[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Nếu căm thù do bị chiếm đất, với tham vọng phục hưng đế quốc Ăngko thế kỷ 13 của Polpot, thì chắc Thái & Lào phải đứng đầu danh sách :D, đất Thái & Lào hiện nay là đất Khmer cũ. Nên e nghĩ lý do chính do tụi này bị kích động thôi.

Ngoài ra, có thể có 1 vài lý do khác như bị ép đổi sang phong tục Việt thời Nguyễn, người Việt được Pháp thuê qua làm quan chức bộ máy bảo hộ Cam thời thuộc Pháp (nên căm Pháp 1 thì giận Việt 10?), vv.

Nhưng có lẽ tựu chung lại 1 điểm là dân Việt đứng hàng đầu trong số ngoại kiều ở Căm, có thời điểm chiếm 10% dân số toàn quốc & 60% dân số tại PnP (195x)...

Người Cam thù ghét người Việt từ lâu do họ luôn có ẩn ức rằng người Việt bắt nạt và chiếm hết đất đai của họ (miền nam Việt Nam). Các đảng đối lập luôn kích động hằn thù dân tộc Miên - Việt, nếu Hunsen cho người gốc Việt bình đẳng với người Cam thì sẽ bị vu cho là tay sai VN và mất sự ủng hộ của cử tri. Ngược dòng lịch sử thì trước 1975 các phe phái Cam dù đánh nhau ác liệt nhưng đều thống nhất tàn sát người gốc Việt, đến mức mà hải quân VNCH phải đưa tàu sang chở đồng bào về nước. Đến thời Polpot thì cơ bản đã không còn người gốc Việt ở Campuchia. Đa số người gốc Việt hiện nay là sang CPC làm ăn sau 1979, nếu họ khó khăn quá thì chính phủ nên có chính sách giúp đỡ cho họ hồi hương về nước.
 
Chỉnh sửa cuối:

My Hao

Xe điện
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
4,678
Động cơ
1,514,517 Mã lực
Nếu căm thù do bị chiếm đất, với tham vọng phục hưng đế quốc Ăngko thế kỷ 13 của Polpot, thì chắc Thái & Lào phải đứng đầu danh sách :D, đất Thái & Lào hiện nay là đất Khmer cũ. Nên e nghĩ lý do chính do tụi này bị kích động thôi.

Ngoài ra, có thể có 1 vài lý do khác như bị ép đổi sang phong tục Việt thời Nguyễn, người Việt được Pháp thuê qua làm quan chức bộ máy bảo hộ Cam thời thuộc Pháp (nên căm Pháp 1 thì giận Việt 10?), vv.

Nhưng có lẽ tựu chung lại 1 điểm là dân Việt đứng hàng đầu trong số ngoại kiều ở Căm, có thời điểm chiếm 10% dân số toàn quốc & 60% dân số tại PnP (195x)...
Dân Cam cũng ghét Thái, Lào nhưng không ghét bằng Việt Nam. Thái và Lào vốn là các quốc gia riêng bị đế quốc Khơ me thôn tính, sau này họ lấy lại đất của mình thôi.
Ghét vì người gốc Việt làm quan chức càng không đúng vì thực tế lãnh đạo Campuchia các thời kỳ toàn người gốc Hoa, từ Lon Nol, Pol Pot, Ieng Sary, Ta Mok, Khieu Samphan, Nuon Chea, Chea Sim, Hun Sen, Chan Sy...
 

amylvs

Xe tăng
Biển số
OF-60107
Ngày cấp bằng
27/3/10
Số km
1,324
Động cơ
445,434 Mã lực
Nơi ở
Liptovský Mikuláš, Slovakia
Năm 1989 theo em nhớ thì 1 chỉ vàng khoảng 3-400 ngàn gì đó. Khi đó lương KS mới ra trường khoảng 60.000 VND. Đô khi đó khoảng 4-5.000 VND
 
Chỉnh sửa cuối:

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Để cccm dễ hình dung địa danh câu chuyện cụ Nam " chẫu", và em cũng mạn phép cụ mạo muội mô tả thêm đôi dòng thực địa câu chuyện về anh Đực
- Khoảng đầu những năm 90 em có dịp đưa các chuyên gia tháo gỡ bom mìn của Anh, Mỹ, gọi tắt là tổ chức CMAC, được Công nương Diana tài trợ đi dọc ngang khắp 21 tỉnh, thành, ở Kam rà phá bom , mìn cài dày đặc sau bao chiến cuộc từ trước 1975 -1988. Nhưng không tỉnh nào, không vùng nào nhiều bằng tỉnh BattamBang này
Khu vực em kéo vệt đỏ trên bản đồ, được ví như tọa độ lửa dày đặc về các loại mìn cài chồng chéo lên nhau của các bên tham chiến. Không những vậy nó còn là căn cứ địa, được ví như tam giác tử thần của đám tàn quân Pol Pot còn sót , mà những địa danh này từ thời bộ đội VN tác chiến ở đấy cho đến quân đội hoàng gia CPC ai đã từng cầm súng trực tiếp phang nhau ở đấy không thể quên được nỗi sợ 1 bước chân là một lần sinh hoặc tử vì mìn
3 căn cứ lớn tạo lên cái tam giác chết chóc này là : Anlong Veng - Ô Sơ Mách - Sòm Lột. Cho đến năm 1997,sau một biến cố lớn về quân sự & ch. trị, mới dẹp yên được !
Toàn bộ sau lưng cạnh tam giác đấy là biên giới ThaiLan làm hậu cứ. Thái nó dung túng chứa chấp đám quan, quân, bại trận đấy không phải vì cái gì, mà vì tài nguyên. Có nhiều khoáng sản đá quý, nhất là thủ phủ PaiLin nơi trữ lượng đá đỏ(hồng ngọc-rubi) chất lượng cao, rất lớn,những cánh rừng già rất nhiều gỗ quý cả trăm năm tuổi, và là vựa lúa lớn nhất của CPC
Bây giờ cửa khẩu giao thương hàng hóa,người qua lại, CPC với TL, lớn nhất vẫn là khu vực đấy gọi là cửa khẩu PoiPet
IMG_20221026_110916.jpg
IMG_20221026_110015.jpg

Em những năm đầu 90 ạ. Thời đó đã được lái Range Rover , dòng chuyên địa hình gửi từ chính quốc Anh sang, oai phết
IMG_20221024_152043.jpg
Ngồi coi lại lịch sử f7, giai đoạn hoạt động từ 1984-1988, có nói đến 2 (trong nhiều) địa bàn là ở Battambang các năm 1984, 1985 với nhiều trận đánh các căn cứ lớn trên biên giới K-Thái của quân đủ loại Pot và Khmer... Năm 1986, f7 có về nước khoảng 9 tháng. Sau đó quay lại KPC, địa bàn sau này là ở Kratie năm 1987, 1988
Năm 1990, có 1 trung đoàn của f7 quay lại KPC vài tháng.
 
Chỉnh sửa cuối:

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Dân Cam cũng ghét Thái, Lào nhưng không ghét bằng Việt Nam. Thái và Lào vốn là các quốc gia riêng bị đế quốc Khơ me thôn tính, sau này họ lấy lại đất của mình thôi.
Ghét vì người gốc Việt làm quan chức càng không đúng vì thực tế lãnh đạo Campuchia các thời kỳ toàn người gốc Hoa, từ Lon Nol, Pol Pot, Ieng Sary, Ta Mok, Khieu Samphan, Nuon Chea, Chea Sim, Hun Sen, Chan Sy...
Em nghĩ là do có bàn tay của TQ và dính đến kinh tế nên mới thế, chứ lúc đầu chính VN đào tạo cho lính Cam kia mà.
 

DurexSL

Xe máy
Biển số
OF-821499
Ngày cấp bằng
25/10/22
Số km
50
Động cơ
6,686 Mã lực
Tuổi
49
Năm 1989 theo em nhớ thì 1 chỉ vàng khoảng 3-400 ngàn gì đó. Khi đó lương KS mới ra trường khoảng 60.000 VND. Đô khi đó khoảng 4-5.000 VND
Tầm 1989-1990 thì vàng em nhớ là 180.000đ/chỉ
Nhưng với xã hội ngày ấy 1 chỉ vàng có giá trị rất lớn ạ
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,774
Động cơ
222,692 Mã lực
Tầm 1989-1990 thì vàng em nhớ là 180.000đ/chỉ
Nhưng với xã hội ngày ấy 1 chỉ vàng có giá trị rất lớn ạ
Ngày ấy tôi học đại học, vì có việc nên phải cầm theo hai chỉ vàng, lúc nào cũng đeo ở tay, đến thày trưởng khoa (quân sự) xin nghỉ học, đang nói chuyện bất ngờ thày chốm lên hỏi: Vàng thật ah.
Thật may vốn ít lộ cảm xúc nên tôi vẫn tỉnh bơ: Em mua ở chợ hôm qua, thày thích ko em tặng!
Tôi ko thể quên được nét mặt và phản ứng của thày ấy hôm đó, chỉ vì thấy cái nhẫn vàng trên tay hs.
Mà tôi nhớ ko nhầm thì mấy hôm sau tôi bán 165 000 đ.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
E có cái bản đồ ngôn ngữ năm 1904 (chưa phản ánh hết biến động của công đồng Việt ngữ ở Căm), nhưng có thể tham khảo về phân bố dân nói tiếng Khmer (vùng màu vàng):
-Ở VN: khá đông ở miền Tây (Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang)
-Đặc biệt, ở khá đông tại Thái Lan: mạn trên phía Bắc của Poipet, dải phía trên của Anlong Veng kéo dài ra Preah Vihear. Vùng này có độ sâu tầm 40-50km, sẽ có nhiều khả năng chứa nhiều kho tàng vũ khí, lg thực nuôi đám căn cứ ven biên.

Có lẽ để diệt tận gốc đám căn cứ của Pốt, Kh dọc biên giới vs Thái, thì phải đánh sâu vào tới các vùng này.

FB_IMG_1666804680945.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Ân hận quá… Lúc ăn cơm, ba má liên tục tiếp thức ăn cho mấy thằng gã.
Má nghẹn ngào: “Ăn đi các con, thằng Đực hy sinh, nhưng mấy đứa bay giờ cũng là con của ba má rồi. Ăn mạnh lên, ăn thay cả cho thằng Đực nữa. Tụi bây không ăn là ba má buồn lắm nghen”.
Ba má ăn ít, cả mấy đứa em thằng Đực cũng vậy, hình như cả nhà có ý nhường cho mấy thằng gã.

Miếng thịt trừu ngon vậy mà nuốt không trôi khỏi cổ họng. Thằng Phú “nhái” giục mãi mấy đứa em thằng Đực và ba má mới ăn chút gọi là.
Đến ngày lên đường, ba má còn qua nhà khách quân đoàn đưa cho mấy thằng gã 20 nghìn và 1 túi xoài cát to tướng với lời dặn:
“Các con cầm ăn đường, ba má nghèo chỉ có bây nhiêu, chúng bây cầm cho ba má vui lòng. Về mạnh giỏi. Khi nào có điều kiện vô đây thì cứ coi nhà ba má như nhà của các con vầy. Nhìn thấy các con, là ba má vui vì như thấy thằng Đực nó còn sống, trong lòng ba má cũng thấy được an ủi nhiều. Ba má coi các con và thằng Đực là 1 thôi, đừng ngại ngần, khách sáo nha…”.

Tấm lòng người miền Nam, cụ thể là miền Tây như vậy đó. Rất ân cần và chân tình. Chúng con nợ ba má nhiều quá… Vì mưu sinh cuộc sống, phần đi lại lúc đó cũng khó khăn, phương tiện liên lạc không có. Mãi đến năm 1999 gã mới có dịp vào Saigon và tìm lại căn nhà xưa.
Nơi đó giờ đã giải tỏa, tất cả những gia đình không có hộ khẩu thành phố buộc phải di dời để giải tỏa. Gã đi hỏi thăm mấy ngày liền mà không có 1 chút tin nào về ba má.
Tên ba má là gì gã cũng chẳng biết, chỉ biết chòm xóm gọi ba má là dì Ba, thím Ba, dượng Bảy, chú Bảy “xích lô”.
Sau này các bạn chiến đấu của gã vào Sài gòn cũng đi tìm, nhưng vẫn chẳng có chút thông tin nào về ba má và gia đình.
Lần nào vào Sài Gòn gã cũng đi tìm. Gã nhờ bạn bè anh em, kể cả bên đài truyền hình HTV, ủy ban, các học trò…
Tất cả những nơi gã hy vọng có thể giúp, gã đều gõ cửa. Tiếc rằng đến giờ gã vẫn chưa tìm được ba má.
Ngày nào chưa tìm được ba má thì trong lòng gã vẫn còn day dứt, vẫn còn trăn trở…Gã muốn được quỳ xuống chân ba má và nói: “Con xin lỗi ba má…”

Thằng Đực được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ quân tình nguyện ở nghĩa trang liệt sĩ đồi 82, huyện Tân Biên, Tây Ninh vào năm 2001, nghĩa trang nằm cách cửa khẩu Xa Mát độ hơn 10km.
Trên bia mộ nó chỉ có họ tên và đơn vị, còn dòng quê quán, địa chỉ để trống.
Gã cũng hay vào thắp hương cho nó mỗi khi có điều kiện, đồ lễ thì tùy theo hoàn cảnh. Do đi bằng xe đò nên chẳng mang được sẵn đồ từ Saigon, nên tiện gì thì mua đó.
Có năm thì gã sắm được con gà và chai rượu để thắp hương cho bạn, có năm chẳng kịp mua sắm gì, mua được 2 ổ bánh mỳ kẹp thịt cùng chai nước suối, bao thuốc lá ở quán ven đường, cúng bạn chỉ đơn sơ vậy thôi.
Từ ngày xuất ngũ, năm nào cũng vậy. Cứ đến ngày 14 tháng sáu, gã đều làm lễ giỗ cho thằng bạn. Đồ lễ cũng chẳng cao sang gì cả, 1 đĩa thịt heo quay, món mà thằng Đực, khi còn sống kể rằng rất thích. Bao thuốc, chai rượu, thẻ hương và đặc biệt không thể thiếu là phong lương khô.
Sau này, khi thằng Long “Polpot” và Phú “nhái” chết, gã tưởng niệm cả 3 thằng chung ngày luôn, để 3 thằng bạn chiến đấu trong tổ tam tam ngày nào luôn được bên nhau như khi còn trong khói lửa chiến trường.
Đồ lễ lúc đó thêm món cháo lươn, món “tủ” của thằng Long “Polpot”, món cá rô rán của thằng Phú “nhái”.
Vào ngày đó, gã thường mang theo đồ lễ, tìm đến 1 nơi vắng vẻ để cúng 3 thằng bạn.
Ngày đó gã không muốn liên lạc với ai, thậm chí tắt điện thoại để 1 mình suy tư và nhớ về những kỷ niệm vui buồn với các chiến hữu của mình, để được thầm thì tâm sự với các bạn như ngày nào.

Những lúc đó gã thấy trong lòng cô đơn và trống trải vô cùng.
Chiến tranh đã lùi xa 34 năm, anh em đồng đội người còn kẻ mất, người làm doanh nghiệp, kẻ vinh hoa phú quý, có người lại về với đồng ruộng là anh dân cày, nhưng gã chưa bao giờ quên được những năm tháng hào hùng mà đầy bi thương, thấm đẫm máu và nước mắt của 1 thời tuổi trẻ trên đất nước Chùa Tháp xa lạ.

Lại 1 mùa hè nữa đã đến, lại 1 tháng 6 nữa đã về, để cho gã sống lại với những hồi ức chiến trường năm xưa…


P/S: “Em” từng có lần hỏi gã: “Em thấy anh cứ hay nghĩ nhiều về ngày 27 tháng 7 và 22 tháng 12…”,

“Anh nhớ về bạn bè chiến đấu năm xưa em à”.

Gã trả lời rất thật và hết sức nghiêm túc, nhưng chắc em không hiểu được điều đó, chỉ có ai qua sinh tử nơi hòn tên mũi đạn sa trường mới có được những cảm xúc đó.
Có điều rất lạ, khó giải thích được, đó là những lần gã gặp chuyện nguy hiểm thì lần nào cũng cảm thấy như có thằng Đực đứng bên cạnh an ủi gã vậy.

Lần gã bị tai nạn vỡ xương bánh chè ở thị xã Quảng Yên năm 2004, trong lúc mê man gã cảm thấy như thằng Đực đứng bên cạnh vẫn nụ cười đó và cầm tay gã: “Mày không sao đâu, sẽ qua thôi…”.

Đến đầu năm 2021, lúc gã bị sốc thuốc do rối loạn chuyển hóa toan hô hấp khi tham gia tình nguyện viên tiêm thử nghiệm Vaccine Covid-19 Nanocovax cũng thấy thằng Đực về bên cạnh để an ủi.

Với gã thì thằng Đực, thằng Long “Polpot”, thằng Phú “nhái” vẫn hiện diện đâu đó quanh cuộc sống thường ngày của gã và chúng nó vẫn mãi sống trong tim gã, trong tâm tưởng của gã, đồng hành trong cuộc đời cùng gã với những vết thương chưa lành sẹo theo thời gian…

Nghĩa trang liệt sĩ quân tình nguyện đồi 82, Tây Ninh tháng 06/2022


B2A503C7-7BB1-4D98-A7F3-3213E46ABF10.jpeg
C65B369C-B563-418C-AAEF-1A6662710180.jpeg
 

29a 136 20

Xe tải
Biển số
OF-348212
Ngày cấp bằng
26/12/14
Số km
210
Động cơ
270,378 Mã lực
Sao cụ thớt ko nhờ chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly nhỉ
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,247
Động cơ
3,565,951 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Nghĩa trang liệt sĩ đồi 82, huyện Tân Biên, Tây Ninh.

1667054123367.png
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Cụ Nam "Chẫu" có thể tìm theo quận đội, nơi họ có danh sách gọi nhập ngũ, nên có thể biết thông tin thêm về địa chỉ và gia đình. Khu vực Thị Nghè có Thảo cầm viên có thể là quận 1 và bên kia cầu Thị Nghè là quận Bình Thạnh.
 

Ndchung

Xe buýt
Biển số
OF-12935
Ngày cấp bằng
30/1/08
Số km
644
Động cơ
484,215 Mã lực
Sau cái đợt More, Roman, Rothman, Samit ..thì JET, HERO, RUBY QUEEN, THAPLUONG, A Lào ....đổ về thay thế, chỉ có 555 là mãi trường tồn trong lịch sử thuốc lá tại VN anh ạ :))
Tiếp theo là VN bắt đầu cải cách SP Thuốc lá đóng bao hộp có đầu lọc mà 2 SP tiên phong là VINATABA và Ngựa trắng ...xem lẫn có Du lịch, Suvernia (Thuốc xanh) Thăng long bao mềm :))
E ngĩ Tiên phong là Bông SEN. Thời 84 Thi cử có mấy điếu Bông Sen + Cốc Bột đậu xanh.. Kể cả thi Vấn đáp vẫn OK luôn
 

xechokeo

Xe đạp
Biển số
OF-102861
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
12
Động cơ
398,458 Mã lực
Cụ có thể hỏi phòng lđtbxh của quận, họ sẽ có ds các gia đình liệt sỹ đang hưởng chế độ
và chắc chắn sẽ có thông tin về gia đình
 

Hoadaols

Xe tải
Biển số
OF-724611
Ngày cấp bằng
9/4/20
Số km
287
Động cơ
79,843 Mã lực
Tuổi
48
Ân hận quá… Lúc ăn cơm, ba má liên tục tiếp thức ăn cho mấy thằng gã.
Má nghẹn ngào: “Ăn đi các con, thằng Đực hy sinh, nhưng mấy đứa bay giờ cũng là con của ba má rồi. Ăn mạnh lên, ăn thay cả cho thằng Đực nữa. Tụi bây không ăn là ba má buồn lắm nghen”.
Ba má ăn ít, cả mấy đứa em thằng Đực cũng vậy, hình như cả nhà có ý nhường cho mấy thằng gã.

Miếng thịt trừu ngon vậy mà nuốt không trôi khỏi cổ họng. Thằng Phú “nhái” giục mãi mấy đứa em thằng Đực và ba má mới ăn chút gọi là.
Đến ngày lên đường, ba má còn qua nhà khách quân đoàn đưa cho mấy thằng gã 20 nghìn và 1 túi xoài cát to tướng với lời dặn:
“Các con cầm ăn đường, ba má nghèo chỉ có bây nhiêu, chúng bây cầm cho ba má vui lòng. Về mạnh giỏi. Khi nào có điều kiện vô đây thì cứ coi nhà ba má như nhà của các con vầy. Nhìn thấy các con, là ba má vui vì như thấy thằng Đực nó còn sống, trong lòng ba má cũng thấy được an ủi nhiều. Ba má coi các con và thằng Đực là 1 thôi, đừng ngại ngần, khách sáo nha…”.

Tấm lòng người miền Nam, cụ thể là miền Tây như vậy đó. Rất ân cần và chân tình. Chúng con nợ ba má nhiều quá… Vì mưu sinh cuộc sống, phần đi lại lúc đó cũng khó khăn, phương tiện liên lạc không có. Mãi đến năm 1999 gã mới có dịp vào Saigon và tìm lại căn nhà xưa.
Nơi đó giờ đã giải tỏa, tất cả những gia đình không có hộ khẩu thành phố buộc phải di dời để giải tỏa. Gã đi hỏi thăm mấy ngày liền mà không có 1 chút tin nào về ba má.
Tên ba má là gì gã cũng chẳng biết, chỉ biết chòm xóm gọi ba má là dì Ba, thím Ba, dượng Bảy, chú Bảy “xích lô”.
Sau này các bạn chiến đấu của gã vào Sài gòn cũng đi tìm, nhưng vẫn chẳng có chút thông tin nào về ba má và gia đình.
Lần nào vào Sài Gòn gã cũng đi tìm. Gã nhờ bạn bè anh em, kể cả bên đài truyền hình HTV, ủy ban, các học trò…
Tất cả những nơi gã hy vọng có thể giúp, gã đều gõ cửa. Tiếc rằng đến giờ gã vẫn chưa tìm được ba má.
Ngày nào chưa tìm được ba má thì trong lòng gã vẫn còn day dứt, vẫn còn trăn trở…Gã muốn được quỳ xuống chân ba má và nói: “Con xin lỗi ba má…”

Thằng Đực được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ quân tình nguyện ở nghĩa trang liệt sĩ đồi 82, huyện Tân Biên, Tây Ninh vào năm 2001, nghĩa trang nằm cách cửa khẩu Xa Mát độ hơn 10km.
Trên bia mộ nó chỉ có họ tên và đơn vị, còn dòng quê quán, địa chỉ để trống.
Gã cũng hay vào thắp hương cho nó mỗi khi có điều kiện, đồ lễ thì tùy theo hoàn cảnh. Do đi bằng xe đò nên chẳng mang được sẵn đồ từ Saigon, nên tiện gì thì mua đó.
Có năm thì gã sắm được con gà và chai rượu để thắp hương cho bạn, có năm chẳng kịp mua sắm gì, mua được 2 ổ bánh mỳ kẹp thịt cùng chai nước suối, bao thuốc lá ở quán ven đường, cúng bạn chỉ đơn sơ vậy thôi.
Từ ngày xuất ngũ, năm nào cũng vậy. Cứ đến ngày 14 tháng sáu, gã đều làm lễ giỗ cho thằng bạn. Đồ lễ cũng chẳng cao sang gì cả, 1 đĩa thịt heo quay, món mà thằng Đực, khi còn sống kể rằng rất thích. Bao thuốc, chai rượu, thẻ hương và đặc biệt không thể thiếu là phong lương khô.
Sau này, khi thằng Long “Polpot” và Phú “nhái” chết, gã tưởng niệm cả 3 thằng chung ngày luôn, để 3 thằng bạn chiến đấu trong tổ tam tam ngày nào luôn được bên nhau như khi còn trong khói lửa chiến trường.
Đồ lễ lúc đó thêm món cháo lươn, món “tủ” của thằng Long “Polpot”, món cá rô rán của thằng Phú “nhái”.
Vào ngày đó, gã thường mang theo đồ lễ, tìm đến 1 nơi vắng vẻ để cúng 3 thằng bạn.
Ngày đó gã không muốn liên lạc với ai, thậm chí tắt điện thoại để 1 mình suy tư và nhớ về những kỷ niệm vui buồn với các chiến hữu của mình, để được thầm thì tâm sự với các bạn như ngày nào.

Những lúc đó gã thấy trong lòng cô đơn và trống trải vô cùng.
Chiến tranh đã lùi xa 34 năm, anh em đồng đội người còn kẻ mất, người làm doanh nghiệp, kẻ vinh hoa phú quý, có người lại về với đồng ruộng là anh dân cày, nhưng gã chưa bao giờ quên được những năm tháng hào hùng mà đầy bi thương, thấm đẫm máu và nước mắt của 1 thời tuổi trẻ trên đất nước Chùa Tháp xa lạ.

Lại 1 mùa hè nữa đã đến, lại 1 tháng 6 nữa đã về, để cho gã sống lại với những hồi ức chiến trường năm xưa…


P/S: “Em” từng có lần hỏi gã: “Em thấy anh cứ hay nghĩ nhiều về ngày 27 tháng 7 và 22 tháng 12…”,

“Anh nhớ về bạn bè chiến đấu năm xưa em à”.

Gã trả lời rất thật và hết sức nghiêm túc, nhưng chắc em không hiểu được điều đó, chỉ có ai qua sinh tử nơi hòn tên mũi đạn sa trường mới có được những cảm xúc đó.
Có điều rất lạ, khó giải thích được, đó là những lần gã gặp chuyện nguy hiểm thì lần nào cũng cảm thấy như có thằng Đực đứng bên cạnh an ủi gã vậy.

Lần gã bị tai nạn vỡ xương bánh chè ở thị xã Quảng Yên năm 2004, trong lúc mê man gã cảm thấy như thằng Đực đứng bên cạnh vẫn nụ cười đó và cầm tay gã: “Mày không sao đâu, sẽ qua thôi…”.

Đến đầu năm 2021, lúc gã bị sốc thuốc do rối loạn chuyển hóa toan hô hấp khi tham gia tình nguyện viên tiêm thử nghiệm Vaccine Covid-19 Nanocovax cũng thấy thằng Đực về bên cạnh để an ủi.

Với gã thì thằng Đực, thằng Long “Polpot”, thằng Phú “nhái” vẫn hiện diện đâu đó quanh cuộc sống thường ngày của gã và chúng nó vẫn mãi sống trong tim gã, trong tâm tưởng của gã, đồng hành trong cuộc đời cùng gã với những vết thương chưa lành sẹo theo thời gian…

Nghĩa trang liệt sĩ quân tình nguyện đồi 82, Tây Ninh tháng 06/2022


B2A503C7-7BB1-4D98-A7F3-3213E46ABF10.jpeg
C65B369C-B563-418C-AAEF-1A6662710180.jpeg
Còn một cách là chú nhờ quản trang ở đó để tâm giúp. Nếu người nhà chú Đực đến thăm thì kết nối liên lạc. Cháu nghĩ kiểu gì người nhà cũng biết mộ và tới thăm.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Sao cụ thớt ko nhờ chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly nhỉ
Cụ Nam "Chẫu" có thể tìm theo quận đội, nơi họ có danh sách gọi nhập ngũ, nên có thể biết thông tin thêm về địa chỉ và gia đình. Khu vực Thị Nghè có Thảo cầm viên có thể là quận 1 và bên kia cầu Thị Nghè là quận Bình Thạnh.
Vâng, mấy anh em vừa rồi vào Sài Gòn cũng đang tìm thêm kênh trên.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Còn một cách là chú nhờ quản trang ở đó để tâm giúp. Nếu người nhà chú Đực đến thăm thì kết nối liên lạc. Cháu nghĩ kiểu gì người nhà cũng biết mộ và tới thăm.
Phương án này bọn em bỏ qua thật, để đợt tới bọn em vào và nhờ quản trang,
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Cụ cho em hỏi, khi cụ sang K có phải ký váo tờ giấy tình nguyện làm nghĩa vụ quốc tế không.

Em xem trên trang quansu.vn nhiều cựu binh K xác nhận phải ký vào giấy này trước khi được bốc sang K
Như anh angkorwat nói, đã là lính thì cấp trên ra mệnh lệnh đi đâu là đi đấy, không biết đơn vị khác thế nào.
Riêng bọn em không hề ký bất cứ cái gì, cũng như rất nhiều đơn vị, nhiều cựu chiến binh hay anh angkorwat được va chạm với đồ quý hay vàng.

Riêng mấy tổ “tam tam” bọn em toàn nằm trong rừng và nhiệm vụ hơi đặc biệt nên khi về Sài Gòn trong người không một thằng nào có một vẩy vàng.

Thế nên khi nghe được “Má” thằng Đực bán hai chỉ vàng mà bất lực :((


Các đơn vị khác thì mình không biết thế nào ? Còn bản thân mình là lính thì cấp trên bảo đi đâu là đi, đánh đâu là đánh " Quân lệnh như sơn " làm gì được lựa chọn. Sang tới đó thì ông nào chẳng là " Quân tình nguyện VN " .😀
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,150
Động cơ
119,995 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Ân hận quá… Lúc ăn cơm, ba má liên tục tiếp thức ăn cho mấy thằng gã.
Má nghẹn ngào: “Ăn đi các con, thằng Đực hy sinh, nhưng mấy đứa bay giờ cũng là con của ba má rồi. Ăn mạnh lên, ăn thay cả cho thằng Đực nữa. Tụi bây không ăn là ba má buồn lắm nghen”.
Ba má ăn ít, cả mấy đứa em thằng Đực cũng vậy, hình như cả nhà có ý nhường cho mấy thằng gã.

Miếng thịt trừu ngon vậy mà nuốt không trôi khỏi cổ họng. Thằng Phú “nhái” giục mãi mấy đứa em thằng Đực và ba má mới ăn chút gọi là.
Đến ngày lên đường, ba má còn qua nhà khách quân đoàn đưa cho mấy thằng gã 20 nghìn và 1 túi xoài cát to tướng với lời dặn:
“Các con cầm ăn đường, ba má nghèo chỉ có bây nhiêu, chúng bây cầm cho ba má vui lòng. Về mạnh giỏi. Khi nào có điều kiện vô đây thì cứ coi nhà ba má như nhà của các con vầy. Nhìn thấy các con, là ba má vui vì như thấy thằng Đực nó còn sống, trong lòng ba má cũng thấy được an ủi nhiều. Ba má coi các con và thằng Đực là 1 thôi, đừng ngại ngần, khách sáo nha…”.

Tấm lòng người miền Nam, cụ thể là miền Tây như vậy đó. Rất ân cần và chân tình. Chúng con nợ ba má nhiều quá… Vì mưu sinh cuộc sống, phần đi lại lúc đó cũng khó khăn, phương tiện liên lạc không có. Mãi đến năm 1999 gã mới có dịp vào Saigon và tìm lại căn nhà xưa.
Nơi đó giờ đã giải tỏa, tất cả những gia đình không có hộ khẩu thành phố buộc phải di dời để giải tỏa. Gã đi hỏi thăm mấy ngày liền mà không có 1 chút tin nào về ba má.
Tên ba má là gì gã cũng chẳng biết, chỉ biết chòm xóm gọi ba má là dì Ba, thím Ba, dượng Bảy, chú Bảy “xích lô”.
Sau này các bạn chiến đấu của gã vào Sài gòn cũng đi tìm, nhưng vẫn chẳng có chút thông tin nào về ba má và gia đình.
Lần nào vào Sài Gòn gã cũng đi tìm. Gã nhờ bạn bè anh em, kể cả bên đài truyền hình HTV, ủy ban, các học trò…
Tất cả những nơi gã hy vọng có thể giúp, gã đều gõ cửa. Tiếc rằng đến giờ gã vẫn chưa tìm được ba má.
Ngày nào chưa tìm được ba má thì trong lòng gã vẫn còn day dứt, vẫn còn trăn trở…Gã muốn được quỳ xuống chân ba má và nói: “Con xin lỗi ba má…”

Thằng Đực được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ quân tình nguyện ở nghĩa trang liệt sĩ đồi 82, huyện Tân Biên, Tây Ninh vào năm 2001, nghĩa trang nằm cách cửa khẩu Xa Mát độ hơn 10km.
Trên bia mộ nó chỉ có họ tên và đơn vị, còn dòng quê quán, địa chỉ để trống.
Gã cũng hay vào thắp hương cho nó mỗi khi có điều kiện, đồ lễ thì tùy theo hoàn cảnh. Do đi bằng xe đò nên chẳng mang được sẵn đồ từ Saigon, nên tiện gì thì mua đó.
Có năm thì gã sắm được con gà và chai rượu để thắp hương cho bạn, có năm chẳng kịp mua sắm gì, mua được 2 ổ bánh mỳ kẹp thịt cùng chai nước suối, bao thuốc lá ở quán ven đường, cúng bạn chỉ đơn sơ vậy thôi.
Từ ngày xuất ngũ, năm nào cũng vậy. Cứ đến ngày 14 tháng sáu, gã đều làm lễ giỗ cho thằng bạn. Đồ lễ cũng chẳng cao sang gì cả, 1 đĩa thịt heo quay, món mà thằng Đực, khi còn sống kể rằng rất thích. Bao thuốc, chai rượu, thẻ hương và đặc biệt không thể thiếu là phong lương khô.
Sau này, khi thằng Long “Polpot” và Phú “nhái” chết, gã tưởng niệm cả 3 thằng chung ngày luôn, để 3 thằng bạn chiến đấu trong tổ tam tam ngày nào luôn được bên nhau như khi còn trong khói lửa chiến trường.
Đồ lễ lúc đó thêm món cháo lươn, món “tủ” của thằng Long “Polpot”, món cá rô rán của thằng Phú “nhái”.
Vào ngày đó, gã thường mang theo đồ lễ, tìm đến 1 nơi vắng vẻ để cúng 3 thằng bạn.
Ngày đó gã không muốn liên lạc với ai, thậm chí tắt điện thoại để 1 mình suy tư và nhớ về những kỷ niệm vui buồn với các chiến hữu của mình, để được thầm thì tâm sự với các bạn như ngày nào.

Những lúc đó gã thấy trong lòng cô đơn và trống trải vô cùng.
Chiến tranh đã lùi xa 34 năm, anh em đồng đội người còn kẻ mất, người làm doanh nghiệp, kẻ vinh hoa phú quý, có người lại về với đồng ruộng là anh dân cày, nhưng gã chưa bao giờ quên được những năm tháng hào hùng mà đầy bi thương, thấm đẫm máu và nước mắt của 1 thời tuổi trẻ trên đất nước Chùa Tháp xa lạ.

Lại 1 mùa hè nữa đã đến, lại 1 tháng 6 nữa đã về, để cho gã sống lại với những hồi ức chiến trường năm xưa…


P/S: “Em” từng có lần hỏi gã: “Em thấy anh cứ hay nghĩ nhiều về ngày 27 tháng 7 và 22 tháng 12…”,

“Anh nhớ về bạn bè chiến đấu năm xưa em à”.

Gã trả lời rất thật và hết sức nghiêm túc, nhưng chắc em không hiểu được điều đó, chỉ có ai qua sinh tử nơi hòn tên mũi đạn sa trường mới có được những cảm xúc đó.
Có điều rất lạ, khó giải thích được, đó là những lần gã gặp chuyện nguy hiểm thì lần nào cũng cảm thấy như có thằng Đực đứng bên cạnh an ủi gã vậy.

Lần gã bị tai nạn vỡ xương bánh chè ở thị xã Quảng Yên năm 2004, trong lúc mê man gã cảm thấy như thằng Đực đứng bên cạnh vẫn nụ cười đó và cầm tay gã: “Mày không sao đâu, sẽ qua thôi…”.

Đến đầu năm 2021, lúc gã bị sốc thuốc do rối loạn chuyển hóa toan hô hấp khi tham gia tình nguyện viên tiêm thử nghiệm Vaccine Covid-19 Nanocovax cũng thấy thằng Đực về bên cạnh để an ủi.

Với gã thì thằng Đực, thằng Long “Polpot”, thằng Phú “nhái” vẫn hiện diện đâu đó quanh cuộc sống thường ngày của gã và chúng nó vẫn mãi sống trong tim gã, trong tâm tưởng của gã, đồng hành trong cuộc đời cùng gã với những vết thương chưa lành sẹo theo thời gian…

Nghĩa trang liệt sĩ quân tình nguyện đồi 82, Tây Ninh tháng 06/2022


B2A503C7-7BB1-4D98-A7F3-3213E46ABF10.jpeg
C65B369C-B563-418C-AAEF-1A6662710180.jpeg
Hơn 30 năm thì không rõ 2 cụ còn hay mất ? Có thể lúc già họ sẽ trở về quê hương ? Hi vọng cụ chủ gặp lại gia đình bác Đực nhất là 2 cụ , và thắp 1 nén nhang lên bàn thờ của bác ấy , cho nó giải tỏa nỗi day dứt trong lòng .
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top