Đây là câu hỏi ko chỉ của riêng bác traubo mà còn là câu hỏi của em và nhiều người mới lái xe, tại sao xe tui chết máy?
Em cũng đem thắc mắc này hỏi trên diễn đàn, hỏi thày giáo dạy lái xe (em là học trò cưng của ông ấy, đi học đầy đủ, lễ phép, thi thực hành được 100/100, lý thuyết 30/30), câu trả lời thì cũng chung chung "chân côn phải dẻo", "côn ra ga vào", "cứ đi nhiều là quen", em cũng nản. Mua xe rồi đành để đấy, vì tính em cẩn thận và hơi dát. Tại sao xe tui chết máy? Quê đã đành, bị chửi đã đành, nhưng làm em mất tự tin, lại nản...
Rồi em cũng tìm được thầy trên ... Internet, chỉ qua mười dòng trao đổi, "thày" đã chỉ cho em cái bản chất của vấn đề, đúng là "từ ấy chân tôi bừng...". Nhân đây gửi bác vài dòng trao đổi may giúp được bác hay không.
Lái mới hay làm xe chết máy khi:
-Đang dừng vào số 1
-Lái xe ở số thấp
-Địa hình lái xe không bằng phẳng
-Phanh dừng xe rồi vào số ...
Nguyên nhân căn bản là do không đồng tốc, người mới lái xe cần phân biệt tốc độ của động cơ (engine speed) và tốc độ của xe (vehicle speed), nếu vận tốc vòng quay của động cơ và bánh xe ăn khớp, chuyện chẳng có gì để nói nữa. Clutch (côn) chính là bộ phận gạch nối, ở các xe MT chân trái sẽ làm nhiệm vụ điều tiết này.
Trong các điều kiện lái xe thông thường, qua các hệ thống truyền động, bánh xe sẽ nhận được chuyển động từ động cơ và ăn theo động cơ, nếu ta cắt côn (dậm sát ván), sợi dây liên hệ giữa động cơ và bánh xe không còn (không lo chết máy nhé) xe trôi theo quán tính chẳng đếm xỉa gì động cơ đang hì hục làm việc. Khi cần số ở vị trí Neutral (số 0) engine (DC) nghỉ, vehicle (XE) tự sướng (cũng không lo chết máy).
Nhưng khi chuyển từ vị trí N (số 0) vào số 1 hoặc số 2, chân côn sẽ phải nhả ra, sợi dây liên hệ giưa DC và Xe sẽ nối lại, nếu xe đang bon nghĩa và đã có vận tốc tương đối rồi thì đừng ngần ngại cho DC và XE hòa nhập, chân côn có thể nhả nhanh.
Trường hợp mới khởi động hoặc đang đi dừng lại rồi vào số 1/2 thì không thể tàu nhanh được vì DC vào số quay tít mù trong khi XE đang ì ra, cần phải từ từ tiếp xúc mới được (bác cứ từ từ nhả chân ga, từ từ cho DC gặp XE nhé). Nếu mặt đường gồ ghề, hoặc hơi lên dốc, khả năng chết máy lại càng cao vì bánh xe chưa có vận tốc lại còn có xu hướng lùi vì phải trèo lên (vận tốc âm) thì phải nuôi DC cho khỏi chết bằng cách nhấn tí ga, đấy là bí quyết đó.
Nguyên tắc nằm lòng "côn ra ga vào" không có nghĩa là nhả hết côn mới vào ga, mà phải kết hợp cùng lúc, chân ga và chân côn cùng "ra vào", việc luyện chiêu này giúp bác không bị chết máy xe đồng thời có thể vào số êm ái.
Giao thông ở các TP như HN và HCM thì không ai đảm bảo không gây tai nạn hay trở thành nạn nhân dù tài non hay tài già, trai hay gái, đi xe hay đi bộ, bằng dởm hay thật ... điều cần rút ra là ta hãy làm tốt chức trách của mình, lái xe thì gắng học và theo luật, điều khiển xe thành thạo.
Kinh nghiệm học lại từ một người bạn, xin chia sẻ cùng các bác.