- Biển số
- OF-11
- Ngày cấp bằng
- 21/5/06
- Số km
- 1,932
- Động cơ
- 602,029 Mã lực
Những vụ tai nạn máy bay do nhầm đường băng
Thân nhân người tử nạn trong vụ máy bay nhầm đường băng tại Đài Loan. Ảnh: AP.
Các sân bay có nhiều đường băng giúp hoạt động cất hạ cánh thuận lợi, nhưng nếu phi công và đài kiểm soát không lưu thiếu tập trung dẫn đến nhầm lẫn thì thảm kịch sẽ xảy ra, trong đó vụ tai nạn máy bay tại Mỹ hôm 27/8 là ví dụ mới nhất.
Quá tam ba bận
Chuyến bay nội địa mang số hiệu 5191 của hãng Comair từ Lexington, bang Kentucky, tới thành phố Atlanta, bang Georgia, sớm kết thúc trong tang tóc. Chiếc Bombardier CRJ-100 cất cánh lúc 6h7' sáng 27/8 đã đâm xuống đất sau khi cất cánh nhầm đường băng tại sân bay Blue Grass.
Chiếc máy bay chở 50 hành khách và phi hành đoàn này không có lỗi. Nó mới được nhà sản xuất Bombardier của Canada cho xuất xưởng tháng 1/2001 và thường xuyên được bảo dưỡng kỹ thuật. Lỗi là do phi công không quen đường băng và nhân viên kiểm soát không lưu tắc trách không quan sát hướng dẫn máy bay.
Đường mũi tên xanh chỉ hướng di chuyển và cất cánh theo lệnh của đài kiểm soát dành cho chiếc Comair CRJ-100. Còn đường mũi tên đỏ là đường đi thực tế của nó sau khi nhầm đường băng và điểm cuối của mũi tên đỏ là nơi máy bay rơi. Ảnh: Wikipedia.
Sây bay Blue Grass có hai đường băng được đánh số hiệu 22 (đường băng dài) và 26 (đường băng ngắn). Chiếc CRJ-100 đáng lẽ phải cất cánh từ đường băng số 22 nhưng nó lại sử dụng đường băng số 26 có chiều dài chỉ bằng một nửa nên không thể có đủ đà rời khỏi mặt đất.
Lúc đó, trên đài kiểm soát chỉ có một nhân viên trực mà người này lại đứng quay lưng ra phía ngoài. Do đó anh ta không thể phát hiện chiếc máy bay nhầm đường băng. Hậu quả là 49 trên tổng số 50 người trên máy bay thiệt mạng chỉ vì một sơ suất của người có 17 năm kinh nhiệm.
Điều đáng nói là trước đó từng xảy ra hai sự cố nhầm đường băng tại sân bay Blue Grass và cũng có người chết. Hơn nữa sân bay nằm ở thành phố Lexington này có quy mô "thường thường bậc trung" với thiết kế hệ thống đường băng và đường dẫn máy bay không quá phức tạp.
Năm 1993, một chiếc phản lực cơ thương mại được hướng dẫn cất cánh từ đường băng dài (Runway 22) nhưng lại đi nhầm sang đường băng ngắn (Runway 26). Một sự cố không khác gì vụ mới xảy ra hôm chủ nhật tuần trước đối với chiếc Comair CRJ-100.
Tuy nhiên, chiếc máy bay trên may mắn hơn nhiều vì nhân viên trực đài kiểm soát không lưu hôm đó rất tập trung. Người này kịp thời phát hiện ra sự nhầm lẫn và ra lệnh hủy cất cánh. Các phi công cũng nhận ra sai sót và chắc chắn sẽ không cho máy bay tăng tốc kể cả khi nhân viên không lưu không phát hiện ra.
Một chiếc Lear Jet 25C tại Mỹ. Ảnh: Pbase.
Sau đó chừng 9 năm, ngày 30/8/2002, một chiếc máy bay cá nhân Learjet 25C lại gặp sự cố với đường băng ở sân bay Blue Grass. Chiếc máy bay hai động cơ này chạy vượt đường băng trong khi hạ cánh và va chạm xảy ra làm chết một người và 5 người bị thương.
Ngay trước khi hạ cánh, phi công xác nhận mọi thứ đều trong tình trạng "OK". Tuy nhiên, sau khi tiếp đất thì các thiết bị giảm tốc gặp trục trặc khiến nó không thể dừng lại. Chiếc máy bay vượt khỏi đường băng, đâm vào các chướng ngại vật rồi lao thẳng ra đường cao tốc nằm gần sân bay.
Bi kịch của con chim sắt khổng lồ
Ngày 31/10/2000, thế giới chứng kiến tai nạn của loại máy bay huyền thoại Boeing 747-400, thường được gọi là Jumbo Jet, nổi danh vì vóc dáng khổng lồ và độ an toàn. Theo lịch trình, nó xuất phát từ Singapore tới Los Angeles và dừng tại sân bay Tưởng Giới Thạch ở Đài Bắc.
Nhưng chuyến bay mang số hiệu SQ006 của Singapore Airlines đi nhầm đường băng trong khi cất cánh tại sân bay quốc tế Tưởng Giới Thạch. Chiếc Boieng 747-400 đâm phải một xe xây dựng khiến 83 hành khách và phi hành đoàn trên tổng số 179 người có mặt trên khoang thiệt mạng.
Thảm kịch xảy ra lúc 23h17' giờ địa phương, khi sân bay đang hứng chịu một trận mưa tầm tã do ảnh hưởng của trận bão nhiệt đới Xangsane. Phi công được lệnh cất cánh từ đường băng 05L nhưng lại đi nhầm sang đường băng 05R chạy song song đang đóng cửa để sửa chữa.
Trời mưa to và tầm nhìn kém làm phi công không nhận ra một chiếc xe xây dựng đang đỗ trên đường băng 05R. Con chim sắt khổng lồ đã va chạm với cỗ xe thi công nặng nề tạo ra một tiếng nổ lớn, xé chúng ra thành từng mảnh. Đám cháy bùng lên làm chết 79 trên 159 hành khách và 4 trên 20 thành viên phi hành đoàn.
Những gì còn lại từ chiếc Boeing 747-400 của Singapore Airlines sau vụ tai nạn tại Đài Bắc. Ảnh: Airliners.
Cuộc điều tra sau đó của cơ quan an toàn hàng không Đài Loan (ASC) đưa ra những nhân tố chính dẫn đến tai nạn. Đó là lỗi tổ lái không đi đúng đường dẫn máy bay (taxiing route) mặc dù có đầy đủ sơ đồ hướng dẫn nên không biết đã đi vào nhầm đường băng.
Sau khi tiến vào đường băng đang sửa chữa, tổ lái lại tắc trách không kiểm tra các màn hình hướng dẫn để biết bị nhầm. Trong khi đó, mưa to tại sân bay Tưởng Giới Thạch cộng với trời tối khiến phi công không nhìn thấy các xe cơ giới đang đỗ trên đường băng và tai nạn xảy ra.
Tuy nhiên, giới chức Singapore, hãng Singapore Airlines, Hiệp hội các liên đoàn phi công thương mại quốc tế (IFALPA) cùng một số tổ chức khác lại có ý kiến khác so với bản báo cáo kết luận vụ tai nạn do ASC công bố.
Theo Singapore, bản báo cáo không đầy đủ và đổ lỗi quá nhiều cho các phi công, trong khi các lỗi quan trọng khác bị xem nhẹ. Nhóm điều tra đến từ đảo quốc sư tử cho rằng, hệ thống đèn tín hiệu tại sân bay Tưởng Giới Thạch không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, một số đèn rất quan trọng bị thiếu hoặc không hoạt động.
Trong khi đó lại không hề có thanh chắn hay dấu hiệu cảnh báo nào ở phía đầu đường băng đang sửa chữa để có thể giúp phi công nhận biết. Trước vụ tai nạn 8 ngày từng có một máy bay cũng suýt cất cánh nhầm từ đường băng này nhưng kịp thời nhận ra.
Hãng Singapore Airlines ra một tuyên bố thể hiện sự bất mãn đối với bản báo cáo của ASC. Họ nhắc lại quan điểm của các nhà điều tra Singapore và nhấn mạnh thêm, đài kiểm soát không lưu sân bay đã không tuân thủ các quy trình hướng dẫn khi vẫn cho phép máy bay cất cánh dù không nhìn rõ nó đang ở đâu.
Thông thường, các đường băng sửa chữa không bật đèn để chứng tỏ nó tạm thời đóng cửa. Nhưng tình hình thực tế tại sân bay Tưởng Giới Thạch lúc đó lại khác. Đèn tín hiệu trên đường dẫn máy bay ra đường băng hỏng 05R vẫn được bật. Hơn nữa đèn tín hiệu màu xanh lá cây ở chính giữa đường băng này vẫn được thắp sáng.
Quan chức ngành hàng không Đài Loan giải thích, đường băng đang sửa chữa 05R không được chặn lại ở điểm đầu do một phần của nó vẫn được dùng cho các máy bay hạ cánh lăn bánh tới nhà ga. Trong khi đó, phi công Singapore đã hai lần xác nhận với đài kiểm soát rằng họ đang chờ ở đường băng 05L đúng như được hướng dẫn.
Hình ảnh sặc sỡ kiểu nhiệt đới như thế này không bao giờ được Singapore Airlines tái sử dụng kể từ sau vụ tai nạn. Ảnh: Airliners.
Sau tai nạn trên, Singapore Airlines thực hiện một loạt thay đổi nhằm xóa đi hình ảnh của thảm kịch tại Đài Loan. Phiên hiệu đường bay từ Singapore đi Mỹ vốn là SQ006 đã được đổi thành SQ030.
Chiếc máy bay lâm nạn là một trong hai phi cơ của hãng được sơn vỏ ngoài sặc sỡ theo kiểu nhiệt đới khác với màu truyền thống. Mục đích của màu sơn bắt mắt này là để quảng bá cho dịch vụ ghế hạng nhất và hạng doanh nhân mới đưa vào khai thác của Singapore Airlines.
Nhưng sau tai nạn năm 2000, Singapore Airlines lập tức cho sơn lại màu sắc truyền thống cho chiếc máy bay không bị tai nạn. Kể từ đó, vẻ bề ngoài đầy màu sắc bị coi là xui xẻo này không bao giờ còn được hãng sử dụng trên các máy bay của mình nữa.
Đình Chính (theo Wikipedia, Chanel NewsAsia)
Thân nhân người tử nạn trong vụ máy bay nhầm đường băng tại Đài Loan. Ảnh: AP.
Các sân bay có nhiều đường băng giúp hoạt động cất hạ cánh thuận lợi, nhưng nếu phi công và đài kiểm soát không lưu thiếu tập trung dẫn đến nhầm lẫn thì thảm kịch sẽ xảy ra, trong đó vụ tai nạn máy bay tại Mỹ hôm 27/8 là ví dụ mới nhất.
Quá tam ba bận
Chuyến bay nội địa mang số hiệu 5191 của hãng Comair từ Lexington, bang Kentucky, tới thành phố Atlanta, bang Georgia, sớm kết thúc trong tang tóc. Chiếc Bombardier CRJ-100 cất cánh lúc 6h7' sáng 27/8 đã đâm xuống đất sau khi cất cánh nhầm đường băng tại sân bay Blue Grass.
Chiếc máy bay chở 50 hành khách và phi hành đoàn này không có lỗi. Nó mới được nhà sản xuất Bombardier của Canada cho xuất xưởng tháng 1/2001 và thường xuyên được bảo dưỡng kỹ thuật. Lỗi là do phi công không quen đường băng và nhân viên kiểm soát không lưu tắc trách không quan sát hướng dẫn máy bay.
Đường mũi tên xanh chỉ hướng di chuyển và cất cánh theo lệnh của đài kiểm soát dành cho chiếc Comair CRJ-100. Còn đường mũi tên đỏ là đường đi thực tế của nó sau khi nhầm đường băng và điểm cuối của mũi tên đỏ là nơi máy bay rơi. Ảnh: Wikipedia.
Sây bay Blue Grass có hai đường băng được đánh số hiệu 22 (đường băng dài) và 26 (đường băng ngắn). Chiếc CRJ-100 đáng lẽ phải cất cánh từ đường băng số 22 nhưng nó lại sử dụng đường băng số 26 có chiều dài chỉ bằng một nửa nên không thể có đủ đà rời khỏi mặt đất.
Lúc đó, trên đài kiểm soát chỉ có một nhân viên trực mà người này lại đứng quay lưng ra phía ngoài. Do đó anh ta không thể phát hiện chiếc máy bay nhầm đường băng. Hậu quả là 49 trên tổng số 50 người trên máy bay thiệt mạng chỉ vì một sơ suất của người có 17 năm kinh nhiệm.
Điều đáng nói là trước đó từng xảy ra hai sự cố nhầm đường băng tại sân bay Blue Grass và cũng có người chết. Hơn nữa sân bay nằm ở thành phố Lexington này có quy mô "thường thường bậc trung" với thiết kế hệ thống đường băng và đường dẫn máy bay không quá phức tạp.
Năm 1993, một chiếc phản lực cơ thương mại được hướng dẫn cất cánh từ đường băng dài (Runway 22) nhưng lại đi nhầm sang đường băng ngắn (Runway 26). Một sự cố không khác gì vụ mới xảy ra hôm chủ nhật tuần trước đối với chiếc Comair CRJ-100.
Tuy nhiên, chiếc máy bay trên may mắn hơn nhiều vì nhân viên trực đài kiểm soát không lưu hôm đó rất tập trung. Người này kịp thời phát hiện ra sự nhầm lẫn và ra lệnh hủy cất cánh. Các phi công cũng nhận ra sai sót và chắc chắn sẽ không cho máy bay tăng tốc kể cả khi nhân viên không lưu không phát hiện ra.
Một chiếc Lear Jet 25C tại Mỹ. Ảnh: Pbase.
Sau đó chừng 9 năm, ngày 30/8/2002, một chiếc máy bay cá nhân Learjet 25C lại gặp sự cố với đường băng ở sân bay Blue Grass. Chiếc máy bay hai động cơ này chạy vượt đường băng trong khi hạ cánh và va chạm xảy ra làm chết một người và 5 người bị thương.
Ngay trước khi hạ cánh, phi công xác nhận mọi thứ đều trong tình trạng "OK". Tuy nhiên, sau khi tiếp đất thì các thiết bị giảm tốc gặp trục trặc khiến nó không thể dừng lại. Chiếc máy bay vượt khỏi đường băng, đâm vào các chướng ngại vật rồi lao thẳng ra đường cao tốc nằm gần sân bay.
Bi kịch của con chim sắt khổng lồ
Ngày 31/10/2000, thế giới chứng kiến tai nạn của loại máy bay huyền thoại Boeing 747-400, thường được gọi là Jumbo Jet, nổi danh vì vóc dáng khổng lồ và độ an toàn. Theo lịch trình, nó xuất phát từ Singapore tới Los Angeles và dừng tại sân bay Tưởng Giới Thạch ở Đài Bắc.
Nhưng chuyến bay mang số hiệu SQ006 của Singapore Airlines đi nhầm đường băng trong khi cất cánh tại sân bay quốc tế Tưởng Giới Thạch. Chiếc Boieng 747-400 đâm phải một xe xây dựng khiến 83 hành khách và phi hành đoàn trên tổng số 179 người có mặt trên khoang thiệt mạng.
Thảm kịch xảy ra lúc 23h17' giờ địa phương, khi sân bay đang hứng chịu một trận mưa tầm tã do ảnh hưởng của trận bão nhiệt đới Xangsane. Phi công được lệnh cất cánh từ đường băng 05L nhưng lại đi nhầm sang đường băng 05R chạy song song đang đóng cửa để sửa chữa.
Trời mưa to và tầm nhìn kém làm phi công không nhận ra một chiếc xe xây dựng đang đỗ trên đường băng 05R. Con chim sắt khổng lồ đã va chạm với cỗ xe thi công nặng nề tạo ra một tiếng nổ lớn, xé chúng ra thành từng mảnh. Đám cháy bùng lên làm chết 79 trên 159 hành khách và 4 trên 20 thành viên phi hành đoàn.
Những gì còn lại từ chiếc Boeing 747-400 của Singapore Airlines sau vụ tai nạn tại Đài Bắc. Ảnh: Airliners.
Cuộc điều tra sau đó của cơ quan an toàn hàng không Đài Loan (ASC) đưa ra những nhân tố chính dẫn đến tai nạn. Đó là lỗi tổ lái không đi đúng đường dẫn máy bay (taxiing route) mặc dù có đầy đủ sơ đồ hướng dẫn nên không biết đã đi vào nhầm đường băng.
Sau khi tiến vào đường băng đang sửa chữa, tổ lái lại tắc trách không kiểm tra các màn hình hướng dẫn để biết bị nhầm. Trong khi đó, mưa to tại sân bay Tưởng Giới Thạch cộng với trời tối khiến phi công không nhìn thấy các xe cơ giới đang đỗ trên đường băng và tai nạn xảy ra.
Tuy nhiên, giới chức Singapore, hãng Singapore Airlines, Hiệp hội các liên đoàn phi công thương mại quốc tế (IFALPA) cùng một số tổ chức khác lại có ý kiến khác so với bản báo cáo kết luận vụ tai nạn do ASC công bố.
Theo Singapore, bản báo cáo không đầy đủ và đổ lỗi quá nhiều cho các phi công, trong khi các lỗi quan trọng khác bị xem nhẹ. Nhóm điều tra đến từ đảo quốc sư tử cho rằng, hệ thống đèn tín hiệu tại sân bay Tưởng Giới Thạch không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, một số đèn rất quan trọng bị thiếu hoặc không hoạt động.
Trong khi đó lại không hề có thanh chắn hay dấu hiệu cảnh báo nào ở phía đầu đường băng đang sửa chữa để có thể giúp phi công nhận biết. Trước vụ tai nạn 8 ngày từng có một máy bay cũng suýt cất cánh nhầm từ đường băng này nhưng kịp thời nhận ra.
Hãng Singapore Airlines ra một tuyên bố thể hiện sự bất mãn đối với bản báo cáo của ASC. Họ nhắc lại quan điểm của các nhà điều tra Singapore và nhấn mạnh thêm, đài kiểm soát không lưu sân bay đã không tuân thủ các quy trình hướng dẫn khi vẫn cho phép máy bay cất cánh dù không nhìn rõ nó đang ở đâu.
Thông thường, các đường băng sửa chữa không bật đèn để chứng tỏ nó tạm thời đóng cửa. Nhưng tình hình thực tế tại sân bay Tưởng Giới Thạch lúc đó lại khác. Đèn tín hiệu trên đường dẫn máy bay ra đường băng hỏng 05R vẫn được bật. Hơn nữa đèn tín hiệu màu xanh lá cây ở chính giữa đường băng này vẫn được thắp sáng.
Quan chức ngành hàng không Đài Loan giải thích, đường băng đang sửa chữa 05R không được chặn lại ở điểm đầu do một phần của nó vẫn được dùng cho các máy bay hạ cánh lăn bánh tới nhà ga. Trong khi đó, phi công Singapore đã hai lần xác nhận với đài kiểm soát rằng họ đang chờ ở đường băng 05L đúng như được hướng dẫn.
Hình ảnh sặc sỡ kiểu nhiệt đới như thế này không bao giờ được Singapore Airlines tái sử dụng kể từ sau vụ tai nạn. Ảnh: Airliners.
Sau tai nạn trên, Singapore Airlines thực hiện một loạt thay đổi nhằm xóa đi hình ảnh của thảm kịch tại Đài Loan. Phiên hiệu đường bay từ Singapore đi Mỹ vốn là SQ006 đã được đổi thành SQ030.
Chiếc máy bay lâm nạn là một trong hai phi cơ của hãng được sơn vỏ ngoài sặc sỡ theo kiểu nhiệt đới khác với màu truyền thống. Mục đích của màu sơn bắt mắt này là để quảng bá cho dịch vụ ghế hạng nhất và hạng doanh nhân mới đưa vào khai thác của Singapore Airlines.
Nhưng sau tai nạn năm 2000, Singapore Airlines lập tức cho sơn lại màu sắc truyền thống cho chiếc máy bay không bị tai nạn. Kể từ đó, vẻ bề ngoài đầy màu sắc bị coi là xui xẻo này không bao giờ còn được hãng sử dụng trên các máy bay của mình nữa.
Đình Chính (theo Wikipedia, Chanel NewsAsia)
Chỉnh sửa cuối: