Làm thế nào để biết mình đang đi trên đường 1 chiều hay 2 chiều?

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,717
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Muon_biet viết
Một nửa câu trả lời của cụ chủ lại không chính xác về màu vạch. Màu vạch vàng dù nét đứt hay nét liền thì cho ta biết là đoạn đường đó cấm dừng đỗ, con màu trắng thì xe được phép dừng đỗ chứ màu vạch không xác định đường một hay hai chiều đâu nhé.

Em chỉ trích các loại vạch ở tim đường, giữa đường thôi. Vạch ở tim đường thì ko liên quan đến cấm dừng đỗ cụ ạ. Cấm dừng đỗ là khi vạch vàng vẽ ở lề đường hoặc trên vỉa hè. Cụ có thể đọc lại.

Ở đường > 60km/h thì vạch vàng cho biết đấy là đường 2 chiều đấy cụ. Vạch đứt màu trắng thì đấy là đường 1 chiều.
Cụ cứ đọc kĩ lại xem sao. Nếu em sai sót gì cụ trích dẫn lên đây để em sửa bài.
Vạch vàng có tác đụng cả phân giới 2 làn đường ngược chiều và cả cấm dừng, đỗ xe. Trong phố thì thường kô dùng vạch vàng vì nếu muốn cấm đỗ thì làm cái biển cấm dừng, đỗ là xong. Nhưng những con đường dài hàng trăm km, người ta không thể trồng hàng trăm biển cấm đỗ được, nên họ mới nghĩ ra cái vạch vàng. Ví dụ cụ thể nhất là đường HCM. Nếu các cụ đã chạy đường này, nếu gặp ngã ba, biển báo ko có và phân vân ko biết đi đường nào thì cứ theo đường có vạch vàng là chính xác đường HCM.
Đường HCM nhẵn, vắng nhưng khá hẹp, cấm đỗ là rất hợp lý. Thực sự em thấy nhiều cụ đỗ xe rất nguy hiểm, cẩn thận là cứ chọn trạm xăng, quán nước có chỗ đỗ xe thụt hẳn vào cho an toàn.
 
Chỉnh sửa cuối:

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,400
Động cơ
447,960 Mã lực
Vạch vàng có tác đụng cả phân giới 2 làn đường ngược chiều và cả cấm dừng, đỗ xe. Trong phố thì thường kô dùng vạch vàng vì nếu muốn cấm đỗ thì làm cái biển cấm dừng, đỗ là xong. Nhưng những con đường dài hàng trăm km, người ta không thể trồng hàng trăm biển cấm đỗ được, nên họ mới nghĩ ra cái vạch vàng. Ví dụ cụ thể nhất là đường HCM. Nếu các cụ đã chạy đường này, nếu gặp ngã ba, biển báo ko có và phân vân ko biết đi đường nào thì cứ theo đường có vạch vàng là chính xác đường HCM.
Đường HCM nhẵn, vắng nhưng khá hẹp, cấm đỗ là rất hợp lý. Thực sự em thấy nhiều cụ đỗ xe rất nguy hiểm, cẩn thận là cứ chọn trạm xăng, quán nước có chỗ đỗ xe thụt hẳn vào cho an toàn.
Em nhớ không nhầm thì có vẻ như vạch vàng kẻ giữa tim đường không có tác dụng cấm dừng đỗ cụ ơi. Nó là vạch tim đường thôi
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,717
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Thưa các cụ, câu hỏi này em đã từng hỏi, nhưng vẫn chưa có được câu trả lời thỏa mãn. Đa số các cụ đều trả lời phải đến ngã 3, 4 nhìn biển báo mới biết được đường tiếp theo định rẽ là 1 chiều hay 2 chiều. Nhưng như thế em thấy hơi bất cập. Nếu đang ở giữa đoạn đường, làm sao ta biết đường đó 1 chiều hay 2 chiều? Mà không dựa vào tình hình giao thông hiện tại. Giả sử chỉ có 1 mình ta đi trên đường.

Thưa các cụ, sau khi đọc kĩ quy chuẩn 41 của Bộ giao thông vận tải, em đã có 1 nửa câu trả lời cho câu hỏi này.

Với đường có tốc độ > 60km/h:
Các cụ hay đi đường ngoại thành, ngoài khu đông dân cư thì xem chỗ này.

- Vạch đường tim trên mặt đường có hai luồng xe đi ngược chiều bằng mầu vàng đứt khúc. Dùng để phân hai luồng xe đi ngược chiều, vạch này được vẽ ở tim đường, tuy nhiên tuỳ tổ chức giao thông không nhất thiết phải vẽ đúng tim đường. Trường hợp dùng vạch này thì xe được phép chạy đè lên vạch để vượt xe khác hoặc rẽ về bên trái;

- Vạch phân chia các làn xe bằng đường đứt khúc màu trắng. Dùng để phân cách các làn xe cùng chiều, nhằm mục đích bảo đảm an toàn chạy xe, trong điều kiện cho phép thì được đè lên vạch để vượt xe;

- Vạch liền vàng: tương tự vạch đứt vàng, chỉ khác là không được đè vạch.

- Hai vạch liền vàng song song: Khi vạch giữa mặt đường có tác dụng phân cách luồng xe chạy ngược chiều. Trường hợp hai vạch vàng song song liền là cấm xe đè lên vạch để vượt xe hoặc quay đầu.

- Hai vạch vàng song song, một vạch đứt, một vạch liền: Vạch gồm một đường liền và một đường đứt khúc màu chạy song song với nhau ở tim đường: Vạch dùng để tổ chức giao thông trên đường hai chiều nhưng có ba làn xe cơ giới và trên những đường cần thiết phải thực hiện một bên cho phép còn một bên ngăn cấm việc vượt xe.

=> vạch này được vẽ ở đường có 3 làn xe cơ giới (suy ra đường này phải có >= 3 làn)

- Vạch liền trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường với tác dụng phân cách giữa làn xe có động cơ và làn xe không có động cơ, hoặc giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Khi vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng;

=> Vạch liền trắng chỉ để phân cách giữa làn xe máy + ô tô với làn xe đạp, hoặc đặt trước đèn tín hiệu, hoặc chỉ giới hạn của mặt đường (với phần đất bên ngoài). Không được đặt ở tim đường để phân chia 2 làn ngược chiều.

Rút ra kết luận, với đường có tốc độ > 60km/h, có vạch vàng giữa đường là 2 chiều (vạch liền hoặc vạch đứt), có vạch trắng giữa đường là 1 chiều (chỉ có vạch đứt, vạch liền trắng không vẽ giữa đường).

Với đường có tốc độ <= 60km/h:
Các cụ hay đi thành phố thì xem chỗ này.

- Vạch số 1.1. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch.

- Vạch số 1.3. Vạch kép phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn xe trở lên, xe không được đè lên vạch.
Vạch này hiện tại em chưa thấy có ở Hà Nội.

- Vạch số 1.5. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy hoặc xác định danh giới làn xe khi có từ 2 làn xe trở lên chạy theo một chiều.
Vạch này em thấy trên đường Phạm Văn Đồng (vẽ cho 1 chiều) và Quán Thánh (vẽ cho 2 chiều).

- Vạch số 1.11. Vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt quãng) để phân chia dòng phương tiện 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Lái xe bên vạch đứt quảng được phép đè lên vạch để vượt xe.

Các vạch này đều màu trắng cả.

Đường <=60km/h này để phân biệt 1 chiều hay 2 chiều thì khó hơn đường > 60km/h. Vì vạch đứt 1.5 kia có cả 2 tác dụng là phân ranh giới 2 luồng ngược chiều và lúc thì lại phân các làn cùng chiều.
Đoạn này thì nhờ các cụ vào giải đáp giúp em với.

Em nghĩ, nếu quy chuẩn chỉnh sửa 1 chút, thì chỉ cần nhìn vào vạch kẻ đường ở giữa đường, ta sẽ có 2 thông tin:
1. Đó là đường 1 chiều hay 2 chiều
2. Đường đó là đường có tốc độ bao nhiêu (>60 hay <60 km/h).
Đường thành phố thì thôi đi dựa vào số đông vậy.
Còn đường ngoài khu đông dân cư, hi vọng sẽ sớm áp dụng QC 41. Đi trong thành thấy tim đường màu trắng, ngoài thành phố tim đường màu vàng. Em tưởng tượng cũng thấy dễ đi rồi.

QC 41 này so với thực tế thì khác nhau nhiều lắm. Cũng 1 phần đường ngày xưa theo chuẩn khác (chuẩn nào em chịu :) )
Cái vạch vàng chả mấy được sử dụng. Em thấy sử dụng trong thành phố đúng thì là vạch đỗ xe bus, và vạch kẻ trên vỉa hè để cấm đỗ xe. Còn kẻ vạch vàng song song trên mấy cái cầu mới làm, thì so với quy chuẩn là sai. Trong thành phố ko có vạch đó. Em nhớ trên này đã có cụ bị bắt vì vượt xe do cái vạch đó.
Cái này có quy định đàng hoàng: đầu đường phải cắm biển mũi tên báo hiệu đường 1 chiều (nếu cụ đang đi xuôi chiều) và có biển nnhắc lại ở các chỗ giao cắt . Hướng ngược lại thì em khỏi phải nói rồi . Có điều hình như chỉ có mấy tỉnh nhỏ mới cắm đủ theo quy định thì phải =D>. Còn những thằng như Hà Nội chả thấy cắm bao giờ :-<.
 

nganbv

Xe tải
Biển số
OF-83003
Ngày cấp bằng
17/1/11
Số km
234
Động cơ
414,078 Mã lực
Bài dài ngoẵng, có nhiều thông tin hay, nhưng không sát thực với title. Thực tế cảm nhận ra ngay.
 

Tuan anh 1234

Xe đạp
Biển số
OF-319717
Ngày cấp bằng
15/5/14
Số km
21
Động cơ
291,510 Mã lực
Nơi ở
Trung kinh
Máy móc quá, đg nhánh hay đg to đèu cắm biển hết, mà mấy cái bác tài non lung búng bị bắt thì mới khôn đc
 

windys

Xe tăng
Biển số
OF-66451
Ngày cấp bằng
16/6/10
Số km
1,400
Động cơ
447,960 Mã lực
Vạch tim đường thì mầu trắng cũng ok mà. Cụ tham khảo link này xem:
http://splashurl.com/lcj4alr
Em không vào đc link đấy

Về cơ bản thì những link trên mạng đều không phải là đối tượng để lấy làm căn cứ. Cụ chỉ nên căn cứ vào luật giao thông và Qui chuẩn thôi cụ ơi.
Vạch tim đường thì màu nào cũng ok cả, vấn đề là ý nghĩa chính xác của nó như nào thì phải đọc ạ.
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,079
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Đường 1 chiều thì còn dễ nhận ra chứ loại đường mà chỉ cấm ô tô 1 chiều, còn phương tiện khác vẫn cho đi 2 chiều mới khoai. Đầu vào sẽ chẳng có biển báo nào cho 4b biết đang đi vào đoạn đường mà chỉ được vào chứ không được quay ra, trừ khi đi qua 1 ngã ba ngã tư nào đó có biển cấm ô tô ngược lại.

Hôm rồi em đi 4b vào khu Nhà khách Quân đội chỗ Bến Thốc - ĐS xong quay ra muốn sang bến tàu đi Hòn dấu ngay trước mặt mà ngó nghiêng, chịu ko biết có được rẽ phải quay ra ko nữa. Đánh liều phi sang đến khi quay ra mới thấy biển cấm oto rẽ trái. May mà ko bị xxx túm.
 

tuoitrehanoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-19769
Ngày cấp bằng
10/8/08
Số km
129
Động cơ
502,880 Mã lực
Kinh nghiệm của cá nhân em khi đi ở phố rộng, có thể dừng đỗ xe ở ven đường, nhưng nhìn thấy các xe đỗ ngược chiều với hướng mình đi thì đến 90% là đã đi nhầm vào đường cấm ô tô đi ngược chiều
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Thưa các cụ, câu hỏi này em đã từng hỏi, nhưng vẫn chưa có được câu trả lời thỏa mãn. Đa số các cụ đều trả lời phải đến ngã 3, 4 nhìn biển báo mới biết được đường tiếp theo định rẽ là 1 chiều hay 2 chiều. Nhưng như thế em thấy hơi bất cập. Nếu đang ở giữa đoạn đường, làm sao ta biết đường đó 1 chiều hay 2 chiều? Mà không dựa vào tình hình giao thông hiện tại. Giả sử chỉ có 1 mình ta đi trên đường.

Thưa các cụ, sau khi đọc kĩ quy chuẩn 41 của Bộ giao thông vận tải, em đã có 1 nửa câu trả lời cho câu hỏi này.

Với đường có tốc độ > 60km/h:
Các cụ hay đi đường ngoại thành, ngoài khu đông dân cư thì xem chỗ này.

- Vạch đường tim trên mặt đường có hai luồng xe đi ngược chiều bằng mầu vàng đứt khúc. Dùng để phân hai luồng xe đi ngược chiều, vạch này được vẽ ở tim đường, tuy nhiên tuỳ tổ chức giao thông không nhất thiết phải vẽ đúng tim đường. Trường hợp dùng vạch này thì xe được phép chạy đè lên vạch để vượt xe khác hoặc rẽ về bên trái;

- Vạch phân chia các làn xe bằng đường đứt khúc màu trắng. Dùng để phân cách các làn xe cùng chiều, nhằm mục đích bảo đảm an toàn chạy xe, trong điều kiện cho phép thì được đè lên vạch để vượt xe;

- Vạch liền vàng: tương tự vạch đứt vàng, chỉ khác là không được đè vạch.

- Hai vạch liền vàng song song: Khi vạch giữa mặt đường có tác dụng phân cách luồng xe chạy ngược chiều. Trường hợp hai vạch vàng song song liền là cấm xe đè lên vạch để vượt xe hoặc quay đầu.

- Hai vạch vàng song song, một vạch đứt, một vạch liền: Vạch gồm một đường liền và một đường đứt khúc màu chạy song song với nhau ở tim đường: Vạch dùng để tổ chức giao thông trên đường hai chiều nhưng có ba làn xe cơ giới và trên những đường cần thiết phải thực hiện một bên cho phép còn một bên ngăn cấm việc vượt xe.

=> vạch này được vẽ ở đường có 3 làn xe cơ giới (suy ra đường này phải có >= 3 làn)

- Vạch liền trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường với tác dụng phân cách giữa làn xe có động cơ và làn xe không có động cơ, hoặc giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Khi vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng;

=> Vạch liền trắng chỉ để phân cách giữa làn xe máy + ô tô với làn xe đạp, hoặc đặt trước đèn tín hiệu, hoặc chỉ giới hạn của mặt đường (với phần đất bên ngoài). Không được đặt ở tim đường để phân chia 2 làn ngược chiều.

Rút ra kết luận, với đường có tốc độ > 60km/h, có vạch vàng giữa đường là 2 chiều (vạch liền hoặc vạch đứt), có vạch trắng giữa đường là 1 chiều (chỉ có vạch đứt, vạch liền trắng không vẽ giữa đường).

Với đường có tốc độ <= 60km/h:
Các cụ hay đi thành phố thì xem chỗ này.

- Vạch số 1.1. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch.

- Vạch số 1.3. Vạch kép phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn xe trở lên, xe không được đè lên vạch.
Vạch này hiện tại em chưa thấy có ở Hà Nội.

- Vạch số 1.5. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy hoặc xác định danh giới làn xe khi có từ 2 làn xe trở lên chạy theo một chiều.
Vạch này em thấy trên đường Phạm Văn Đồng (vẽ cho 1 chiều) và Quán Thánh (vẽ cho 2 chiều).

- Vạch số 1.11. Vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt quãng) để phân chia dòng phương tiện 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Lái xe bên vạch đứt quảng được phép đè lên vạch để vượt xe.

Các vạch này đều màu trắng cả.

Đường <=60km/h này để phân biệt 1 chiều hay 2 chiều thì khó hơn đường > 60km/h. Vì vạch đứt 1.5 kia có cả 2 tác dụng là phân ranh giới 2 luồng ngược chiều và lúc thì lại phân các làn cùng chiều.
Đoạn này thì nhờ các cụ vào giải đáp giúp em với.

Em nghĩ, nếu quy chuẩn chỉnh sửa 1 chút, thì chỉ cần nhìn vào vạch kẻ đường ở giữa đường, ta sẽ có 2 thông tin:
1. Đó là đường 1 chiều hay 2 chiều
2. Đường đó là đường có tốc độ bao nhiêu (>60 hay <60 km/h).
Đường thành phố thì thôi đi dựa vào số đông vậy.
Còn đường ngoài khu đông dân cư, hi vọng sẽ sớm áp dụng QC 41. Đi trong thành thấy tim đường màu trắng, ngoài thành phố tim đường màu vàng. Em tưởng tượng cũng thấy dễ đi rồi.

QC 41 này so với thực tế thì khác nhau nhiều lắm. Cũng 1 phần đường ngày xưa theo chuẩn khác (chuẩn nào em chịu :) )
Cái vạch vàng chả mấy được sử dụng. Em thấy sử dụng trong thành phố đúng thì là vạch đỗ xe bus, và vạch kẻ trên vỉa hè để cấm đỗ xe. Còn kẻ vạch vàng song song trên mấy cái cầu mới làm, thì so với quy chuẩn là sai. Trong thành phố ko có vạch đó. Em nhớ trên này đã có cụ bị bắt vì vượt xe do cái vạch đó.
Thứ nhất, để xác định đường đó là 1 hay 2 chiều thì đã có quy định ở đầu đường 1 chiều (theo chiều thuận) phải cắm biển mũi tên để hướng dẫn và được cắm lặp lại ở các giao cắt . Cái này em thấy 1 số tỉnh làm rất tốt, hình như SG cũng có nhưng HN thì không nên nhiều lúc thấy nhiều cụ đi vào đường 1 chiều rất vô tư mà không biết mình đang đi ngược chiều .
Thứ hai, em nghĩ cụ chủ hơi bị lạc quan tếu khi nghĩ các vạch kẻ đều theo tiêu chuẩn vì thực chất bị kẻ sai rất nhiều . Như vạch liền trắng vẫn được vẽ ở Tim đường ở những đoạn cho chạy trên 60km/h và xxx vẫn đè dân ra phạt như ở đường HCM. Vạch liền trắng (1.1) được dùng để phân chia 2 làn phương tiện đi ngược chiều nhau ở đường cho phép đi =<60km/h nhưng vẫn được kẻ đầy dẫy ở Nội thành HN cũng như nhiều nơi khác để phân chia các làn xe cùng chiều và đè dân ra phạt lỗi "sai làn" chứ không phải lỗi "không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường" mà nếu làm đúng quy chuẩn thì sẽ không có lỗi này trong Nội thị . Rồi cái vạch kẻ 1.11 "vang bóng 1 thời" trên đường Phạm Văn Đồng trong khi đáng lẽ cũng chỉ được vẽ ở Tim đường . Đó chỉ là 1 vài VD về kẻ vạch sai quy chuẩn để ăn tiền của dân .
Ngoài ra, cái chỗ đo đỏ của cụ, vạch trắng liền vẫn được sử dụng trên 1 chiều đường của đoạn đường cho phép chạy >60km/h làm vạch cấm chuyển làn, vạch này có độ rộng 15cm chứ không phải 10cm. Cụ chủ xem lại nhé chứ nói cứ vạch trắng giữa đường là đường 1 chiều thì chưa chính xác 100%.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Cụ thử nghĩ 1 chút. Ví dụ, nếu muốn đến phố NT Học thì cụ phải đi từ 1 ngã 3 hoặc ngã tư nào đó, đương nhiên là sẽ có biển để cụ không rẽ vào con phố đó theo đường ngược chiều. Một khi cụ đã vào con phố đó rồi và biết nó là 1 chiều thì cụ ko thể quên ngay được. Cụ có tự nhiên từ trên trời rơi xuống đâu.
Cụ thử đặt mình vào trường hợp người ở Sơn Tây về Trung tâm HN theo đường 32, dọc theo Kim Mã - NTH thì khi vào NTH cụ làm cách nào để biết đó là đường 1 chiều nếu đó là ban đêm và cụ không thạo đường ???
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Tóm lại nếu chỉ căn cứ vào báo hiệu không thể trả lời đang đi trên đường 1 hay 2 chiều cho tất cả các tình huống mà các cụ đặt ra. Nên để tránh vi phạm các cụ đi theo hai nguyên tắc sau:
- Chỉ quay xe ở nới giao nhau
- Luôn đi làn bên phải, chỉ đi vào làn bên trái khi vượt.
Thực tế là có thể biết được nnếu ngành GTVT làm hết trách nhiệm và cắm đầy đủ biển 407 (cả a, b, c).
Kinh nghiệm của cụ chưa chắc đã là nguyên tắc vàng khi đoạn cua từ khu 1 vào khu 2 Đồ Sơn là đường 1 chiều nhưng xxx vẫn đứng ở đó bắt các cụ đi vào làn bên phải . Dù cụ đúng thì cũng mất thời gian cãi cọ . Cái này có top cảnh báo rồi :) .
 

nhanvannhuong

Xe máy
Biển số
OF-317804
Ngày cấp bằng
28/4/14
Số km
76
Động cơ
293,660 Mã lực
Cụ thử nghĩ 1 chút. Ví dụ, nếu muốn đến phố NT Học thì cụ phải đi từ 1 ngã 3 hoặc ngã tư nào đó, đương nhiên là sẽ có biển để cụ không rẽ vào con phố đó theo đường ngược chiều. Một khi cụ đã vào con phố đó rồi và biết nó là 1 chiều thì cụ ko thể quên ngay được. Cụ có tự nhiên từ trên trời rơi xuống đâu.
Nếu rẽ vào NTH đúng chiều, cũng làm gì có biển đường 1 chiều đâu. Em làm sao mà biết đường 1 chiều hay 2 chiều được. Ở mình nó chỉ có cấm rẽ vào phố nào thôi. Từ biển cấm mới suy ra phố đấy là đường 1 chiều. Biển đường 1 chiều là biển chỉ dẫn 407a ấy (cụ search ra ngay). Cái biển 407a này hình như ở HN em chưa thấy bao giờ.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Ví dụ cụ đi từ đoạn Cầu giấy, nó là đường đôi, bên kia có biển 1 chiều thì đương nhiên cụ biết là đường 1 chiều. Cụ đi tới chỗ cổng bến xe Kim liên cũ, sẽ nhìn thấy nó tách ra 2 đường, 1 bên từ đường Sơn Tây, đương nhiên lại có biển 1 chiều và cụ sẽ biết đó là đường 1 chiều ở bên phố NTH.
Hơn 20 năm trước phố NTH là đường 2 chiều đấy cụ ạ . Sau có quy hoạch mở rộng phố Sơn Tây nên NTH mới thành đường 2 chiều . Mà chẳng có luật nào cấm NTH 1 ngày đẹp trời nào đó lại biến thành đường 2 chiều trong khi ST vẫn 1 chiều cụ nhé .
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Vạch tim đường thì mầu trắng cũng ok mà. Cụ tham khảo link này xem:
http://splashurl.com/lcj4alr
Vạch trắng liền chỉ có tác dụng phân chia thành 2 làn phương tiện ngược chiều nhau ở những đoạn đường cho phép chạy =<60km/h thôi . Cụ tham khảo phụ lục G của QC41 nhé .
 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
527
Động cơ
318,350 Mã lực
Thứ nhất, để xác định đường đó là 1 hay 2 chiều thì đã có quy định ở đầu đường 1 chiều (theo chiều thuận) phải cắm biển mũi tên để hướng dẫn và được cắm lặp lại ở các giao cắt . Cái này em thấy 1 số tỉnh làm rất tốt, hình như SG cũng có nhưng HN thì không nên nhiều lúc thấy nhiều cụ đi vào đường 1 chiều rất vô tư mà không biết mình đang đi ngược chiều .
Thứ hai, em nghĩ cụ chủ hơi bị lạc quan tếu khi nghĩ các vạch kẻ đều theo tiêu chuẩn vì thực chất bị kẻ sai rất nhiều . Như vạch liền trắng vẫn được vẽ ở Tim đường ở những đoạn cho chạy trên 60km/h và xxx vẫn đè dân ra phạt như ở đường HCM. Vạch liền trắng (1.1) được dùng để phân chia 2 làn phương tiện đi ngược chiều nhau ở đường cho phép đi =<60km/h nhưng vẫn được kẻ đầy dẫy ở Nội thành HN cũng như nhiều nơi khác để phân chia các làn xe cùng chiều và đè dân ra phạt lỗi "sai làn" chứ không phải lỗi "không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường" mà nếu làm đúng quy chuẩn thì sẽ không có lỗi này trong Nội thị . Rồi cái vạch kẻ 1.11 "vang bóng 1 thời" trên đường Phạm Văn Đồng trong khi đáng lẽ cũng chỉ được vẽ ở Tim đường . Đó chỉ là 1 vài VD về kẻ vạch sai quy chuẩn để ăn tiền của dân .
Ngoài ra, cái chỗ đo đỏ của cụ, vạch trắng liền vẫn được sử dụng trên 1 chiều đường của đoạn đường cho phép chạy >60km/h làm vạch cấm chuyển làn, vạch này có độ rộng 15cm chứ không phải 10cm. Cụ chủ xem lại nhé chứ nói cứ vạch trắng giữa đường là đường 1 chiều thì chưa chính xác 100%.
Chỗ bôi đậm của cụ, mong cụ chỉ giáo thêm, em tìm trong QC41 cái vạch 15cm cho đường có tốc độ >60km/h như cụ nói thì nó như thế này:

Cụ có thể thấy vạch liền đó (rộng 15cm hoặc 20cm) đều dùng cho đường 1 chiều. Chiều còn lại được phân cách bằng "Giải phân cách giữa". Ví dụ như đường 5.
 

cracking

Xe buýt
Biển số
OF-295190
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
527
Động cơ
318,350 Mã lực
Nhân tiện em muốn hỏi: không biết từ khi QC41 có hiệu lực, thì những vạch kẻ đường cũ có còn hiệu lực nữa hay không? Người đi đường phải học biển báo và vạch kẻ đường theo quy chuẩn cũ hay mới? Và quy định phải theo chuẩn cũ hay mới, hay cả 2, thì được áp dụng trong văn bản nào?

Mong các cụ chỉ giáo thêm.
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Chỗ bôi đậm của cụ, mong cụ chỉ giáo thêm, em tìm trong QC41 cái vạch 15cm cho đường có tốc độ >60km/h như cụ nói thì nó như thế này:

Cụ có thể thấy vạch liền đó (rộng 15cm hoặc 20cm) đều dùng cho đường 1 chiều. Chiều còn lại được phân cách bằng "Giải phân cách giữa". Ví dụ như đường 5.
Cụ tham khảo Phụ lục G3 của Quy chuẩn nhé: " c) Vạch cấm thay đổi làn xe:
[FONT=&quot]Tác dụng của vạch này là cấm thay đổi làn xe hoặc chiếm làn xe khác để vượt xe. Vạch này kẻ ở những đoạn đường có nhiều làn xe cùng chiều, hay khi đi qua cầu, mật độ giao thông cao, khi đường đi qua hầm, qua dốc, qua đoạn cong hoặc ở những đoạn mà chiều rộng của làn xe bị thu hẹp ở đoạn sắp vào đường giao nhau, hay gần sát làn đường dành cho người đi bộ hoặc ở những đoạn đường cần thiết phải cấm xe thay đổi làn xe. Vạch này là đường kẻ liền màu trắng có chiều rộng 15cm. Xem Vạch số 35."[/FONT]
 
Chỉnh sửa cuối:

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Nhân tiện em muốn hỏi: không biết từ khi QC41 có hiệu lực, thì những vạch kẻ đường cũ có còn hiệu lực nữa hay không? Người đi đường phải học biển báo và vạch kẻ đường theo quy chuẩn cũ hay mới? Và quy định phải theo chuẩn cũ hay mới, hay cả 2, thì được áp dụng trong văn bản nào?

Mong các cụ chỉ giáo thêm.
Theo quy định tại QC41 thì nó như thế này: "[FONT=&quot]82.2.[/FONT][FONT=&quot] Trên các tuyến đường bộ đang khai thác, các biển báo hiệu không phù hợp với Quy chuẩn này hiện vẫn đang sử dụng phải được điều chỉnh, thay thế dần (trong vòng 5 năm) để tránh lãng phí; các biển báo hiệu bổ sung mới phải tuân thủ theo quy định của Quy chuẩn này;" tức là chỉ đề cập tới biển báo còn các quy định về đèn tín hiệu, vạch kẻ đường ... thì không nhắc đến nên phải thực hiện theo Quy chuẩn thôi.
Nhưng em phát hiện cái quy định này: "[/FONT]
[FONT=&quot]82.4.[/FONT][FONT=&quot] Ngoài những biển báo trong Quy chuẩn này, giao cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam căn cứ vào thực tế quy định bổ sung các biển báo cần thiết sau khi được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận bằng văn bản;"
Câu hỏi đặt ra là: "Nếu các bác ấy chấp thuận bằng văn bản nội bộ hay bút phê của anh # thì sao nhỉ???"
[/FONT]
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top