[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,883
Động cơ
869,441 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Sách giấy em cũng ưng hơn là nghe người khác đọc. Win win Việt Nam, vốn dòng văn học chiến tranh đã "đặc biệt" rồi, thêm giọng cô Hải Yến rất phù hợp với thể loại này.

Mới đây, em có qua Đinh Lễ, chọn được mấy cuốn. Nhưng thời gian không cho phép, nên em vẫn đặt trên Tiki là chính. Phải khen Tiki vì giao hàng rất nhanh, gói bọc cẩn thận.

Bác Nam "Chẫu" hẳn ngày xưa cũng đọc nhiều. Vốn từ rất đa dạng, dấu câu đặt chính xác, còn lỗi chính tả thì gần như không có. Dám hỏi bác ngày xưa hay đọc những dòng sách nào ạ?
Em ngày nhỏ đọc tạp
Thời kỳ đọc nhiều nhất là ... lớp 3,4,5,6,7,8

Thời 3,4,5 là cuối 8x thì các thể loại cổ tích Gờ rim, truyện dân gian Thái, Ráy, chuyện cổ tích Việt Nam, chuyện trạng nọ trạng kia, Bác sỹ Ai bô lít, Pinokio (cả 2 phiên bản Nga và Ý), Mít đặc Biết tuốt.... đọc hết năm lớp 3
Lớp 4,5,6 bắt đầu đọc: các tác phẩm văn học hiện thực phê phán trước 1945 (Bỉ vỏ, Lão hạc, Sống mòn, Một bữa no, Số đỏ, Ma đậu ...) Chuyện làng Văn (2 tập), Những Thiên đường mù, Bên kia bờ ảo vọng, Ăn mày dĩ vãng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không giấy giá thú ... rồi các truyện, truyện ngắn trong Văn nghệ Quân đội, Văn Nghệ ... mà em không nhớ hết, như Người vãi linh hồn, Con gái thủy thần, Tướng về hưu... Em còn nhớ bị phụ huynh tẩn cho 1 trận vì đọc Những thiên đường mù
Truyện dịch thì : Chiến tranh và hòa bình, Sông đông êm đềm, Ivanhoe, Đội săn quốc vương Xtac, series Sơ Lốc Hôm, full bộ Đông Chu, Tam Quốc, Thủy hử, Tây du ký, Tùy Đường, Hán Sở ... Hoàng hậu Mác gô,Đông Gioăng,Những người khốn khổ...

Cấp III với ĐH thì ít đọc sách, có chăng là một số tác phẩm có tính kinh điển cho 1 dòng truyện chưa từng có trước đó với thế hệ 7x, không xuất bản mà chỉ copy giấy A4 chuyền tay nhau, mà chuyện đầu tiên danh chấn giang hồ là Cô giáo ...à mà thôi ợ :D

Ra đi làm, có internet thì lại hí hoáy những sách kiểu "tranh cãi" như Nỗi buồn chiến tranh, Đêm giữa ban ngày, Tháng 3 gãy súng, Ngày N+, rồi mê mẩn theo các hồi ký của các Cụ Cựu binh từ quansuvn cho đến OF ngày nay (à, các cụ mợ gắn bó ttvnol chắc còn nhớ bộ chuyện về chiến tranh biên giới phía bắc, của tác giả Cao Sơn, nói về cuộc chiến đấu của 1 tiểu đội bộ đội ta, có nhiệm vụ luồn sang đất địch rồi lạc đường mãi mới về ... hồi đó em cũng mê lắm, nhưng sau biết là chuyện sáng tác, chán hẳn, tầm đó là khoảng 2003-2004)

Từ 10 năm trở lại đây thì em lại đọc tạp, đủ thể loại từ chiến tranh, chính trị đến tâm linh, huyền hoặc ...nhưng đầu óc chai do tuổi tác thì phải, không còn nhiều hứng thú nữa (Ma thổi đèn, Người Tìm xác, Thiên sơn tróc quỷ nhân, Quan khí ...) :D

Nói chung là đọc tạp ạ
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Hồi xưa sách gì mình cũng đọc. Cốt là có chữ để đọc. Có lần gác đêm ở Thủ Đức mượn được cuốn " Hầm bí mật bên bờ sông En-Bơ " xuống nhà nuôi quân đốt bếp lên đọc bị cán bộ bắt được. Bắt viết bản kiểm điểm và trừ một tháng lương trung sĩ, nghĩ cay thật. Tháng đó mất toi bữa thịt chó Biên Hòa 😀. Những năm lính nhiều kỷ niệm thật.
Nhà em hay được các chú mang cho "Văn nghệ Quân đội", gọi là tuổi thơ "tắm" trong Tạp chí này thôi. Không biết bao nhiêu số, bao nhiêu bài viết... Mang đi chăn trâu, nằm soài ở triền đê đọc. Trâu đi ăn lúa, tối về có người gọi cổng, chết chắc:
"- Quả này toi rồi!".
Nhưng mai lại vẫn cầm mấy cuốn đi đọc. Vì chơi ô ăn quan mãi chán, nhảy dây thì tệ.

Tháng Giêng, Hai, mưa dầm, củi khô cạn, xé báo nhóm bếp. Có một cuốn SGK nào đó, tả một chú bé chẻ chày ra để đun nước uống cho bố, khi nhà có khách. Thì nhà em cũng y chang. Còn lấy làm thích thú, vì lửa bén vào báo, cháy bùng lên...! Nhìn sướng mắt, :D!

Giờ em về, vẫn còn tập "Văn nghệ Quân đội" xếp ở bàn học cũ...
"Để nhớ một thời ta đã yêu"...
 
Chỉnh sửa cuối:

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Em ngày nhỏ đọc tạp
Thời kỳ đọc nhiều nhất là ... lớp 3,4,5,6,7,8

Thời 3,4,5 là cuối 8x thì các thể loại cổ tích Gờ rim, truyện dân gian Thái, Ráy, chuyện cổ tích Việt Nam, chuyện trạng nọ trạng kia, Bác sỹ Ai bô lít, Pinokio (cả 2 phiên bản Nga và Ý), Mít đặc Biết tuốt.... đọc hết năm lớp 3
Lớp 4,5,6 bắt đầu đọc: các tác phẩm văn học hiện thực phê phán trước 1945 (Bỉ vỏ, Lão hạc, Sống mòn, Một bữa no, Số đỏ, Ma đậu ...) Chuyện làng Văn (2 tập), Những Thiên đường mù, Bên kia bờ ảo vọng, Ăn mày dĩ vãng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không giấy giá thú ... rồi các truyện, truyện ngắn trong Văn nghệ Quân đội, Văn Nghệ ... mà em không nhớ hết, như Người vãi linh hồn, Con gái thủy thần, Tướng về hưu... Em còn nhớ bị phụ huynh tẩn cho 1 trận vì đọc Những thiên đường mù
Truyện dịch thì : Chiến tranh và hòa bình, Sông đông êm đềm, Ivanhoe, Đội săn quốc vương Xtac, series Sơ Lốc Hôm, full bộ Đông Chu, Tam Quốc, Thủy hử, Tây du ký, Tùy Đường, Hán Sở ... Hoàng hậu Mác gô,Đông Gioăng,Những người khốn khổ...

Cấp III với ĐH thì ít đọc sách, có chăng là một số tác phẩm có tính kinh điển cho 1 dòng truyện chưa từng có trước đó với thế hệ 7x, không xuất bản mà chỉ copy giấy A4 chuyền tay nhau, mà chuyện đầu tiên danh chấn giang hồ là Cô giáo ...à mà thôi ợ :D

Ra đi làm, có internet thì lại hí hoáy những sách kiểu "tranh cãi" như Nỗi buồn chiến tranh, Đêm giữa ban ngày, Tháng 3 gãy súng, Ngày N+, rồi mê mẩn theo các hồi ký của các Cụ Cựu binh từ quansuvn cho đến OF ngày nay (à, các cụ mợ gắn bó ttvnol chắc còn nhớ bộ chuyện về chiến tranh biên giới phía bắc, của tác giả Cao Sơn, nói về cuộc chiến đấu của 1 tiểu đội bộ đội ta, có nhiệm vụ luồn sang đất địch rồi lạc đường mãi mới về ... hồi đó em cũng mê lắm, nhưng sau biết là chuyện sáng tác, chán hẳn, tầm đó là khoảng 2003-2004)

Từ 10 năm trở lại đây thì em lại đọc tạp, đủ thể loại từ chiến tranh, chính trị đến tâm linh, huyền hoặc ...nhưng đầu óc chai do tuổi tác thì phải, không còn nhiều hứng thú nữa (Ma thổi đèn, Người Tìm xác, Thiên sơn tróc quỷ nhân, Quan khí ...) :D

Nói chung là đọc tạp ạ
Đọc văn phong ai đọc nhiều là bít ngay đó cụ Du. Ngôn từ đa dạng, có chất nghệ sĩ thì văn chương bay bổng, mượt mà...!

Em không có điều kiện biết nhiều tác phẩm thời cụ Du đọc. Nên vớ cái gì đọc cái đấy. Đọc hết các thể loại văn học thời kỳ 1945, sau chuyển qua giai đoạn "Thơ Mới". Những tác phẩm này, và tạp nham các thể loại, ảnh hưởng sâu sắc đến em luôn. Ảnh hưởng theo hướng tích cực ấy.

Riêng Dương Thu Hương, một cây viết được vinh danh mới đây, em lại chưa đọc tác phẩm nào của bà. Phải nói rất tiếc!
Qua đọc các thông tin, thì về sau, hình như bút lực đuối hơn, và cực đoan. Cụ Du cho xin ý kiến cái nhỉ?:D

Cũng phải thú thật, là em thích văn học nước mình hơn. Vì bối cảnh và các giai đoạn lịch sử mình biết, nên đọc dễ hiểu và mường tượng được. Như cuốn "Vượt Côn Đảo" kia, là bác Phùng Quán đề tít, em tuổi giề mà xí xớn chứ cụ TimeBreak ?! :D

Khéo hồi tái bản lần thứ 5, em còn đang bơi trong "Nếu em không phải một giấc mơ" của cụ Marc Levy ấy ạ.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,883
Động cơ
869,441 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Đọc văn phong ai đọc nhiều là bít ngay đó cụ Du. Ngôn từ đa dạng, có chất nghệ sĩ thì văn chương bay bổng, mượt mà...!

Em không có điều kiện biết nhiều tác phẩm thời cụ Du đọc. Nên vớ cái gì đọc cái đấy. Đọc hết các thể loại văn học thời kỳ 1945, sau chuyển qua giai đoạn "Thơ Mới". Những tác phẩm này, và tạp nham các thể loại, ảnh hưởng sâu sắc đến em luôn. Ảnh hưởng theo hướng tích cực ấy.

Riêng Dương Thu Hương, một cây viết được vinh danh mới đây, em lại chưa đọc tác phẩm nào của bà. Phải nói rất tiếc!
Qua đọc các thông tin, thì về sau, hình như bút lực đuối hơn, và cực đoan. Cụ Du cho xin ý kiến cái nhỉ?:D

Cũng phải thú thật, là em thích văn học nước mình hơn. Vì bối cảnh và các giai đoạn lịch sử mình biết, nên đọc dễ hiểu và mường tượng được. Như cuốn "Vượt Côn Đảo" kia, là bác Phùng Quán đề tít, em tuổi giề mà xí xớn chứ cụ TimeBreak ?! :D

Khéo hồi tái bản lần thứ 5, em còn đang bơi trong "Nếu em không phải một giấc mơ" của cụ Marc Levy ấy ạ.
Về Dương Thu Hương
Đây hoàn toàn là quan điểm cá nhân của em Mợ nhé

Lần đầu đọc truyện của DTH là năm lớp 4, ngày ấy đọc vì tò mò, bản năng cái gì càng bị cấm thì càng thích đọc, và cảm thấy hay, có 1 cái nhìn phũ phàng và khác hẳn về cải cách ruộng đất, về chủ nghĩa lý lịch thành phần bóp nghẹt các thế hệ sinh những năm 1930s, 1940s
Và cái gì đầu thì cũng thấy ... ngon ngon

Nhưng đến lớp 6, đọc Bên kia bờ ảo vọng thì em khá ... chưng hửng. Có thể vì cá nhân em không đủ tầm cảm nhận. Nhưng trong mắt em thì DTH dẫn người đọc bước vào 1 khung thời gian và không gian đầy ngột ngạt, ở đó chỉ có sự tiêu cực, ti tiện mà không có 1 chút le lói thiện ý nào. Kiểu gây dựng ngữ cảnh đeo kính đen như vậy, em không đánh giá cao

Về sau, DTH càng ngày càng lộ rõ quan điểm đối lập chính trị, và phụ huynh nhà em cũng không mang các tác phẩm của bà này về nữa nên em cũng không đọc

Cho đến sau này, khi có internet, em có đọc lại 1 tiểu thuyết được ca ngợi nhiều của DTH, là "Tiểu thuyết không đề"
Lần này thì em thất vọng hẳn
Nó là 1 bản copy nhợt nhạt của Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), nó quá lệch lạc so với Dấu chân người Lính (Nguyễn Minh Châu), nó quá giả tạo nếu so với những tác phẩm về chiến tranh của các nhà văn cầm súng như Chu Lai. Và trên hết, nó được sử dụng để đưa vào những quan điểm phủ nhận vai trò của lý tưởng, vai trò của Đ trong cuộc kháng chiến của dân tộc, qua nét bút DTN, người lính được khắc họa là những con người buộc phải cầm súng, buộc phải sinh tồn...
Sau đó em có đọc tiểu sử bà này, thấy có 1 thời gian đi TNXP, theo đoàn Văn công vào mặt trận, thì cũng phần nào hiểu: dân văn nghệ sỹ, không vững chính trị, vào nơi bom đạn thì ám ảnh chiến tranh, làm sao có thể viết được như những Người Lính cầm súng, như các nhà văn quân đội hay ngay như các Cụ cầm bút (phím) trong thớt này: lời văn trần thô, lộc cộc nhưng thật, lôi cuốn, tàn khốc nhưng vẫn sáng tươi, phũ phàng, không tuyên giáo nhưng vẫn rõ ràng đâu là Chính nghĩa

Tóm lại, em không đánh giá cao DTH
 
Chỉnh sửa cuối:

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực
Nhân thớt này có các cụ cao niên em hỏi cụ nào nhớ 1 cuốn truyện của Nhà văn VN viết về Kháng chiến Lào thời chống Pháp trong đó có 2 nhân vật là 2 chị em sinh đôi rất xinh:
- Voong Păn theo bộ đội Pa-thét Lào
- Voong Pết theo cq ngụy của Lào

Tên em nhớ mang máng thế, có thể là Vông Păn/Phăn, Vông Pết/Phết ...
 

Gastby1983

Xe máy
Biển số
OF-667406
Ngày cấp bằng
5/6/19
Số km
51
Động cơ
107,751 Mã lực
Tuổi
41
Về Dương Thu Hương
Đây hoàn toàn là quan điểm cá nhân của em Mợ nhé

Lần đầu đọc truyện của DTH là năm lớp 4, ngày ấy đọc vì tò mò, bản năng cái gì càng bị cấm thì càng thích đọc, và cảm thấy hay, có 1 cái nhìn phũ phàng và khác hẳn về cải cách ruộng đất, về chủ nghĩa lý lịch thành phần bóp nghẹt các thế hệ sinh những năm 1930s, 1940s
Và cái gì đầu thì cũng thấy ... ngon ngon

Nhưng đến lớp 6, đọc Bên kia bờ ảo vọng thì em khá ... chưng hửng. Có thể vì cá nhân em không đủ tầm cảm nhận. Nhưng trong mắt em thì DTH dẫn người đọc bước vào 1 khung thời gian và không gian đầy ngột ngạt, ở đó chỉ có sự tiêu cực, ti tiện mà không có 1 chút le lói thiện ý nào. Kiểu gây dựng ngữ cảnh đeo kính đen như vậy, em không đánh giá cao

Về sau, DTH càng ngày càng lộ rõ quan điểm đối lập chính trị, và phụ huynh nhà em cũng không mang các tác phẩm của bà này về nữa nên em cũng không đọc

Cho đến sau này, khi có internet, em có đọc lại 1 tiểu thuyết được ca ngợi nhiều của DTH, là "Tiểu thuyết không đề"
Lần này thì em thất vọng hẳn
Nó là 1 bản copy nhợt nhạt của Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), nó quá lệch lạc so với Dấu chân người Lính (Nguyễn Minh Châu), nó quá giả tạo nếu so với những tác phẩm về chiến tranh của các nhà văn cầm súng như Chu Lai. Và trên hết, nó được sử dụng để đưa vào những quan điểm phủ nhận vai trò của lý tưởng, vai trò của Đ trong cuộc kháng chiến của dân tộc, qua nét bút DTN, người lính được khắc họa là những con người buộc phải cầm súng, buộc phải sinh tồn...
Sau đó em có đọc tiểu sử bà này, thấy có 1 thời gian đi TNXP, theo đoàn Văn công vào mặt trận, thì cũng phần nào hiểu: dân văn nghệ sỹ, không vững chính trị, vào nơi bom đạn thì ám ảnh chiến tranh, làm sao có thể viết được như những Người Lính cầm súng, như các nhà văn quân đội hay ngay như các Cụ cầm bút (phím) trong thớt này: lời văn trần thô, lộc cộc nhưng thật, lôi cuốn, tàn khốc nhưng vẫn sáng tươi, phũ phàng, không tuyên giáo nhưng vẫn rõ ràng đâu là Chính nghĩa

Tóm lại, em không đánh giá cao DTH
Em không rót được cho Cụ vì quá lượt, nhưng nhận xét của Cụ đúng như những gì em cảm nhận về DTH. Trước em đọc "Hành trình ngày thơ ấu" thấy có chút bất mãn nhưng còn nhẹ nhàng, sau đọc dở "Những thiên đường mù" thì em dừng lại. Đúng là màu sắc u tối và đầy hằn học.
 
Chỉnh sửa cuối:

kybinhbay

Xe buýt
Biển số
OF-193743
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
827
Động cơ
346,332 Mã lực
Nơi ở
NƠI NÀO CÓ CỬA KHẨU
...
Anh em chôn bé bên tay trái mộ thằng Tiến, bên phải là mộ thằng Đăng “dưa”. Trên mộ bé và thằng Tiến “méo”, Đạt “dưa” hôm đó được đặt mỗi mộ 1 giò phong lan trắng do gã, thằng Đực, Long “Polpot” và Phú “nhái” đi hái về với tất cả những gì trân trọng nhất dành cho đồng đội của mình.

Thầm cầu mong, nếu có kiếp sau các bạn sẽ mãi mãi bên nhau, nên vợ nên chồng với hạnh phúc bền lâu muôn đời. Thời điểm “ra đi” của thằng Tiến, thằng Đăng là lúc 11h17 ngày 24 tháng 10 năm 1985, của bé Hằng cũng 11h17 ngày 24 tháng 3 năm 1986, cách nhau đúng 5 tháng và đúng ngày, đúng giờ, một sự trùng hợp đến lạ kỳ. Sau này cả 3 được quy tập đưa về Gia Lai năm 1997. Thằng Đăng được gia đình đưa về Thanh Hóa năm 2001. Còn thằng Tiến và em Hằng được gia đình thằng Tiến đón về an táng tại Vĩnh Long, trên mảnh đất của vườn nhà và coi như 1 người con dâu của dòng tộc (chuyện xin phép gia đình của bé Hằng để cho bé an nghỉ ở Vĩnh Long lại là 1 câu chuyện dài khác).

Cuối cùng em cũng toại nguyện được làm dâu con đất Vĩnh Long như em từng ao ước. Chiến tranh là vậy đó, vừa hút chung điếu thuốc, vừa chia nhau ngụm nước, chỉ 1 ánh chớp nháng lên là đã âm dương cách biệt nghìn trùng. Chỉ những ai đã đi qua chiến tranh mới hiểu được sự tàn khốc của chiến tranh, mới hiểu được tình người nay còn, mai mất để có thể trân trọng những gì mình đã và đang có.

Áo cưới em chưa mặc một lần
Giờ cầm cảm thấy nặng ngàn cân
Tâm hồn tan nát không còn sức
Cố gắng đặt lên chốn mộ phần
Than ôi! Áo cưới em đã mặc
Anh hãy yên lòng khỏi phân vân
Đứng giữa đất trời...người trong họ
Em về chứng kiến nhận người thân...
Em đọc đến đây mà mắt mũi cay xè !!!
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,566 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Nhân thớt này có các cụ cao niên em hỏi cụ nào nhớ 1 cuốn truyện của Nhà văn VN viết về Kháng chiến Lào thời chống Pháp trong đó có 2 nhân vật là 2 chị em sinh đôi rất xinh:
- Voong Păn theo bộ đội Pa-thét Lào
- Voong Pết theo cq ngụy của Lào

Tên em nhớ mang máng thế, có thể là Vông Păn/Phăn, Vông Pết/Phết ...
Truyện Lào thời chống Mỹ mình đọc được mỗi truyện " Xi Thoong bất tử" thôi.
 

vuha2107

Xe tải
Biển số
OF-339074
Ngày cấp bằng
17/10/14
Số km
222
Động cơ
253,603 Mã lực
Nhân thớt này có các cụ cao niên em hỏi cụ nào nhớ 1 cuốn truyện của Nhà văn VN viết về Kháng chiến Lào thời chống Pháp trong đó có 2 nhân vật là 2 chị em sinh đôi rất xinh:
- Voong Păn theo bộ đội Pa-thét Lào
- Voong Pết theo cq ngụy của Lào

Tên em nhớ mang máng thế, có thể là Vông Păn/Phăn, Vông Pết/Phết ...
Hình như là cuốn Hương Cam Nậm Bạc cụ ạ
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
915
Động cơ
320,291 Mã lực
Về Dương Thu Hương
Đây hoàn toàn là quan điểm cá nhân của em Mợ nhé

Lần đầu đọc truyện của DTH là năm lớp 4, ngày ấy đọc vì tò mò, bản năng cái gì càng bị cấm thì càng thích đọc, và cảm thấy hay, có 1 cái nhìn phũ phàng và khác hẳn về cải cách ruộng đất, về chủ nghĩa lý lịch thành phần bóp nghẹt các thế hệ sinh những năm 1930s, 1940s
Và cái gì đầu thì cũng thấy ... ngon ngon

Nhưng đến lớp 6, đọc Bên kia bờ ảo vọng thì em khá ... chưng hửng. Có thể vì cá nhân em không đủ tầm cảm nhận. Nhưng trong mắt em thì DTH dẫn người đọc bước vào 1 khung thời gian và không gian đầy ngột ngạt, ở đó chỉ có sự tiêu cực, ti tiện mà không có 1 chút le lói thiện ý nào. Kiểu gây dựng ngữ cảnh đeo kính đen như vậy, em không đánh giá cao

Về sau, DTH càng ngày càng lộ rõ quan điểm đối lập chính trị, và phụ huynh nhà em cũng không mang các tác phẩm của bà này về nữa nên em cũng không đọc

Cho đến sau này, khi có internet, em có đọc lại 1 tiểu thuyết được ca ngợi nhiều của DTH, là "Tiểu thuyết không đề"
Lần này thì em thất vọng hẳn
Nó là 1 bản copy nhợt nhạt của Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), nó quá lệch lạc so với Dấu chân người Lính (Nguyễn Minh Châu), nó quá giả tạo nếu so với những tác phẩm về chiến tranh của các nhà văn cầm súng như Chu Lai. Và trên hết, nó được sử dụng để đưa vào những quan điểm phủ nhận vai trò của lý tưởng, vai trò của Đ trong cuộc kháng chiến của dân tộc, qua nét bút DTN, người lính được khắc họa là những con người buộc phải cầm súng, buộc phải sinh tồn...
Sau đó em có đọc tiểu sử bà này, thấy có 1 thời gian đi TNXP, theo đoàn Văn công vào mặt trận, thì cũng phần nào hiểu: dân văn nghệ sỹ, không vững chính trị, vào nơi bom đạn thì ám ảnh chiến tranh, làm sao có thể viết được như những Người Lính cầm súng, như các nhà văn quân đội hay ngay như các Cụ cầm bút (phím) trong thớt này: lời văn trần thô, lộc cộc nhưng thật, lôi cuốn, tàn khốc nhưng vẫn sáng tươi, phũ phàng, không tuyên giáo nhưng vẫn rõ ràng đâu là Chính nghĩa

Tóm lại, em không đánh giá cao DTH
Em vodka cụ cái, cá nhân em đọc DTH cảm giác sự việc đẩy đến cao trào rất kịch và giả tạo. Chính bản thân tác phẩm của bà dù theo hướng nào cũng rất cực đoan và hạn hẹp đến ngột ngạt. Đọc rồi để biết nhưng không bao giờ muốn đọc lại. Cảm giác êm đềm, bao dung, vị tha hay chất người không tìm thấy ở đây, thậm chí cảm giác bâng khuân, trầm ngâm hay suy tư cũng không có được như của người khác. Em không đồng cảm được nên đọc rất mệt và sợ.
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
2,847
Động cơ
274,294 Mã lực
Em vodka cụ cái, cá nhân em đọc DTH cảm giác sự việc đẩy đến cao trào rất kịch và giả tạo. Chính bản thân tác phẩm của bà dù theo hướng nào cũng rất cực đoan và hạn hẹp đến ngột ngạt. Đọc rồi để biết nhưng không bao giờ muốn đọc lại. Cảm giác êm đềm, bao dung, vị tha hay chất người không tìm thấy ở đây, thậm chí cảm giác bâng khuân, trầm ngâm hay suy tư cũng không có được như của người khác. Em không đồng cảm được nên đọc rất mệt và sợ.
em có cùng cảm nhận như của 2 cụ, đọc truyện cổ tích năm 2000 và bên kia bờ ảovọng thật ngột ngạt, khiên cưỡng, tiêu cực
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Về Dương Thu Hương
Đây hoàn toàn là quan điểm cá nhân của em Mợ nhé

Lần đầu đọc truyện của DTH là năm lớp 4, ngày ấy đọc vì tò mò, bản năng cái gì càng bị cấm thì càng thích đọc, và cảm thấy hay, có 1 cái nhìn phũ phàng và khác hẳn về cải cách ruộng đất, về chủ nghĩa lý lịch thành phần bóp nghẹt các thế hệ sinh những năm 1930s, 1940s
Và cái gì đầu thì cũng thấy ... ngon ngon

Nhưng đến lớp 6, đọc Bên kia bờ ảo vọng thì em khá ... chưng hửng. Có thể vì cá nhân em không đủ tầm cảm nhận. Nhưng trong mắt em thì DTH dẫn người đọc bước vào 1 khung thời gian và không gian đầy ngột ngạt, ở đó chỉ có sự tiêu cực, ti tiện mà không có 1 chút le lói thiện ý nào. Kiểu gây dựng ngữ cảnh đeo kính đen như vậy, em không đánh giá cao

Về sau, DTH càng ngày càng lộ rõ quan điểm đối lập chính trị, và phụ huynh nhà em cũng không mang các tác phẩm của bà này về nữa nên em cũng không đọc

Cho đến sau này, khi có internet, em có đọc lại 1 tiểu thuyết được ca ngợi nhiều của DTH, là "Tiểu thuyết không đề"
Lần này thì em thất vọng hẳn
Nó là 1 bản copy nhợt nhạt của Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), nó quá lệch lạc so với Dấu chân người Lính (Nguyễn Minh Châu), nó quá giả tạo nếu so với những tác phẩm về chiến tranh của các nhà văn cầm súng như Chu Lai. Và trên hết, nó được sử dụng để đưa vào những quan điểm phủ nhận vai trò của lý tưởng, vai trò của Đ trong cuộc kháng chiến của dân tộc, qua nét bút DTN, người lính được khắc họa là những con người buộc phải cầm súng, buộc phải sinh tồn...
Sau đó em có đọc tiểu sử bà này, thấy có 1 thời gian đi TNXP, theo đoàn Văn công vào mặt trận, thì cũng phần nào hiểu: dân văn nghệ sỹ, không vững chính trị, vào nơi bom đạn thì ám ảnh chiến tranh, làm sao có thể viết được như những Người Lính cầm súng, như các nhà văn quân đội hay ngay như các Cụ cầm bút (phím) trong thớt này: lời văn trần thô, lộc cộc nhưng thật, lôi cuốn, tàn khốc nhưng vẫn sáng tươi, phũ phàng, không tuyên giáo nhưng vẫn rõ ràng đâu là Chính nghĩa

Tóm lại, em không đánh giá cao DTH
Giải thưởng mà Dương Thu Hương được trao tặng, là giải Cino Del Duca Thế giới của Viện Hàn lâm Pháp. Giải này xếp thứ 9 trong "List of richest literary prizes". Trước đó, Haruki Murakami - tác giả của "Rừng Na Uy" - nhận giải thưởng này năm 2022.
Nên dù chúng ta thích hay không thích tác giả này, thì ở phía "bên kia", bà vẫn nhận được khoảng hơn 5 tỷ cho các sáng tác của mình,:D.

Có một sự liên quan, là các Nhà văn gốc Việt hoặc người Việt, (hình như) nổi tiếng với các tác phẩm về đề tài chiến tranh: "Nỗi buồn chiến tranh" (Bảo Ninh) là một ví dụ. Đây có thể coi là "chất liệu"/"di sản" của một thời...Và có vẻ, những "chất liệu" ở giai đoạn này (chiến tranh), mới đủ sức nặng về tính nhân văn để gây tiếng vang...
 

hoaoaihuong

Xe buýt
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
915
Động cơ
320,291 Mã lực
Giải thưởng mà Dương Thu Hương được trao tặng, là giải Cino Del Duca Thế giới của Viện Hàn lâm Pháp. Giải này xếp thứ 9 trong "List of richest literary prizes". Trước đó, Haruki Murakami - tác giả của "Rừng Na Uy" - nhận giải thưởng này năm 2022.
Nên dù chúng ta thích hay không thích tác giả này, thì ở phía "bên kia", bà vẫn nhận được khoảng hơn 5 tỷ cho các sáng tác của mình,:D.

Có một sự liên quan, là các Nhà văn gốc Việt hoặc người Việt, (hình như) nổi tiếng với các tác phẩm về đề tài chiến tranh: "Nỗi buồn chiến tranh" (Bảo Ninh) là một ví dụ. Đây có thể coi là "chất liệu"/"di sản" của một thời...Và có vẻ, những "chất liệu" ở giai đoạn này (chiến tranh), mới đủ sức nặng về tính nhân văn để gây tiếng vang...
Em cũng mừng cho bà ấy khi bà đạt giải thưởng danh giá này, em nghĩ đó là giải thưởng được nhiều nhà văn mơ ước. Ban giám khảo có những tiêu chí riêng để chấm giải và thường sẽ không được 100% người ủng hộ. Nhưng em tin họ có lý do để trao giải. Và cũng không phải vì thế mà em ít không thích bà ấy hơn :) .
Đơn cử như giải điện ảnh Oscar, đâu phải phim đoạt giải nào cũng được đại đa số người ưa thích. Em chắc số người thích “ghost” sẽ cao hơn hẳn số người thích “the silence of the lambs” hay “no country for old men”. Rồi năm nào có đến tận 3 phim đều tuyệt “Forest Gump”, “Pulg Fiction” và “the Shawshank Redemption” nhưng cũng chỉ có 1 anh được. :) .
 
Chỉnh sửa cuối:

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Nhân vật Trượng "khỉ" trong câu chuyện trên, ảnh hai thằng ngồi với nhau trên cách đây mấy ngày và hiện hai thằng đang ở Hà Tiên - Kiên Giang. Em sẽ viết câu chuyện sao hai thằng có mặt ở đây.

348597355_206787565551760_7454897482332041944_n.jpg

EM VÀ MỘ GIÓ

Vào một ngày giữa tháng 05-2023 nghe tiếng chuông, mở máy thấy thằng Tùng “ếch” bên đại đội trinh sát sư 7 oang oang gọi: “Nam ơi…con gái thằng Thái “min tu” chuẩn bị lấy chồng, nó muốn vào Kiên Giang thắp hương cho bé Tuyền. Mày đi với bọn tao nhé!”
OK, để tao điện cho Trượng “khỉ” về Hà Nội rồi mấy anh em mình đi cho vui.
Bọn tao cũng đang rảnh việc và cũng muốn vào thắp hương cho bé…mấy chục năm rồi…”, gã bỏ lửng câu nói…

Bé Tuyền là người yêu, là mối tình đầu của thằng Thái “min tu” ở đại đội trinh sát của sư 7, dân Đông Anh (do mặt nó rỗ hoa nên anh em đơn vị gọi nó là “min tu”).
Đại đội trinh sát đó quân số đông hơn đại đội trinh sát luồn sâu, nhưng mức độ thiện chiến lại không bằng lính luồn sâu.
Còn bé Tuyền thuộc bên quân y, lính của chị Thơm. Đợt đó vào quãng tháng 7 năm 1987, giữa mùa mưa Campuchia.
Lúc đó sư bộ đang đóng gần chùa Lay, Battambang. Cách đó độ 25km, qua 1 nhánh sông nhỏ là nơi đóng quân của D5, E209.
Lần đó chẳng hiểu anh nuôi bên đó hái phải loại rau độc nào cho lính tráng ăn mà gần như toàn tiểu đoàn miệng nôn trôn tháo, mất sức chiến đấu, tình hình hết sức nguy ngập.
Ông Huy, tiểu đoàn phó điện về báo cáo và xin chi viện từ quân y sư đoàn.
Sư đoàn cử 1 tổ gồm em Tuyền (dân Hà Tiên), em Chi (hình như dân Bình Thuận thì phải) bên quân y mang thuốc và dụng cụ y tế sang bên đó trước, tiểu đoàn quân y sẽ cử người lên quân đoàn xin thêm thuốc và sẽ sang chi viện sau.
Ngoài ra sư bộ cử thêm thằng Lến (dân Quảng Bình), thằng Tòng (dân Nghĩa Bình, giờ gọi là Bình Định) ở ban doanh trại đi theo hộ tống, đề phòng bất trắc trên đường đi.
Lúc đó đại đội trinh sát luồn sâu và đại đội trinh sát đang đi “thám” hết, ở nhà chỉ còn đại đội vệ binh cùng lính tráng 1 số phòng ban. Mà số đó đa phần không có kinh nghiệm tác chiến hay sinh tồn độc lập, nói chung là lính “kiểng”, không có kinh nghiệm chiến trường.

Khi nhóm vượt sông, còn cách bờ bên kia độ vài mét thì nước lũ tràn về...
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Em cũng mừng cho bà ấy khi bà đạt giải thưởng danh giá này, em nghĩ đó là giải thưởng được nhiều nhà văn mơ ước. Ban giám khảo có những tiêu chí riêng để chấm giải và thường sẽ không được 100% người ủng hộ. Nhưng em tin họ có lý do để trao giải. Và cũng không phải vì thế mà em ít không thích bà ấy hơn :) .
Đơn cử như giải điện ảnh Oscar, đâu phải phim đoạt giải nào cũng được đại đa số người ưa thích. Em chắc số người thích “ghost” sẽ cao hơn hẳn số người thích “the silence of the lambs” hay “no country for old men”. Rồi năm nào có đến tận 3 phim đều tuyệt “Forest Gump”, “Pulg Fiction” và “the Shawshank Redemption” nhưng cũng chỉ có 1 anh được. :) .
Cụ/mợ có để ý năm nay, LHP Cannes có hai cái tên Việt được xướng tên: Phạm Thiên Ân - giải Camera d'Or (phim "Inside the Yellow Cocoon Shell'', tiếng Việt là "Bên trong vỏ kén vàng") và Trần Anh Hùng (Đạo diễn xuất sắc) không ạ?

Dù gì, khoan hãy nói tới cốt truyện, kịch bản hay các tác phẩm (của Dương Thu Hương), chúng ta cứ chúc mừng cái đã, nhỉ?

Cũng khoan nói đến "chất liệu sáng tác" của các Đạo diễn, Nhà văn...mà nói đến tuổi đời của họ. Như Phạm Thiên Ân, giành giải thưởng ở độ tuổi 34; Quentin Taratino thắng Cành cọ Vàng với "Pulp Fiction" ở tuổi 31, và giải thường danh giá này đến ngay khi tranh giải lần đầu tiên luôn. Quá xuất sắc!

Trở lại với Dương Thu Hương: Tên tuổi của bà đến với em từ một người khá kín tiếng. Khi đó họ đọc "Những thiên đường mù". Tác phẩm em chưa đọc, nên không có gì để bình luận.

Nhưng, cái mà mình phải thừa nhận (dù không nói ra), là: Một người Việt được tôn vinh với một giải thưởng - mà, những tên tuổi được xướng cũng đều oách cả - về các tác phẩm của mình, mặc dù, sau này các tác phẩm có bị thay đổi góc nhìn, cách tiếp cận vấn đề. Thế hệ cùng thời với Dương Thu Hương có Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp,...những Nhà văn đã "thổi" vào nền văn chương sau chiến tranh một "làn gió mới". Ở họ, phong cách cá nhân vượt trội và khó bị "trộn lẫn".

Đặt Oscar và Cannes đứng gần nhau - như em và cụ/mợ đang mở rộng phạm vi nghệ thuật từ văn chương sang điện ảnh, thì những nhân tài mà Oscar đào ra, thì Cannes gần như cũng khai quật được - từ bất cứ thế hệ hay quốc gia nào. Dù nền điện ảnh của họ còn nhiều bất cập, non và trẻ. Nhưng, chúng mình thấy có hy vọng tự hào, vì điện ảnh Việt/văn chương Việt, cũng đã và đang xích lại gần với những tên tuổi Quốc tế, nhể?:D

Nhân một ngày đang nói về nghệ thuật, mời cụ/mợ nghe cùng em bản OST của "Eat, pray and love" (Ăn, cầu nguyện và yêu), cho những ngày "phiêu" cùng thứ điện ảnh tinh tuý, một bên "danh tiếng" và "danh giá"...

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top