[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

Chaukga

Xe container
Biển số
OF-1616
Ngày cấp bằng
31/8/06
Số km
5,881
Động cơ
1,658,999 Mã lực
Mấy hôm lội thớt thấy ảnh cụ chụp cùng chã Túng nhân cái lễ kỷ niệm to to của Chã Túng ở bên LB, e cũng đi mà đến muộn, tính lại nhát nên chỉ ngồi 1 chỗ. Mới cả hồi đó chưa có thớt này. Chứ nếu ko nhất định e phải qua cụng với cụ 1 ly.
Hy vọng sẽ có 1 dịp gần nhất đc giao lưu với cụ.
Lão chủ này nhát nhắm Zuyn ợh
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Kể từ đó, chẳng riêng gì gã mà cả đại đội trinh sát luồn sâu, mỗi lần tham gia tác chiến hay đi thám đều cố gắng để ý tìm kiếm cây đèn 3 pin 3 bóng, mà chẳng thể tìm được cây thứ 2 giống như vậy.
Cho đến ngày quân tình nguyện Việt Nam rút về nước năm 1989, gã vẫn chưa thể làm tròn lời hứa với thằng bạn chiến đấu, trong lòng gã luôn canh cánh 1 món nợ với người đã khuất…
Ngày gã về Hải phòng thăm thằng Cơ “trắng”, gã cũng có nhờ anh họ thằng Cơ “trắng” là C.N nhà ở Lạch Tray tìm hộ. Anh họ thằng Cơ với rất nhiều mối quan hệ ở các tỉnh thành mà cũng chẳng thể tìm được.
Mãi đến năm 1998, khi thằng Trượng “khỉ” theo chân thằng Tước bên C phòng hóa năm xưa ra Quảng Ninh làm dịch vụ đổi tiền ở chợ Ka Long mới có cơ hội kiếm được. Với bao nhiêu công sức dò hỏi thì cuối cùng thằng Trượng cũng đã tìm được cây đèn 3 pin 3 bóng như của thằng Đạo năm xưa.
Hôm mấy thằng rủ nhau mang cây đèn pin về nhà thằng Đạo thì lúc đó bố nó đã yếu lắm rồi. Thấy mấy thằng gã về thăm, bố vui lắm. Bố run run đưa tay ra cầm tay từng thằng 1. Thằng Trượng “khỉ” quỳ xuống sát giường, đưa chiếc đèn pin vào tay bố và nói: “Thưa bố, đây là chiếc đèn pin của thằng Đạo. Lúc trước nó bị lẫn vào đồ của các liệt sĩ khác. Bây giờ bọn con mới tìm được để đem về gửi lại cho gia đình ạ”.
Bàn tay gầy guộc của bố cầm lấy cây đèn và ôm chặt vào ngực. Bố khóc, hai dòng nước mắt của người già đùng đục chảy xuống gò má nhăn nheo. Bố thều thào nói trong hơi thở dốc, mà mấy thằng gã phải căng hết tai mới nghe được:
“Bố và gia đình cám ơn các con rất nhiều. Đạo nó thật may mắn khi có những người anh em thật tốt, những người bạn chí tình chí nghĩa…”.
Sau ngày mấy thằng gã đưa cây đèn pin về cho gia đình thằng Đạo độ 2 tuần thì anh Cần, anh cả của thằng Đạo gọi điện báo tin bố qua đời. Trước khi mất bố dặn, giữ lại cây đèn, cất thật cẩn thận và không được bán hoặc cho ai cả.
Câu chuyện ngoài lề, nhà thằng Đạo có 4 anh em. Anh cả là Cần, đến nó, sau nó là thằng Đức và em gái út của nó là cái Huyền. Cái cô bé xinh xắn học trường chuyên Lê Hồng Phong, cái cô bé mà khi xưa ở chiến trường K nhiều thằng nịnh nọt gọi nó bằng anh với mong muốn được làm em rể tương lai của nó.
Giờ thì em đã là mẹ của 2 đứa con trai và 1 đứa con gái. Mỗi lần mấy thằng gã về nhà thằng Đạo chơi, nó vẫn bá vai, bá cổ nũng nịu các anh như ngày nào còn thắt tóc bím. Có lần gã bảo nó:
“Mày nhí nhảnh vừa thôi em. Sắp lên chức bà nội, bà ngoại rồi đấy. Nghiêm chỉnh chút đi…”.
Nó nghe xong chỉ cười nhưng vẫn chẳng chịu thay đổi cái tính khí trẻ con đó chút nào. Có lần mấy anh em đi chợ Rồng, nó chen bằng được vào giữa gã và thằng Trượng “khỉ”, khoác tay 2 ông anh đi nghênh ngang trên phố. Mặc kệ ánh nhìn tò mò của hàng phố, cũng mặc kệ luôn cả thằng chồng nó đang tay xách nách bê như con ngựa thồ đằng sau.
Rồi có lần gã và thằng Trượng “khỉ” ngồi uống rượu với chồng nó. Thằng chồng nó than:
“Chúng mày nói gì vợ tao cũng nghe, không dám cãi câu nào cả. Tao là chồng nó mà chưa nói xong nó đã cãi xong rồi. Nếu là ở chiến trường thì tao vặn cổ đằng trước ra đằng sau. Đằng này nó là vợ tao nên tao cố nhịn cho yên cửa yên nhà”.
Thằng Trượng cười phá lên: “Tao và Nam “chẫu” là anh nó, mày là chồng nó thì ráng mà chịu đi. Mày mà động chân động tay với nó thì bọn tao về tát cho mày lật mặt đằng trước ra đằng sau đó…”.
Thằng chồng nó vội bỏ chén rượu xuống, chắp 2 tay lạy như tế sao: “Không, không dám đánh đâu. Tao sợ chúng mày lắm rồi”.
Nó nói xong cả bọn cười ầm cả lên. Cứ lần nào về mà gặp vợ chồng em Huyền, thì em kéo bằng được mấy thằng gã ra quán café nhâm nhi ngồi đợi, trong lúc thằng chồng em phải chổng mông trong bếp nấu ăn. Có lần thấy vậy, gã nổi lòng trắc ẩn bảo thằng chồng em cứ ra quán uống café, để đó gã nấu bếp. Nghe thấy vậy thằng chồng em xua tay:
“Thôi, con xin bố. Tụi con biết bố nấu ăn thế nào rồi. Nấu xong đến chó cũng chẳng dám ăn. Bố ra quán ngồi cho con nhờ. Khi nào xong thì mời bố về nhậu ạ”.
“Ờ…không để tao nấu bếp thì thôi…tao đi”…
Mọi người thân thiết như vậy vì thằng chồng của em Huyền, một khuôn mặt mốc, chẳng xa lạ gì với các cựu chiến binh sư đoàn 7 bộ binh thời kỳ 1983-1989.
Thằng đó chính là thằng Hải “trố” nhà ở Gián Khuất - Gia Viễn, Ninh Bình, cùng tổ 1, B1 với thằng Trượng “khỉ”, thằng Đạo.
Căn nhà cũ của gia đình thằng Đạo khi xưa, hết sửa sang vá víu, lại đập đi xây lại. Nhưng cây đèn 3 pin 3 bóng vẫn còn nguyên trong hộp như khi xuất xưởng, chưa 1 lần được đưa ra sử dụng và luôn được đặt trang trọng trên bàn thờ, cạnh tấm hình thằng Đạo, như 1 minh chứng cho tình bạn keo sơn của những người lính đã đi qua chiến tranh vẫn luôn tưởng nhớ về nhau.
 

phuctapboiphan

Xe tải
Biển số
OF-843664
Ngày cấp bằng
18/11/23
Số km
350
Động cơ
50,302 Mã lực
Tuổi
37
Kể từ đó, chẳng riêng gì gã mà cả đại đội trinh sát luồn sâu, mỗi lần tham gia tác chiến hay đi thám đều cố gắng để ý tìm kiếm cây đèn 3 pin 3 bóng, mà chẳng thể tìm được cây thứ 2 giống như vậy.
Cho đến ngày quân tình nguyện Việt Nam rút về nước năm 1989, gã vẫn chưa thể làm tròn lời hứa với thằng bạn chiến đấu, trong lòng gã luôn canh cánh 1 món nợ với người đã khuất…
Ngày gã về Hải phòng thăm thằng Cơ “trắng”, gã cũng có nhờ anh họ thằng Cơ “trắng” là C.N nhà ở Lạch Tray tìm hộ. Anh họ thằng Cơ với rất nhiều mối quan hệ ở các tỉnh thành mà cũng chẳng thể tìm được.
Mãi đến năm 1998, khi thằng Trượng “khỉ” theo chân thằng Tước bên C phòng hóa năm xưa ra Quảng Ninh làm dịch vụ đổi tiền ở chợ Ka Long mới có cơ hội kiếm được. Với bao nhiêu công sức dò hỏi thì cuối cùng thằng Trượng cũng đã tìm được cây đèn 3 pin 3 bóng như của thằng Đạo năm xưa.
Hôm mấy thằng rủ nhau mang cây đèn pin về nhà thằng Đạo thì lúc đó bố nó đã yếu lắm rồi. Thấy mấy thằng gã về thăm, bố vui lắm. Bố run run đưa tay ra cầm tay từng thằng 1. Thằng Trượng “khỉ” quỳ xuống sát giường, đưa chiếc đèn pin vào tay bố và nói: “Thưa bố, đây là chiếc đèn pin của thằng Đạo. Lúc trước nó bị lẫn vào đồ của các liệt sĩ khác. Bây giờ bọn con mới tìm được để đem về gửi lại cho gia đình ạ”.
Bàn tay gầy guộc của bố cầm lấy cây đèn và ôm chặt vào ngực. Bố khóc, hai dòng nước mắt của người già đùng đục chảy xuống gò má nhăn nheo. Bố thều thào nói trong hơi thở dốc, mà mấy thằng gã phải căng hết tai mới nghe được:
“Bố và gia đình cám ơn các con rất nhiều. Đạo nó thật may mắn khi có những người anh em thật tốt, những người bạn chí tình chí nghĩa…”.
Sau ngày mấy thằng gã đưa cây đèn pin về cho gia đình thằng Đạo độ 2 tuần thì anh Cần, anh cả của thằng Đạo gọi điện báo tin bố qua đời. Trước khi mất bố dặn, giữ lại cây đèn, cất thật cẩn thận và không được bán hoặc cho ai cả.
Câu chuyện ngoài lề, nhà thằng Đạo có 4 anh em. Anh cả là Cần, đến nó, sau nó là thằng Đức và em gái út của nó là cái Huyền. Cái cô bé xinh xắn học trường chuyên Lê Hồng Phong, cái cô bé mà khi xưa ở chiến trường K nhiều thằng nịnh nọt gọi nó bằng anh với mong muốn được làm em rể tương lai của nó.
Giờ thì em đã là mẹ của 2 đứa con trai và 1 đứa con gái. Mỗi lần mấy thằng gã về nhà thằng Đạo chơi, nó vẫn bá vai, bá cổ nũng nịu các anh như ngày nào còn thắt tóc bím. Có lần gã bảo nó:
“Mày nhí nhảnh vừa thôi em. Sắp lên chức bà nội, bà ngoại rồi đấy. Nghiêm chỉnh chút đi…”.
Nó nghe xong chỉ cười nhưng vẫn chẳng chịu thay đổi cái tính khí trẻ con đó chút nào. Có lần mấy anh em đi chợ Rồng, nó chen bằng được vào giữa gã và thằng Trượng “khỉ”, khoác tay 2 ông anh đi nghênh ngang trên phố. Mặc kệ ánh nhìn tò mò của hàng phố, cũng mặc kệ luôn cả thằng chồng nó đang tay xách nách bê như con ngựa thồ đằng sau.
Rồi có lần gã và thằng Trượng “khỉ” ngồi uống rượu với chồng nó. Thằng chồng nó than:
“Chúng mày nói gì vợ tao cũng nghe, không dám cãi câu nào cả. Tao là chồng nó mà chưa nói xong nó đã cãi xong rồi. Nếu là ở chiến trường thì tao vặn cổ đằng trước ra đằng sau. Đằng này nó là vợ tao nên tao cố nhịn cho yên cửa yên nhà”.
Thằng Trượng cười phá lên: “Tao và Nam “chẫu” là anh nó, mày là chồng nó thì ráng mà chịu đi. Mày mà động chân động tay với nó thì bọn tao về tát cho mày lật mặt đằng trước ra đằng sau đó…”.
Thằng chồng nó vội bỏ chén rượu xuống, chắp 2 tay lạy như tế sao: “Không, không dám đánh đâu. Tao sợ chúng mày lắm rồi”.
Nó nói xong cả bọn cười ầm cả lên. Cứ lần nào về mà gặp vợ chồng em Huyền, thì em kéo bằng được mấy thằng gã ra quán café nhâm nhi ngồi đợi, trong lúc thằng chồng em phải chổng mông trong bếp nấu ăn. Có lần thấy vậy, gã nổi lòng trắc ẩn bảo thằng chồng em cứ ra quán uống café, để đó gã nấu bếp. Nghe thấy vậy thằng chồng em xua tay:
“Thôi, con xin bố. Tụi con biết bố nấu ăn thế nào rồi. Nấu xong đến chó cũng chẳng dám ăn. Bố ra quán ngồi cho con nhờ. Khi nào xong thì mời bố về nhậu ạ”.
“Ờ…không để tao nấu bếp thì thôi…tao đi”…
Mọi người thân thiết như vậy vì thằng chồng của em Huyền, một khuôn mặt mốc, chẳng xa lạ gì với các cựu chiến binh sư đoàn 7 bộ binh thời kỳ 1983-1989.
Thằng đó chính là thằng Hải “trố” nhà ở Gián Khuất - Gia Viễn, Ninh Bình, cùng tổ 1, B1 với thằng Trượng “khỉ”, thằng Đạo.
Căn nhà cũ của gia đình thằng Đạo khi xưa, hết sửa sang vá víu, lại đập đi xây lại. Nhưng cây đèn 3 pin 3 bóng vẫn còn nguyên trong hộp như khi xuất xưởng, chưa 1 lần được đưa ra sử dụng và luôn được đặt trang trọng trên bàn thờ, cạnh tấm hình thằng Đạo, như 1 minh chứng cho tình bạn keo sơn của những người lính đã đi qua chiến tranh vẫn luôn tưởng nhớ về nhau.
Chuyện hay quá.Cảm ơn cụ .
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
KỶ NIỆM TẾT CHIẾN TRƯỜNG NĂM 1987

“Khi tiếng chim hót vang lên lời ca
Và khi nắng tỏa rộn bước quân hành xa
Thì em có nghe tiếng mùa xuân về
Giục cất bước giải phóng cho làng quê…” (Cùng hành quân giữa mùa xuân - nhạc sĩ Cẩm La)

Còn độ chục hôm nữa là đến Tết Đinh Mão 1987 thì đại đội trinh sát luồn sâu sư đoàn 7 được lệnh cử 13 tổ tam tam đi thám theo lệnh của Bộ tư lệnh quân đoàn 4. Trong đó tổ 4, B3 của gã nhận lệnh đi thám tại Thma Koul, của tỉnh Battambang.
Biết sắp sửa lên đường vào ngày giáp Tết, gã chạy vội lên ban bảo mật gặp thằng Hợp “sứt” dân vùng trồng dâu Bảo Lộc, Lâm Đồng, cái thằng có tài lẻ nấu rượu chui nổi tiếng sư đoàn bộ, năn nỉ nó:
“Bọn tao ngày mai phải đi thám rồi, mày còn rượu cho tao xin 1 bi đông để đón Tết trên đường nha”.
Nó lắc đầu quầy quậy:
“Nếu anh lấy nửa bi đông thì em tặng các anh, chứ em làm chi mà có cả bi đông ạ”.
Ừ thì nửa cũng tốt rồi, còn hơn là chẳng có gì, nghĩ vậy gã đưa bi đông cho nó vào lán để chắt rượu.
Theo nguyên tắc, lán của bảo mật và cơ yếu là nơi tuyệt đối cấm người ở các bộ phận khác ra vào, kể cả các thủ trưởng sư đoàn cũng bắt buộc phải tuân thủ quy định này, nên gã phải đứng ngoài đợi mà chẳng biết nó giấu rượu ở chỗ mịa nào…
Ngày tổ gã lên đường đi thám, ngoài nửa bi đông rượu lậu thì có thêm 1 hộp cá mòi nhỏ bằng 3 ngón tay, mỏng khoảng 1 đốt ngón tay đồ Thái Lan sản xuất, là chiến lợi phẩm của thằng Mễ “thẹo” bên B2 đưa cho mấy thằng gã để dùng đón Tết trên đường.
Trước khi lên đường bố Linh cho mỗi tổ 1 nửa bao thuốc lá Bông Sen để “ăn Tết” với lời dặn dò của người cha với các con:
“Mấy thằng đi hết sức cẩn thận, đi sao về vậy. Bố chờ chúng mày về đông đủ để ăn Tết muộn với mấy đứa đó”.
Với những thằng lính chiến luôn luôn phải hoạt động sâu trong lòng địch, thì từng đó món đã là quá đủ cho 1 cái Tết chiến trường rồi, vui rồi…

Đêm 30 Tết, mấy thằng luồn vào vạt rừng có các bụi cây lúp xúp và chọn lấy một bụi cây mà người ngồi trong đó có thể quan sát được động tĩnh từ tất cả các hướng. Bầu trời tối đen, đã gần nửa đêm, thằng Long “Polpot” bảo gã:
“Mày xem mấy giờ rồi? Sắp đến giao thừa chưa?”.
Gã hạ thấp cả phần thân trên sát mặt cỏ ướt rượi sương đêm và xòe vạt áo trận để che ánh lửa hắt ra từ chiếc bật lửa:
“Còn 10 phút nữa là giao thừa rồi chúng mày”.
Thằng Phú “nhái” móc trong túi mìn Claymore ra một mớ me rừng, hộp cá mòi, vài phong lương khô để vào giữa tấm vải mưa đã trải sẵn. Gã thì móc ra bi đông rượu, thằng Long “Polpot” bỏ vào 1 vốc quả vả rừng xanh lè. Thằng Đực thì bỏ thêm mấy điếu thuốc “có cán” đủ loại du lịch Vĩnh Hội, Bông Sen, Thủ Đô bao bạc…
Mấy thằng thì thầm chúc nhau 1 năm nhiều may mắn, đừng bị “bể gáo” hay “lặc lè”. Gã nâng bi đông rượu lên làm tợp đầu tiên rồi chuyền cho thằng bên cạnh. Bi đông rượu được chuyền “xoay tua” tới từng thằng một. Thằng Long “Polpot”:
“Sau này ra quân, mấy thằng bay về Nghệ Tĩnh, tau sẽ đãi bọn bay ăn lươn xứ Nghệ chán thì thôi”.
Thằng Phú “nhái” hùng hồn:
“Lươn thì đâu chẳng có, xứ Nghệ nhà mày chỉ có mỗi món lươn thôi hả? Về Hải Hưng quê tao đi, quê tao nhiều đặc sản lắm, nhất là món canh cá rô mà nhậu thì tuyệt”.
Gã thì:
“Nếu chúng mày ra Hà Nội, tao sẽ đưa chúng mày đi ăn kem Bờ Hồ, nghe chuông đồng hồ ở Bưu điện và thăm lăng Bác. Kem 4 mùa hay kem Tràng Tiền, Thủy Tọa nổi tiếng từ thời Pháp đó mấy thằng…”.
Cứ vậy mỗi thằng kể về món tủ nơi sinh sống cho đỡ nhớ, đỡ thèm…Vừa uống rượu trong màn đêm đen kịt, vừa rì rầm nói chuyện, tay thì bẻ từng mẩu lương khô chấm vào hộp cá mòi. Mùi cá tanh tanh quyện vào cái bùi bùi ngọt ngọt của mẩu lương khô, cái vị chát xít của quả vả rừng xanh cộng thêm cái chua chua của quả me chấm với muối ớt sao mà ngon thế. Có lẽ đây là hộp cá mòi ngon nhất cuộc đời mà gã được ăn. Nó ngon từ tình nghĩa đồng đội cho đến mùi vị của nó.
Khi viết đến đây gã vẫn có cảm giác mùi vị thân thương đó vẫn luẩn quẩn đâu đây trong không khí ngày 30 Tết của năm Giáp Thìn 2024. Đời gã với đôi bàn chân đủ cả 10 hoa chân đã lang thang khắp các tỉnh thành trên lãnh thổ Việt Nam, đã thưởng thức nhiều món ăn của tất cả các vùng miền mà gã đã đi qua, nhưng gã chưa bao giờ quên được mùi vị của món lương khô chấm nước cá mòi đêm hôm đó. Hệt như món tóp mỡ trộn lạc mà em, một người con gái xinh đẹp và hết sức dịu dàng làm cho gã nhậu lúc gần đây.
Tuy không là cao lương mỹ vị, nhưng gói trong đó là biết bao tình nghĩa với nhiều kỷ niệm vui buồn cuộc đời…Trời càng về khuya càng lạnh. Để rồi đến lúc bi đông cạn thì cũng đã gần 2h sáng của ngày mùng 1 Tết, bắt đầu cho 1 năm mới hết sức khốc liệt trên vùng đất xa lạ của chiến trường Campuchia đầy chết chóc với những tiếng ùng oàng của súng đạn và những vui buồn của đời lính chiến trên đất nước Chùa Tháp, nơi đã in dấu 1 thời tuổi trẻ sôi nổi của gã và những người cùng thế hệ…

(Hình món tóp mỡ trộn đậu phụng thần thánh, món đưa cay của tình yêu)

426851963_3253254441646404_3973164838835193125_n.jpg


Nhân dịp đón xuân Giáp Thìn, Em xin được gửi tới toàn thể các đồng bào cụ, các chiến sĩ mợ đang hoạt động sôi nổi trên khắp các cung đường OF, cũng như các chiến sĩ tàu ngầm du kích trên diễn đàn và toàn thể các đồng chí OFer tương lai lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc các OFer chắc tay lái vững tay phím trong năm mới.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
HỘI QUÂN

Đã thành thông lệ, cứ đầu năm là các cựu chiến binh sư đoàn 7 bộ binh, quân đoàn 4 giai đoạn 1983-1989 lại tổ chức họp mặt đầu xuân.

Đây là năm đầu tiên nối lại truyền thống họp mặt đầu xuân sau 4 năm bị gián đoạn vì dịch bệnh, anh em cựu chiến binh sư đoàn 7 bộ binh lại có cơ hội về bên nhau để ôn lại kỷ niệm vui buồn những ngày quân ngũ.

Năm nay ngày hội quân của các cựu chiến binh do thằng Hồ “móm” ở E165, dân Ba Đồn đăng cai, được tổ chức tại Quảng Bình “quê ta ơi”. Đây là dịp để các anh chị em cựu chiến binh được gặp mặt hàn huyên sau 1 năm vất vả với cơm áo gạo tiền của cuộc sống đời thường.

Một số anh em đi xuyên Việt bằng ô tô đến buổi hội quân. Do bận nhiều việc nên gã không thể đi sớm bằng ô tô với các bạn đồng đội, vì vậy mà ngày 16 tháng 3 năm 2024 gã đành phải bay 1 mình từ Hà Nội vào Quảng Bình. Máy bay lượn 1 vòng rồi đáp nhẹ xuống sân bay Đồng Hới. Thời tiết Quảng Bình hửng nắng, gió nhẹ, thật đẹp, không nồm ẩm như Hà Nội.

Ra khỏi cửa phi trường Đồng Hới đã thấy thằng Trượng “khỉ”, thằng Hải “trố” và thằng Mạnh “cá ngão” dân Thanh Hóa, lính của E210 pháo binh, sư 7 năm xưa đang đứng hút thuốc vặt cạnh con Fortuner màu trắng của thằng Trượng “khỉ”.

Thấy gã ra, thằng Hải “trố” hất hàm: “Mệt không mày”. Gã bỏ chiếc ba lô lên ghế sau của chiếc Fortuner, tiện tay châm điếu thuốc rồi nhếch mép: “Có cái mẹ gì mà mệt. Bay từ Nội Bài vào đây, cảm giác máy bay chưa lên hết độ cao đã đến nơi rồi thì mệt cái gì”. Thằng Hải “trố” cầm lái, chiếc xe nhằm hướng khách sạn Mường Thanh, Nhật Lệ bon nhanh.

Về đến khách sạn đã thấy khá đông các cựu chiến binh sư 7 bộ binh giai đoạn 1983-1989 đứng ngồi lố nhố gần chỗ mấy cái xe điện đang đỗ. Gã thấy trong đó có cả anh Hữu “loi choi” dân Nam Định, nguyên Tác chiến E165. Em Quế, chị Thơm bên D quân y...

Xe vừa đỗ, chưa kịp dừng hẳn, các anh chị em đã í ới gọi nhau “Thằng Trượng “khỉ” đón thằng Nam “chẫu” về rồi nè” và chạy ùa về phía chiếc xe. Gã mở cửa, vừa đặt chân xuống đất chưa kịp nhìn xem ai với ai đã thấy “bộp” 1 cái vào vai, cảm giác như gẫy toàn bộ xương đòn vậy. Gã quay cổ xem ai, thì ra thằng Đồi, dân Thất Khê, Lạng Sơn, nguyên lính trinh sát của E209. Tay nó vỗ vai gã, còn tay kia bị cụt đến khuỷu phất phơ ống tay áo trong gió. Gã ôm chặt nó:
“Khỏe không mày, mấy lần tao lên Lạng Sơn nhưng vì vội quá nên chưa về Thất Khê thăm mày được…”.
Hai thằng trao đổi vội mấy câu vì chị Thơm khoác 1 bên tay gã, tay kia thì thằng Quảng thông tin của sư bộ ghì chặt. Gã quay ra chào nhanh các anh chị và các bạn đồng đội xung quanh. Chào nhanh và chung chung theo phép lịch sự thôi, chứ làm gì có thời gian chào từng người một đúng như sự trịnh trọng cần có.

Anh Dũng “kính”, D phó quân y chen qua mấy người đứng phía trước, tiến đến cạnh gã, hai tay anh nắm vai gã, mắt nheo nheo sau cặp kính cận, nhìn thẳng mặt gã: “Thằng khá lắm, tao không ngờ mày viết lách có nghề nha. Mày viết rất hay, rất chân thật về đời lính chiến của anh em mình. Đặc biệt là đầy chất lính. Bọn tao hầu như thằng nào cũng đọc các bài viết của mày trên Otofun, viết rất hay, anh em cám ơn mày nhiều lắm đó…”.
Tất cả các anh chị em đều ồ lên khen ngợi, cứ như gã là 1 nhà văn tên tuổi lắm vậy. Thật lòng gã thấy xấu hổ bỏ mẹ…


Theo chương trình, sau khi dành 1 phút tưởng niệm những đồng đội đã đi về cõi xa cùng bài hát tập thể “Đồng đội ơi ta về với nhau” thì buổi trưa ăn đúng theo kiểu lính chiến khi xưa để ôn lại 1 thời gian khổ ở chiến trường. Còn buổi tối mới là bữa nhậu chính thức.

Thằng Mẫn “hủi” dân Quảng Trị, trước là nuôi quân của E141 tự đi sắm đồ cách đó mấy hôm và hôm nay nó đích thân vào bếp như mấy chục năm về trước. Nồi niêu thì do con trai thằng Hồ “móm” hiện đang công tác tại Tham mưu tỉnh đội mượn hộ.
Thằng Tú “mọt” gắp miếng thịt heo lên săm soi ngắm nghía rồi phán: “Tay nghề thằng Mẫn vẫn như xưa, không hề thay đổi”. Nghe nó nói, mấy thằng ngồi gần cũng nhấc miếng thịt lên xem rồi gật gù: “Công nhận, thằng này thái thịt vẫn dạng đỉnh như xưa, mỏng dính như tờ giấy, chỉ có điều không phải thịt muối nên không đọc được báo thôi”.
Tất cả đều cười sảng khoái khi nghĩ về những miếng thịt heo mà năm xưa các anh chị nuôi thái. Đúng là mỏng đến độ không còn gì có thể mỏng hơn.
Vì là thịt ướp muối nên lớp mỡ gần như trong suốt, đặt lên tờ báo còn đọc được chữ ở phía dưới thì đủ biết độ mỏng như thế nào. Nhiều khi có cảm giác, chỉ cần hắt hơi 1 cái thì miếng thịt sẽ bay cả cây số lận. Cái hay là các anh chị nuôi thái trăm miếng thì cả trăm miếng như 1, không miếng nào dày hơn miếng nào, hệt như thái bằng máy vậy, dù chẳng ai qua trường lớp đào tạo nào cả. Các cụ nghệ nhân nấu ăn chắc tay nghề cũng chỉ đến vậy mà thôi.

Thằng Minh “tây” ở tiểu đoàn hỗn hợp: “Mấy ông này đưa vào chương trình bữa ăn như lính chiến, nhưng tao thấy không giống mấy với kiểu lính xưa”. Nghe vậy, thằng Hồ và thằng Mẫn dẫy lên như đỉa phải vôi: “Chỗ nào không giống mi nói tau nghe?”.
Thằng Minh “tây”: “Đây này…đã ăn độn mà gạo ngon thế này là không đúng, gạo phải hôi, nhiều thóc, nhiều sạn, nhiều cứt gián mới đúng. Đã vậy sắn chúng mày mua lại toàn củ loại 1. Còn sắn ngày xưa anh em mình ăn toàn đầu thừa đuôi thẹo, làm gì có củ nào to và nần nẫn như vầy. Đã vậy, món ăn kèm ngày xưa của lính ở K làm đếch gì có muối vừng, lại còn vừng đen nữa, chúng mày nằm mơ à. Chỉ có muối rang trộn với ớt bột thôi”.
Thằng Hồ “móm” nghệt mặt ra, đầu thì gật gù. Thằng Mẫn “hủi” gãi đầu, ấp úng: “Mi nói đúng rồi, nhưng bây chừ kiếm được đúng loại gạo và sắn như thế cũng khó thật đó…”.
Thằng Hải “trố”: “Thôi xin bố, đừng bắt bẻ chúng nó nữa. Có những cái ngày xưa mà giờ muốn mua được đúng như vậy thì chỉ có quay về quá khứ thôi. Nhưng riêng rượu thì chẳng thấy mày nói gì cả. Ngày xưa anh em mình xài rượu thốt nốt hoặc rượu gạo của Miên, chứ làm đếch gì có rượu Hoàn Lão mà uống” (tên 1 huyện của Quảng Bình có rượu rất ngon, tuy chất rượu hơi nóng).

Anh em mỗi người 1 câu kể về các bữa ăn đời lính chiến khi xưa thật rôm rả, từ bát canh măng rừng cho đến món rau tàu bay, rau dại cùng với các chất Protein từ rắn, chuột, cóc, nhái…Đang vui, chợt con trai thằng Hồ “móm” kéo tay gã: “Con xin được kính bác 1 ly. Hôm nào bác rảnh con xin được mời bác qua đơn vị con chơi và hướng dẫn cho anh em chúng con cách bắn AK điểm xạ 3 viên ạ”.
Anh Toản, C trưởng, người anh cả của C trinh sát luồn sâu năm xưa ngồi phía đối diện: “Ngày xưa cả quân đoàn chỉ có mấy thằng tổ 4 B3 bắn điểm xạ 3 viên, giờ chỉ còn duy nhất mỗi thằng Nam “chẫu” là biết bắn điểm xạ 3 viên 1. Mà chẳng biết bây giờ thế hệ sau của quân đoàn có thằng nào xài AK điểm xạ 3 viên như thế không nhỉ?”.

Tất cả những người ngồi quanh cũng bàn tán về những thằng tổ 4 B3 của gã năm xưa. Gã chợt thấy buồn khi nghe mọi người nhắc đến bọn thằng Đực, Long “Polpot”, Phú “nhái”, những thằng bạn vào sinh ra tử cùng tổ với gã khi xưa…

Chị Thơm đang ngồi cạnh chị Hoa và em Quế ở đầu bàn nói: “Sinh lão bệnh tử chẳng ai tránh được cả. Mỗi năm gặp mặt lại thấy thiếu đi 1 vài anh em…”. Chị ngừng 1 chút rồi nghẹn ngào: “Ngay như em tuổi tác cũng cao rồi, bao nhiêu bệnh tật trong người. Chẳng biết là còn sống được đến hôm kỷ niệm 40 năm ngày rút quân về nước không nữa…”.
Anh Kỷ từ bàn bên kia đứng dậy quát: “Cái con kia, mày chỉ nói gở. Anh thấy mày khỏe lắm, anh đây chưa chết thì mày chưa thể chết được đâu”. Tiếng rằng là quát mà sao trong đó chứa đựng bao sự dịu dàng, thương yêu, đầy nghĩa tình đồng đội trìu mến. Tuy đầu đã 2 thứ tóc, có người đã lên ông lên bà nhưng mỗi dịp gặp nhau mọi người vẫn gọi nhau bằng mày tao 1 cách thân thương như cách đây mấy chục năm về trước, lúc mắt còn chưa đeo kính lão và tóc trên đầu còn đen nhánh…

Buổi chiều các anh chị em từ các tỉnh cũng dần đến đông đủ. Mới sẩm tối mà mọi người đã nôn nóng và háo hức tập trung thành từng nhóm nhỏ chờ đợi như chuẩn bị vào trận đánh lớn. Cả khoảng sân khách sạn rộng như vậy mà nhìn đâu cũng thấy các cựu chiến binh sư đoàn 7.

Tối nay tất cả uống rượu bằng bát đúng như mấy chục năm về trước. Bàn này đi chúc bàn kia, thằng này chúc thằng kia. Tiếng hỏi thăm, tiếng trêu chọc nhau vang lên khắp nơi, lúc thì rì rầm như sóng biển, lúc thì như cái chợ vỡ. Có tiếng cười, cũng không thiếu những tiếng nấc nghẹn ngào. Cười vì vui, vì thấy bạn mình còn khỏe mạnh. Khóc vì thương cho những đồng đội đã mãi nằm lại nơi đất nước chùa Tháp xa lạ và khóc cả cho những đồng đội tuy vẫn lành lặn đi qua chiến tranh nhưng lại đi về thế giới khác do tuổi tác hoặc do bệnh tật hoặc tai nạn, không thể vượt qua được lẽ sinh tử của cuộc đời…

Chị Hoa xáp vô bàn gã, tay nâng bát rượu đúng chất miền Tây: “Nào…mấy đứa, uống đi chớ…như chị đây tuy đã hơn 70 nhưng chưa già nha mấy cưng…uống đi rồi đặt ngày về miền Tây chơi mút chỉ với anh chị đó nghen…”.
Mấy thằng uống xong chưa kịp hạ bát xuống đã thấy thằng Mịch “chệt” ở đâu lò dò bước đến: “Tụi bay chưa uống với tao đâu đó”. Trong lúc đó mấy thằng ở các bàn khác cũng rục rịch tiến về phía bàn gã đang ngồi với anh Toản, thằng Tú “mọt”, Thịnh “vâu”, Long “đen”, Cội “híp”. Thằng Tú “mọt” thấy vậy: “Thôi xong, anh em ái mộ Nam “chẫu” nên ngồi chung bàn với thằng nhà văn (ý nó đang ám chỉ gã) hôm nay thì chắc hết đường về quê mẹ rồi”, nó nói xong định dợm bước vác bát chạy sang bàn khác. Anh Toản túm ngay áo nó kéo lại:
“Mày đi đâu vậy? Bỏ bạn lúc này coi được sao em? Ngồi đây mà uống đỡ cho nó chớ!”. Mặt thằng Tú dài ngoẵng ra, không dám cãi, ngồi xuống mà mắt cứ lấm lét hoang mang.
Nhìn nó vừa bực vừa buồn cười.
Bàn bên thằng Trượng “khỉ” thấy anh em vác bát sang bàn gã thì nó nhệch mồm ra cười, nụ cười cực đểu trên nỗi đau thương của người khác. Quả thật, bàn của gã được anh em “chăm sóc” hơi bị kỹ. Anh em nào cũng nhè bàn gã để “ghé thăm”, kể cả anh Hữu “loi choi”, người gầy như con cá mắm cũng mang bát sang mời bàn gã. Thằng nào sang chúc rượu cũng nhắc gã về trận đánh này, trận đánh kia để gã có thêm tư liệu viết tùy bút sau này.

Thấy anh em tin tưởng và quý mến như vậy, lúc đầu gã cũng thấy vui, nhưng sau đó thì hoảng thật sự. Mịa…chúng nó cứ xa luân chiến thế này thì sức voi cũng đổ chứ nói gì đến sức người có hạn của gã. Không uống thì không yên với chúng nó, mà uống thì…Đang lúc “nước sôi, lửa bỏng”, may sao chị Thơm bước sang bàn gã: “Mấy đứa uống kiểu đó thì thằng Nam “chẫu” chịu sao được.
Bây giờ thằng nào sang đây thì phải uống 1 bát, thằng Nam “chẫu” nửa bát. Còn lại thì chị sẽ thay nó tiếp chúng mày”. Nghe bà chị nói mà gã như chết đuối vớ được cọc, trong lòng thầm cám ơn bà chị đã sang giải vây cho thằng em dại đúng lúc.

Thằng Quýnh “lùn” tài vụ liêu xiêu cõng thằng Bách “đốm” vệ binh cụt 2 chân và cánh tay phải đến bên bàn gã rồi để nó ngồi xuống cái ghế cạnh gã mà thằng nào vừa nhanh tay đẩy đến.
Thằng Bách “đốm” đưa bàn tay trái còn lành lặn bá cổ gã: “Mấy tháng nữa, tao tổ chức cưới cho con. Mi ở đâu, làm chi thì làm. Nhận được tin của tao thì nhớ zề chung zui nghen. Ngày đó tao và bọn mi sẽ uống đến khi nào tè ra rượu thì thôi. Còn hôm nay uống thế thôi. Tao với mi cũng có tuổi rồi, đâu còn trẻ để uống như lúc còn trẻ nữa”. Nó nói và buông ánh mắt xa xôi, nhìn về cõi vô định nào đó...

Gã hiểu bạn, nó đang nhớ về quá khứ chinh chiến của nó và đồng đội. Một quá khứ oai hùng với rất nhiều gian khổ, tự hào trong nước mắt và máu cùng 1 phần cơ thể đã bỏ lại trên 1 đất nước xa lạ.
Em Lý nuôi quân trong bộ đồ nâu sống của nhà tu hành đứng sau lưng gã tự bao giờ: “Anh…anh…khi nào anh viết về anh Thạch đi nha…”.
Gã quay nhìn, hai dòng nước mắt từ đôi mắt đẹp của em chảy tràn gò má. Gã vội đứng dậy, 1 tay cầm bát rượu, 1 tay đặt hờ trên vai cô em gái nuôi quân năm xưa, giọng nghẹn lại: “Có chứ em, anh phải viết chứ. Chuyện về thằng Thạch “ngọng” anh đang viết dở rồi. Anh sẽ viết hết, viết về tất cả những anh em đồng đội, những thằng bạn chiến đấu năm xưa. Những thằng đã hy sinh, những thằng còn sống, lành lặn trở về sau chiến tranh. Anh hứa với mày và các đồng đội đó”…

Đêm đã sâu lắm rồi, thằng nào say cứ say, thằng nào ngủ thì cứ về ngủ, thằng nào thức cứ thức, thằng nào uống được thì uống tiếp, thằng nào không uống được thì ngồi nói chuyện. Tình đồng đội mấy chục năm không hề phai mờ, vẫn như ngày nào nơi trận mạc trong những giọt sương đêm lành lạnh đất Quảng Bình.
Chúc các anh em đồng đội, những người bạn chiến đấu 1 năm mạnh khỏe, hạnh phúc. Sức khỏe còn cho phép gặp nhau được thì cứ vui đi, vui hết mình trong vòng tay nghĩa tình đồng đội nha các bạn của tôi. Yêu và thương các bạn từ trái tim chai sạn của người lính chiến thật nhiều, thật nhiều…

ĐỒNG ĐỘI

Đầu xuân gặp mặt bạn bè
Một thời hoa lửa bây giờ còn ai
Có uống đâu mà đã say
Có khóc đâu mà mắt cay ướt chiều
Anh chị ơi! giờ nơi nao
Ai còn ai mất biết đâu mà tìm
Người cuối Bắc kẻ đầu Nam
Năm sau lại vắng mất thêm vài người
Anh chị ơi…đồng đội ơi…
Chúng mình cứ khóc cứ cười thật vui
Gửi lời chào phút chia tay
Năm sau gặp lại đừng ai quên về
432694133_3276865012618680_1521027848164056198_n.jpg
432705768_3276865129285335_7423459992284842092_n.jpg
432768431_3276865389285309_8747051511804920268_n.jpg
432779074_3276865192618662_1785157503031283896_n.jpg
433460609_3276865472618634_2240045369934938630_n.jpg
 

Trần Đoành.

Xe container
Biển số
OF-668894
Ngày cấp bằng
9/6/19
Số km
8,697
Động cơ
437,126 Mã lực
HỘI QUÂN

Đã thành thông lệ, cứ đầu năm là các cựu chiến binh sư đoàn 7 bộ binh, quân đoàn 4 giai đoạn 1983-1989 lại tổ chức họp mặt đầu xuân.

Đây là năm đầu tiên nối lại truyền thống họp mặt đầu xuân sau 4 năm bị gián đoạn vì dịch bệnh, anh em cựu chiến binh sư đoàn 7 bộ binh lại có cơ hội về bên nhau để ôn lại kỷ niệm vui buồn những ngày quân ngũ.

Năm nay ngày hội quân của các cựu chiến binh do thằng Hồ “móm” ở E165, dân Ba Đồn đăng cai, được tổ chức tại Quảng Bình “quê ta ơi”. Đây là dịp để các anh chị em cựu chiến binh được gặp mặt hàn huyên sau 1 năm vất vả với cơm áo gạo tiền của cuộc sống đời thường.

Một số anh em đi xuyên Việt bằng ô tô đến buổi hội quân. Do bận nhiều việc nên gã không thể đi sớm bằng ô tô với các bạn đồng đội, vì vậy mà ngày 16 tháng 3 năm 2024 gã đành phải bay 1 mình từ Hà Nội vào Quảng Bình. Máy bay lượn 1 vòng rồi đáp nhẹ xuống sân bay Đồng Hới. Thời tiết Quảng Bình hửng nắng, gió nhẹ, thật đẹp, không nồm ẩm như Hà Nội.

Ra khỏi cửa phi trường Đồng Hới đã thấy thằng Trượng “khỉ”, thằng Hải “trố” và thằng Mạnh “cá ngão” dân Thanh Hóa, lính của E210 pháo binh, sư 7 năm xưa đang đứng hút thuốc vặt cạnh con Fortuner màu trắng của thằng Trượng “khỉ”.

Thấy gã ra, thằng Hải “trố” hất hàm: “Mệt không mày”. Gã bỏ chiếc ba lô lên ghế sau của chiếc Fortuner, tiện tay châm điếu thuốc rồi nhếch mép: “Có cái mẹ gì mà mệt. Bay từ Nội Bài vào đây, cảm giác máy bay chưa lên hết độ cao đã đến nơi rồi thì mệt cái gì”. Thằng Hải “trố” cầm lái, chiếc xe nhằm hướng khách sạn Mường Thanh, Nhật Lệ bon nhanh.

Về đến khách sạn đã thấy khá đông các cựu chiến binh sư 7 bộ binh giai đoạn 1983-1989 đứng ngồi lố nhố gần chỗ mấy cái xe điện đang đỗ. Gã thấy trong đó có cả anh Hữu “loi choi” dân Nam Định, nguyên Tác chiến E165. Em Quế, chị Thơm bên D quân y...

Xe vừa đỗ, chưa kịp dừng hẳn, các anh chị em đã í ới gọi nhau “Thằng Trượng “khỉ” đón thằng Nam “chẫu” về rồi nè” và chạy ùa về phía chiếc xe. Gã mở cửa, vừa đặt chân xuống đất chưa kịp nhìn xem ai với ai đã thấy “bộp” 1 cái vào vai, cảm giác như gẫy toàn bộ xương đòn vậy. Gã quay cổ xem ai, thì ra thằng Đồi, dân Thất Khê, Lạng Sơn, nguyên lính trinh sát của E209. Tay nó vỗ vai gã, còn tay kia bị cụt đến khuỷu phất phơ ống tay áo trong gió. Gã ôm chặt nó:
“Khỏe không mày, mấy lần tao lên Lạng Sơn nhưng vì vội quá nên chưa về Thất Khê thăm mày được…”.
Hai thằng trao đổi vội mấy câu vì chị Thơm khoác 1 bên tay gã, tay kia thì thằng Quảng thông tin của sư bộ ghì chặt. Gã quay ra chào nhanh các anh chị và các bạn đồng đội xung quanh. Chào nhanh và chung chung theo phép lịch sự thôi, chứ làm gì có thời gian chào từng người một đúng như sự trịnh trọng cần có.

Anh Dũng “kính”, D phó quân y chen qua mấy người đứng phía trước, tiến đến cạnh gã, hai tay anh nắm vai gã, mắt nheo nheo sau cặp kính cận, nhìn thẳng mặt gã: “Thằng khá lắm, tao không ngờ mày viết lách có nghề nha. Mày viết rất hay, rất chân thật về đời lính chiến của anh em mình. Đặc biệt là đầy chất lính. Bọn tao hầu như thằng nào cũng đọc các bài viết của mày trên Otofun, viết rất hay, anh em cám ơn mày nhiều lắm đó…”.
Tất cả các anh chị em đều ồ lên khen ngợi, cứ như gã là 1 nhà văn tên tuổi lắm vậy. Thật lòng gã thấy xấu hổ bỏ mẹ…


Theo chương trình, sau khi dành 1 phút tưởng niệm những đồng đội đã đi về cõi xa cùng bài hát tập thể “Đồng đội ơi ta về với nhau” thì buổi trưa ăn đúng theo kiểu lính chiến khi xưa để ôn lại 1 thời gian khổ ở chiến trường. Còn buổi tối mới là bữa nhậu chính thức.

Thằng Mẫn “hủi” dân Quảng Trị, trước là nuôi quân của E141 tự đi sắm đồ cách đó mấy hôm và hôm nay nó đích thân vào bếp như mấy chục năm về trước. Nồi niêu thì do con trai thằng Hồ “móm” hiện đang công tác tại Tham mưu tỉnh đội mượn hộ.
Thằng Tú “mọt” gắp miếng thịt heo lên săm soi ngắm nghía rồi phán: “Tay nghề thằng Mẫn vẫn như xưa, không hề thay đổi”. Nghe nó nói, mấy thằng ngồi gần cũng nhấc miếng thịt lên xem rồi gật gù: “Công nhận, thằng này thái thịt vẫn dạng đỉnh như xưa, mỏng dính như tờ giấy, chỉ có điều không phải thịt muối nên không đọc được báo thôi”.
Tất cả đều cười sảng khoái khi nghĩ về những miếng thịt heo mà năm xưa các anh chị nuôi thái. Đúng là mỏng đến độ không còn gì có thể mỏng hơn.
Vì là thịt ướp muối nên lớp mỡ gần như trong suốt, đặt lên tờ báo còn đọc được chữ ở phía dưới thì đủ biết độ mỏng như thế nào. Nhiều khi có cảm giác, chỉ cần hắt hơi 1 cái thì miếng thịt sẽ bay cả cây số lận. Cái hay là các anh chị nuôi thái trăm miếng thì cả trăm miếng như 1, không miếng nào dày hơn miếng nào, hệt như thái bằng máy vậy, dù chẳng ai qua trường lớp đào tạo nào cả. Các cụ nghệ nhân nấu ăn chắc tay nghề cũng chỉ đến vậy mà thôi.

Thằng Minh “tây” ở tiểu đoàn hỗn hợp: “Mấy ông này đưa vào chương trình bữa ăn như lính chiến, nhưng tao thấy không giống mấy với kiểu lính xưa”. Nghe vậy, thằng Hồ và thằng Mẫn dẫy lên như đỉa phải vôi: “Chỗ nào không giống mi nói tau nghe?”.
Thằng Minh “tây”: “Đây này…đã ăn độn mà gạo ngon thế này là không đúng, gạo phải hôi, nhiều thóc, nhiều sạn, nhiều cứt gián mới đúng. Đã vậy sắn chúng mày mua lại toàn củ loại 1. Còn sắn ngày xưa anh em mình ăn toàn đầu thừa đuôi thẹo, làm gì có củ nào to và nần nẫn như vầy. Đã vậy, món ăn kèm ngày xưa của lính ở K làm đếch gì có muối vừng, lại còn vừng đen nữa, chúng mày nằm mơ à. Chỉ có muối rang trộn với ớt bột thôi”.
Thằng Hồ “móm” nghệt mặt ra, đầu thì gật gù. Thằng Mẫn “hủi” gãi đầu, ấp úng: “Mi nói đúng rồi, nhưng bây chừ kiếm được đúng loại gạo và sắn như thế cũng khó thật đó…”.
Thằng Hải “trố”: “Thôi xin bố, đừng bắt bẻ chúng nó nữa. Có những cái ngày xưa mà giờ muốn mua được đúng như vậy thì chỉ có quay về quá khứ thôi. Nhưng riêng rượu thì chẳng thấy mày nói gì cả. Ngày xưa anh em mình xài rượu thốt nốt hoặc rượu gạo của Miên, chứ làm đếch gì có rượu Hoàn Lão mà uống” (tên 1 huyện của Quảng Bình có rượu rất ngon, tuy chất rượu hơi nóng).

Anh em mỗi người 1 câu kể về các bữa ăn đời lính chiến khi xưa thật rôm rả, từ bát canh măng rừng cho đến món rau tàu bay, rau dại cùng với các chất Protein từ rắn, chuột, cóc, nhái…Đang vui, chợt con trai thằng Hồ “móm” kéo tay gã: “Con xin được kính bác 1 ly. Hôm nào bác rảnh con xin được mời bác qua đơn vị con chơi và hướng dẫn cho anh em chúng con cách bắn AK điểm xạ 3 viên ạ”.
Anh Toản, C trưởng, người anh cả của C trinh sát luồn sâu năm xưa ngồi phía đối diện: “Ngày xưa cả quân đoàn chỉ có mấy thằng tổ 4 B3 bắn điểm xạ 3 viên, giờ chỉ còn duy nhất mỗi thằng Nam “chẫu” là biết bắn điểm xạ 3 viên 1. Mà chẳng biết bây giờ thế hệ sau của quân đoàn có thằng nào xài AK điểm xạ 3 viên như thế không nhỉ?”.

Tất cả những người ngồi quanh cũng bàn tán về những thằng tổ 4 B3 của gã năm xưa. Gã chợt thấy buồn khi nghe mọi người nhắc đến bọn thằng Đực, Long “Polpot”, Phú “nhái”, những thằng bạn vào sinh ra tử cùng tổ với gã khi xưa…

Chị Thơm đang ngồi cạnh chị Hoa và em Quế ở đầu bàn nói: “Sinh lão bệnh tử chẳng ai tránh được cả. Mỗi năm gặp mặt lại thấy thiếu đi 1 vài anh em…”. Chị ngừng 1 chút rồi nghẹn ngào: “Ngay như em tuổi tác cũng cao rồi, bao nhiêu bệnh tật trong người. Chẳng biết là còn sống được đến hôm kỷ niệm 40 năm ngày rút quân về nước không nữa…”.
Anh Kỷ từ bàn bên kia đứng dậy quát: “Cái con kia, mày chỉ nói gở. Anh thấy mày khỏe lắm, anh đây chưa chết thì mày chưa thể chết được đâu”. Tiếng rằng là quát mà sao trong đó chứa đựng bao sự dịu dàng, thương yêu, đầy nghĩa tình đồng đội trìu mến. Tuy đầu đã 2 thứ tóc, có người đã lên ông lên bà nhưng mỗi dịp gặp nhau mọi người vẫn gọi nhau bằng mày tao 1 cách thân thương như cách đây mấy chục năm về trước, lúc mắt còn chưa đeo kính lão và tóc trên đầu còn đen nhánh…

Buổi chiều các anh chị em từ các tỉnh cũng dần đến đông đủ. Mới sẩm tối mà mọi người đã nôn nóng và háo hức tập trung thành từng nhóm nhỏ chờ đợi như chuẩn bị vào trận đánh lớn. Cả khoảng sân khách sạn rộng như vậy mà nhìn đâu cũng thấy các cựu chiến binh sư đoàn 7.

Tối nay tất cả uống rượu bằng bát đúng như mấy chục năm về trước. Bàn này đi chúc bàn kia, thằng này chúc thằng kia. Tiếng hỏi thăm, tiếng trêu chọc nhau vang lên khắp nơi, lúc thì rì rầm như sóng biển, lúc thì như cái chợ vỡ. Có tiếng cười, cũng không thiếu những tiếng nấc nghẹn ngào. Cười vì vui, vì thấy bạn mình còn khỏe mạnh. Khóc vì thương cho những đồng đội đã mãi nằm lại nơi đất nước chùa Tháp xa lạ và khóc cả cho những đồng đội tuy vẫn lành lặn đi qua chiến tranh nhưng lại đi về thế giới khác do tuổi tác hoặc do bệnh tật hoặc tai nạn, không thể vượt qua được lẽ sinh tử của cuộc đời…

Chị Hoa xáp vô bàn gã, tay nâng bát rượu đúng chất miền Tây: “Nào…mấy đứa, uống đi chớ…như chị đây tuy đã hơn 70 nhưng chưa già nha mấy cưng…uống đi rồi đặt ngày về miền Tây chơi mút chỉ với anh chị đó nghen…”.
Mấy thằng uống xong chưa kịp hạ bát xuống đã thấy thằng Mịch “chệt” ở đâu lò dò bước đến: “Tụi bay chưa uống với tao đâu đó”. Trong lúc đó mấy thằng ở các bàn khác cũng rục rịch tiến về phía bàn gã đang ngồi với anh Toản, thằng Tú “mọt”, Thịnh “vâu”, Long “đen”, Cội “híp”. Thằng Tú “mọt” thấy vậy: “Thôi xong, anh em ái mộ Nam “chẫu” nên ngồi chung bàn với thằng nhà văn (ý nó đang ám chỉ gã) hôm nay thì chắc hết đường về quê mẹ rồi”, nó nói xong định dợm bước vác bát chạy sang bàn khác. Anh Toản túm ngay áo nó kéo lại:
“Mày đi đâu vậy? Bỏ bạn lúc này coi được sao em? Ngồi đây mà uống đỡ cho nó chớ!”. Mặt thằng Tú dài ngoẵng ra, không dám cãi, ngồi xuống mà mắt cứ lấm lét hoang mang.
Nhìn nó vừa bực vừa buồn cười.
Bàn bên thằng Trượng “khỉ” thấy anh em vác bát sang bàn gã thì nó nhệch mồm ra cười, nụ cười cực đểu trên nỗi đau thương của người khác. Quả thật, bàn của gã được anh em “chăm sóc” hơi bị kỹ. Anh em nào cũng nhè bàn gã để “ghé thăm”, kể cả anh Hữu “loi choi”, người gầy như con cá mắm cũng mang bát sang mời bàn gã. Thằng nào sang chúc rượu cũng nhắc gã về trận đánh này, trận đánh kia để gã có thêm tư liệu viết tùy bút sau này.

Thấy anh em tin tưởng và quý mến như vậy, lúc đầu gã cũng thấy vui, nhưng sau đó thì hoảng thật sự. Mịa…chúng nó cứ xa luân chiến thế này thì sức voi cũng đổ chứ nói gì đến sức người có hạn của gã. Không uống thì không yên với chúng nó, mà uống thì…Đang lúc “nước sôi, lửa bỏng”, may sao chị Thơm bước sang bàn gã: “Mấy đứa uống kiểu đó thì thằng Nam “chẫu” chịu sao được.
Bây giờ thằng nào sang đây thì phải uống 1 bát, thằng Nam “chẫu” nửa bát. Còn lại thì chị sẽ thay nó tiếp chúng mày”. Nghe bà chị nói mà gã như chết đuối vớ được cọc, trong lòng thầm cám ơn bà chị đã sang giải vây cho thằng em dại đúng lúc.

Thằng Quýnh “lùn” tài vụ liêu xiêu cõng thằng Bách “đốm” vệ binh cụt 2 chân và cánh tay phải đến bên bàn gã rồi để nó ngồi xuống cái ghế cạnh gã mà thằng nào vừa nhanh tay đẩy đến.
Thằng Bách “đốm” đưa bàn tay trái còn lành lặn bá cổ gã: “Mấy tháng nữa, tao tổ chức cưới cho con. Mi ở đâu, làm chi thì làm. Nhận được tin của tao thì nhớ zề chung zui nghen. Ngày đó tao và bọn mi sẽ uống đến khi nào tè ra rượu thì thôi. Còn hôm nay uống thế thôi. Tao với mi cũng có tuổi rồi, đâu còn trẻ để uống như lúc còn trẻ nữa”. Nó nói và buông ánh mắt xa xôi, nhìn về cõi vô định nào đó...

Gã hiểu bạn, nó đang nhớ về quá khứ chinh chiến của nó và đồng đội. Một quá khứ oai hùng với rất nhiều gian khổ, tự hào trong nước mắt và máu cùng 1 phần cơ thể đã bỏ lại trên 1 đất nước xa lạ.
Em Lý nuôi quân trong bộ đồ nâu sống của nhà tu hành đứng sau lưng gã tự bao giờ: “Anh…anh…khi nào anh viết về anh Thạch đi nha…”.
Gã quay nhìn, hai dòng nước mắt từ đôi mắt đẹp của em chảy tràn gò má. Gã vội đứng dậy, 1 tay cầm bát rượu, 1 tay đặt hờ trên vai cô em gái nuôi quân năm xưa, giọng nghẹn lại: “Có chứ em, anh phải viết chứ. Chuyện về thằng Thạch “ngọng” anh đang viết dở rồi. Anh sẽ viết hết, viết về tất cả những anh em đồng đội, những thằng bạn chiến đấu năm xưa. Những thằng đã hy sinh, những thằng còn sống, lành lặn trở về sau chiến tranh. Anh hứa với mày và các đồng đội đó”…

Đêm đã sâu lắm rồi, thằng nào say cứ say, thằng nào ngủ thì cứ về ngủ, thằng nào thức cứ thức, thằng nào uống được thì uống tiếp, thằng nào không uống được thì ngồi nói chuyện. Tình đồng đội mấy chục năm không hề phai mờ, vẫn như ngày nào nơi trận mạc trong những giọt sương đêm lành lạnh đất Quảng Bình.
Chúc các anh em đồng đội, những người bạn chiến đấu 1 năm mạnh khỏe, hạnh phúc. Sức khỏe còn cho phép gặp nhau được thì cứ vui đi, vui hết mình trong vòng tay nghĩa tình đồng đội nha các bạn của tôi. Yêu và thương các bạn từ trái tim chai sạn của người lính chiến thật nhiều, thật nhiều…

ĐỒNG ĐỘI

Đầu xuân gặp mặt bạn bè
Một thời hoa lửa bây giờ còn ai
Có uống đâu mà đã say
Có khóc đâu mà mắt cay ướt chiều
Anh chị ơi! giờ nơi nao
Ai còn ai mất biết đâu mà tìm
Người cuối Bắc kẻ đầu Nam
Năm sau lại vắng mất thêm vài người
Anh chị ơi…đồng đội ơi…
Chúng mình cứ khóc cứ cười thật vui
Gửi lời chào phút chia tay
Năm sau gặp lại đừng ai quên về
432694133_3276865012618680_1521027848164056198_n.jpg
432705768_3276865129285335_7423459992284842092_n.jpg
432768431_3276865389285309_8747051511804920268_n.jpg
432779074_3276865192618662_1785157503031283896_n.jpg
433460609_3276865472618634_2240045369934938630_n.jpg
Ơn giời, em cũng sang cam nhưng sau các bác (90-92) lên ko vấp phải những mất mát hy sinh như các bác
 

QueViet

Xe tăng
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
1,873
Động cơ
564,679 Mã lực
HỘI QUÂN
.......................................
Nó nói và buông ánh mắt xa xôi, nhìn về cõi vô định nào đó...
Gã hiểu bạn, nó đang nhớ về quá khứ chinh chiến của nó và đồng đội. Một quá khứ oai hùng với rất nhiều gian khổ, tự hào trong nước mắt và máu cùng 1 phần cơ thể đã bỏ lại trên 1 đất nước xa lạ.
Em Lý nuôi quân trong bộ đồ nâu sống của nhà tu hành đứng sau lưng gã tự bao giờ: “Anh…anh…khi nào anh viết về anh Thạch đi nha…”.

432694133_3276865012618680_1521027848164056198_n.jpg
432705768_3276865129285335_7423459992284842092_n.jpg
432768431_3276865389285309_8747051511804920268_n.jpg
432779074_3276865192618662_1785157503031283896_n.jpg
433460609_3276865472618634_2240045369934938630_n.jpg
Nhìn hình các anh chị mà nước mắt rưng rưng.Xin nâng một ly kính chúc các anh chị vui khỏe nhiều. Cảm ơn chủ thớt nhiều .
 
Chỉnh sửa cuối:

Hổ Con

Xe tăng
Biển số
OF-4244
Ngày cấp bằng
14/4/07
Số km
1,746
Động cơ
1,075,898 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Sáng ra tranh thủ đọc bài của "Cụ Anh" mắt lại thấy cay cay. Chúc cccm luôn vui khỏe !
 

Khuc_thuy_du

Xe hơi
Biển số
OF-808946
Ngày cấp bằng
19/3/22
Số km
136
Động cơ
42,607 Mã lực
Kính chúc các anh các chị - những con người đã đổ máu xương để giành lấy sự an toàn cho dân tộc này - sức khoẻ và sự bình an!
 

chilatamthoi

Xe tải
Biển số
OF-507732
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
344
Động cơ
192,532 Mã lực
Chú giống anh phết, anh thì hay nghe kênh Hồi ức lính chiến và Win win Việt Nam ;)
Em lội lại thớt của Cụ Nam "Chẫu". Tối qua cũng nghe ( Hổi ức lính chiến) có đoạn:"..Gặp hai chiếc cáng khiêng tử sĩ đi ngược ra, chắc cũng phải mấy ngày rồi vì dưới đáy võng ướt nước và mùi thi thể đang phân hủy bốc lên. Theo bản năng tôi đưa tay bịt mũi thì.. bốp, một cái tát kèm câu chửi: Đù má. Anh em mình mà mày..rồi một họng K54 lạnh ngắt dí ngang cổ. Mắt tôi ầng ậng nước. Tôi khóc không phải vì đau ..."

Chiến tranh đã xa, rất xa, Nhưng còn đó những hồi ức..của những người đã từng đi qua nó.
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,670
Động cơ
374,921 Mã lực
Em thì không đọc tác phẩm của DTH nhưng em chỉ nghe vài lần phát biểu trên Youtube thôi. Thực ra quan điểm thì em không nói vì mỗi người tự cho mình một quan điểm nhưng ghét cái kiểu nói lung tung. "Ngày giải phóng tôi theo đoàn quân vào Sài Gòn ngồi bệt xuống vỉa hè và khóc vì đã lầm khi giải phóng một chỗ văn minh" là đã thấy nói láo rồi.
Nói thẳng ra là bà ta và những người mà ta hay gọi là b..ất ..ãn CĐ họ gần như là chống đối, bôi nhọ cđ, các cụ cứ thống kê mấy nhân vật này mà xem. Gần đây em cũng rất thất vọng với một nhạc sỹ có tên tuổi ở vn, các tp âm nhạc của ông rất có chất lượng, nhưng những phát biểu/suy nghĩ của ông thì rất phản cảm.
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,670
Động cơ
374,921 Mã lực
Cc đọc quyển Miếng da lừa của của nhà văn Ban căng (hay Giăng dắc thì phải) chưa ạ. Em nể, vì em đọc không nổi hiccc.
Còn những quyển trên là khẩu vị, hợp thì xơi thôi.
Của Ban Zắc cụ ak, cụ này thuộc dòng văn học hiện thực phê phán. Em đọc tp này cách đây mấy chục năm rồi, giờ chả nhớ nhiều lắm, chỉ nhớ đại khái miếng da lừa cứ teo dần sau mỗi điều ước được thực hiện, sợ nhất làm tâm trạng của con người khi biết mỗi lần ước là 1 lần mình tiến dần đến cái chết.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,463
Động cơ
320,843 Mã lực
Tuổi
58
Của Ban Zắc cụ ak, cụ này thuộc dòng văn học hiện thực phê phán. Em đọc tp này cách đây mấy chục năm rồi, giờ chả nhớ nhiều lắm, chỉ nhớ đại khái miếng da lừa cứ teo dần sau mỗi điều ước được thực hiện, sợ nhất làm tâm trạng của con người khi biết mỗi lần ước là 1 lần mình tiến dần đến cái chết.
Em cũng đọc qua tầm thời gian đấy, nhưng chịu. Cốt chuyện thì đơn giản như cụ nói, nhưng mỗi trang ông ấy ni nuận, chém gió thì không dễ thẩm tý nào. Cụ mà... thẩm được cũng ghê răng đấy ạ hehe.
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,670
Động cơ
374,921 Mã lực
Em cũng đọc qua tầm thời gian đấy, nhưng chịu. Cốt chuyện thì đơn giản như cụ nói, nhưng mỗi trang ông ấy ni nuận, chém gió thì không dễ thẩm tý nào. Cụ mà... thẩm được cũng ghê răng đấy ạ hehe.
Hồi ấy còn trẻ, có biết gì đâu, cứ có truyện được đọc là thích rồi, chỉ biết hồi ấy em đọc thấy bức bối, u uất…nhưng vẫn cứ đọc, vì làm gì có gì mà đọc (em ở nông thôn mà).
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,463
Động cơ
320,843 Mã lực
Tuổi
58
Hồi ấy còn trẻ, có biết gì đâu, cứ có truyện được đọc là thích rồi, chỉ biết hồi ấy em đọc thấy bức bối, u uất…nhưng vẫn cứ đọc, vì làm gì có gì mà đọc (em ở nông thôn mà).
Ủ ôi, giá em ở nông thôn như cụ thì...ngon dồi hiccc.
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,777
Động cơ
223,129 Mã lực
Em cũng đọc qua tầm thời gian đấy, nhưng chịu. Cốt chuyện thì đơn giản như cụ nói, nhưng mỗi trang ông ấy ni nuận, chém gió thì không dễ thẩm tý nào. Cụ mà... thẩm được cũng ghê răng đấy ạ hehe.
H Balzac là nhà văn viết gọn,súc tích,"dễ chịu" chứ cụ. "Tấn trò đời"- Trong đó có "Miếng da lừa"- rất đáng để đọc.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top