- Biển số
- OF-295190
- Ngày cấp bằng
- 7/10/13
- Số km
- 515
- Động cơ
- 318,350 Mã lực
Thưa các cụ, câu hỏi này em đã từng hỏi, nhưng vẫn chưa có được câu trả lời thỏa mãn. Đa số các cụ đều trả lời phải đến ngã 3, 4 nhìn biển báo mới biết được đường tiếp theo định rẽ là 1 chiều hay 2 chiều. Nhưng như thế em thấy hơi bất cập. Nếu đang ở giữa đoạn đường, làm sao ta biết đường đó 1 chiều hay 2 chiều? Mà không dựa vào tình hình giao thông hiện tại. Giả sử chỉ có 1 mình ta đi trên đường.
Thưa các cụ, sau khi đọc kĩ quy chuẩn 41 của Bộ giao thông vận tải, em đã có 1 nửa câu trả lời cho câu hỏi này.
Với đường có tốc độ > 60km/h:
Các cụ hay đi đường ngoại thành, ngoài khu đông dân cư thì xem chỗ này.
- Vạch đường tim trên mặt đường có hai luồng xe đi ngược chiều bằng mầu vàng đứt khúc. Dùng để phân hai luồng xe đi ngược chiều, vạch này được vẽ ở tim đường, tuy nhiên tuỳ tổ chức giao thông không nhất thiết phải vẽ đúng tim đường. Trường hợp dùng vạch này thì xe được phép chạy đè lên vạch để vượt xe khác hoặc rẽ về bên trái;
- Vạch phân chia các làn xe bằng đường đứt khúc màu trắng. Dùng để phân cách các làn xe cùng chiều, nhằm mục đích bảo đảm an toàn chạy xe, trong điều kiện cho phép thì được đè lên vạch để vượt xe;
- Vạch liền vàng: tương tự vạch đứt vàng, chỉ khác là không được đè vạch.
- Hai vạch liền vàng song song: Khi vạch giữa mặt đường có tác dụng phân cách luồng xe chạy ngược chiều. Trường hợp hai vạch vàng song song liền là cấm xe đè lên vạch để vượt xe hoặc quay đầu.
- Hai vạch vàng song song, một vạch đứt, một vạch liền: Vạch gồm một đường liền và một đường đứt khúc màu chạy song song với nhau ở tim đường: Vạch dùng để tổ chức giao thông trên đường hai chiều nhưng có ba làn xe cơ giới và trên những đường cần thiết phải thực hiện một bên cho phép còn một bên ngăn cấm việc vượt xe.
=> vạch này được vẽ ở đường có 3 làn xe cơ giới (suy ra đường này phải có >= 3 làn)
- Vạch liền trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường với tác dụng phân cách giữa làn xe có động cơ và làn xe không có động cơ, hoặc giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Khi vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng;
=> Vạch liền trắng chỉ để phân cách giữa làn xe máy + ô tô với làn xe đạp, hoặc đặt trước đèn tín hiệu, hoặc chỉ giới hạn của mặt đường (với phần đất bên ngoài). Không được đặt ở tim đường để phân chia 2 làn ngược chiều.
Rút ra kết luận, với đường có tốc độ > 60km/h, có vạch vàng giữa đường là 2 chiều (vạch liền hoặc vạch đứt), có vạch trắng giữa đường là 1 chiều (chỉ có vạch đứt trắng được đứng ở tim đường, vạch liền trắng để phân cách xe cơ giới với xe thô sơ, hoặc để phân nhiều làn của đường 1 chiều).
Với đường có tốc độ <= 60km/h:
Các cụ hay đi thành phố thì xem chỗ này.
- Vạch số 1.1. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch.
- Vạch số 1.3. Vạch kép phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn xe trở lên, xe không được đè lên vạch.
Vạch này hiện tại em chưa thấy có ở Hà Nội.
- Vạch số 1.5. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy hoặc xác định danh giới làn xe khi có từ 2 làn xe trở lên chạy theo một chiều.
Vạch này em thấy trên đường Phạm Văn Đồng (vẽ cho 1 chiều) và Quán Thánh (vẽ cho 2 chiều).
- Vạch số 1.11. Vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt quãng) để phân chia dòng phương tiện 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Lái xe bên vạch đứt quảng được phép đè lên vạch để vượt xe.
Các vạch này đều màu trắng cả.
Đường <=60km/h này để phân biệt 1 chiều hay 2 chiều thì khó hơn đường > 60km/h. Vì vạch đứt 1.5 kia có cả 2 tác dụng là phân ranh giới 2 luồng ngược chiều và lúc thì lại phân các làn cùng chiều.
Đoạn này thì nhờ các cụ vào giải đáp giúp em với.
Em nghĩ, nếu quy chuẩn chỉnh sửa 1 chút, thì chỉ cần nhìn vào vạch kẻ đường ở giữa đường, ta sẽ có 2 thông tin:
1. Đó là đường 1 chiều hay 2 chiều
2. Đường đó là đường có tốc độ bao nhiêu (>60 hay <60 km/h).
Đường thành phố thì thôi đi dựa vào số đông vậy.
Còn đường ngoài khu đông dân cư, hi vọng sẽ sớm áp dụng QC 41. Đi trong thành thấy tim đường màu trắng, ngoài thành phố tim đường màu vàng. Em tưởng tượng cũng thấy dễ đi rồi.
QC 41 này so với thực tế thì khác nhau nhiều lắm. Cũng 1 phần đường ngày xưa theo chuẩn khác (chuẩn nào em chịu )
Cái vạch vàng chả mấy được sử dụng. Em thấy sử dụng trong thành phố đúng thì là vạch đỗ xe bus, và vạch kẻ trên vỉa hè để cấm đỗ xe. Còn kẻ vạch vàng song song trên mấy cái cầu mới làm, thì so với quy chuẩn là sai. Trong thành phố ko có vạch đó. Em nhớ trên này đã có cụ bị bắt vì vượt xe do cái vạch đó.
Thưa các cụ, sau khi đọc kĩ quy chuẩn 41 của Bộ giao thông vận tải, em đã có 1 nửa câu trả lời cho câu hỏi này.
Với đường có tốc độ > 60km/h:
Các cụ hay đi đường ngoại thành, ngoài khu đông dân cư thì xem chỗ này.
- Vạch đường tim trên mặt đường có hai luồng xe đi ngược chiều bằng mầu vàng đứt khúc. Dùng để phân hai luồng xe đi ngược chiều, vạch này được vẽ ở tim đường, tuy nhiên tuỳ tổ chức giao thông không nhất thiết phải vẽ đúng tim đường. Trường hợp dùng vạch này thì xe được phép chạy đè lên vạch để vượt xe khác hoặc rẽ về bên trái;
- Vạch phân chia các làn xe bằng đường đứt khúc màu trắng. Dùng để phân cách các làn xe cùng chiều, nhằm mục đích bảo đảm an toàn chạy xe, trong điều kiện cho phép thì được đè lên vạch để vượt xe;
- Vạch liền vàng: tương tự vạch đứt vàng, chỉ khác là không được đè vạch.
- Hai vạch liền vàng song song: Khi vạch giữa mặt đường có tác dụng phân cách luồng xe chạy ngược chiều. Trường hợp hai vạch vàng song song liền là cấm xe đè lên vạch để vượt xe hoặc quay đầu.
- Hai vạch vàng song song, một vạch đứt, một vạch liền: Vạch gồm một đường liền và một đường đứt khúc màu chạy song song với nhau ở tim đường: Vạch dùng để tổ chức giao thông trên đường hai chiều nhưng có ba làn xe cơ giới và trên những đường cần thiết phải thực hiện một bên cho phép còn một bên ngăn cấm việc vượt xe.
=> vạch này được vẽ ở đường có 3 làn xe cơ giới (suy ra đường này phải có >= 3 làn)
- Vạch liền trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường với tác dụng phân cách giữa làn xe có động cơ và làn xe không có động cơ, hoặc giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Khi vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng;
=> Vạch liền trắng chỉ để phân cách giữa làn xe máy + ô tô với làn xe đạp, hoặc đặt trước đèn tín hiệu, hoặc chỉ giới hạn của mặt đường (với phần đất bên ngoài). Không được đặt ở tim đường để phân chia 2 làn ngược chiều.
Rút ra kết luận, với đường có tốc độ > 60km/h, có vạch vàng giữa đường là 2 chiều (vạch liền hoặc vạch đứt), có vạch trắng giữa đường là 1 chiều (chỉ có vạch đứt trắng được đứng ở tim đường, vạch liền trắng để phân cách xe cơ giới với xe thô sơ, hoặc để phân nhiều làn của đường 1 chiều).
Với đường có tốc độ <= 60km/h:
Các cụ hay đi thành phố thì xem chỗ này.
- Vạch số 1.1. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch.
- Vạch số 1.3. Vạch kép phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn xe trở lên, xe không được đè lên vạch.
Vạch này hiện tại em chưa thấy có ở Hà Nội.
- Vạch số 1.5. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy hoặc xác định danh giới làn xe khi có từ 2 làn xe trở lên chạy theo một chiều.
Vạch này em thấy trên đường Phạm Văn Đồng (vẽ cho 1 chiều) và Quán Thánh (vẽ cho 2 chiều).
- Vạch số 1.11. Vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt quãng) để phân chia dòng phương tiện 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Lái xe bên vạch đứt quảng được phép đè lên vạch để vượt xe.
Các vạch này đều màu trắng cả.
Đường <=60km/h này để phân biệt 1 chiều hay 2 chiều thì khó hơn đường > 60km/h. Vì vạch đứt 1.5 kia có cả 2 tác dụng là phân ranh giới 2 luồng ngược chiều và lúc thì lại phân các làn cùng chiều.
Đoạn này thì nhờ các cụ vào giải đáp giúp em với.
Em nghĩ, nếu quy chuẩn chỉnh sửa 1 chút, thì chỉ cần nhìn vào vạch kẻ đường ở giữa đường, ta sẽ có 2 thông tin:
1. Đó là đường 1 chiều hay 2 chiều
2. Đường đó là đường có tốc độ bao nhiêu (>60 hay <60 km/h).
Đường thành phố thì thôi đi dựa vào số đông vậy.
Còn đường ngoài khu đông dân cư, hi vọng sẽ sớm áp dụng QC 41. Đi trong thành thấy tim đường màu trắng, ngoài thành phố tim đường màu vàng. Em tưởng tượng cũng thấy dễ đi rồi.
QC 41 này so với thực tế thì khác nhau nhiều lắm. Cũng 1 phần đường ngày xưa theo chuẩn khác (chuẩn nào em chịu )
Cái vạch vàng chả mấy được sử dụng. Em thấy sử dụng trong thành phố đúng thì là vạch đỗ xe bus, và vạch kẻ trên vỉa hè để cấm đỗ xe. Còn kẻ vạch vàng song song trên mấy cái cầu mới làm, thì so với quy chuẩn là sai. Trong thành phố ko có vạch đó. Em nhớ trên này đã có cụ bị bắt vì vượt xe do cái vạch đó.
Chỉnh sửa cuối: