[Funland] Lại là vấn đề học thêm dạy thêm

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,483
Động cơ
623,334 Mã lực
Bó tay cụ. Thế sao kinh doanh dịch vụ Internet là ngành nghề kinh doanh có điều kiện? Trong đó yêu cầu người quản lý phải có chứng chỉ trình độ A tin học trở lên? Chưa kể các điều kiện về phòng ốc, ánh sáng, bàn ghế, ...
Cái đó cụ đi hỏi các nhà quản lý. Còn tôi tự đối chiếu thấy dạy thêm không cần phải bày vẽ điều kiện làm gì.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,483
Động cơ
623,334 Mã lực
Công nhân viên chức các ngành khác có thứ để nhai. Họ ngoài lương còn thưởng . Giáo viên ăn gì??? Phấn và ghẻ lau bảng.
Còn vụ học thêm là do ct bộ đưa ra nặng . Học chính khóa mà đủ giờ thì học thêm làm gì. ??? Liên quan gì đến thầy cô???
Chương trình BGD đưa ra không hề nặng. Nó chỉ ở mức khá thôi. 1/2 ở trình độ trung bình thấy nặng, 1/4 trình độ khá thấy bình thường, số giỏi còn lại thấy nó nhẹ.
 
Biển số
OF-814996
Ngày cấp bằng
29/6/22
Số km
1,788
Động cơ
72,667 Mã lực
Chương trình BGD đưa ra không hề nặng. Nó chỉ ở mức khá thôi. 1/2 ở trình độ trung bình thấy nặng, 1/4 trình độ khá thấy bình thường, số giỏi còn lại thấy nó nhẹ.
Vãi lều . Phụ huynh cả nước nói ct của Bộ đưa ra nặng có mình Cụ nói nhẹ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
logiha nói:
Quan điểm của em là nền giáo dục gì mà vẫn học 13 môn là quá hỏng. Sau bao nhiêu năm các cháu ngày càng học nặng thêm chứ chẳng thấy bớt gì.

Phải theo gương các mô hình giáo dục tân tiến, học max 5-6 môn thôi và phải là các môn học sinh được tự chọn, học theo tín chỉ, để các cháu định hướng những kiến thức cần cho tương lai. Không thể có chuyện có đứa muốn theo hướng ngoại ngữ mà lại bắt nó học toán lý hóa rồi bắt nó đi học thêm để theo kịp bạn bè được.
Con em năm nay vào 10, trường chuyên nhưng cháu học chuyên Địa. Và khối của con em học hàng ngày: không học SINH, HÓA, LÝ.
Như vậy kiến thức sinh, hóa, lý của con em ở mức "trung học cơ sở"
Những cái mô hình này rất tuyệt cho những đứa trẻ có năng khiếu để từ bé đã được định hướng lớn lên chỉ chuyên làm những việc theo năng khiếu của chúng. Việc bỏ không học các môn khác để chúng chỉ tập trung để phát triển năng khiếu. Việc này sẽ tạo được ra những chuyên gia thực sự giỏi, kiệt xuất cho xã hội.
Nếu lớn lên mà vì các lý do khác nhau không thể theo năng khiếu, thì chúng sẽ gặp khó khăn hội nhập với xã hội vì hổng rất nhiều kiến thức phổ thông.
Tụi mũi lõ cũng có các trường chuyên, tụi trẻ con nhà chính khách cũng thường được day riêng để lớn lên làm chính khách. Được đào tạo chuyên nên chúng rất chuyên nghiệp, khác với cán bộ "bán chuyên" đi lên từ bên ngang vẫn thấy ở nhà mình. Nhưng khi con đường làm chính khác không thuận lợi, chúng chỉ có thể làm những việc gần giống như trong các tổ chức NGO, từ thiện,... chứ không thể làm các việc khác như tụi trẻ được đào tạo bình thường được. Nhưng dù chẳng làm gì thì chúng vẫn sống khá thoải mái với mớ tài sản thừa hưởng từ gia đình chúng!
 
Chỉnh sửa cuối:

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,174
Động cơ
69,612 Mã lực
Vì sao học sinh phải học thêm?

1. Chương trình quá nặng.
2. Hoặc giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy.
3. Học để nâng cao kiến thức.

Giải pháp:

1. Nếu để chương trình quá nặng thì là lỗi của Bộ giáo dục ==> Bộ giáo dục phải sửa lỗi.
2. Nếu giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ (do năng lực yếu không thể truyền đạt hết kiến thức chương trình quy định hoặc do không chịu dạy) ==> cho thôi việc hoặc chuyển ngành nghề khác phù hợp hơn.
3. Học để nâng cao kiến thức: Số này không nhiều vì không phải học sinh nào cũng có thể nâng cao được kiến thức, chỉ có số ít HS khá, giỏi mới có khả năng này (cái này ngày xưa gọi là bồi dưỡng học sinh giỏi). Trường hợp đa số HS đều học nâng cao kiến thức được thì chứng tỏ chương trình của Bộ Giáo dục quá nhẹ, học toàn kiến thức vớ vẩn ==> Lỗi của Bộ giáo dục nên Bộ giáo dục phải sửa.
4. Lí do chính là do phụ huynh thì cụ không nhắc :D
p/s: Con trong tay các cụ, tiền trong túi các cụ. Các cụ là người quyền tối cao với các mini cho đến năm 18 tuổi mà học hành thì đổ tại thầy cô, sức khỏe thì đổ tại bác sĩ là như nào ạ. Không thích thì không cho con đi học thêm là xong, quyền các cụ cơ mà cứ đổ tại làm gì.
 
Chỉnh sửa cuối:

3077

Xe container
Biển số
OF-146453
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
8,852
Động cơ
-392,633 Mã lực
Chương trình quá nhẹ cụ ạ. Nhẹ và tản mát mặc dù em đánh giá nó khá hay nhưng con người và tư duy chưa theo kịp.
Phải mất thời gian lâu lâu nữa thế hệ gv mới mới có thể hòa được với cách dạy hiện nay (không theo từng môn riêng lẻ mà tổ hợp các môn), lúc đó học nó sẽ dễ dàng hơn hiện nay.

Ở đây có bao nhiêu cụ cho con đi học thêm vì con không theo kịp chương trình trong sgk, lo không đỗ tốt nghiệp? Hay học thêm vì phải thi các trường cấp 2, cấp 3 tỷ lệ chọi quá cao chứ không muốn học trường làng vào thẳng?
 

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,179
Động cơ
127,014 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
4. Lí do chính là do phụ huynh thì cụ không nhắc :D
p/s: Con trong tay các cụ, tiền trong túi các cụ. Các cụ là người quyền tối cao với các mini cho đến năm 18 tuổi mà học hành thì đổ tại thầy cô, sức khỏe thì đổ tại bác sĩ là như nào ạ. Không thích thì không cho con đi học thêm là xong, quyền các cụ cơ mà cứ đổ tại làm gì.
cái chính là các cụ ấy lo giờ học chính trên lớp giáo viên dạy lớt phớt, trù dập con nếu ko cho đi học thêm tại nhà thầy cô đấy cụ. thực tế việc này ko hiếm ở các TP. còn đa phần ở quê như quê em thì chỉ có học thêm tại trường ai cũng vui vẻ ko ý kiến gì, các thầy cô ko ai dạy thêm ở nhà riêng. lên cấp 2,3 thì các thầy cô dạy giỏi sẽ được các trung tâm thuê về dạy nên gần như ko có truyện giáo viên trù dập hs.
sợ nhất là giáo viên dạy ko giỏi nhưng lại tự mở lớp dạy ngoài trường thì sẽ tìm cách kéo hs về. cách gì thì ai cũng hiểu. :)
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,174
Động cơ
69,612 Mã lực
cái chính là các cụ ấy lo giờ học chính trên lớp giáo viên dạy lớt phớt, trù dập con nếu ko cho đi học thêm tại nhà thầy cô đấy cụ. thực tế việc này ko hiếm ở các TP. còn đa phần ở quê như quê em thì chỉ có học thêm tại trường ai cũng vui vẻ ko ý kiến gì, các thầy cô ko ai dạy thêm ở nhà riêng. lên cấp 2,3 thì các thầy cô dạy giỏi sẽ được các trung tâm thuê về dạy nên gần như ko có truyện giáo viên trù dập hs.
sợ nhất là giáo viên dạy ko giỏi nhưng lại tự mở lớp dạy ngoài trường thì sẽ tìm cách kéo hs về. cách gì thì ai cũng hiểu. :)
Các cụ ấy toàn lo tào lao thuyết âm mưu, tỉ lệ không đàng hoàng luôn có mọi nơi nhưng em tin ngành y và ngành dục sẽ là ít nhất. Giáo viên có biểu hiện đấy thì nhanh tay mà chuyển con chứ lại thỏa hiệp cho con đi học đỡ bị trù làm gì. Con em chả học thêm thầy cô ở trường tẹo nào luôn mà có thấy bị trù dập gì đâu, không thích thì có thể có nhưng trù dập hay dấu bài thì không. Hỏi ngược lại là bao nhiêu phụ huynh đã từng giở sách con ra ngó xem nó ntn hay từng lên kế hoạch và thực hiện cho chúng nó đi bơi, đi thể thao, đi học cầm kì thi họa, cho chúng nó lượn núi, lượn sông, thậm chí dạy chúng nó gái gú, rượu chè, xe cộ chưa. Hay mẹ các cháu thì chụp ảnh cúng face, bố các cháu thì chém otofun (như e chả hạn).
ps: Mà bọn giỏi không đi học thêm trù kiểu gì, bọn kém thì chả trù nó cũng kém. Học sinh thành tích kém thầy cô bị dí trước chứ đâu, các cụ cứ đùa.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,174
Động cơ
69,612 Mã lực
Phải mất thời gian lâu lâu nữa thế hệ gv mới mới có thể hòa được với cách dạy hiện nay (không theo từng môn riêng lẻ mà tổ hợp các môn), lúc đó học nó sẽ dễ dàng hơn hiện nay.

Ở đây có bao nhiêu cụ cho con đi học thêm vì con không theo kịp chương trình trong sgk, lo không đỗ tốt nghiệp? Hay học thêm vì phải thi các trường cấp 2, cấp 3 tỷ lệ chọi quá cao chứ không muốn học trường làng vào thẳng?
Em ngó qua sách vở mini, rất hay cụ ạ. Không còn rèn bài mẫu và thợ luyện như thời em nữa (dù vì vậy kĩ năng giải bài chúng nó là con gián :D so với em) nhưng độ mở rất nhiều (miễn là học sinh giáo viên chịu và đủ năng lực mở)
 

hencua

Xe buýt
Biển số
OF-296777
Ngày cấp bằng
28/10/13
Số km
586
Động cơ
314,049 Mã lực
Nơi ở
Usa
Website
meettomy.site
Có nhiều bài nói về học thêm và dạy thêm.
Hôm nay em đọc các ý kiến commen đối với bài viết này, em thấy đúng là vấn đề các PH khá bức xúc. Quan điểm của em là không học thêm và dạy thêm, nếu cần thì giảm bớt tiết học của môn ko quan trọng, tăng tiết học môn quan trọng và tăng lương cho gv để an tâm công tác. Cứ có dạy thêm là nhiều hệ luỵ và bức xúc, tạo gánh nặng cho xã hội. Các cụ chịu khó đọc các commen của bài báo để có cái nhìn khách quan nhé. Từ đó quan điểm của các cụ là ntn ạ?
chà, đúng tâm tư của em, giờ bọn trẻ thiếu thời gian vui chơi, ngủ nghỉ quá. Hôm nay đúng Ngày nhà giáo, nhưng thật sự cách dạy học ở ta có quá nhiều vấn đề...
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
coolpix8700 nói:
Nhưng dù chẳng làm gì thì chúng vẫn sống khá thoải mái với mớ tài sản thừa hưởng từ gia đình chúng!
Cây chốt này cả làng ngơ ngác rồi.
Học chuyên (và 1 phần nào trong học thêm) thì như nhiều người đã viết, quyền lựa chọn là ở phụ huynh!
Em cũng hay tham gia mấy cái chủ đề tương tự thế này và vẫn viết, kiến thức phổ thông (trang bị cho lũ trẻ trong giai đọan học phổ thông) là mớ kiến thức cơ bản mà 1 người phải biết để hòa nhập vào xã hội và sử dụng cho cuộc sống thường ngày khi lớn lên.
Ở xã hội mũi lõ, những người có năng khiếu kiệt xuất được chú ý đào tạo riêng để trở thành chuyên gia, nhà khoa học, nhà chính khách,... luôn nhận được ưu đãi riêng để họ chỉ chuyên tâm phát huy tài năng của họ mà không phải bận tâm trong việc kiếm tiền đủ sống hàng ngày.
Ngày xửa ngày xưa VN mình ảnh hưởng nhiều của hệ thống XHCN, nhưng việc xây dựng các lớp chuyên cũng vẫn theo xu hướng này. Các nhà khoa học, cán bộ cao cấp cũng được chăm sóc theo tiêu chuẩn riêng.
Nhưng trường chuyên ngày nay mở đại trà, nhà trường chỉ tập trung để học sinh của họ đạt thành tích cao trong các cuộc thi để kéo phụ huynh đến trả tiền và cũng cố giảm các môn học khác để chỉ tập trung luyện môn thi. Đại đa số học sinh được luyện để thi này lớn lên sẽ không làm việc gì liên quan đến môn được luyện.
Nếu may mắn được thừa hưởng từ gia đình hay tìm được công việc phù hợp thì không nói, nhưng không may mắn thì việc hổng kiến thức sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống!
 
Chỉnh sửa cuối:

tunglam2806

Xe tăng
Biển số
OF-823804
Ngày cấp bằng
12/12/22
Số km
1,866
Động cơ
35,334 Mã lực
Phải mất thời gian lâu lâu nữa thế hệ gv mới mới có thể hòa được với cách dạy hiện nay (không theo từng môn riêng lẻ mà tổ hợp các môn), lúc đó học nó sẽ dễ dàng hơn hiện nay.

Ở đây có bao nhiêu cụ cho con đi học thêm vì con không theo kịp chương trình trong sgk, lo không đỗ tốt nghiệp? Hay học thêm vì phải thi các trường cấp 2, cấp 3 tỷ lệ chọi quá cao chứ không muốn học trường làng vào thẳng?
Em có 2 đứa, đứa đầu bắt đầu đi học thêm từ năm lớp 8 mục đích để thi chuyên và cũng chỉ học mỗi môn Toán. Đứa thứ 2 cho đi học thêm từ lớp 4 vì con nó thích đến lớp thôi. Chứ nếu nó không thích thì cho ở nhà vì mục tiêu C3 là trường tư rồi nên khỏi cần học cho mất thời gian và tiền bạc.

Bỏ qua những trường hợp (theo em là số ít) ép học sinh đi học thêm thì em thấy hầu hết đi học thêm là do nhu cầu của chính các gia đình như cần bổ sung kiến thức hay mục tiêu vào trường chuyên, lớp chọn, trường top. Hoàn toàn có thể không đi học thêm nếu con các cụ học tốt hay chỉ có mục tiêu trường lớp vừa phải trung bình.
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,174
Động cơ
520,022 Mã lực
quan điểm của em thì học thêm là 1 nhu cầu có thật và chính đáng. Con nhà em vẫn học thêm bình thường, thậm chí còn quan trọng hơn học ở trường. Em chả phải nhòm xem nó học ở trường thế nào, chả buồn hỏi đến bao giờ, nhưng ở lớp học thêm thì em xem từng nhận xét, báo cáo tình hình học tập, từng điểm chấm của gv qua group zalo, ko những của con mình mà của cả các bạn học cùng nó. Và con em cũng chả học thêm thầy cô dậy nó ở trường chính khóa bao giờ, toàn học lớp ngoài.
Vì học thêm có nhiều mục đích khác nhau tùy theo từng trình độ hs, từng mục đích hướng tới của gia đình. Nên đừng phản đối cực đoan. Nếu chỉ để làng nhàng lên lớp thì cứ học ở lớp cũng khá ổn, miễn là con nó cũng tự giác tàm tạm và bố mẹ cũng có chú ý tương đối đến học hành dạy dỗ, thì nhắc nhở quan tâm chút là đủ, khỏi học thêm. Nhưng với những mục đích lớn hơn như chuyên chọn, trường top đầu vvv thì ko học thêm có đỗ vào mắt ý mà đòi. =))
Nên học thêm hay ko tùy nhu cầu, mục đích, miễn ko ép buộc nhau là ok
 

leenamtuankorea

Xe tăng
Biển số
OF-206686
Ngày cấp bằng
19/8/13
Số km
1,854
Động cơ
337,373 Mã lực
Thế nếu kể chuyện có cháu học thêm cả cô trên lớp cả học ngoài vẫn k cao điểm = cháu k đi học thêm gì thì cụ có tin k :))
Có nhé cụ. Cu con nhà chị gái em cháu nó ko được thông minh lắm, gọi là hơi ngố 1 tý cũng được. Tuy nhiên mẹ cháu vẫn cho đi học thêm đầy đủ lớp của các cô. Và khi đi thi thì cô cho thỏa mái, cố gắng để đạt được 6đ lên lớp. Cố gắng cho cháu học hết cấp 3 rồi cho cháu học nghề hoặc sắm cái tiệm đơn gian gì đó để cháu mưu sinh. Còn lại ace kèm cặp sau. Thế cháu ms nói là ko phải ai cũng toàn diện và giỏi trong việc học. Và thực tế là có những người học dốt nhưng rất nhạy bén trong làm ăn và kiếm tiền. Những ng học giỏi quá thường chỉ đi làm thuê và bị vỏ bọc an toàn giam cầm.
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,492
Động cơ
537,783 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Muốn chấm dứt học thêm thì phải giảm tải chương trình chính khóa, khi đó chỉ số ít các bạn muốn thi vào trường chuyên chọn mới cần học thêm nâng cao.
 

xe đạp Japan

Xe tăng
Biển số
OF-824378
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
1,642
Động cơ
75,754 Mã lực
cái chính là các cụ ấy lo giờ học chính trên lớp giáo viên dạy lớt phớt, trù dập con nếu ko cho đi học thêm tại nhà thầy cô đấy cụ. thực tế việc này ko hiếm ở các TP. còn đa phần ở quê như quê em thì chỉ có học thêm tại trường ai cũng vui vẻ ko ý kiến gì, các thầy cô ko ai dạy thêm ở nhà riêng. lên cấp 2,3 thì các thầy cô dạy giỏi sẽ được các trung tâm thuê về dạy nên gần như ko có truyện giáo viên trù dập hs.
sợ nhất là giáo viên dạy ko giỏi nhưng lại tự mở lớp dạy ngoài trường thì sẽ tìm cách kéo hs về. cách gì thì ai cũng hiểu. :)
Quê em giáo viên đúng là chưa thấy ai dạy thêm cấp 1 cấp 2 cả. Ngoài giờ lên lớp họ mở tạp hóa, nấu rượu, trồng rau, trồng lúa. Mỗi lần lên TP họp hay chơi họ toàn ghen tỵ với đồng nghiệp ở đây, khi họ có thu nhập tốt hơn nhiều so với nông thôn. Tất nhiên thì mặt bằng sinh hoạt cũng cao hơn mà.
 

AntiTrump2024

Xe tăng
Biển số
OF-749115
Ngày cấp bằng
6/11/20
Số km
1,926
Động cơ
77,484 Mã lực
Tuổi
74
4. Lí do chính là do phụ huynh thì cụ không nhắc :D
p/s: Con trong tay các cụ, tiền trong túi các cụ. Các cụ là người quyền tối cao với các mini cho đến năm 18 tuổi mà học hành thì đổ tại thầy cô, sức khỏe thì đổ tại bác sĩ là như nào ạ. Không thích thì không cho con đi học thêm là xong, quyền các cụ cơ mà cứ đổ tại làm gì.
Cụ làm ăn lương nhà nước (lấy từ tiền thuế của dân) mà phát biểu như này thì hỏng. Hỏng hẳn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top