dồi để leo lên những nấc thang mới trong chuyên môn của họ?
Phải chẳng đây là căn nguyên tại sao Việt Nam có ít sản phẩm được biết đến rộng rãi trên thế giới? Các doanh nghiệp không thu hút đủ người tài giỏi để làm ra những sản phẩm đẳng cấp. Anh làm marketing giỏi một chút sẽ mở công ty làm tổ chức sự kiện. Chị làm lập trình giỏi một chút sẽ mở công ty làm outsourcing. Kết quả là một đống doanh nghiệp làng nhàng tạo ra một đống sản phẩm làng nhàng.
Làm thuê và làm chủ
Bà chủ một doanh nghiệp đăng đàn trên VNExpress viết rằng : Đã vậy, sau khi cứng cáp một chút, nhiều bạn ngay lập tức ngó nghiêng, nhảy vi...
vnhacker.blogspot.com
Chỉnh sửa cuối: