[Funland] Lại câu chuyện về người già

Lanlinh

Xe hơi
Biển số
OF-758347
Ngày cấp bằng
24/1/21
Số km
153
Động cơ
45,580 Mã lực
Tuổi
44
e đang xem bộ phim Trung Quốc "Vòng quay hạnh phúc", xoay quanh chuyện gia đình giữa bố và 3 người con, một ông bố kỳ dị, 3 người con mỗi người một tính cách, những chi tiết rất đời, rất người, sống động như từ cuộc sống bước ra vậy, em rất thích phim bộ TQ đề tài gia đình như thế, đã có cụ nào xem chưa ạ?
 

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
6,148
Động cơ
423,565 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
Chưa đến 65 thì nghĩ thế, khi đến 65 hơi ốm mệt lại lo sốt vó đi khám bệnh lấy thuốc sợ toi. Tặc lưỡi bảo thôi bây giờ gia hạn đến 70 là ok, đến 70 lại sợ tiếp, khó đấy. :))
giờ mèng nhất cũng 7 xọi. mấy lão sáu mấy ở trong làng em mới khiếp. sáng nào cũng ới đi bú riệu. mình hãi quá nên đánh tháo. các đại ca phải nói là bố già xịn luôn. kinh.
 

tvu732

Xe tăng
Biển số
OF-708234
Ngày cấp bằng
21/11/19
Số km
1,007
Động cơ
103,378 Mã lực
Thực sự cụ mắc từ khá lâu nhưng cả nhà chỉ nghĩ là cụ lẫn tuổi già, tới lúc bệnh tiến triển nhanh thì đã quá muộn để có biện pháp điều trị giảm nhẹ.
Ngoài chuyện lẫn thì ông có biểu hiện gì không ạ? Vì em nghe nói có nhiều loại chứng quên, có những chứng bệnh không phát triển nặng thành Alzheimer.

Như mẹ em nói nhầm từ trái thành phải, trên thành dưới, rồi quên từ, không tìm ra cách diễn đạt đã khá lâu rồi. Việc cần làm (uống thuốc...) cũng đã bắt đầu quên; có việc ghi vào sổ thì quên luôn cả đọc sổ. Không biết đó là chứng bệnh lẫn nói chung của người già hay cần cho đi khám cụ nhỉ? Bảo hay con đưa mẹ đi khám lão khoa thì bà phủ nhận ngay tao không sao đâu, về già ai chẳng thế. Tao đọc sách báo biết Alzheimer như thế nào mà.
 

Thơm_ vinhouse

Xe máy
Biển số
OF-842123
Ngày cấp bằng
21/10/23
Số km
86
Động cơ
357 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hà Nội
Website
vesinhvinhouse.com.vn
ng già tính ẩm ương lắm. hay tự chẩn đoán bệnh, tự đưa ra phương pháp chữa bệnh luôn, lúc nào cũng nghĩ mình chẳng sống được bao lâu nữa. con cái nói hơi to tiếng 1 cái là dỗi vs tự ái. nhiều lúc e cũng cáu lắm nhưng nghĩ lại thì vẫn cứ là thương, bố mẹ mình mà. quan tâm đc gì thì quan tâm, bù đắp đc gì thì bù đắp. cả đời các cụ đã vất vả rồi, có lúc e quạu xong e lại ỉ ôi nịnh nọt
 

BinhKDI

Xe máy
Biển số
OF-106944
Ngày cấp bằng
27/7/11
Số km
92
Động cơ
1,050,958 Mã lực
Cha mẹ dù già, dù yếu, dù có chút chi li, thậm chí có cụ nghiệt tính... như các cụ kể đây, các cụ hãy coi đấy là may mắn. Em thật.
Khi nào các cụ có cha/mẹ bị Alzheimer trong nhà mới thấy thế nào là vất vả.
Bố em, thời gian cuối đời mắc bệnh. Thực sự cụ mắc từ khá lâu nhưng cả nhà chỉ nghĩ là cụ lẫn tuổi già, tới lúc bệnh tiến triển nhanh thì đã quá muộn để có biện pháp điều trị giảm nhẹ. Quên hết mọi người mọi vật, có hành động bạo lực với con cháu, đi vệ sinh trét khắp nhà... đều có cả. Và giai đoạn cuối là bệnh đến não, cụ liệt giường, nằm bất động không còn biết gì nữa.
Chăm người Alzheimer là thách thức cả với nhân viên y tế chứ đừng nói với các gia đình bình thường. Em rất thương và phục anh trai- chị dâu vì đã sống chung và chăm sóc bố em những năm cuối đời.
Và em cũng không biết khi về già, chúng ta sẽ trở thành người như thế nào. Không may thì như bố em, không còn biết gì nữa. May hơn tý thì còn nhận thức được, tự phục vụ được ít nhiều. Nhưng chắc chắn khi về già ai cũng cần người thân. Em cũng vậy mà các cụ cũng sẽ thế thôi.
Nên gắng yêu thương, thấu hiểu cha mẹ, cụ mợ ạ. Ai rồi cũng sẽ già.
Em rót nhiều hết rượu
Nhớ hồi mới ra trường bắt đầu đi làm ông anh em bảo em:" Mày xem hồi bé mày có bao nhiêu năm sống không phải lo nghĩ việc đời, 10 hay 15 năm? Sau này mày có lo cho bố mẹ được từng ấy năm sống không lo nghĩ không?"
Ngẫm cho cùng thì không đứa con nào là không bất hiếu, nhiều hay ít thôi - suy nghĩ cá nhân em ạ!
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
7,927
Động cơ
113,577 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bà già nhà em sổ thì QĐ chuyển sang tên các con, mỗi đứa 1-2 sổ, gửi xong về đưa bà cầm cho chắc dù tên mình. Thẻ ATM thì em cầm, khi nào cần thì em đi rút về đưa tiền. Tuy nhiên thấy ko tự trả tiền OS là không có "quyền lực", nên yêu cầu tao sẽ trả. OK, tất nhiên tiền bà trả ít hơn tiền mình phải trả. Trả được mấy tháng thấy lằng nhằng, đếm ra đếm vào, phải giữ tiền .... lại bảo bọn em quản lý. Nói chung nó tùy thuộc vào tính từng người. Cái người chi ly, cẩn thận, tiết kiệm ... thậm chí "ky bo" trong việc chi tiêu thì rất thích nắm giữ tiền và trả tiền để có "quyền lực". Còn người tính quảng đại thì giao tất cả cho con cái vì đằng nào con cái chi chứ mình còn biết khoản nào ra khoản nào đâu mà chi, rồi nhỡ đếm thiếu, mất mát .... lại sinh ra nghi ngờ, lo nghĩ. Con cái tất nhiên cũng có người này người nọ, cũng có ông/bà xà xẻo của các cụ, nhưng đại đa số họ chỉ giữ và tiêu hộ các cụ.
Các kụ cao niên mà giữ tiền thường rất thông thái. Em ủng hộ các kụ giữ tiền ợ. Chỉ cần có phương án phòng bất trắc là ô sờ kê
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
7,927
Động cơ
113,577 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em rót nhiều hết rượu
Nhớ hồi mới ra trường bắt đầu đi làm ông anh em bảo em:" Mày xem hồi bé mày có bao nhiêu năm sống không phải lo nghĩ việc đời, 10 hay 15 năm? Sau này mày có lo cho bố mẹ được từng ấy năm sống không lo nghĩ không?"
Ngẫm cho cùng thì không đứa con nào là không bất hiếu, nhiều hay ít thôi - suy nghĩ cá nhân em ạ!
kụ lại lo F1 như vậy. Em nghĩ F1 phải lo ít ra đến 23 ý chứ. 10~15 niên bình thường
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,905
Động cơ
431,237 Mã lực
Bà già nhà em sổ thì QĐ chuyển sang tên các con, mỗi đứa 1-2 sổ, gửi xong về đưa bà cầm cho chắc dù tên mình. Thẻ ATM thì em cầm, khi nào cần thì em đi rút về đưa tiền. Tuy nhiên thấy ko tự trả tiền OS là không có "quyền lực", nên yêu cầu tao sẽ trả. OK, tất nhiên tiền bà trả ít hơn tiền mình phải trả. Trả được mấy tháng thấy lằng nhằng, đếm ra đếm vào, phải giữ tiền .... lại bảo bọn em quản lý. Nói chung nó tùy thuộc vào tính từng người. Cái người chi ly, cẩn thận, tiết kiệm ... thậm chí "ky bo" trong việc chi tiêu thì rất thích nắm giữ tiền và trả tiền để có "quyền lực". Còn người tính quảng đại thì giao tất cả cho con cái vì đằng nào con cái chi chứ mình còn biết khoản nào ra khoản nào đâu mà chi, rồi nhỡ đếm thiếu, mất mát .... lại sinh ra nghi ngờ, lo nghĩ. Con cái tất nhiên cũng có người này người nọ, cũng có ông/bà xà xẻo của các cụ, nhưng đại đa số họ chỉ giữ và tiêu hộ các cụ.
e vừa phải thuyết phục bà, vừa phải thuyết phục các anh chị nữa. khổ ở quê cứ sợ mang tiếng. bà thì cứ nói những câu ám chỉ là các bác lại nghĩ ngợi; kiểu như lúc tao cất tiền thì có mỗi nó ở đấy, mà giờ thì tìm ko thấy đâu, thế là các anh/chị lại khó chịu. tiền thì bà lúc để chỗ này, lúc để chỗ khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,210
Động cơ
220,929 Mã lực
Ngoài chuyện lẫn thì ông có biểu hiện gì không ạ? Vì em nghe nói có nhiều loại chứng quên, có những chứng bệnh không phát triển nặng thành Alzheimer.

Như mẹ em nói nhầm từ trái thành phải, trên thành dưới, rồi quên từ, không tìm ra cách diễn đạt đã khá lâu rồi. Việc cần làm (uống thuốc...) cũng đã bắt đầu quên; có việc ghi vào sổ thì quên luôn cả đọc sổ. Không biết đó là chứng bệnh lẫn nói chung của người già hay cần cho đi khám cụ nhỉ? Bảo hay con đưa mẹ đi khám lão khoa thì bà phủ nhận ngay tao không sao đâu, về già ai chẳng thế. Tao đọc sách báo biết Alzheimer như thế nào mà.
Bố em chỉ có biểu hiện lẫn thôi cụ. Kiểu lẫn của người già.

Đi đâu hay quên đồ, quên kính, quên áo. Thi thoảng quên tiền, cất đồ ở đâu quên mất. Hoàn toàn bình thường. Cho tới khi bệnh phát nặng. Quên dần hiện tại, chỉ nhớ quá khứ. Kiểu như nhìn con gái rồi gọi tên cô em ruột 70 tuổi. Nhớ ông bà nội em. Nhớ bạn bè ngày bé. Rồi dần dần quên hết tất cả.

Thực sự bệnh Alzheimer không phổ biến đâu ạ. Chủ yếu các cụ già lẫn do tuổi tác thôi. Mình giờ chưa già mấy đã lẫn lung tung hết rồi. Chứ thực sự gặp bệnh Alzheimer là hiếm. Gia đình nào gặp phải là đau khổ lắm vì người thân như biến thành người khác. Bố em cả đời nhẹ nhàng, nhã nhặn mà khi bị giai đoạn nặng cũng cư xử bạo lực, một điển hình của bệnh nhân Alzheimer. Thương khủng khiếp.
Đúng là cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể. Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày.
 

maimaubinhyen

Xe buýt
Biển số
OF-815219
Ngày cấp bằng
3/7/22
Số km
519
Động cơ
18,589 Mã lực
Tuổi
39
Bây giờ cụ U90 cụ không nấu ăn không gắp cho ai được nữa, nhưng khi tôi về, cụ vẫn luôn miệng hỏi đã ăn cơm chưa mẹ nấu, tôi hỏi có nấu được không cụ bảo vẫn nấu tốt chứ. Có lần tôi để cụ nấu thử xem nấu gì thì cụ chống gậy xuống bếp bật bếp điện đun nước sôi, tay run bần bật bóc mì gói thả vào nồi rồi lật đật mở tủ lạnh lấy trứng gà thả vào mì (trong khi hồi xưa cụ đã nấu là phải gà qué thịt cá 5-6 món rất hoành tráng thịnh soạn bữa nào cũng như ăn cỗ), tôi thấy thế lại giúp cụ nấu nốt cho xong bát mì cho chính tôi, cụ đứng xem hài lòng lắm.

Còn bữa ăn của cụ thì do osin nấu, vào bữa cụ lấy tấm ảnh in trên gỗ của cháu hồi nhỏ khi nó mới có vài ba tuổi, và bắt đầu xúc cháo bón vào ảnh cho cháu ăn, cố gắng bón trúng vị trí mồm nó (dù bây giờ nó đã 20 tuổi) nghĩ là cháu ăn thật và khen nó ăn ngoan lắm (nhưng đến khi cháu về thật thì lại không nhận ra là ai). Xong bữa ăn và bón ảnh cháu nhoe nhoét cả ảnh thì cụ xem TV và cầm hộp bánh quy ăn dở giúi tặng cho MC trên TV. Rồi lại ra gương nói chuyện với bà ngoại mẹ của cụ.

Tiếp đến là cụ ngồi hoạnh họe bắt bẻ osin. Osin thì đã thay vài đời, osin đầu tiên thì cả tôi và cụ lúc đó chưa quen việc có người lạ ở trong nhà, cụ soi nó từng ly từng tí nhưng con này khéo mồm nịnh cụ tốt nên sau vài tháng cụ bớt soi. Nhưng lại đến tôi soi vì con này chỉ được cái khéo mồm còn lười nhác chảy thây cả tuần nấu ăn cho cụ duy nhất 1 món cháo bún cho tiện, còn nó nấu cơm cho nó thì hoành tráng 3-4 món còn ngon hơn cả nhà tôi ăn trước kia. Xong bữa cho cụ thì nó biến lên gác ngủ hoặc ra đường thể dục chạy bộ mặc kệ cụ nằm chỏng gọng 1 mình tầng trệt, nhưng lại rất hay diễn kịch trước camera hoặc trước mặt tôi khi tôi về, ra vẻ xoa lưng cụ rối rít hoặc cầm giẻ lau bếp lia lịa khi tôi vào, nhưng khi không có tôi thì nó chả làm gì cả nhà vẫn bẩn như thường. Cả nhà chỉ có mỗi cụ và nó ở với nhau (tôi ở nơi khác), nên thậm chí nó nghĩ nó là chủ nhà chứ không phải tôi (đưa sẵn tiền cho nó trả thay cho nhà tôi cả tiền điện nước quỹ tổ hàng tháng), vì vậy nhiều khi tôi về thăm cụ nó còn tỏ ra khó chịu không thích vì làm xáo trộn cuộc sống tự do của nó trong chính nhà tôi :)). Tôi nghĩ nó coi nhà tôi như chỗ nó xuống an dưỡng tránh chồng là chính (vì ở quê nó bị chồng nghiện rượu tẩn hàng ngày) và việc hầu cụ tôi là việc phụ. Nhịn nó được 1 năm tôi đuổi.

Osin hiện tại thì khi mới xuống chăm chỉ chu đáo, hầu cụ nấu ăn đổi món liên tục, nhưng lại xấu gái ăn mặc bẩn trông như mụ bán ve chai nên cụ ghét càng soi kỹ bắt bẻ cả ngày, có lần còn cầm gậy dọa phang nó. Mới đầu nó nhịn im im, gần đây tôi phát hiện ra đôi lần nó có thái độ bật cụ. Có lần tôi đến xuống bếp rồi quay lên, đứng sau lưng cụ (nó chưa nhìn thấy tôi) thấy cụ đứng phòng ngoài vác gậy gườm gườm nhìn nó không nói gì, tôi ngó ra qua vai cụ thấy nó cũng giương mắt trợn trừng nhìn lại cụ vẻ rất thách thức kiểu bà định làm gì có dám chơi không. Mẹ sư nó tôi vừa thò cổ qua vai cụ nhìn ra thì nó nhìn thấy tôi, lập tức thay đổi sắc mặt toét miệng cười rất kịch như chưa có gì xảy ra giữa nó với cụ. Vậy nên tôi nghĩ lúc tôi vắng nhà không rõ con này đã bật lại cụ những gì, mà cụ thì lẫn không thể nhớ mà kể lại cho tôi nó đã làm những gì. Làm tôi cũng hơi lo ngại biết đâu nó sẽ có những cách bật kín đáo hay bạo hành thế nào trong tương lai nếu cụ vẫn hoạnh họe nó. Camera thì không soi hết được.

Đến đây tôi nghĩ vấn đề osin là một bài toán khó, không tật này thì tật khác, không có đứa nào coi cụ nhà mình ít ra gần được như cụ nhà nó cả, chỉ là chăm vì tiền, và kể cả là mình có đối xử tốt với nó thì nó cũng nghĩ là việc chủ là phải đối xử tốt thậm chí cưng chiều nó, không thì nó bật và nó biến. Đứa nào cũng thế khi mới đến đều ngoan ngoan chăm chỉ, nhưng chỉ được một thời gian quen chỗ là bắt đầu khệnh khạng dở chứng bật lại cụ mình, bật cả chủ, ra ngõ buôn chuyện với đồng nghiệp và yêu sách đòi hỏi này nọ. Giờ tôi không biết đuổi nốt con này thì tìm con khác liệu có khá hơn không hay lại tồi hơn nữa. :))
Đọc bài của cụ vừa buồn cười vì giọng văn của cụ, mà thương bà nhà cụ quá. Tuổi già bệnh tật, không còn mình mẫn, rồi trái tính. Còn GV giờ đi làm đều vì tiền, ko có cái tâm, cũng chả kiên trì, nên các ông bà già, dù ko còn minh mẫn, nhưng người ta cũng cảm nhận được sự không ưa của GV với mình, nên cũng chẳng đối xử tốt nổi với GV là thế.
Cả gia đình bên ngoại nhà em cũng lao đao trong 5-7 năm khi các cụ (em gọi là ông, bà ngoại) ốm đau nặng, rồi trái tính. Nên đọc topic này thấy vô cùng đồng cảm với cccm
Nhiều cụ ở đây chưa chăm người già ốm đau, trái tính bao giờ, thì không cảm nhận hết được nỗi khổ của người trong cuộc. Vừa thương các cụ ốm đau, mà lại vừa bực vừa khổ, muốn yên ổn đi làm đi ăn nhưng chăm rồi cũng nào có được cho chăm đến nơi đến chốn.
Như cụ bà nhà em, chỉ ốm vì cao huyết áp, tiểu đường, còn ăn uống đi lại đc bình thường. Khi ốm thì chửi con cháu, vào viện thì chửi bác sĩ, mà đi đến viện bs nhìn ngao ngán; BS kê đơn thuốc cho thì ko uống, giấu vào các túi nilon để khắp nơi. Chán ở nhà thì đòi vào viện nằm, nằm viện thì con cái vào chăm ko cho chăm, mắng rồi nói với mọi ng con cái đối xử ko tốt, đuổi con ko cho ở viện, thế là ra ngoài, đến tối tối thì vào phòng trông bà trải chiếu dưới đất mà nằm. Thời đó ở viện thì vừa bẩn vừa khổ. May mà có đến 5 đứa con thay nhau cắt cử vào trông. Cứ thế ròng rã bn năm đến khi bà đi.
Ông bà đi thì con cháu cũng chẳng còn gặp gỡ như xưa, trước đây còn ông bà, thì cuối tuần các gia đình lại về thăm ob, ăn bữa cơm cho vui. Giờ thì mỗi năm gặp nhau đc 2 lần giỗ.
Giờ thì cố gắng kiên nhẫn và yêu thương bố mẹ mình, được ngày nào hay ngày đó
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Mỗi nhà một cảnh, cccm còm nhẹ tay, tránh sa đà so sánh hay phán xét người khác.

Quan điểm của em là xem tuổi già là cái tất yếu và ta nên đối xử với nó một cách lý trí nhiều hơn cảm xúc. Lý trí ở đây giống như lý trí khi chữa bệnh ung thư ấy, biết khi nào thì dồn tổng lực làm gì và cũng đến đâu thì nên dừng

Bố em thi thoảng lại đòi tạch, em cứ can ngăn mãi, lý lẽ hai bên đều đầy đủ, mở ngoặc chút là bố em tính tự trọng ngút trời và xem việc làm phiền người khác thì thà chết còn hơn.

Gần đây em lại hay nghĩ sau này mình muốn tạch, con mình nó không cho thì làm thế nào...
 

giahoi

Xe hơi
Biển số
OF-49735
Ngày cấp bằng
29/10/09
Số km
182
Động cơ
457,547 Mã lực
Chả biết thế nào những em cũng hay bật các cụ nhà em, may mà các cụ chưa lẫn đến mức như các cụ được kể ở trên.
Em nghĩ chúng ta cần có ai đó hiểu về tâm lý người già tư vấn cho chuẩn, cá nhân em đang dùng cách trong lúc các cụ còn minh mẫn thì cố gắng sửa cho các cụ, để sau này lẫn thì đỡ, chứ chiều quá đến khi lẫn thì mệt mỏi lắm.
Ông bà nội của em ngày trước sống đến 100 tuổi vẫn hai cụ ở với nhau, các con (u80) và các cháu (u50) thay phiên vào chăm sóc, rất may là không ai trong tình trạng lẫn, em cũng đang hy vọng bố mẹ em được như các cụ.
 

tvu732

Xe tăng
Biển số
OF-708234
Ngày cấp bằng
21/11/19
Số km
1,007
Động cơ
103,378 Mã lực
Bố em chỉ có biểu hiện lẫn thôi cụ. Kiểu lẫn của người già.

Đi đâu hay quên đồ, quên kính, quên áo. Thi thoảng quên tiền, cất đồ ở đâu quên mất. Hoàn toàn bình thường. Cho tới khi bệnh phát nặng. Quên dần hiện tại, chỉ nhớ quá khứ. Kiểu như nhìn con gái rồi gọi tên cô em ruột 70 tuổi. Nhớ ông bà nội em. Nhớ bạn bè ngày bé. Rồi dần dần quên hết tất cả.

Thực sự bệnh Alzheimer không phổ biến đâu ạ. Chủ yếu các cụ già lẫn do tuổi tác thôi. Mình giờ chưa già mấy đã lẫn lung tung hết rồi. Chứ thực sự gặp bệnh Alzheimer là hiếm. Gia đình nào gặp phải là đau khổ lắm vì người thân như biến thành người khác. Bố em cả đời nhẹ nhàng, nhã nhặn mà khi bị giai đoạn nặng cũng cư xử bạo lực, một điển hình của bệnh nhân Alzheimer. Thương khủng khiếp.
Đúng là cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể. Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày.
Cảm ơn những thông tin quý báu của cụ.
 

maimaubinhyen

Xe buýt
Biển số
OF-815219
Ngày cấp bằng
3/7/22
Số km
519
Động cơ
18,589 Mã lực
Tuổi
39
Cụ ông nhà tôi khi còn tạm ổn đã than phiền rằng xã hội bây giờ chúng nó éo tôn trọng người già, do có lần khi cụ đã U80 và đi xe máy trên đường, dừng đèn đỏ đúng vạch và mấy thằng ranh con 18-20 đáng tuổi cháu nội cụ đang muốn vượt chửi luôn ịt pẹ thằng già tránh ra cho tao đi. Tôi bảo bây giờ xã hội chỉ phò người trẻ và có khả năng tiêu tiền. Rất chán các ông ạ.
Cũng là đoạn giao thoa văn hóa khi đồng tiền và vật chất lên ngôi. Chả biết có tiền ko nhưng ai ai muốn đc nể trọng cũng phải tỏ ra là người có tiền cái đã. Chỉ sợ là ngấm vào cái phông văn hóa luôn rồi đời đời kiếp kiếp như vậy thì xong :I
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,905
Động cơ
431,237 Mã lực
trên cafef có bài về 3 nguyên tắc chăm sóc bố mẹ. túm cái váy lại ntn:
1. Ba mẹ là của tất cả, phụng dưỡng cha mẹ là việc của tất cả con cái, chia sẻ, giúp đỡ, cùng nhau chịu trách nhiệm là điều quan trọng.
2. Ở chung với cha mẹ, cũng cần khuyến khích cha mẹ có khả năng thích nghi với những thói quen và lối sống tốt
3. Khi phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, các anh chị em khác không nên tùy tiện can thiệp hay hướng dẫn
 

phohien035

Xe buýt
Biển số
OF-773528
Ngày cấp bằng
6/4/21
Số km
821
Động cơ
56,939 Mã lực
Tuổi
35
Các kụ cao niên mà giữ tiền thường rất thông thái. Em ủng hộ các kụ giữ tiền ợ. Chỉ cần có phương án phòng bất trắc là ô sờ kê
Việc các cụ tự giữ, tự tiêu thông qua mình hay OS em ko phản đối. Tuy nhiên nhiều cụ như cụ già nhà em thì hơi "rách việc". Cụ giữ hay con cái giữ, lúc cần tiêu thì xì ra, ví dụ cho các cháu .... Nhưng khổ cho xong cụ hay nhắc lại nên người nhận cũng ko vui vẻ lắm. Cụ có mấy chỉ vàng, lúc vàng lên cao cụ đồng ý bán lấy tiền gửi TK hưởng LS vì để ko sinh lời được. Về sau muốn cho mỗi cháu 1 chỉ thi hoặc chi bằng tiền hoặc chi bằng vàng. Khổ nỗi khi đó vàng lại cao quá nên nếu để vàng lại từ trước thì bây giờ ko sao, lấy tiền quy đổi lại cao. Thế là lại "tâm tư" tiếc rẻ. Em bảo: Bà mà còn tâm tư thế bọn trẻ con nó biết mang trả ngay tiền thì đừng trách. Cho đi nhưng hay "kể lể", "tâm tư" là tính cố hữu khó đổi của những người tằn tiện, hay tính toán chi ly.
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
7,927
Động cơ
113,577 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tôi ủng hộ việc tự tạch, tuy nhiên khi cần tạch thì đừng nói với ai, cứ lẳng lặng chọn ngày lành tháng tốt viết để lại đôi điều rồi tạch thôi. Tôi càng ủng hộ nếu đến lúc nào đó nước ta có luật trợ tạch, ngày đẹp trời đi tới phòng tạch gặp BS và thăng thiên =)).
Bạn em nó bảo về già quá rồi thì làm bánh mai thúy mà rít vì chửa thử bao giờ xong sốc là vừa...
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Tôi ủng hộ việc tự tạch, tuy nhiên khi cần tạch thì đừng nói với ai, cứ lẳng lặng chọn ngày lành tháng tốt viết để lại đôi điều rồi tạch thôi. Tôi càng ủng hộ nếu đến lúc nào đó nước ta có luật trợ tạch, ngày đẹp trời đi tới phòng tạch gặp BS và thăng thiên =)).
Tự tạch nói cứng thì được nhưng nghĩ về trình tự thì nếu không gặp rắc rối về pháp luật thì lại gây khó khăn cho gia đình mình.

Đợt bố em có lẽ do trầm cảm quá làm một vốc thuốc ngủ, gia đình tưởng ông đột quỵ, đưa vào BV cấp cứu sau đó mất tầm tháng và gần trăm triệu cụ mới khỏe để về nhà. Mãi sau mới "khai báo" là muốn tạch 😅
 

Mít tố nữ

Xe tăng
Biển số
OF-707131
Ngày cấp bằng
10/11/19
Số km
1,342
Động cơ
125,699 Mã lực
trên cafef có bài về 3 nguyên tắc chăm sóc bố mẹ. túm cái váy lại ntn:
1. Ba mẹ là của tất cả, phụng dưỡng cha mẹ là việc của tất cả con cái, chia sẻ, giúp đỡ, cùng nhau chịu trách nhiệm là điều quan trọng.
2. Ở chung với cha mẹ, cũng cần khuyến khích cha mẹ có khả năng thích nghi với những thói quen và lối sống tốt
3. Khi phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, các anh chị em khác không nên tùy tiện can thiệp hay hướng dẫn
Chỉ cần nguyên tắc thứ nhất thôi em đã thấy đủ, thấy mừng lắm rồi. Trước đây, khi bố mẹ em còn khỏe mạnh em chả bao giờ lăn tăn việc các em em nó đối xử với bố mẹ thế nào vì các cụ nhà em độc lập đúng nghĩa từ tiền bạc đến thể chất không phiền lụy đứa con nào.
Giờ các cụ có tuổi rồi, sức khỏe cũng dần suy yếu thì em mới thấy cái việc đồng lòng cùng nhau chăm sóc các cụ nó cũng không dễ vì anh em trong nhà cũng mỗi người mỗi cảnh, lại thêm dâu rể. Nếu nghĩ trách nhiệm chăm sóc cha mẹ là chung rồi cứ chia đều trách nhiệm ra mỗi con phải gánh một phần rồi lại phân bì đứa ít đứa nhiều thì buồn lắm. Tốt nhất là cứ tuỳ tâm, ai chăm sóc được gì cho cha mẹ cứ làm, ít nhiều gì cũng được. Còn những quyết định có ảnh hưởng đến sức khỏe các cụ thì vẫn phải tham khảo ý kiến các anh em.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top