Em vẫn nhớ hôm em có thông báo giấy đỗ ĐHBK Hà Nội, dư có 1 điểm, trong khi được cộng hẳn 1.5đ vùng núi. Ông già em buồn vl, tối hôm đấy ăn cơm ổng chê ỏng eo, làm ông xấu hổ. Kêu không có 1.5đ kia em trượt cmnr. (Đm vùng núi em cả tểnh năm đó đỗ BK chỉ hơn chục chứ mấy).
Em tổn thương mà buồn lắm, bỏ bữa lên đồi ngồi cho muỗi đốt, chờ đến 11h cả xóm đốt đuốc đi tìm em mới mò về.
Dám chê cậu nữa xem.
Ồ, tôi ngày xưa còn thảm hơn bác, bác ah.
Tôi học thì cũng cố gắng nhưng toàn bị tâm lý khi đi thi nên trượt liên tục, các thầy cô giáo cũng tiếc nhưng do trình độ miền núi nên ko có cách khắc phục giúp học trò. Bố mẹ ở quê ra làm công nhân mỏ nên kinh tế cũng bình thường. Tôi vẫn thường bị chửi mắng và bị nói là ngu dốt ko được tích sự gì, lớn lên ko có tương lai với nọ kia. Bố tôi lúc bực nên toàn táng vào đầu tôi ( cái này sau tôi mới biết là rất ko nên ), đau vậy nhưng tôi ko khóc thành ra lại bị nói là lì lợm ko dạy dỗ được, lớn chỉ bốc mứt ăn vã. Nói chung tôi bị ám ảnh bởi những câu nói đó nhiều. Cũng có lần tôi bỏ nhà đi và nghĩ chuyện tự tử vì tôi cảm thấy gia đình ko coi trọng mình. Thời gian trôi qua giờ tôi cũng có tuổi và bố mẹ đã già. Ngẫm lại tôi thấy thực sự là cách dạy dỗ ảnh hưởng tâm lý rất nhiều. Mặc dù bây giờ mọi người trong gia đình và xã hội dành cho tôi những từ như ko ngờ nó giỏi vậy với ko nghĩ nó lại làm được như thế hoặc dạng đặc biệt, siêu nhân...thì tôi cũng ko bao giờ quên những lần ăn đòn với bị chì chiết ngày xưa.
Tất nhiên rồi, đôi khi có những khoảng trống trong lòng và con người ta hay tìm về ký ức thủa nào, các bác cũng vậy và tôi cũng vậy nên quan điểm trên rất có thể sẽ cùng chung quan điểm các bác trên này.
Như mọi khi, do kiến thức tôi khá hạn hẹp về các vấn đề giáo dục trong gia đình nên các bác ko nhất thiết phải tin tôi còn tôi vẫn luôn tôn trọng các bác như thường.
Chắc chắn rồi, vì đó là tôi mà phải ko nào?