[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

Khuc_thuy_du

Xe hơi
Biển số
OF-808946
Ngày cấp bằng
19/3/22
Số km
136
Động cơ
42,611 Mã lực
Đi trong rừng sợ nhất rắn lục đấy mợ ạ. Nó lẫn với cây cỏ khó phát hiện lắm. Có lần đang đi phăm phăm trên một lối mòn trong rừng, tự nhiên có linh cảm gì đó nên mình dừng lại đột ngột và nhìn xuống chân...một con rắn lục rất lớn nằm dài dưới chân. Đó là đầu đầu 1978 trong lần đầu tiên sang đất K ( tỉnh Svai riêng - sát Tây ninh)
Sao rắn-lục lại ở dưới đất, hả Cụ ơi?

:o
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,443
Động cơ
321,123 Mã lực
Tuổi
58
Cảm ơn bác!

Từ trước đến giờ cháu vẫn nghĩ nó chỉ sống trên cây.
Trước, em có người nhà trên Điên Biên, hay đi săn đêm.
Em hỏi đi săn đêm nhất sợ hổ báo nhỉ?
Èo, lấy đâu ra hổ báo, sợ nhất rắn lục trên cây ngửi thấy hơi người mổ cho phát là tèo.
 

Khuc_thuy_du

Xe hơi
Biển số
OF-808946
Ngày cấp bằng
19/3/22
Số km
136
Động cơ
42,611 Mã lực
Trước, em có người nhà trên Điên Biên, hay đi săn đêm.
Em hỏi đi săn đêm nhất sợ hổ báo nhỉ?
Èo, lấy đâu ra hổ báo, sợ nhất rắn lục trên cây ngửi thấy hơi người mổ cho phát là tèo.
người dân đi rừng giờ cẩn thận lắm bác: Họ luôn đeo kính để chống côn trùng bay vô mắt và chống loài rắn phun nọc vào mắt.
 

duyhung10

Xe buýt
Biển số
OF-802854
Ngày cấp bằng
18/1/22
Số km
573
Động cơ
17,962 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Đền lừ, hoàng mai
Đọc mà thương yêu thêm ông già em, ông đi lính 20 năm cũng đi k, em ko biết ông có nhiễm chất động gia cam như nào mà chị và em trai em đều bị tt phân liệt, ông thì còn mảnh đạn trong đầu lên chở trời vẫn đau, mấy năm trước ông nguyễn thiện nhân qua nhà thăm tình cờ cùng đơn vị ông già ( ông già em bên công binh) ko biết có ý kiến với tỉnh không mà năm sau được xây lại nhà tình nghĩa ( trước nhà em chật chội nụp xụp ông bà cũng vc cậu em, bà chị ko chồng mà ngủ lạng chạ 3-4 đứa.....)
1 đống huân huy chương mà giờ em gom còn mấy cái
IMG_20231027_181726.jpg
IMG_20231027_180700.jpg
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
395081855_3188411568130692_9166867133959015014_n.jpg


ĐỒNG ĐỘI

Nếu nói về sự hy sinh, mất mát trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam chống lại chế độ diệt chủng của Khmer đỏ thì đơn vị nào của quân tình nguyện Việt Nam cũng đều có tổn thất, không nhiều thì ít. Sư đoàn 7 và sư đoàn 9 của quân đoàn 4 cũng vậy.
Là những sư đoàn chủ lực trong đội hình quân đoàn 4, luôn đứng mũi chịu sào trong rất nhiều trận đánh ác liệt nên tổn thất về nhân mạng khá nặng nề. Thời điểm đó, có nhiều tỉnh chưa chia tách nên toàn Việt Nam chỉ có hơn bốn mươi tỉnh thành, chưa lên 63 tỉnh thành như bây giờ.

Ở những đơn vị khác thì quân số chỉ bó gọn trong vài tỉnh hoặc 1 vùng, miền nào đó. Nhưng riêng sư 7 thì lính tỉnh nào cũng đều có mặt trong đội hình, từ sư đoàn bộ đến các cấp trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội.
Lính gồm nhiều thành phần và đến từ rất nhiều vùng miền như miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc…từ đồng bằng, đến miền biển, vùng núi…nói chung là đủ các tỉnh, chẳng thiếu tỉnh nào cả.
Thành phần thì cũng rất đa dạng: Nông dân có, công nhân có, học sinh mới tốt nghiệp cấp 3 có, sinh viên vừa tốt nghiệp đại học cũng có. Người dân tộc Tày có, Khmer có, người Hoa có, người Thái có.
Nói chung là đa sắc tộc và trong đó cũng không thể không nhắc đến các anh lính Việt Nam cộng hòa vì lý do này, lý do khác cũng có mặt trong đội hình chiến đấu của sư đoàn.
Đó cũng là lý do để gã và những người bạn đồng ngũ không bao giờ có khái niệm phân biệt vùng miền hoặc gọi những người lính Việt Nam cộng hòa là NGỤY cả, những cái dễ làm tổn thương sâu sắc đến tình cảm của những người đồng đội, những người anh em đã từng sát cánh chiến đấu bên nhau.
Điều đó, ngoài tình đồng đội còn thể hiện sự tôn trọng đối với những người con của đất mẹ Việt Nam, dù trước đây họ ở chiến tuyến nào thì cũng là máu đỏ da vàng và đã anh dũng hy sinh xương máu vì sự trường tồn của đất nước này.
Với gã và những người bạn đồng ngũ thời đó chỉ có 1 tên gọi chung để gọi nhau: ĐỒNG ĐỘI CỦA TÔI.
Những người ngoài việc chia lửa trong chiến đấu thì còn chia ngọt sẻ bùi những vui buồn trong đời sống hoặc những mẩu thuốc, hớp nước khi cần.

Chiến tranh đã lùi xa bao năm mà tình nghĩa giữa những người lính chiến năm xưa của sư 7 bộ binh, sư đoàn Chiến Thắng anh hùng vẫn vẹn nguyên như ngày nào nơi lửa đạn ở đất nước Chùa Tháp xa lạ.

Đã là lính thì dù ở chế độ nào, quốc gia nào. Dù lính thời bình hay lính chiến cũng đều gian khổ vất vả như nhau. Cũng có những niềm vui, nỗi buồn như nhau.
Nhưng đọng lại trong gã và bạn bè đồng ngũ còn đó là tình cảm rất đỗi bình dị mà thân thương của những người đồng đội dành cho nhau nơi trận mạc.
Có lần gã và thằng Đực, thằng Long “Polpot” đi đặt bẫy gà rừng, khi về đến lán thì thằng Phú “nhái” nói: “Lúc nãy thằng Tơ ở ban doanh trại bị ốm nên thằng Yêng sang xin đường, tao cho nó 1 bát”.
Hồi đó lính được cấp đường theo tiêu chuẩn, loại đường sản xuất trong nước có màu vàng cháy và luôn luôn chảy nước hoặc vón hòn lại, trong đường thỉnh thoảng còn lẫn những sợi xơ mía to như que tăm. Chảy nước và vón hòn, vậy mà đâu phải lúc nào cũng có hoặc được cấp đủ định lượng đâu.
Mà đường, sữa hồi đó quý lắm, nhất là ở chiến trường. Cũng chẳng cứ đường, sữa, ngay đến thuốc lá, xà phòng 72%, kem đánh răng Ngọc Lan…tất tần tật các loại nhu yếu phẩm ở chiến trường đều thiếu thốn nên cũng vô cùng quý...
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
...Do vậy khi được cấp phát nhu yếu phẩm thằng nào cũng dành dụm, không dám xài hoang phí.
Riêng với C trinh sát luồn sâu thì dăm ba cái lẻ tẻ đó không quan trọng. Bởi nhiều chuyến đi “thám”, gã và đồng đội kiếm được khá nhiều thứ thiết yếu cần dùng của lính Pot để bổ xung cho đơn vị, từ vải trắng tặng cho chị em dùng khi đến kỳ, rồi cả đèn pin, màn tuyn, sữa, thuốc lá Samit, ba số, Duhill, More…
Có lần tổ của gã còn khuân về được 2 bao đường trắng do Thailan sản xuất, loại 25kg mỗi bao. Loại đường đó trắng tinh, nhưng không ngọt và thơm như đường vàng của Việt Nam sản xuất…Thằng Đực cầm bao nylon đựng đường nên lắc lắc:
“Nó ốm sao mày không cho nó hết, còn lại có ít thế này thì giữ lại làm cái gì?”.
Thằng Phú “nhái”:
“Tao thấy còn 1 ít nên để lại nhỡ chúng mày cần uống lại không có mà dùng”. Thằng Đực lúc lắc cái đầu tua tủa tóc mọc lởm chởm, dựng đứng như ruộng mạ gặt dở:
“Thôi để tao mang xuống cho nó nốt”.
Thấy nó đi xuống ban doanh trại gã cũng lũn cũn chạy theo. Hai thằng vừa đến đầu lán của ban doanh trại thấy thằng Nghiêm “ghẻ” từ trong căn buồng đầu tiên đi ra.
Thằng Đực hỏi:
“Em ơi, thằng Lâm Văn Tơ ở phòng nào zậy?”.
Thằng Nghiêm “ghẻ” thấy 2 thằng “Thiên Lôi” của C luồn sâu xuống hỏi thằng Tơ thì nó có vẻ chột dạ:
“Dạ…2 anh tìm anh Tơ có chuyện gì đó ạ!”.
Thằng Đực:
“Nghe nói nó bị ốm nên lúc nãy lên xin bọn tao đường…nó ở phòng nào zậy?”.
Thằng Cót trợ lý doanh trại từ trong phòng lò dò đi ra hỏi với giọng cảnh giác:
“Có chuyện gì vậy 2 ông…ông ấy lấy đường của các ông à!”.
Gã bảo:
“Không, bọn tao gặp nó chút thôi…”.
Nghe thấy ồn ào, có 1 thằng ở cách đó 2 phòng thò đầu ra nhìn rồi thụt nhanh vào phòng. Gã nghĩ chắc thằng này là thằng Lâm Văn Tơ rồi. Gã kéo tay thằng Đực đi về căn phòng đó, mấy thằng ban doanh trại cũng lẽo đẽo đi theo.
Vừa bước đến cửa thì thấy 2 thằng trong phòng bước ra, chẳng biết thằng nào là thằng Tơ nữa. Hầu như lính các phòng ban trong sư bộ đều biết tên, biết mặt lính C trinh sát luồn sâu, còn bọn gã chỉ biết mặt biết tên vài thằng, chứ chẳng nhớ nhiều, biết tên nhiều.
Mà nhiều lính tráng các bộ phận khác trong sư bộ nhiều hơn bọn gã vài ba tuổi, nhưng cứ gặp lính C trinh sát luồn sâu toàn gọi bọn gã là anh và xưng em cứ ngọt xớt.
Lúc đầu nghe lạ tai và ngượng, nhưng sau cũng quen nên chúng nó muốn gọi là anh hay cụ thì cũng kệ mịa chúng nó. Ngay thằng Tơ cũng vậy, tính tuổi lính thì nó kém gã và thằng Đực cả năm trời, nhưng tính về tuổi đời thì nó hơn gã và thằng Đực đến mấy tuổi.
Vậy mà lần nào gặp nhau, nó cũng gọi mấy thằng gã là anh hết. Sau này khi ra quân mà mỗi lần vào hội ngộ tại nhà chị Hoa nuôi quân ở Cần Thơ, nó vẫn gọi gã và thằng Trượng “khỉ”, Hải “trố” là anh như cách gọi xưa ở chiến trường.
Nhắc nó nhiều lần, vậy mà chỉ 1 chốc nó lại quen mồm tôn mấy thằng gã là anh và tự xưng em luôn. Thằng Đực hất hàm hỏi:
“Thằng nào là Lâm Văn Tơ…”.
Thằng đứng bên trái, người gày và nhỏ như con nhái bén rụt rè:
“Dạ…em…em là Tơ ạ…dạ…lúc nãy em có lên xin các anh ít đường. Em đã hỏi anh Phú rồi và anh Phú cho em chứ em không tự tiện lấy đâu ạ”.
Nó nói mà mặt thì tái mét, chân tay thì run lên, miệng thì lắp bắp. Chẳng hiểu nó run vì sợ hay do bị ốm nữa.
Thằng Đực đưa nó gói đường:
“Mày đang ốm sao không cầm cả về mà dùng, bọn tao thiếu mẹ gì đường (cái này có vẻ điêu điêu, không đúng), mày cầm nốt đi, đừng ngại”.
Nghe vậy mặt thằng Tơ càng tái lại:
“Dạ, thôi em dùng thế đủ rồi. Em xin lỗi các anh ạ…”.
Thằng Đực gắt lên:
“Đù má cái thằng, lỗi phải chi ở đây, tao bảo cầm thì cứ cầm, ai ăn thịt mày đâu mà sợ. Cầm lấy mà bồi dưỡng…mà hình như thằng Long “Polpot” còn hộp sữa bột chiến lợi phẩm đó. Để tao về bảo nó, lát nhờ đứa nào lên mà lấy nha”.
Thằng Cót:
“Hai anh cho thì cứ cầm đi, ngượng cái méo gì”.
Thằng Tơ trịnh trọng chìa 2 tay ra đỡ lấy gói đường, mồm nó nói cám ơn mà 2 mắt nó rưng rưng đỏ hoe như chực khóc…
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,934
Động cơ
868,247 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Bài viết của 1 Cụ Cựu binh K trên Fb, rất hoạt kê về những khoảnh khắc chiến đấu, em copy về ạ:


Tiếng M16 rít lên như giọng của ngưòi phụ nữ the thé chanh chua chửi chồng với tốc độ ánh sáng ..con nào 4 vú 2 lờ thì mầy hãy mê nhá , còn không thì mầy về rúc vào lờ bà ...

Tiếng AK trầm đục chậm rãi như tiếng người đàn ông đáp trả theo nhịp 2 , 3 đù má ..đù má mầy ..đù má ...

Tiếng đuôi trái b40 lạch xạch trước khi rơi xuống như cánh báo ..xích ra ..xích ra

Nhưng phê nhất là âm thanh ..chô chô chạp khơ luôn khơ măn duôn ( vào bắt sống giăc mọi VN )
Thằng yếu bóng vía thì sợ vãi đái vì tưởng sắp bể trận rồi , đứa gan lì thì bậm môi siết cò , thằng nhiều chuyện thì hét trả bắt con c tao nè kèm theo tiếng bùng ..bình của b40 bắn trực xạ như nói ..câm họng ..câm họng

Những âm thanh vang lên trong trận đánh đều mang đến cho du học sinh nhiều cảm xúc , sợ hãi , lo lắng , tức giận hoặc phiêu như đang bay lắc trong bar .
Giá như có nhạc sĩ nào đó nghiên cứu những âm thành này nhỉ .
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Ở tiểu đoàn hỗn hợp trực thuộc sư đoàn bộ có 6 chiếc tăng T54 của Nga Xô và Trung cộng SX, 7 chiếc vừa BMP và BTR (xe thiết giáp lội nước, chở quân của Nga), cùng 12 chiếc thiết vận xa M113 chiến lợi phẩm sau năm 1975.
Trong số lính lái và trưởng xe của thiết vận xa M113 có đến 15 anh xuất thân là lính Việt Nam cộng hòa cũ, những người vì nhiều lý do khác nhau đã gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam sau năm 1975 và được điều sang chiến trường Tây Nam trong tiểu đoàn hỗn hợp của sư đoàn 7.

Nếu tính riêng trên sư đoàn bộ thì số các anh lính Việt Nam cộng hòa sau năm 1975 khoác áo lính của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng vào quãng gần 6-70 người. Còn dưới các trung đoàn và tiểu đoàn còn nhiều hơn nữa.
Các anh có lối sống rất chuẩn mực, luôn tuân thủ nghiêm quân phong, quân kỷ. Khác xa với những thằng lính vừa mới rời đít khỏi ghế nhà trường như gã, thằng Đực, Trượng “khỉ”, Hải “trố”, Phú “nhái”, Long “Polpot” lúc nào cũng ngổ ngáo, bất cần, coi trời bằng vung…
Các anh sống hòa đồng với các thế hệ lính phía Bắc được ăn học dưới mái trường XHCN, không có chút mặc cảm hay tự ti nào. Các thủ trưởng và toàn thể anh em cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị cũng chẳng ai để ý đến chuyện xưa của các anh, trong suy nghĩ của mọi người thì các anh cũng chỉ là người lính dưới quyền hoặc những người anh lớn tuổi và đều được đối xử công bằng, bình đẳng như nhau, vậy thôi.
Rất đơn giản, không có phân biệt đối xử, kì thị hay ý thức hệ gì ở đây cả. Mọi người luôn coi nhau như bố con, anh em trong một gia đình cùng sống và chiến đấu chung dưới mái nhà sư đoàn 7 bộ binh.
Trong chiến đấu họ cũng là những người hết sức dũng cảm, gan dạ và mưu trí. Các anh nhiều người sinh vào những năm 1954-1957 và cũng đã có nhiều năm lăn lộn trên chiến trường Tây Nam. Về tuổi tác và kinh nghiệm chiến trường các anh như những người anh lớn, người thầy khi truyền thụ những kinh nghiệm tác chiến cho lớp lính trẻ, nhất là những thằng mới chân ướt chân ráo từ Việt Nam sang.
Sự tổn thất của các đơn vị ở mặt trận Tây Nam khá lớn nên các lớp lính sau này, ít khi được đào tạo bài bản và đủ thời gian 3 tháng huấn luyện. Do vậy mà khi thực chiến đa phần đều bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm. Nhưng qua sự chỉ dẫn thực tế hết sức tận tình của lớp lính cũ, trong đó có cả các anh nguyên là lính Việt Nam cộng hòa xưa thì anh em cũng dần trưởng thành theo thời gian.
Ngay như cách mài chốt an toàn của những khẩu AKMS của C trinh sát luồn sâu sư 7 cũng do anh Khánh, một người lính truyền tin của lực lượng biệt động quân thuộc quân lực Việt Nam cộng hòa khi trước truyền cho. Cách mài chốt an toàn để không phát ra tiếng động là của lực lượng biệt động quân và liên đoàn biệt cách dù 81, do vậy mà khi hạ chốt an toàn không bao giờ phát ra tiếng động, dù nhỏ nhất.
Trong trận phối hợp với E 209 truy kích tàn quân Pot ở Ou Chrov của tỉnh Banteay Meanchey, cách thị xã Sisophon độ 5-60km.
Cả đơn vị đang hành tiến vượt qua những trảng cỏ và những cánh đồng đã gặt chỉ còn trơ lại các gốc rạ thì chiếc M113 do anh Chuyển “ớt”, một người lính Việt Nam cộng hòa cũ, làm trưởng xe sa vào hố lầy nằm khuất sau đám cỏ le cao đến mắt cá chân, sau mấy lần thốc ga vẫn không lên được hố, anh Chuyển “ớt” và anh Hải “lơ mơ” lái xe xách xẻng nhảy xuống xe để gạt đất chống lầy.
Mấy thằng tùng thiết (tùng thiết là bộ binh đi theo bảo vệ xe tăng hoặc ngồi trong thiết giáp đổ quân M113) của E 209 cũng nhao xuống. Anh Mừng trợ lý tác chiến E 209 đi xe sau chạy đến quát:
“Tất cả theo tôi, để lái xe ở lại khắc phục, gấp lắm rồi…đi ngay”.
Thằng Hưng “mỏ nhọn” và 1 thằng nữa đứng gần anh Chuyển “ớt” và anh Hải “lơ mơ” xốc lại vũ khí chuẩn bị dợm bước chạy thì anh Chuyển “ớt” cởi ngay cái mũ sắt trên đầu và với tay sang lấy nốt cái mũ sắt của anh Hải rồi gọi 2 thằng lại:
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,443
Động cơ
321,123 Mã lực
Tuổi
58
Ở tiểu đoàn hỗn hợp trực thuộc sư đoàn bộ có 6 chiếc tăng T54 của Nga Xô và Trung cộng SX, 7 chiếc vừa BMP và BTR (xe thiết giáp lội nước, chở quân của Nga), cùng 12 chiếc thiết vận xa M113 chiến lợi phẩm sau năm 1975.
Trong số lính lái và trưởng xe của thiết vận xa M113 có đến 15 anh xuất thân là lính Việt Nam cộng hòa cũ, những người vì nhiều lý do khác nhau đã gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam sau năm 1975 và được điều sang chiến trường Tây Nam trong tiểu đoàn hỗn hợp của sư đoàn 7.

Nếu tính riêng trên sư đoàn bộ thì số các anh lính Việt Nam cộng hòa sau năm 1975 khoác áo lính của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng vào quãng gần 6-70 người. Còn dưới các trung đoàn và tiểu đoàn còn nhiều hơn nữa.
Các anh có lối sống rất chuẩn mực, luôn tuân thủ nghiêm quân phong, quân kỷ. Khác xa với những thằng lính vừa mới rời đít khỏi ghế nhà trường như gã, thằng Đực, Trượng “khỉ”, Hải “trố”, Phú “nhái”, Long “Polpot” lúc nào cũng ngổ ngáo, bất cần, coi trời bằng vung…
Các anh sống hòa đồng với các thế hệ lính phía Bắc được ăn học dưới mái trường XHCN, không có chút mặc cảm hay tự ti nào. Các thủ trưởng và toàn thể anh em cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị cũng chẳng ai để ý đến chuyện xưa của các anh, trong suy nghĩ của mọi người thì các anh cũng chỉ là người lính dưới quyền hoặc những người anh lớn tuổi và đều được đối xử công bằng, bình đẳng như nhau, vậy thôi.
Rất đơn giản, không có phân biệt đối xử, kì thị hay ý thức hệ gì ở đây cả. Mọi người luôn coi nhau như bố con, anh em trong một gia đình cùng sống và chiến đấu chung dưới mái nhà sư đoàn 7 bộ binh.
Trong chiến đấu họ cũng là những người hết sức dũng cảm, gan dạ và mưu trí. Các anh nhiều người sinh vào những năm 1954-1957 và cũng đã có nhiều năm lăn lộn trên chiến trường Tây Nam. Về tuổi tác và kinh nghiệm chiến trường các anh như những người anh lớn, người thầy khi truyền thụ những kinh nghiệm tác chiến cho lớp lính trẻ, nhất là những thằng mới chân ướt chân ráo từ Việt Nam sang.
Sự tổn thất của các đơn vị ở mặt trận Tây Nam khá lớn nên các lớp lính sau này, ít khi được đào tạo bài bản và đủ thời gian 3 tháng huấn luyện. Do vậy mà khi thực chiến đa phần đều bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm. Nhưng qua sự chỉ dẫn thực tế hết sức tận tình của lớp lính cũ, trong đó có cả các anh nguyên là lính Việt Nam cộng hòa xưa thì anh em cũng dần trưởng thành theo thời gian.
Ngay như cách mài chốt an toàn của những khẩu AKMS của C trinh sát luồn sâu sư 7 cũng do anh Khánh, một người lính truyền tin của lực lượng biệt động quân thuộc quân lực Việt Nam cộng hòa khi trước truyền cho. Cách mài chốt an toàn để không phát ra tiếng động là của lực lượng biệt động quân và liên đoàn biệt cách dù 81, do vậy mà khi hạ chốt an toàn không bao giờ phát ra tiếng động, dù nhỏ nhất.
Trong trận phối hợp với E 209 truy kích tàn quân Pot ở Ou Chrov của tỉnh Banteay Meanchey, cách thị xã Sisophon độ 5-60km.
Cả đơn vị đang hành tiến vượt qua những trảng cỏ và những cánh đồng đã gặt chỉ còn trơ lại các gốc rạ thì chiếc M113 do anh Chuyển “ớt”, một người lính Việt Nam cộng hòa cũ, làm trưởng xe sa vào hố lầy nằm khuất sau đám cỏ le cao đến mắt cá chân, sau mấy lần thốc ga vẫn không lên được hố, anh Chuyển “ớt” và anh Hải “lơ mơ” lái xe xách xẻng nhảy xuống xe để gạt đất chống lầy.
Mấy thằng tùng thiết (tùng thiết là bộ binh đi theo bảo vệ xe tăng hoặc ngồi trong thiết giáp đổ quân M113) của E 209 cũng nhao xuống. Anh Mừng trợ lý tác chiến E 209 đi xe sau chạy đến quát:
“Tất cả theo tôi, để lái xe ở lại khắc phục, gấp lắm rồi…đi ngay”.
Thằng Hưng “mỏ nhọn” và 1 thằng nữa đứng gần anh Chuyển “ớt” và anh Hải “lơ mơ” xốc lại vũ khí chuẩn bị dợm bước chạy thì anh Chuyển “ớt” cởi ngay cái mũ sắt trên đầu và với tay sang lấy nốt cái mũ sắt của anh Hải rồi gọi 2 thằng lại:
Các dòng viết về cc lính VNCH chỉ có cc như cụ thớt mới đủ tư cách viết ra. Vào sinh ta tử, coi trời bằng vung. \m/
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,934
Động cơ
868,247 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Ở tiểu đoàn hỗn hợp trực thuộc sư đoàn bộ có 6 chiếc tăng T54 của Nga Xô và Trung cộng SX, 7 chiếc vừa BMP và BTR (xe thiết giáp lội nước, chở quân của Nga), cùng 12 chiếc thiết vận xa M113 chiến lợi phẩm sau năm 1975.
Trong số lính lái và trưởng xe của thiết vận xa M113 có đến 15 anh xuất thân là lính Việt Nam cộng hòa cũ, những người vì nhiều lý do khác nhau đã gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam sau năm 1975 và được điều sang chiến trường Tây Nam trong tiểu đoàn hỗn hợp của sư đoàn 7.

Nếu tính riêng trên sư đoàn bộ thì số các anh lính Việt Nam cộng hòa sau năm 1975 khoác áo lính của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng vào quãng gần 6-70 người. Còn dưới các trung đoàn và tiểu đoàn còn nhiều hơn nữa.
Các anh có lối sống rất chuẩn mực, luôn tuân thủ nghiêm quân phong, quân kỷ. Khác xa với những thằng lính vừa mới rời đít khỏi ghế nhà trường như gã, thằng Đực, Trượng “khỉ”, Hải “trố”, Phú “nhái”, Long “Polpot” lúc nào cũng ngổ ngáo, bất cần, coi trời bằng vung…
Các anh sống hòa đồng với các thế hệ lính phía Bắc được ăn học dưới mái trường XHCN, không có chút mặc cảm hay tự ti nào. Các thủ trưởng và toàn thể anh em cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị cũng chẳng ai để ý đến chuyện xưa của các anh, trong suy nghĩ của mọi người thì các anh cũng chỉ là người lính dưới quyền hoặc những người anh lớn tuổi và đều được đối xử công bằng, bình đẳng như nhau, vậy thôi.
Rất đơn giản, không có phân biệt đối xử, kì thị hay ý thức hệ gì ở đây cả. Mọi người luôn coi nhau như bố con, anh em trong một gia đình cùng sống và chiến đấu chung dưới mái nhà sư đoàn 7 bộ binh.
Trong chiến đấu họ cũng là những người hết sức dũng cảm, gan dạ và mưu trí. Các anh nhiều người sinh vào những năm 1954-1957 và cũng đã có nhiều năm lăn lộn trên chiến trường Tây Nam. Về tuổi tác và kinh nghiệm chiến trường các anh như những người anh lớn, người thầy khi truyền thụ những kinh nghiệm tác chiến cho lớp lính trẻ, nhất là những thằng mới chân ướt chân ráo từ Việt Nam sang.
Sự tổn thất của các đơn vị ở mặt trận Tây Nam khá lớn nên các lớp lính sau này, ít khi được đào tạo bài bản và đủ thời gian 3 tháng huấn luyện. Do vậy mà khi thực chiến đa phần đều bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm. Nhưng qua sự chỉ dẫn thực tế hết sức tận tình của lớp lính cũ, trong đó có cả các anh nguyên là lính Việt Nam cộng hòa xưa thì anh em cũng dần trưởng thành theo thời gian.
Ngay như cách mài chốt an toàn của những khẩu AKMS của C trinh sát luồn sâu sư 7 cũng do anh Khánh, một người lính truyền tin của lực lượng biệt động quân thuộc quân lực Việt Nam cộng hòa khi trước truyền cho. Cách mài chốt an toàn để không phát ra tiếng động là của lực lượng biệt động quân và liên đoàn biệt cách dù 81, do vậy mà khi hạ chốt an toàn không bao giờ phát ra tiếng động, dù nhỏ nhất.
Trong trận phối hợp với E 209 truy kích tàn quân Pot ở Ou Chrov của tỉnh Banteay Meanchey, cách thị xã Sisophon độ 5-60km.
Cả đơn vị đang hành tiến vượt qua những trảng cỏ và những cánh đồng đã gặt chỉ còn trơ lại các gốc rạ thì chiếc M113 do anh Chuyển “ớt”, một người lính Việt Nam cộng hòa cũ, làm trưởng xe sa vào hố lầy nằm khuất sau đám cỏ le cao đến mắt cá chân, sau mấy lần thốc ga vẫn không lên được hố, anh Chuyển “ớt” và anh Hải “lơ mơ” lái xe xách xẻng nhảy xuống xe để gạt đất chống lầy.
Mấy thằng tùng thiết (tùng thiết là bộ binh đi theo bảo vệ xe tăng hoặc ngồi trong thiết giáp đổ quân M113) của E 209 cũng nhao xuống. Anh Mừng trợ lý tác chiến E 209 đi xe sau chạy đến quát:
“Tất cả theo tôi, để lái xe ở lại khắc phục, gấp lắm rồi…đi ngay”.
Thằng Hưng “mỏ nhọn” và 1 thằng nữa đứng gần anh Chuyển “ớt” và anh Hải “lơ mơ” xốc lại vũ khí chuẩn bị dợm bước chạy thì anh Chuyển “ớt” cởi ngay cái mũ sắt trên đầu và với tay sang lấy nốt cái mũ sắt của anh Hải rồi gọi 2 thằng lại:
Các dòng viết về cc lính VNCH chỉ có cc như cụ thớt mới đủ tư cách viết ra. Vào sinh ta tử, coi trời bằng vung. \m/
Đầu ngày sớm, đọc những dòng của Cụ anh Nam "Chẫu" , cảm xúc rất mạnh, kính Cụ một ly ạ

Cụ hd-vt nói đúng ợ, các CCB sát cánh sinh tử như Cụ Nam "Chẫu" Cụ angkorwat ...sẽ là những người có những nhìn nhận chính xác nhất về các chiến sỹ QDNDVN đã từng là cựu binh VNCH, nơi tuyến lửa, khi chỉ có Người Việt Nam và giặc
 
Chỉnh sửa cuối:

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
705
Động cơ
145,516 Mã lực
Tuổi
45
Đầu ngày sớm, đọc những dòng của Cụ anh Nam "Chẫu" , cảm xúc rất mạnh, kính Cụ một ly ạ

Cụ hd-vt nói đúng ợ, các CCB sát cánh sinh tử như Cụ Nam "Chẫu" Cụ angkorwat ...sẽ là những người có những nhìn nhận chính xác nhất về các chiến sỹ QDNDVN đã từng là cựu binh VNCH, nơi tuyến lửa, khi chỉ có Người Việt Nam và giặc
Bố vợ e đi lính từ 1972 cũng rất tôn trọng những người lính VNCH. Ông kể chuyện lính Bắc Việt mình rất ngại đụng trận với những đơn vị "thú dữ" của VNCH như lính dù, thủy quân lục chiến, biệt cách dù 81. Vì các đơn vị này rất thiện chiến, và có tinh thần chiến đấu rất cao. Khi thua trận đừng nói đến chuyện bỏ chạy, họ sẵn sàng gọi pháo, gọi bom bắn chùm lên trận địa của họ để "chết chùm" cả 2 bên luôn. Còn đụng trận với bộ binh hay biệt động quân thì bình thường.
 

Khuc_thuy_du

Xe hơi
Biển số
OF-808946
Ngày cấp bằng
19/3/22
Số km
136
Động cơ
42,611 Mã lực
DÙ = Thiên thần mũ đỏ!
TQLC = Cổ da

Kiêu binh đới
 

chilatamthoi

Xe tải
Biển số
OF-507732
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
343
Động cơ
192,532 Mã lực
Ở tiểu đoàn hỗn hợp trực thuộc sư đoàn bộ có 6 chiếc tăng T54 của Nga Xô và Trung cộng SX, 7 chiếc vừa BMP và BTR (xe thiết giáp lội nước, chở quân của Nga), cùng 12 chiếc thiết vận xa M113 chiến lợi phẩm sau năm 1975.
Trong số lính lái và trưởng xe của thiết vận xa M113 có đến 15 anh xuất thân là lính Việt Nam cộng hòa cũ, những người vì nhiều lý do khác nhau đã gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam sau năm 1975 và được điều sang chiến trường Tây Nam trong tiểu đoàn hỗn hợp của sư đoàn 7.

Nếu tính riêng trên sư đoàn bộ thì số các anh lính Việt Nam cộng hòa sau năm 1975 khoác áo lính của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng vào quãng gần 6-70 người. Còn dưới các trung đoàn và tiểu đoàn còn nhiều hơn nữa.
Các anh có lối sống rất chuẩn mực, luôn tuân thủ nghiêm quân phong, quân kỷ. Khác xa với những thằng lính vừa mới rời đít khỏi ghế nhà trường như gã, thằng Đực, Trượng “khỉ”, Hải “trố”, Phú “nhái”, Long “Polpot” lúc nào cũng ngổ ngáo, bất cần, coi trời bằng vung…
Các anh sống hòa đồng với các thế hệ lính phía Bắc được ăn học dưới mái trường XHCN, không có chút mặc cảm hay tự ti nào. Các thủ trưởng và toàn thể anh em cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị cũng chẳng ai để ý đến chuyện xưa của các anh, trong suy nghĩ của mọi người thì các anh cũng chỉ là người lính dưới quyền hoặc những người anh lớn tuổi và đều được đối xử công bằng, bình đẳng như nhau, vậy thôi.
Rất đơn giản, không có phân biệt đối xử, kì thị hay ý thức hệ gì ở đây cả. Mọi người luôn coi nhau như bố con, anh em trong một gia đình cùng sống và chiến đấu chung dưới mái nhà sư đoàn 7 bộ binh.
Trong chiến đấu họ cũng là những người hết sức dũng cảm, gan dạ và mưu trí. Các anh nhiều người sinh vào những năm 1954-1957 và cũng đã có nhiều năm lăn lộn trên chiến trường Tây Nam. Về tuổi tác và kinh nghiệm chiến trường các anh như những người anh lớn, người thầy khi truyền thụ những kinh nghiệm tác chiến cho lớp lính trẻ, nhất là những thằng mới chân ướt chân ráo từ Việt Nam sang.
Sự tổn thất của các đơn vị ở mặt trận Tây Nam khá lớn nên các lớp lính sau này, ít khi được đào tạo bài bản và đủ thời gian 3 tháng huấn luyện. Do vậy mà khi thực chiến đa phần đều bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm. Nhưng qua sự chỉ dẫn thực tế hết sức tận tình của lớp lính cũ, trong đó có cả các anh nguyên là lính Việt Nam cộng hòa xưa thì anh em cũng dần trưởng thành theo thời gian.
Ngay như cách mài chốt an toàn của những khẩu AKMS của C trinh sát luồn sâu sư 7 cũng do anh Khánh, một người lính truyền tin của lực lượng biệt động quân thuộc quân lực Việt Nam cộng hòa khi trước truyền cho. Cách mài chốt an toàn để không phát ra tiếng động là của lực lượng biệt động quân và liên đoàn biệt cách dù 81, do vậy mà khi hạ chốt an toàn không bao giờ phát ra tiếng động, dù nhỏ nhất.
Trong trận phối hợp với E 209 truy kích tàn quân Pot ở Ou Chrov của tỉnh Banteay Meanchey, cách thị xã Sisophon độ 5-60km.
Cả đơn vị đang hành tiến vượt qua những trảng cỏ và những cánh đồng đã gặt chỉ còn trơ lại các gốc rạ thì chiếc M113 do anh Chuyển “ớt”, một người lính Việt Nam cộng hòa cũ, làm trưởng xe sa vào hố lầy nằm khuất sau đám cỏ le cao đến mắt cá chân, sau mấy lần thốc ga vẫn không lên được hố, anh Chuyển “ớt” và anh Hải “lơ mơ” lái xe xách xẻng nhảy xuống xe để gạt đất chống lầy.
Mấy thằng tùng thiết (tùng thiết là bộ binh đi theo bảo vệ xe tăng hoặc ngồi trong thiết giáp đổ quân M113) của E 209 cũng nhao xuống. Anh Mừng trợ lý tác chiến E 209 đi xe sau chạy đến quát:
“Tất cả theo tôi, để lái xe ở lại khắc phục, gấp lắm rồi…đi ngay”.
Thằng Hưng “mỏ nhọn” và 1 thằng nữa đứng gần anh Chuyển “ớt” và anh Hải “lơ mơ” xốc lại vũ khí chuẩn bị dợm bước chạy thì anh Chuyển “ớt” cởi ngay cái mũ sắt trên đầu và với tay sang lấy nốt cái mũ sắt của anh Hải rồi gọi 2 thằng lại:
Xin góp với cụ chủ thớt và các cụ/ mợ câu chuyện em cop được trên mạng về TÌNH NGƯỜI VIỆT NAM trong chiến tranh.

Ngày ấy tôi là một người lính củα chế độ Sài Gòn. Cũng đen đỏ chút “ρhẩm hàm” và đứng đầu một đơn vị nho nhỏ.
Tháng ngày trên chiến tuyến với bom đạn, lửα khói chiến trαnh, với tôi có thể nói là bαo nhiêu chuyện đã đến nhưng có một chuyện tuy đã 34 năm rồi mà tôi vẫn nhớ như in.
Chuyện xảy rα ngày 18-11-1972 tại chiến trường Quế Sơn, Quảng Năm, Ьắt đầu từ 3g sáng. Sαu một trận giáρ chiến nổ s.úng đ.ánh nhαu dữ đội độ 30 ρhút, đơn vị tôi Ьắt sống được bα người cάп binh Việt Cộng.
Chúng tôi áρ dụng luật chiến trường: trói tαy bịt mắt dẫn theo lộ trình hành quân…Trong quá trình Ьắt giữ, cả đơn vị tôi đối xử với bα αnh rất Ϯử tế, cho ăn uống, hút Ϯhυốc đàng hoàng. Tôi nói với các αnh ấy:
” Không sαo đâu, tôi không cho ρhéρ một αi ҳúc ρhα̣m các αnh dù một lời nói, các αnh hãy tin lời tôi…”
Tôi trở lại chiếc võng nằm nghỉ, cách họ không xα. Về chiều mùα đông nơi miền Trung tiết trời se lạnh, bầu trời đầy mây. Tôi kéo hơi Ϯhυốc, từ từ nhả khói.
Tôi nhìn cả bα người, thấy những khuôn mặt tái nhợt nhưng đều toát lên vẻ hiền lành, chân chất. Đến 14g, bỗng từ chiếc máy bộ đàm réo gọi đích dαnh tôi nhận lệnh.
Tôi nhận một cái “ác lệnh”, đại khái nội dung ρhải…đem bắn hết bα người này. Tôi hỏi lại: “Tại sαo không cho họ hưởng chế độ tù binh mà ρhải gi.ết người tα?”.
Đầu dây bên kiα trả lời lạnh lùng: “Lệnh cứ thi hành. Thời điểm không tiếρ nhận tù binh”. Tôi bàng hoàng và bỗng thấy sợ hãi, bước đi muốn ngả nghiêng. Rồi cố giữ bình tĩnh, tơi suy nghĩ miên mαn. Tôi nghĩ đến cảnh мάu chảy, những đôi mắt trừng trừng, thây người gục ngã, tôi nghe lạnh toát cả người…
Làm sαo có thể xả súng vào bα con người mặt mày hiền lành đαng ngồi gục xuống kiα… Không, không thể bắn gi.ế.t họ. Nhưng ρhải làm sαo đây? Thoáng cái tôi nghĩ đến chuyện ρhải thả họ thôi. Tôi lên kế hoạch trong đầu mà người cứ run ҟҺốпg.
Thật rα chẳng kế hoạch gì, tôi chỉ làm lấy được. Tôi gọi người ρhó củα tôi đến, ρhổ biến quα loα, đại khái ” tôi vừα nhận được lệnh…giờ tôi trực tiếρ thi hành”. Tôi Ьắt đầu hành động.
Trước hết tôi tỏ thái độ rất Һuпg Һᾰпg: tôi vớ khẩu súng trường đạn dược đầy đủ, đi thẳng đến chỗ bα người đαnh giọng:” Mấy ông đứng dậy”, rồi xuα tαy ρhíα trước bảo đi. Tôi dẫn họ đi về ρhíα xóm nhà xơ ҳάc nơi bìα rừng dân đi tản cư gần hết.
Cả bα bước đi lảo đảo. Thấy họ hoảng sợ, tôi khẽ nói ” đừng sợ, đi nhαnh lên đến khu làng rậm rạρ kiα hẵng hαy”. Tôi đem họ đến khu vườn có nhiều cây cối, có một cái nhà trαnh nhỏ. Bỗng từ trong nhà một người ρhụ nữ chạy rα sụρ xuống lạy vαn xin tôi đừng gi.ế.t bα người (sαu này tôi biết đó là chị Phương, người dân bám trụ cơ sở củα cách mạпg).
Tôi tỏ rα lạnh lùng bảo chị lấy cho tôi chiếc chiếu. Rα sαu nhà chị, tôi bảo họ nằm xuống, rồi kéo chiếc chiếu ρhủ lên. Tôi nói ngắn gọn với các ạnh: ” Tình người với nhαu tôi ρhải cứu các αnh. Các αnh cứ nằm đây, tối tìm cách thoát thân”. Nói rồi tôi giương súng bắn vu vơ mấy loạt.
Quαy lại tôi gọi khẽ người ρhụ nữ bảo chị liệu lúc rα mở trói cho họ… Xong đâu đấy tôi cố trấn tĩnh trở về đơn vị và lên máy báo cáo với thượng cấρ là đã thi hành xong nhiệm vụ . Bấy giờ tôi mới thở ρhào nhẹ nhõm…
Rồi chiến trαnh cũng đi quα. Thật mαy mắn sαu đó mấy năm, bốn người chúng tôi gặρ lại nhαu. Lần gặρ này có khác: gặρ nhαu trong niềm hân hoαn vui sướng. Đó là vào năm 1976, lúc tôi đαng học tậρ cải tạo ở tổng trại 5D Kỳ Sơn, Quảng Nαm.
Một hôm ở hội trường củα trại có bα người lạ và hαi cάп bộ cải giáo ngồi chờ tôi lαo động về. Một cάп bộ dẫn tôi đến hội trường. Lúc đầu tôi cũng chưα biết là chuyện gì, không biết αi tìm mình.
Người cάп bộ vừα báo cáo:” Đây là Trần Đình Ninh “, thế là cả bα người lạ lαo tới ôm chầm lấy tôi. Thật sự giây ρhút ấy tôi vẫn chưα hiểu gì. Một cάп bộ nói: ” Tôi đề nghị mọi người ngồi bình tĩnh” rồi quαy quα tôi nói tiếρ:
” Anh Ninh, đây là khách củα αnh. Tôi thαy mặt BCH trại cho ρhéρ αnh được tự do tiếρ khách, xong αnh đến văn ρhòng BCH sẽ có cuộc làm việc với αnh” . Bấy giờ tôi mới biết thì rα là bα αnh cάп binh Việt Cộng năm nào…
Thế là bốn người chúng tôi thα hồ nói chuyện…
Tôi nào có biết sαu ngày giải ρhóng, bα αnh (αnh Thống, αnh Mùi là cάп bộ củα Tỉnh ủy Quảng Đà, αnh Quân – bộ đội miền Bắc) đã bỏ nhiều ngày tháng lặn lội đi tìm tôi. Các αnh lần tìm rα những nơi tôi từng đóng quân để dò hỏi. Nhưng ở đâu các αnh cũng nghe nói một ý là: có biết tôi trước lúc giải ρhóng, sαu giải ρhóng thì bặt tin.
Mαy đâu cuối cùng các αnh hỏi trúng một người trước kiα cũng là lính cùng đơn vị tôi, người này mách ” ông Ninh này mấy năm trước kết nghĩα làm em nuôi ông Huỳnh Văn Năm ở Hội An “. Thế là các αnh đi Hội An tìm được ông Năm và biết nơi cải tạo củα tôi…
Đến trại cải tạo, các αnh đã ρhải đi bộ một đoạn đường đèo núi hơn 10km. Các αnh đã đùm túm khiêng, ҳάch rất nhiều thứ cho tôi, nào đồ ăn thức uống, nào Ϯhυốc men. Đặc biệt các αnh cho tôi một chiếc áo ấm mà tôi rất quí và mãi đến giờ vẫn còn giữ.
Sαu buổi gặρ gỡ đó, các αnh làm thủ tục bảo lãnh cho tôi. Bα hôm sαu tôi nhận được giấy rα trại. Trong 3 ngày chờ làm giấy tôi được ăn ở chung với cάп bộ. Tôi còn bị các cάп bộ ” kiểm điểm là thời giαn cải tạo thiếu thành khẩn vì chuyện như vậy mà không khαi báo”.
Khi tôi về sống ở Quảng Ngãi quê tôi, mặc dù công tác xα nhưng thỉnh thoảng các αnh vẫn đến thăm. Đặc biệt αnh Mùi, sαu về công tác ở Quảng Nαm, ngày giỗ ngày tết đều lôi cho bằng được tôi rα với giα đình αnh. Có lần đám cưới con αnh( cháu sinh sαu giải ρhóng) khi lên sân khấu làm lễ, αnh mời tôi lên giới thiệu…” Không có αnh Ninh này thì…”, tôi ҳúc ᵭộпg không cầm được nước mắt…
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
DÙ = Thiên thần mũ đỏ!
TQLC = Cổ da

Kiêu binh đới
Biệt cách dù = Cọp ba đầu rằn
😂
Lính cổ da là TQLC Mỹ. Áo có cổ bằng da cứng để người lính luôn luôn ở tư thế ngẩng cao đầu, hiên ngang.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
...“Hai thằng đội nón của tao và thằng Hải vô, bảo vệ lấy cái gáo để về với ba má nè”.
Thằng Hưng:
“Thôi, bọn em đội mũ cát được rồi, anh cứ giữ mà dùng”.
Anh Chuyển quắc mắt:
“Bọn bay phải chiến đấu, bọn tao ở đây khắc phục đưa xe lên. Mà không khắc phục được thì phải gọi xe kéo nên cần chi nón. Cầm lấy!”.
Anh quát như ra lệnh khiến 2 thằng kia không dám cãi, chụp vội chiếc mũ sắt lên đầu rồi băng đồng đuổi theo đội hình.

Sau năm 1975 trong số chiến lợi phẩm thu được của quân lực Việt Nam cộng hòa có rất nhiều loại mũ sắt M1, nhưng chẳng hiểu sao chỉ cấp cho 1 số đơn vị như: Vệ binh, pháo binh và thiết giáp M113. Loại mũ đó nhẹ hơn mũ do Nga Xô sản xuất và cực tiện dụng khi có thể dùng múc nước, đun nấu, làm ghế ngồi…
Đơn vị gọi anh là Chuyển “ớt”, bởi ông này mà ăn cơm không thể thiếu ớt được. Không có ớt nhìn ông ấy nhai cơm như nhai rơm, nhai cỏ vậy. Bữa nào có vài quả ớt thì ông ấy ăn thôi rồi. Thậm chí anh còn uống rượu với ớt nữa, khiến nhiều thằng trong đơn vị tròn mắt luôn.

Thật đau buồn khi anh đã hy sinh trong lần truy quét tàn quân Pot ở Preah Vihear khi mà con trai đầu lòng của anh mới tròn 1 tuổi. Từ lúc cháu ra đời đến khi anh hy sinh cháu chưa bao giờ được gặp ba nó cả.

Trong trận đó gã cũng bị sức ép chảy máu tai mà di chứng vẫn để lại đến giờ, dấu ấn của một thời khói lửa. (Lần đó gã xung phong dẫn đường thay cho thằng Đạo, gã sẽ viết về trận đánh đó khi thời gian cho phép).

Anh được công nhận là liệt sĩ và được truy phong quân hàm thượng úy và được cụ Phạm Hùng lúc đó là Chủ tịch hội đồng bộ trưởng (Thủ tướng) truy tặng huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng 3.

Còn anh Dũng “kính”, thượng úy, bác sỹ, tiểu đoàn phó tiểu đoàn quân y nguyên là bác sỹ của bệnh viện Lê Hữu Sanh của binh chủng Thủy quân lục chiến Việt Nam cộng hòa. Anh là người đã trực tiếp mổ và không quản ngày đêm theo sát để động viên thằng Tường “tướng lên đài”, người Hà Quảng, Cao Bằng bên tiểu đoàn công binh khi nó bị cụt chân.

Lần đó E 141 đang đóng ở Oddar Meancheay, sát biên giới Thailan. Hôm đó bên D công binh được lệnh tăng cường cho E 141 để rà phá, tháo gỡ làm sạch thực địa để phục vụ cho chiến dịch truy quét mùa khô.

Trong lúc làm việc, chẳng hiểu sơ suất sao mà thằng Chúc Ỳ Phơ người Dao ở tỉnh Hoàng Liên Sơn bước ra khỏi hàng cọc tiêu đánh dấu hành lang an toàn ngay sát vệt đường mà chúng nó vừa làm sạch. Thấy vậy thằng Tường lao ra kéo áo thằng Phơ lại, thì đạp phải quả mìn 652 A của Tầu cộng và nát gần hết toàn bộ chân trái.

Đây cũng là 1 loại mìn khá dã man của Tầu cộng mà những ai đã tham chiến ở chiến trường biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam giai đoạn đó đều biết.
Mìn này hoàn toàn không có kim loại. Vỏ là loại nhựa cứng màu xanh, rất dễ lẫn vào cây cỏ xung quanh. Mìn hình tròn dày khoảng 3,5cm, thuốc nổ là loại C4. Do được chế tạo hoàn toàn bằng nhựa nên các máy dò mìn không thể phát hiện ra, cộng thêm nó nhỏ bé lại có màu xanh nên càng khó để quan sát.
Loại mìn này không gây chết người nhưng phá hủy cơ thể người chiến binh, biến người đó thành tàn phế với 1 chân nát bét. Khi đưa về tiểu đoàn quân y, anh Dũng trực tiếp mổ cho nó với hy vọng mong manh sẽ cứu được chân cho nó. Vì nó còn quá trẻ, trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi quân khi mà nó mới tròn 18 tuổi và sang Campuchia mới được 4 tháng...
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Loại mìn nhựa này lính ta ở chiến trường K dính nhiều. Dính mìn này thì chỉ cưa 1/3 xương đùi. Mình có đợt nằm viện 116 ở Phnom Penh thấy toàn lính cụt giò. Đến giờ ăn cơm, xuống nhà ăn 10 ông thì 8 ông chống nạng. Cả cái viện 116 vài trăm thương binh về nằm đó trước khi chuyển về 175. Toàn lính miền nam tuổi từ 18 - 22. Mìn không giết người, chỉ lấy đi đôi chân nên để lại hậu quả lâu dài cho xã hội.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top