[Funland] Lại là vấn đề học thêm dạy thêm

rongnho

Xe tăng
Biển số
OF-15784
Ngày cấp bằng
2/5/08
Số km
1,332
Động cơ
532,187 Mã lực
Gào lên làm gì, toàn thủ khoa ko học thêm đấy, các cụ ko cho con học thêm thì các cháu vẫn lên lớp bình thường, ai giỏi vẫn giỏi cơ mà. Thích thì học thêm online, ko thích thì thôi.
 

rongnho

Xe tăng
Biển số
OF-15784
Ngày cấp bằng
2/5/08
Số km
1,332
Động cơ
532,187 Mã lực
Tốt nhất là nên là:

- Tách việc dạy thêm ra khỏi nhà trường.
- Xếp việc dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Cấm dạy thêm dưới mọi hình thức nếu không đáp ứng điều kiện quy định cho ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã nêu.
- Chế tài thật nặng (cho ra khỏi ngành) những người vi phạm và cách chức Hiệu trưởng nơi có giáo viên vi phạm.
Lại quản lý dạy thêm nữa à, vớ vẩn. Dạy trên mạng quản lý kiểu gì, nhà nước đã không lo đc cho dân thì để dân tự lo, đừng sinh ra giấy phép con để kiếm tiền, để cho qui luật đào thải tự hoạt động. Xã hội còn nhiều vấn đề nhức nhối hơn.
 

cumoc

Xe tải
Biển số
OF-76850
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
258
Động cơ
422,151 Mã lực
Nơi ở
7up
Hầu hết các con ở tp lớn thì học thêm là do nhu cầu của bố mẹ. Cứ thik cho con vào trường điểm, trường chuyên lớp chọn thì phải theo kịp bạn bè. Vì những trường này trọng thành tích, nếu học lực kém kiểu gì cũng bị nhắc nhở, dí…chọn trường làng đơn giản thì sẽ nhẹ nhàng hơn, đỡ đau đầu!
Nhà cháu 2 nhóc học Vin bố mẹ nhàn tênh, chả phải đưa đón, hay học thêm nếm gì. Học xong toàn ở lại trường để chơi đến chiều muộn! Chủ yếu học ngoại khóa mấy môn thể thao hay năng khiếu. Bài vở cực ít và giáo viên cũng hok trọng thành tích, thèng cu từ 1-8 học như chơi. Nhưng giữa lớp 8 muốn con thi chuyên nên vắt chân lên cổ nhồi nhét, kể cũng tội nghiệp. Nhưng nhiều lúc nghĩ con sướng quá sau này ra đời sẽ khó khăn nên 2vc quyết cho con ra ngoài thì thố. Học Vin thì sướng nhất con, nhì bố mẹ các cụ ợ.
Bé thứ 2 thì từ lớp 1-4 cũng chơi suốt, được cái ngoại ngữ học hệ Cam từ mẫu giáo nên lại cũng cho ôn chuyên NN năm lớp 5. Con học mà bố mẹ như đánh vật, đánh nhau.. tình cảm gia đình sứt mẻ liên tọi.?…
Nếu cứ an phận theo Vin hết cấp 3 chắc gia đình lúc nào cũng hạnh phúc. Yên ấm. Con cái nhanh nhẹn khỏe mạnh vì được chơi nhiều, dã ngoại nhiều.
Còn vấn đề học nặng nhẹ, Thực ra nếu đi NN mới thấy VN mình học đã là cái gì đâu, thành tích có gì so với Sinh, Hàn, Đài, Nhật, Tàu, Ấn…, nhưng suốt ngày thấy phê phán, kêu ca, phàn nàn.
Các cụ đặt mục tiêu thấp thì mọi cái đơn giản, chả phải học thêm nhiều. Còn lưng chừng hay cao hẳn thì xác định luôn. Nó phải thế…
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,428
Động cơ
622,972 Mã lực
Tốt nhất là nên là:

- Tách việc dạy thêm ra khỏi nhà trường.
- Xếp việc dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Cấm dạy thêm dưới mọi hình thức nếu không đáp ứng điều kiện quy định cho ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã nêu.
- Chế tài thật nặng (cho ra khỏi ngành) những người vi phạm và cách chức Hiệu trưởng nơi có giáo viên vi phạm.
Ngành KD có điều kiện là ngành mà nếu như người làm không đạt đến điều kiện nào đấy thì nguy hiểm cho xã hội, ví dụ ngành hàng dễ cháy nổ. Chứ dạy học mà kém thì không ai thèm học nữa chứ không nguy hại gì.
 

AntiTrump2024

Xe tăng
Biển số
OF-749115
Ngày cấp bằng
6/11/20
Số km
1,913
Động cơ
76,731 Mã lực
Tuổi
74
Vì sao học sinh phải học thêm?

1. Chương trình quá nặng.
2. Hoặc giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy.
3. Học để nâng cao kiến thức.

Giải pháp:

1. Nếu để chương trình quá nặng thì là lỗi của Bộ giáo dục ==> Bộ giáo dục phải sửa lỗi.
2. Nếu giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ (do năng lực yếu không thể truyền đạt hết kiến thức chương trình quy định hoặc do không chịu dạy) ==> cho thôi việc hoặc chuyển ngành nghề khác phù hợp hơn.
3. Học để nâng cao kiến thức: Số này không nhiều vì không phải học sinh nào cũng có thể nâng cao được kiến thức, chỉ có số ít HS khá, giỏi mới có khả năng này (cái này ngày xưa gọi là bồi dưỡng học sinh giỏi). Trường hợp đa số HS đều học nâng cao kiến thức được thì chứng tỏ chương trình của Bộ Giáo dục quá nhẹ, học toàn kiến thức vớ vẩn ==> Lỗi của Bộ giáo dục nên Bộ giáo dục phải sửa.
 

AntiTrump2024

Xe tăng
Biển số
OF-749115
Ngày cấp bằng
6/11/20
Số km
1,913
Động cơ
76,731 Mã lực
Tuổi
74
Lại quản lý dạy thêm nữa à, vớ vẩn. Dạy trên mạng quản lý kiểu gì, nhà nước đã không lo đc cho dân thì để dân tự lo, đừng sinh ra giấy phép con để kiếm tiền, để cho qui luật đào thải tự hoạt động. Xã hội còn nhiều vấn đề nhức nhối hơn.
Thách cụ dạy qua mạng để trốn quản lý đấy. Muốn biết dạy thêm qua mạng quản kiểu gì thì cụ đi hỏi mấy anh chị bán hàng online để biết người ta quản ra sao.
 

rongnho

Xe tăng
Biển số
OF-15784
Ngày cấp bằng
2/5/08
Số km
1,332
Động cơ
532,187 Mã lực
Tiện đây nói cho các cụ biết con anh V Vin cũng học thêm nhé, cách đây hơn 10 năm con anh ý cũng cho đi học thêm toán chỗ người quen nhà tôi, sau này ko học nữa thì mới biết lả con a V vin. Ai dám ép , nhưng anh ý cho con anh ý cạnh tranh sòng phẳng với các bạn. Ai thích học thì học, ai muốn con học ít có ai bắt đâu, cứ phải bắt người khác giống mình là xấu rồi.
 

rongnho

Xe tăng
Biển số
OF-15784
Ngày cấp bằng
2/5/08
Số km
1,332
Động cơ
532,187 Mã lực
Vì sao học sinh phải học thêm?

1. Chương trình quá nặng.
2. Hoặc giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy.
3. Học để nâng cao kiến thức.

Giải pháp:

1. Nếu để chương trình quá nặng thì là lỗi của Bộ giáo dục ==> Bộ giáo dục phải sửa lỗi.
2. Nếu giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ (do năng lực yếu không thể truyền đạt hết kiến thức chương trình quy định hoặc do không chịu dạy) ==> cho thôi việc hoặc chuyển ngành nghề khác phù hợp hơn.
3. Học để nâng cao kiến thức: Số này không nhiều vì không phải học sinh nào cũng có thể nâng cao được kiến thức, chỉ có số ít HS khá, giỏi mới có khả năng này (cái này ngày xưa gọi là bồi dưỡng học sinh giỏi). Trường hợp đa số HS đều học nâng cao kiến thức được thì chứng tỏ chương trình của Bộ Giáo dục quá nhẹ, học toàn kiến thức vớ vẩn ==> Lỗi của Bộ giáo dục nên Bộ giáo dục phải sửa.
Ông lại nhầm, học thêm là để giỏi hơn người khác, còn trình độ mặt bằng học sinh Vn đc đánh giá cực cao, ông lên mạng xem youtube các nước khen giáo dục vn thế nào, bỏ tư duy cào bằng đi.
 

AntiTrump2024

Xe tăng
Biển số
OF-749115
Ngày cấp bằng
6/11/20
Số km
1,913
Động cơ
76,731 Mã lực
Tuổi
74
Ngành KD có điều kiện là ngành mà nếu như người làm không đạt đến điều kiện nào đấy thì nguy hiểm cho xã hội, ví dụ ngành hàng dễ cháy nổ. Chứ dạy học mà kém thì không ai thèm học nữa chứ không nguy hại gì.
Điều kiện dạy:
- Trình độ giáo viên đạt chuẩn không?
- Phòng ốc đạt chuẩn không? Bàn ghế, ánh sáng, âm thanh dạt chuẩn không? (có thể ảnh hưởng mắt, tai học sinh và tư thế ngồi có thể làm gù lưng, vẹo cột sống, ...).
- Anh dạy nội dung gì? (có dạy các nội dung ph.ản động không chẳng hạn).
- Anh có ép học sinh của mình phải học thêm anh không? Anh có dạy lại chương trình mà đáng lý ra anh phải dạy trên lớp không?
...
 
Chỉnh sửa cuối:

AntiTrump2024

Xe tăng
Biển số
OF-749115
Ngày cấp bằng
6/11/20
Số km
1,913
Động cơ
76,731 Mã lực
Tuổi
74
Ông lại nhầm, học thêm là để giỏi hơn người khác, còn trình độ mặt bằng học sinh Vn đc đánh giá cực cao, ông lên mạng xem youtube các nước khen giáo dục vn thế nào, bỏ tư duy cào bằng đi.
Học thêm giỏi hơn người khác hay là điểm sẽ cao hơn người khác? :D
 

Vomoicuoi

Xe điện
Biển số
OF-491495
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
2,007
Động cơ
224,054 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Từ sơn -bắc Ninh
Em năm nay 42 tuổi, từng trải qua những năm học trường chuyên lớp chọn, làm gà đi thi HSG... Nghĩ lại, từ gia đình cho đến nhà trường chả giúp gì cho em nhiều, tất cả những nội lực của con người em ngày hôm nay là do Tự học và Học từ thực tế. Nếu được trở lại làm học sinh, em ước gì được học những kiến thức, kỹ năng sau
1, Các mô hình tư duy, cụ thể ở đây tư duy phản biện, tư duy bậc hai, tư duy Socrates... những mô hình giúp con người hiểu rõ được thực tế, không ảo tưởng, không bị gặp các điểm mù trong việc ra quyết định để từ đó ngăn ngừa được các hậu quả có khi phải mất cả đời để giải quyết . Mặt khác, không bị thao túng tâm lý, không thành gà vịt bị lùa:)))
2, Các kỹ năng sống, như biết cách chăm sóc bản thân, nhận biết dược thể chất - tinh thần mình có vấnđê từđó tìm cách giải quyết sớm...
3, Học thể thao - nghệ thuật... để khỏe về thể chất - tinh thần
4, Phát triển đời sống triết học/tâm linh qua hướng dẫn bởi những người thầy, đọc sách...
Bất kỳ nền giáo dục nào , nếu được như này thì quá lý tưởng, chứ ko phải là làm mấy bài toán khó theo kiểu mẹo
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,428
Động cơ
622,972 Mã lực
Điều kiện dạy:
- Trình độ giáo viên đạt chuẩn không?
- Phòng ốc đạt chuẩn không? Bàn ghế, ánh sáng, âm thanh dạt chuẩn không? (có thể ảnh hưởng mắt, tai học sinh và tư thế ngồi có thể làm gù lưng, vẹo cột sống, ...).
- Anh dạy nội dung gì? (có dạy các nội dung ********* không chẳng hạn).
- Anh có ép học sinh của mình phải học thêm anh không? Anh có dạy lại chương trình mà đáng lý ra anh phải dạy trên lớp không?
...
Trình độ chuẩn thì sao, không chuẩn thì sao? Quan trọng là người học thấy hiệu quả, cần gì chuẩn. Không hiệu quả người ta bỏ ngay.
chỗ học tốt đẹp thì sự cạnh tranh sẽ mang lại, không cần quản.
Nội dung gì? Nội dung người học cần. Dạy trật lất tự khắc người ta sẽ bỏ.
ép hay không chẳng liên quan đến điều kiện kinh doanh. Nó là vấn đề khác.
Trên lớp có thể không dạy được hết, nguyên nhân trình độ tiếp thu không đồng đều, phải dạy chậm hơn để tất cả có thể tiếp thu đạt kiến thức trung bình. Ai có năng lực để tiếp thu hết thì hoặc là tự học hoặc là đi học thêm.
 

rongnho

Xe tăng
Biển số
OF-15784
Ngày cấp bằng
2/5/08
Số km
1,332
Động cơ
532,187 Mã lực
Ngành KD có điều kiện là ngành mà nếu như người làm không đạt đến điều kiện nào đấy thì nguy hiểm cho xã hội, ví dụ ngành hàng dễ cháy nổ. Chứ dạy học mà kém thì không ai thèm học nữa chứ không nguy hại gì.
Đúng là có điều kiện thì lố bịch thật, ca sĩ,
Học thêm giỏi hơn người khác hay là điểm sẽ cao hơn người khác? :D
học thêm để giỏi hơn —-> điểm thi vào các trường tốt cao hơn —-> nhiều cơ hội hơn. Mà học thêm cũng là cách dạy trẻ con chăm chỉ hơn.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,113
Động cơ
382,606 Mã lực
Dạy học/ dạy thêm là 1 nghề kiếm tiền như mọi ngành nghề khác trong xã hội nên đừng nói là không được phép hay đạo đức này nọ.
Người học có đủ quyền lựa chọn học thêm ai/ ở đâu/ môn gì.
Vì vậy lỗi là do phụ huynh cứ bắt con đi học thêm chứ học sinh và giáo viên không có lỗi.
Quan điểm của 1 người đã có con trải qua thời đi học cho biết.
Dạy thêm là hoạt động làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập, đương nhiên phải là hợp pháp, và phải nộp thuế TNCN như mọi hoạt động kinh tế khác. Mọi người trong xã hội nên và phải nghĩ như vậy, không được xâm phạm quyền lao động hợp pháp của người khác.
Tuy nhiên có vấn đề xung đột lợi ích nên cần có quy chế rất chặt chẽ trong vấn đề dạy học sinh của mình đang dạy ở trường, ngăn chặn vấn nạn ép học thêm và dạy ở trường không đủ. Tức là nếu giáo viên tổ chức dạy thêm học sinh các lớp khác, học sinh các trường khác với nơi làm việc chính, thì không có vấn đề gì khi học thêm là tự nguyện.

Nếu dạy thêm chủ yếu học sinh các lớp chính khóa - các lớp đang học chính cô giáo đó ở trường, thì cần có giám sát chất lượng dạy ở trường có đảm bảo không và giám sát có sự ép buộc hay không. Đây là công việc không hề đơn giản nếu muốn làm chặt chẽ và tử tế.
 

AntiTrump2024

Xe tăng
Biển số
OF-749115
Ngày cấp bằng
6/11/20
Số km
1,913
Động cơ
76,731 Mã lực
Tuổi
74
Trình độ chuẩn thì sao, không chuẩn thì sao? Quan trọng là người học thấy hiệu quả, cần gì chuẩn. Không hiệu quả người ta bỏ ngay.
chỗ học tốt đẹp thì sự cạnh tranh sẽ mang lại, không cần quản.
Nội dung gì? Nội dung người học cần. Dạy trật lất tự khắc người ta sẽ bỏ.
ép hay không chẳng liên quan đến điều kiện kinh doanh. Nó là vấn đề khác.
Trên lớp có thể không dạy được hết, nguyên nhân trình độ tiếp thu không đồng đều, phải dạy chậm hơn để tất cả có thể tiếp thu đạt kiến thức trung bình. Ai có năng lực để tiếp thu hết thì hoặc là tự học hoặc là đi học thêm.
Bó tay cụ. Thế sao kinh doanh dịch vụ Internet là ngành nghề kinh doanh có điều kiện? Trong đó yêu cầu người quản lý phải có chứng chỉ trình độ A tin học trở lên? Chưa kể các điều kiện về phòng ốc, ánh sáng, bàn ghế, ...
 
Chỉnh sửa cuối:

AntiTrump2024

Xe tăng
Biển số
OF-749115
Ngày cấp bằng
6/11/20
Số km
1,913
Động cơ
76,731 Mã lực
Tuổi
74
Dạy thêm là hoạt động làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập, đương nhiên phải là hợp pháp, và phải nộp thuế TNCN như mọi hoạt động kinh tế khác. Mọi người trong xã hội nên và phải nghĩ như vậy, không được xâm phạm quyền lao động hợp pháp của người khác.
Tuy nhiên có vấn đề xung đột lợi ích nên cần có quy chế rất chặt chẽ trong vấn đề dạy học sinh của mình đang dạy ở trường, ngăn chặn vấn nạn ép học thêm và dạy ở trường không đủ. Tức là nếu giáo viên tổ chức dạy thêm học sinh các lớp khác, học sinh các trường khác với nơi làm việc chính, thì không có vấn đề gì khi học thêm là tự nguyện.

Nếu dạy thêm chủ yếu học sinh các lớp chính khóa - các lớp đang học chính cô giáo đó ở trường, thì cần có giám sát chất lượng dạy ở trường có đảm bảo không và giám sát có sự ép buộc hay không. Đây là công việc không hề đơn giản nếu muốn làm chặt chẽ và tử tế.
Bọn làm bên Thuế rất thích được làm thêm dịch vụ thuế, tư vấn thuế cho doanh nghiệp và người dân để nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế, tránh các trường hợp thiếu hiểu biết về chính sách thuế dẫn đến sai phạm nhưng đếch được làm. Phải về hưu 5 năm sau mới được phép làm :))
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,113
Động cơ
382,606 Mã lực
Bọn làm bên Thuế rất thích được làm thêm dịch vụ thuế, tư vấn thuế cho doanh nghiệp và người dân để nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế, tránh các trường hợp thiếu hiểu biết về chính sách thuế dẫn đến sai phạm nhưng đếch được làm. Phải về hưu 5 năm sau mới được phép làm :))
Cụ nhắc 1 điều rất ý nghĩa. Đó cũng là vấn đề xung đột lợi ích, làm công chức quản lý một lĩnh vực nào đó, không được tư vấn ... kiếm thêm, không được làm thêm cho các công ty tư nhân có hoạt động trong cùng lĩnh vực. Lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích công cộng.
Tuy nhiên với viên chức như giáo viên hoặc nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng) cung cấp dịch vụ chuyên môn ngoài giờ là cần thiết, về cơ bản không xung đột lợi ích nhà nước, giúp nâng cao chất lượng học tập và chăm sóc y tế tốt hơn cho những người có nhu cầu.

Có sự khác biệt giữa công chức quản lý với viên chức chuyên môn.
 

AntiTrump2024

Xe tăng
Biển số
OF-749115
Ngày cấp bằng
6/11/20
Số km
1,913
Động cơ
76,731 Mã lực
Tuổi
74
Cụ nhắc 1 điều rất ý nghĩa. Đó cũng là vấn đề xung đột lợi ích, làm công chức quản lý một lĩnh vực nào đó, không được tư vấn ... kiếm thêm, không được làm thêm cho các công ty tư nhân có hoạt động trong cùng lĩnh vực. Lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích công cộng.
Tuy nhiên với viên chức như giáo viên hoặc nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng) cung cấp dịch vụ chuyên môn ngoài giờ là cần thiết, về cơ bản không xung đột lợi ích nhà nước, giúp nâng cao chất lượng học tập và chăm sóc y tế tốt hơn cho những người có nhu cầu.

Có sự khác biệt giữa công chức quản lý với viên chức chuyên môn.
Cơ bản cụ nói đúng nhưng nó chỉ mới đúng 1 nửa :D .

Thứ nhất, ở đây người ta làm dịch vụ hay tư vấn chỉ với mục đích giúp người nộp thuế tránh các trường hợp do thiếu hiểu biết về chính sách thuế dẫn đến vi phạm, từ đó nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế, tăng thu nhân sách nhà nước, tránh phải mất công mất sức bố trí nhiều các đoàn thanh tra kiểm tra để bóc tách các sai phạm, hướng dẫn xử lý các sai sót do thiếu hiểu biết về chính sách thuế làm tốn kèm thời gian của công chức, tiền bạc của nhà nước (công tác phí) mà đáng lý ra nếu được tư vấn thì sẽ tránh đc sai phạm ngay từ đầu.

Thứ hai, giáo viên và bác sĩ nếu làm thêm về cơ bản không xung đột lợi ích với nhà nước nhưng lại xung đột lợi ích với người hưởng dịch vụ (người dân nộp thuế và được hưởng các dịch vụ về y tế, giáo duc). Nếu giáo viên, bác sĩ không dạy thêm hay khám bệnh ngoài giờ cho chính học sinh, bệnh nhân của mình thì có thể không có xung đột lợi ích nhưng nếu dạy hay thăm khám cho chính những đối tượng mình phục vụ thì việc xung đột lợi ích là khó tránh khỏi.

Ngoài ra, việc dạy thêm hay chữa trị cho chính học sinh, bệnh nhân của mình (những đối tượng đang hưởng dịch vụ do chính mình cung cấp) là dấu hiệu của việc không hoàn thành nhiệm vụ :D
 
Chỉnh sửa cuối:

safe3

Xe tải
Biển số
OF-870632
Ngày cấp bằng
31/10/24
Số km
231
Động cơ
2,245 Mã lực
Tuổi
29
Gào lên làm gì, toàn thủ khoa ko học thêm đấy, các cụ ko cho con học thêm thì các cháu vẫn lên lớp bình thường, ai giỏi vẫn giỏi cơ mà. Thích thì học thêm online, ko thích thì thôi.
Chính xác cụ ạ
Phải chấp nhận luật chơi thôi
Con em không học thêm , lớp 6 bố dậy và tự học, chỉ được 8.5 kiểm tra giữa kỳ đề của phòng ra+ chấm khách quan, có 2 bạn được 9 (đi học thêm khốc liệt). Độ này Em đành cho con đi học thêm - vợ áp lực quá 😂😂😂. Còn t.a con lúc nào cũng top lớp, chưa top khối được, cũng không dám gây áp lực cho con nữa. T.a bố dậy 😂😂😂😂
Em thấy trình độ t.a các bạn trẻ ở tỉnh lẻ hiện tại hơn thế hệ trước rất nhiều, nhiều gia đình có điều kiện cho con học với giáo viên nước ngoài. Em cố gắng động viên con xem film hoạt hình để luyện nghe cho chuẩn. Cũng biết tự download film về laptop và nối vào tivi để xem cho... Sướng
Vui các cụ ạ
 

safe3

Xe tải
Biển số
OF-870632
Ngày cấp bằng
31/10/24
Số km
231
Động cơ
2,245 Mã lực
Tuổi
29
Cụ nhắc 1 điều rất ý nghĩa. Đó cũng là vấn đề xung đột lợi ích, làm công chức quản lý một lĩnh vực nào đó, không được tư vấn ... kiếm thêm, không được làm thêm cho các công ty tư nhân có hoạt động trong cùng lĩnh vực. Lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích công cộng.
Tuy nhiên với viên chức như giáo viên hoặc nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng) cung cấp dịch vụ chuyên môn ngoài giờ là cần thiết, về cơ bản không xung đột lợi ích nhà nước, giúp nâng cao chất lượng học tập và chăm sóc y tế tốt hơn cho những người có nhu cầu.

Có sự khác biệt giữa công chức quản lý với viên chức chuyên môn.
Ở mình còn lâu mới có sự tách bạch này, khi chưa thể tăng lương vì quá nhiều người đang bám vào nguồn sữa ngân sách
Hy vọng ô tổng xử lí được vấn đề này, trước hết từ bộ xxx
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top