[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
KỶ NIỆM “CÁI LƯỠI”

“…Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh…”

Không biết là lính trinh sát của quân đội các nước khác trên thế giới thế nào, lính trinh sát của Việt Nam trước những năm 1980 thế nào, lính của các quân binh chủng khác trong lực lượng vũ trang Việt Nam thế nào?

Nhưng đối với lính trinh sát, nhất là lực lượng trinh sát luồn sâu ở chiến trường Campuchia:
“Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” thì việc chọn người để đi cùng trong tổ tam tam là hết sức quan trọng.
Phải hiểu nhau từ lời ăn tiếng nói, từng ánh mắt, cử chỉ đến ký hiệu của từng ngón tay, để tránh trường hợp: “Không sợ kẻ địch mạnh, chỉ sợ đồng đội ngu”.
Chính vì vậy mà tổ 3 người của gã hiểu nhau đến từng chân tơ kẽ tóc, chỉ cần 1 cái hất hàm của 1 thằng nào đó thì 2 thằng còn lại hiểu ngay đồng đội mình muốn gì.
Nhớ lần va nhau dưới nhà ăn với thằng Hưng bên thông tin, khi thằng Đực hất cái bát sắt ăn cơm vào mặt thằng Hưng là 2 thằng còn lại đã bẻ tay “xử lý” xong thằng Hưng rồi.
Do vậy mà gã, thằng Đực, thằng Phú “nhái”, sau này được bổ xung thêm thằng Long “Polpot” là 1 tổ tam tam trong mơ, một tổ tam tam vàng, một tổ tam tam kiểu mẫu. Vậy ma tổ tam tam ngày đó, giờ chỉ còn mình gã lang thang giữa đời.

Thằng Đực nhà ở ven kênh Nhiêu Lộc, Saigon hy sinh năm 1988 tại suối Mưr ngay biên giới Campuchia - Thailan do đạp phải mìn K69 còn gọi là KP2 hay “thịt hộp Trung Quốc”, mìn cóc nhảy, cóc bay. (nhà nó nằm đoạn gần ra Thảo Cầm Viên, sau này mỗi lần vô Sài Gòn gã đều đi tìm, mong gặp lại ba má thằng Đực bao lần mà vẫn chưa tìm được).

Thằng Phú “nhái” nhà ở phía ngoài bờ đê xã Hùng An, huyện Kim Động, Hưng Yên, sau khi ra quân thì đi xuất khẩu lao động tại Liên Xô và bị bọn băng đảng đầu trọc, tân phát xít chơi hội đồng chém gục tại ga tầu điện ngầm Moskva vào 1 tối mùa thu năm 1992.

Thằng Long “Polpot” nhà ở đường Nguyễn Sư Hồi, thành phố Vinh, cái thằng mà khi còn trong quân ngũ toàn đạn tránh nó. Vậy mà khi ra quân thì chết 1 cái chết cực phi lý, không thể tin được. Nó chết vì tai nạn giao thông năm 1994, lúc 4h sáng trong 1 ngày mưa bão, cái ngày định mệnh khi nó giúp mẹ chở rau ra chợ Vinh để kịp buổi chợ sớm. Ba thằng chúng nó ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ và chưa có vợ con gì cả...

Mùa mưa năm 1986, lúc đó đội hình sư bộ của sư đoàn 7 bộ binh đang dừng chân gần đồi Chùa, thị trấn Pailin, tỉnh Battambang nằm ở phía Tây - Tây Nam của Campuchia.
Trận này nằm trong một đợt truy quét tàn quân của Tà Mốc, Bí thư thứ 2, Tổng tham mưu trưởng quân Khmer đỏ, một trong những kẻ hết sức trung thành với chủ nghĩa Mao - It của Khmer đỏ, một tên đồ tể khát máu nhất trong các chỉ huy quân sự của Polpot.
Hôm đó đại đội trinh sát luồn sâu nhận được lệnh trên ban Tác chiến đưa xuống...
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,636
Động cơ
567,319 Mã lực
Vâng, ở mỗi đơn vị. Cán bộ nghĩ ra cái gì và họ thấy "Nên", Cần" là cho anh em tô vẽ lên :)



Chính xác là thế bác ạ, thực ra không phải họ quá giỏi mà họ có điều kiện để tập, để rèn làm cái việc đấy. Và có điều kiện thì việc thực hiện được nó không quá khó ;) Việc dùng để nhận diện, liên lạc thì đúng là ở đại đội bọn em hay làm như thế :)
Còn bọn em cũng lính nghĩa vụ, và cũng giống bác. Mà mấy kỹ thuật bác kể trên em thấy em và bác đều được huấn luyện từ một lò ra rồi :)
Em huấn luyện 3 tháng ở sư 390(320B) trong Bỉm Sơn. Sau đó chuyển ra e165, f312 ngoài Sóc Sơn.
Sư 312 nhiều lần phối thuộc, đảo quân với sư 7 của bác đấy nhỉ?
Em do bắn bài 1 điểm cao nên nằm trong nhóm "bắn thuê", thay vì dùng tuốc nơ vít dùi vết đạn giả vào bia dễ lộ. Sếp đơn vị em chọn 1 nhóm bắn tốt vào bắn thay bọn đào ngũ hoặc bọn bắn kém. Các chỉ huy bụng bia ngồi giám sát từ xa, mà lính tân binh thì thằng nào cũng như thằng lào, kk
Đâm ra em số đỏ, ngay thời tân binh đã được bắn gần trăm viên đạn
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,934
Động cơ
868,370 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
KỶ NIỆM “CÁI LƯỠI”

“…Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh…”

Không biết là lính trinh sát của quân đội các nước khác trên thế giới thế nào, lính trinh sát của Việt Nam trước những năm 1980 thế nào, lính của các quân binh chủng khác trong lực lượng vũ trang Việt Nam thế nào?

Nhưng đối với lính trinh sát, nhất là lực lượng trinh sát luồn sâu ở chiến trường Campuchia:
“Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” thì việc chọn người để đi cùng trong tổ tam tam là hết sức quan trọng.
Phải hiểu nhau từ lời ăn tiếng nói, từng ánh mắt, cử chỉ đến ký hiệu của từng ngón tay, để tránh trường hợp: “Không sợ kẻ địch mạnh, chỉ sợ đồng đội ngu”.
Chính vì vậy mà tổ 3 người của gã hiểu nhau đến từng chân tơ kẽ tóc, chỉ cần 1 cái hất hàm của 1 thằng nào đó thì 2 thằng còn lại hiểu ngay đồng đội mình muốn gì.
Nhớ lần va nhau dưới nhà ăn với thằng Hưng bên thông tin, khi thằng Đực hất cái bát sắt ăn cơm vào mặt thằng Hưng là 2 thằng còn lại đã bẻ tay “xử lý” xong thằng Hưng rồi.
Do vậy mà gã, thằng Đực, thằng Phú “nhái”, sau này được bổ xung thêm thằng Long “Polpot” là 1 tổ tam tam trong mơ, một tổ tam tam vàng, một tổ tam tam kiểu mẫu. Vậy ma tổ tam tam ngày đó, giờ chỉ còn mình gã lang thang giữa đời.

Thằng Đực nhà ở ven kênh Nhiêu Lộc, Saigon hy sinh năm 1988 tại suối Mưr ngay biên giới Campuchia - Thailan do đạp phải mìn K69 còn gọi là KP2 hay “thịt hộp Trung Quốc”, mìn cóc nhảy, cóc bay. (nhà nó nằm đoạn gần ra Thảo Cầm Viên, sau này mỗi lần vô Sài Gòn gã đều đi tìm, mong gặp lại ba má thằng Đực bao lần mà vẫn chưa tìm được).

Thằng Phú “nhái” nhà ở phía ngoài bờ đê xã Hùng An, huyện Kim Động, Hưng Yên, sau khi ra quân thì đi xuất khẩu lao động tại Liên Xô và bị bọn băng đảng đầu trọc, tân phát xít chơi hội đồng chém gục tại ga tầu điện ngầm Moskva vào 1 tối mùa thu năm 1992.

Thằng Long “Polpot” nhà ở đường Nguyễn Sư Hồi, thành phố Vinh, cái thằng mà khi còn trong quân ngũ toàn đạn tránh nó. Vậy mà khi ra quân thì chết 1 cái chết cực phi lý, không thể tin được. Nó chết vì tai nạn giao thông năm 1994, lúc 4h sáng trong 1 ngày mưa bão, cái ngày định mệnh khi nó giúp mẹ chở rau ra chợ Vinh để kịp buổi chợ sớm. Ba thằng chúng nó ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ và chưa có vợ con gì cả...

Mùa mưa năm 1986, lúc đó đội hình sư bộ của sư đoàn 7 bộ binh đang dừng chân gần đồi Chùa, thị trấn Pailin, tỉnh Battambang nằm ở phía Tây - Tây Nam của Campuchia.
Trận này nằm trong một đợt truy quét tàn quân của Tà Mốc, Bí thư thứ 2, Tổng tham mưu trưởng quân Khmer đỏ, một trong những kẻ hết sức trung thành với chủ nghĩa Mao - It của Khmer đỏ, một tên đồ tể khát máu nhất trong các chỉ huy quân sự của Polpot.
Hôm đó đại đội trinh sát luồn sâu nhận được lệnh trên ban Tác chiến đưa xuống...
Đêm đã về khuya, em vặn nhỏ đôi loa ... cho Tuấn Vũ rên : từ khi anh là lính chiến ... không về thăm ngõ nhà em

Châm điếu thuốc
Ngồi ngăy ngắn

Hóng tiếp ạ
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Em huấn luyện 3 tháng ở sư 390(320B) trong Bỉm Sơn. Sau đó chuyển ra e165, f312 ngoài Sóc Sơn.
Sư 312 nhiều lần phối thuộc, đảo quân với sư 7 của bác đấy nhỉ?
Em do bắn bài 1 điểm cao nên nằm trong nhóm "bắn thuê", thay vì dùng tuốc nơ vít dùi vết đạn giả vào bia dễ lộ. Sếp đơn vị em chọn 1 nhóm bắn tốt vào bắn thay bọn đào ngũ hoặc bọn bắn kém. Các chỉ huy bụng bia ngồi giám sát từ xa, mà lính tân binh thì thằng nào cũng như thằng lào, kk
Đâm ra em số đỏ, ngay thời tân binh đã được bắn gần trăm viên đạn
Vậy bác lính trung đoàn chủ lực đầu tiên của QĐNDVN, giờ là trung đoàn cơ động của cái Sư đoàn mà nói như mấy anh em hay chém gió với nhau, là sao cái Sư đấy sản xuất nhiều tướng giữ vị trí cao trong QĐNDVN đến thế. mà thậm trí BTQP trước và BTQP hiện tại cũng từ Sư 312 đi lên. Và Sư 7 cũng là từ Sư 320 và 312 sinh ra, nên Sư 7 và Sư 312 hoán quân, hoán nhiệm vụ cũng rất dễ hiểu :)
 

Joker2k

Xe buýt
Biển số
OF-787007
Ngày cấp bằng
9/8/21
Số km
576
Động cơ
214,347 Mã lực
Cụ ơi.
Lính được huấn luyện bắn liên thanh hoặc điểm xạ 3 viên cho 1 lần bóp cò.
Liên thanh thì không kể.
Để bắn được loạt điểm xạ 3 viên, ngón trỏ phải luồn sâu đặt đốt 2 vào cò súng.
Khi bắn, từ từ mà siết hết tầm cò rồi từ từ nhả thì đi được 3 viên.
Vừa bóp nổ 1 phát rồi nhà ngay hay nhả nhanh thì chỉ đi 1-2 viên gọi là bắn tắc cú, bọn cán bộ huấn luyện rất ghét chứ không phải trò gì hay ho.
Hehe, em xin phép đính chính lại chút ạ: Kỹ thuật bắn điểm xạ là chỉ cách bắn AK47 mà súng để ở chế độ bắn liên thanh (khóa an toàn để ở nấc trên) và mỗi lần bóp cò đạn ra đúng 2 viên "pằng...pằng"; "pằng...pằng"... Lý thuyết cán bộ dạy là một chuyện, thực tế phụ thuộc vào yếu lĩnh động tác của người lính, bằng cảm giác. Nếu bóp cò nhanh quá thì chỉ ra 1 viên thì gọi là tắc cú, giữ quá tay thì lại ra 3 viên trở lên, cũng là điều không mong muốn. Kỹ thuật bắn điểm xạ 3 viên của cụ Long (là nhân vật trong bài viết) mà 3 viên chụm là việc cực khó, và nó nằm ngoài kỹ thuật cơ bản được huấn luyện ạ.
 

samuel15

Xe hơi
Biển số
OF-363332
Ngày cấp bằng
16/4/15
Số km
118
Động cơ
259,819 Mã lực
Chào bác chủ, nhà em cũng toàn trong quân đội, bố đang dạy ĐH năm 72 xung phong nhập ngũ, tham gia Quảng Trị 72, sau giải phóng thì tiếp quản và chuyển gia đình vào trong Nam. Em sinh ra trong Nam ở giai đoạn TQ đánh Lson và quân ta đang đẩy mạnh các chiến dịch tại CPC. Em cảm nhận khá rõ, dù còn bé, không khí căng thẳng những năm 85-87, tầu (hỏa) quân sự chạy ngày đêm, toàn xe tăng, pháo chi viện sang Cpc. Các chú học vien trong trường quân đội (nơi gia đình em ở) lâu lâu lại qua chào bố em để sang Cpc. Ông anh trai hiện cũng trong quân đội. Mỗi e làm nhà nước, có chút phối hợp với bên 2.
- Đọc bài bác viết thật cuốn hút, chân thực, không giống kiểu văn mô tả, tổng hợp chiến dịch... Em đọc khá nhiều sách, hồi ký chiến tranh (kể cả Hồi ký của phía Sài Gòn, Mỹ) để hiểu rõ hơn các cuộc chiến và tính khốc liệt của nó. Nhưng công nhận đánh nhau ở K khốc liệt hơn vì sao phải chiến đấu trên đất khách, quê người, rừng thiêng nước độc, không có sự che chở của đồng bào, rừng núi quen thuộc.
- Đoạn bác Tiến méo và ng yêu hy sinh thật buồn, số phận bác sỹ Loan cũng vất vả... Số các anh Phú, Long cũng khổ quá (có khi nào bị vía bọn Miên ám ko nhỉ?). Các chuyện bác chủ kể đúng ra làm được mấy bộ phim hay, các tình huống bác chủ chiếm chốt của bọn Miên và giải cứu anh Cơ... hay và chân thực hơn cả mấy phim Hollywood của Daniel Craig.
- Cảm ơn bác chủ và chúc bác viết thêm về các trận chiến và cuộc sống, tình yêu... ở chiến trường K ạ.
 

kiensurveyor

Xe tăng
Biển số
OF-77362
Ngày cấp bằng
8/11/10
Số km
1,886
Động cơ
430,743 Mã lực
Nơi ở
Hội FE
KỶ NIỆM “CÁI LƯỠI”

“…Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh…”

Không biết là lính trinh sát của quân đội các nước khác trên thế giới thế nào, lính trinh sát của Việt Nam trước những năm 1980 thế nào, lính của các quân binh chủng khác trong lực lượng vũ trang Việt Nam thế nào?

Nhưng đối với lính trinh sát, nhất là lực lượng trinh sát luồn sâu ở chiến trường Campuchia:
“Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” thì việc chọn người để đi cùng trong tổ tam tam là hết sức quan trọng.
Phải hiểu nhau từ lời ăn tiếng nói, từng ánh mắt, cử chỉ đến ký hiệu của từng ngón tay, để tránh trường hợp: “Không sợ kẻ địch mạnh, chỉ sợ đồng đội ngu”.
Chính vì vậy mà tổ 3 người của gã hiểu nhau đến từng chân tơ kẽ tóc, chỉ cần 1 cái hất hàm của 1 thằng nào đó thì 2 thằng còn lại hiểu ngay đồng đội mình muốn gì.
Nhớ lần va nhau dưới nhà ăn với thằng Hưng bên thông tin, khi thằng Đực hất cái bát sắt ăn cơm vào mặt thằng Hưng là 2 thằng còn lại đã bẻ tay “xử lý” xong thằng Hưng rồi.
Do vậy mà gã, thằng Đực, thằng Phú “nhái”, sau này được bổ xung thêm thằng Long “Polpot” là 1 tổ tam tam trong mơ, một tổ tam tam vàng, một tổ tam tam kiểu mẫu. Vậy ma tổ tam tam ngày đó, giờ chỉ còn mình gã lang thang giữa đời.

Thằng Đực nhà ở ven kênh Nhiêu Lộc, Saigon hy sinh năm 1988 tại suối Mưr ngay biên giới Campuchia - Thailan do đạp phải mìn K69 còn gọi là KP2 hay “thịt hộp Trung Quốc”, mìn cóc nhảy, cóc bay. (nhà nó nằm đoạn gần ra Thảo Cầm Viên, sau này mỗi lần vô Sài Gòn gã đều đi tìm, mong gặp lại ba má thằng Đực bao lần mà vẫn chưa tìm được).

Thằng Phú “nhái” nhà ở phía ngoài bờ đê xã Hùng An, huyện Kim Động, Hưng Yên, sau khi ra quân thì đi xuất khẩu lao động tại Liên Xô và bị bọn băng đảng đầu trọc, tân phát xít chơi hội đồng chém gục tại ga tầu điện ngầm Moskva vào 1 tối mùa thu năm 1992.

Thằng Long “Polpot” nhà ở đường Nguyễn Sư Hồi, thành phố Vinh, cái thằng mà khi còn trong quân ngũ toàn đạn tránh nó. Vậy mà khi ra quân thì chết 1 cái chết cực phi lý, không thể tin được. Nó chết vì tai nạn giao thông năm 1994, lúc 4h sáng trong 1 ngày mưa bão, cái ngày định mệnh khi nó giúp mẹ chở rau ra chợ Vinh để kịp buổi chợ sớm. Ba thằng chúng nó ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ và chưa có vợ con gì cả...

Mùa mưa năm 1986, lúc đó đội hình sư bộ của sư đoàn 7 bộ binh đang dừng chân gần đồi Chùa, thị trấn Pailin, tỉnh Battambang nằm ở phía Tây - Tây Nam của Campuchia.
Trận này nằm trong một đợt truy quét tàn quân của Tà Mốc, Bí thư thứ 2, Tổng tham mưu trưởng quân Khmer đỏ, một trong những kẻ hết sức trung thành với chủ nghĩa Mao - It của Khmer đỏ, một tên đồ tể khát máu nhất trong các chỉ huy quân sự của Polpot.
Hôm đó đại đội trinh sát luồn sâu nhận được lệnh trên ban Tác chiến đưa xuống...
Cái kết tổ 33 của bác đọc thấy xót quá
Chắc chỉ có người lính trận mới cảm nhậnđầyđủ cái giá của hai chữ hòa bình
 

thichlexus

Xe điện
Biển số
OF-20947
Ngày cấp bằng
9/9/08
Số km
3,480
Động cơ
537,767 Mã lực
Nơi ở
Quán bia hơi
Bắn súng ngắn mà ngắm lâu, thì lính ta xác định đi tìm chim cho nhanh vì càng ngắm kỹ, đa số tay càng run và khả năng bắn trượt cao
Bài bắn súng ngắn, em cũng đưa súng từ trên xuống, kéo cò từ từ, khi đầu ruồi chạm điểm 10 là nổ ngay.
Cách bắn của em khó đạt điểm cao nhưng thường đạn sẽ trúng bia. Thế nên em bắn bài 5v em có 2 điểm 5, 2 điểm 6 và 1 điểm 7.

Đồng đội của em có những người đat vài điểm 8, 9 nhưng viên khác đi tìm chim - vậy là không được tính thành tích.
Nếu vẩy bắn từng phát như kiểu Nguyễn Thành Luân trong phim Ván bài lật ngửa mà vẫn trúng bia thì có được tính điểm không các cụ nhỉ.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,104
Động cơ
667,041 Mã lực
KỶ NIỆM “CÁI LƯỠI”
...Thằng Đực nhà ở ven kênh Nhiêu Lộc, Saigon hy sinh năm 1988 tại suối Mưr ngay biên giới Campuchia - Thailan do đạp phải mìn K69 còn gọi là KP2 hay “thịt hộp Trung Quốc”, mìn cóc nhảy, cóc bay. (nhà nó nằm đoạn gần ra Thảo Cầm Viên, sau này mỗi lần vô Sài Gòn gã đều đi tìm, mong gặp lại ba má thằng Đực bao lần mà vẫn chưa tìm được)....
Khu ven kênh Nhiêu Lộc những năm 1990 đã giải tỏa cà làm bờ kè, đường Trường Sa, Hoàng Sa nên các hộ dân chuyển đến các khu tái định cư hoặc chuyển đi nơi khác sinh sống bác ạ. Nếu nhà bác Đực ở gần Thảo Cầm Viên mé Q1 ven sông từ cầu Điện Biên Phủ đến cầu Thị Nghè ( khu kho đạn cũ) thì khi giải tỏa có khu tái định cư tại chỗ ( khu nhà xây 5 tầng khá chật hẹp) nằm ở góc Nguyễn Đình Chiểu và đường Hoàng Sa.
Hoặc bác có thể liên hệ phòng LĐTBXH quận , họ có danh sách và địa chỉ các gia đình chính sách, có công....
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,934
Động cơ
868,370 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Cụ Giã từ vũ khí viết hay quá, thánh quá đi. Em đọc mà cứ lịm đi, lịm đi...
Em thật sự khâm phục những người lính chiến như cụ.
Em xin phép gom tất cả chuyện chiến đấu của cụ và các nhân vật liên quan cuộc chiến của cụ vào trong 1 bài này, (còn các chuyện ngoài luồng thì thôi không copy vào).


Kính các cụ, các mợ

Sau khi đọc Hồi ký - Lính hậu phương của lão Tiên Tửu Phú Lộc và "Những mẩu chuyện vui, buồn của cựu cựu binh" của anh angkorwat thì bao cảm xúc của người lính tưởng như lính của thời bình, nhưng lại vẫn phải dấn thân vào nơi máu đổ. Lại tràn về với em, với một người cựu binh, ý tưởng viết lại những gì mình nhớ nhen nhóm và sau đây là hồi ký, hồi ký những câu chuyện không đầu không cuối của một người lính thuộc sư đoàn bộ binh số 7 " Hồi ức người lính sư đoàn bộ số 7, sư đoàn nổi tiếng ở chiến trường K. Đã được cựu binh Lê Hiếu ghi lại, và nổi tiếng qua giọng đọc của chị Hải Yến" Nếu ai đọc hay nghe sẽ biết ít nhiều về sư đoàn này.


LẦN ĐẦU BỊ KỶ LUẬT

Tháng 4 năm 1984, sau khi mãn khóa loại ưu với quân hàm Trung sĩ tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu gã được điều động về đại đội trinh sát luồn sâu sư đoàn bộ binh 7 (sư đoàn Bến Tre), quân đoàn 4 đang tham chiến trên mặt trận 479 trải dài qua các tỉnh sát biên giới Thailan từ Pursat, Pailin, Battambang, Poipet đến tận Anlong Veng của đất nước Chùa Tháp.
Quân đoàn 4 còn được gọi là binh đoàn Cửu Long và được phong tặng “Bức tường thép miền Đông Nam bộ”. Gã về đơn vị mới và được phân cùng nhóm với thằng Đực, thằng Phú “nhái” (Lúc đó thằng Long “Polpot” chưa về tổ). Một ngày đầu tháng 5 năm 1984 nhóm gã được tung đi “thám” khu căn cứ 14 của Khmer đỏ nằm chếch Poipet 25 độ về hướng Tây Nam. Đây cũng là lần đầu tiên gã và những thằng bạn đi “thám” thực tế sau thời gian huấn luyện tại Vietnam. Mọi việc khi đi “thám” đều suôn sẻ cho đến khi trên đường trở về.

Lúc về ngang đường chợt cả 3 thằng đều ngửi thấy mùi thuốc lá Samit thơm ngào ngạt. Thời đó thuốc lá Samit từ Thailan tuồn sang cho lính Pot khá nhiều và loại thuốc lá đầu lọc đó cũng ngon hơn hẳn loại thuốc lá Sapa hay Điện Biên mà lính ta được mua phân phối hàng tháng. Cái loại thuốc lá thời bao cấp khét lẹt như lông bò và không có đầu lọc. Ba thằng lò dò tiến về phía mùi thơm của thuốc lá Samit. Vượt qua mấy bụi cây lúp xúp thì thấy trước mặt có căn nhà lá nhỏ nằm cạnh rìa 1 trảng cỏ trống. Ba thằng bọn gã nhẹ nhàng áp sát căn nhà và cẩn thận quan sát xung quanh và trong nhà.
Thấy trong nhà có 1 thằng lính Pot đang nằm đung đưa trên võng, 1 thằng khác ngồi quay lưng ra cửa đang lau khẩu AK Tầu (Với lính chiến, nhất là lính trinh sát luồn sâu, bài học đầu tiên là không bao giờ được phép ngồi ở nơi trống trải không có che chắn hoặc ngồi quay lưng ra cửa để tránh bị tập kích bất ngờ). Tiếng 1 thằng nói gì đó, gã chỉ nghe được loáng thoáng có câu Sách cô (thịt bò).
Tuy mới đặt chân đến đất Miên nhưng mấy thằng gã cũng đã tranh thủ học được vài câu tiếng Miên thông dụng do các bậc đàn anh đi trước dạy cho. Tất nhiên những câu chửi bậy hoặc về ăn uống dễ học hơn với những câu thăm hỏi xã giao, ngoài câu Xua sơ đây (xin chào).

Có câu chuyện mà cánh lính cũ hay kể về tiếng Khmer và tiếng Việt, không biết là chuyện nghiêm túc hay chuyện hài nữa. Đại để, có một đơn vị bộ đội Việt Nam trên đường hành quân qua một phum nhỏ, mùa khô trời nắng nóng, anh em hỏi dân làng: “Nước ở đâu?”. Dân ở đây không biết tiếng Việt nên có nhiều người nói “Ót-che” (không biết). Anh em ta hỏi ở đâu cũng đều được trả lời như thế. Có mấy anh em hơi bực mình: “Tức thật! Tức thật!”. Bà con Khmer nghe nói tiếng “Tức” (trong tiếng Campuchia nghĩa là nước), liền cho người đưa nước đến cho lính.

Nhưng ở đây, người thì đông mà nước lại ít. Một anh lính quê khu Tư nói một câu bâng quơ: “Người “đôông” ra ri mà được từng nớ nác, thì ai uống ai nhịn đây!” (Người đông thế này mà được từng ấy nước thì ai uống ai nhịn đây). Dân nghe lính nói tiếng “đôông” (trong tiếng Campuchia “đôông” nghĩa là nước dừa), liền cho người lên hái dừa cho lính. Mỗi gia đình mang đến mấy trái, cả thôn tập trung lại được số dừa xếp thành đống. Lính ta cười hả hê, có anh chàng quê miền trong nói như tuyên bố: Uống “chết” bỏ. Bà con ở đây nghe tiếng “chết” (tiếng Campuchia “m’chếch” là chuối), tưởng lính Vietnam muốn ăn chuối, nên những buồng chuối chín lại được mang ra.........

(Tấm hình gã chụp cách đây 38 năm, năm 1984 tại thị xã Sơn Tây. Trước lúc lên đường đi chiến trường K. Tuy không nói ra nhưng trong gia đình, họ hàng, bạn bè ai cũng mặc định tấm hình đó sẽ được dùng làm ảnh thờ nếu gã đi mà không trở về)



Thời điểm đó gã không biết nhiều tiếng Miên nhưng nghe đến Sách cô là biết có thịt bò tươi để ăn, đỡ hơn ăn gạo sấy và thịt hộp, nước miếng tứa ra. Tính trẻ thơ, nghịch ngợm chợt nổi lên, gã lấy tay làm hiệu chỉ vào bụng, hai thằng kia mắt sáng lên cũng gật ngay tắp lự. Quan sát kỹ thấy xung quanh yên ắng không có bóng người, chỉ có tiếng chim bắt cô trói cột kêu đâu đó giữa trưa nắng và 2 thằng lính Pot trong nhà.

Thằng Đực chỉ tay vào thằng ngồi quay lưng ra cửa rồi chỉ vào nó, rồi nó chỉ gã và thằng Phú “nhái”, xong chỉ vào thằng nằm trên võng. Ba thằng thống nhất xong, thì thằng Đực rút dao lê 5 tác dụng lao vào nhà và chơi luôn 1 nhát giữa cổ họng thằng quay lưng ra cửa đang ngồi lau súng, gã và thằng Phú cũng lao nhanh vào nhà. Với sức trai trẻ và sự nhanh nhẹn của tuổi đôi mươi, gã và thằng Phú không khó khăn gì khi hạ nốt thằng trên võng khi nó chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra. Quả nhiên trong nồi để góc phòng có độ mấy ký thịt bò còn tươi nguyên, ngoài ra còn thu được chiến lợi phẩm là 8 cây thuốc lá Samit còn nguyên và vài bao lẻ, một can nhựa đựng chừng hơn 2 lít rượu thốt nốt. Lúc đi ngang qua cột nhà gã thấy treo 1 thắt lưng có gắn bao súng ngắn loại K54 phiên bản Tầu sản xuất cùng 2 băng đạn dự phòng, tiện tay gã…”mượn luôn”. Tiếc rằng khi ra quân, về qua cửa khẩu Mộc Bài đã bị quỷ (kiểm soát quân sự) thu mất.


Về đến đơn vị, với tính cách phóng khoáng, hào sảng đầy chất chơi, ba thằng gã đem thịt bò xuống bếp cho chị Hoa nuôi quân, rượu thì mấy thằng gã uống, còn thuốc lá thì chia đều cho anh em trong đại đội cùng các phòng ban, bộ phận khác trong sư bộ, chỉ giữ lại 1 cây.

Hôm đó lính tráng đốt thuốc lá Samit ngào ngạt đơn vị, nhưng cũng vì mùi thơm đặc trưng đó mà gã gặp họa. Sáng sớm hôm sau thiếu tướng Hoàng Kim, chủ nhiệm chính trị, phó tư lệnh quân đoàn 4 đi kiểm tra tình hình quân chính của các sư đoàn (khi đó thực hiện chế độ 1 thủ trưởng nên chưa có chính ủy, mãi đến những năm sau này mới tái thực hiện chính ủy cho đến bây giờ). Khi cụ đến sư đoàn, đi ngang qua phòng của ban thông tin và ban cơ yếu thấy có mùi thuốc lá Samit thơm lừng. Cụ thò đầu vào hỏi mấy thằng thông tin thuốc lá Samit kiếm ở đâu ra?

Thằng Bội nhà ở Roòng, Bố Trạch, Quảng Bình (thằng này sau hy sinh ở khu vực phía Tây đường số 5, Ni-mít đi Poipet, Sophi do mảnh cối cắt ngang cuống họng khi đi rải dây hữu tuyến kết nối với sư đoàn 9, quân đoàn 4) khai hết, đúng là thằng tên Bội nên nó phản bội cũng nhanh. Cụ ra lệnh cho vệ binh thộp cổ cả 3 thằng lên Phòng chính trị sư đoàn gặp mặt.

Trên đường từ lán trinh sát lên lán của Phòng chính trị gã đã thấy lành ít, dữ nhiều. Gã bảo 2 thằng bạn: “Tất cả do tao, tao làm tao tự chịu”. Nói thì vậy, khi gặp cụ và được hỏi thuốc lá kiếm ở đâu ra, gã và 2 thằng kia đều báo cáo khớp. Khó nhất cho cụ là lúc hỏi thằng nào đầu trò thì cả 3 thằng đều nhận tội. Gã nhất mực khẳng định mình mới là kẻ đầu têu và là tổ trưởng nên chịu trách nhiệm. Cụ yêu cầu kỷ luật gã thật nghiêm để giữ vững quân kỷ, nhưng do gã là tân binh mới chân ướt, chân ráo sang Campuchia, phần nữa lúc đó đang thiếu quân nên gã chỉ bị hạ cấp bậc từ Trung sĩ xuống làm binh bét (B2) và giao cho thằng Phú “nhái”, dân xã Hùng An, Kim Động làm tổ trưởng.

Kể từ thời điểm đó thằng Phú làm tổ trưởng tổ tam tam cho đến lúc ra quân. Kệ, gã không mấy quan tâm chuyện đó. Mà thằng Phú “nhái” tính tình nhu mì như con gái vậy, trừ khi giao chiến thì nó đúng là hổ dữ, còn đối với bạn bè anh em thì nó củ mỉ cù mì, bảo sao nghe vậy.

Tiếng là tổ trưởng, nhưng khi gã và thằng Đực bảo đi hướng Bắc thì cho ăn kẹo nó dám đi hướng Nam. Nó toàn bị gã và thằng Đực xúi bẩy làm những việc lãng xẹt, chẳng đâu vào đâu cả. Từ việc xuống nhà bếp “vay” con gà do chị em tăng gia để nhậu, cho đến “mượn” quần áo của chị em bên tiểu đoàn quân y mà “QUÊN” không trả lại cũng là do nó nghe gã và thằng Đực xúi trẻ con ăn cứt gà sát. Chuyện “mượn” quần áo nữ mặc là có nguyên nhân. Một năm, lính sẽ được cấp 2 bộ K82 và 1 bộ bổ xung, nhưng với lính trinh sát, quanh năm suốt tháng luồn rừng, cắt núi thì chuyện rách áo, thủng quần là chuyện cơm bữa, do vậy mà mấy thằng lính trinh sát luồn sâu hầu như chẳng có thằng nào có bộ quần áo nguyên vẹn cả.

Thậm chí có những thằng trinh sát luồn sâu hy sinh, tìm trong ba lô của nó cũng toàn quần áo rách, chẳng có cái nào lành lặn, tử tế để khâm liệm. Lúc đó lại phải đi xin, đi ứng của các phòng ban khác để có 1 bộ tươm tất liệm cho bạn trước khi chôn.
Cụ Hoàng Kim kỷ luật gã là đúng, gã tâm phục khẩu phục. Vì đã là lính trinh sát luồn sâu thì không thể vô kỷ luật như vậy được, chỉ vì 1 ý thích trẻ con nhất thời có thể làm hỏng cả 1 chiến dịch đã được lên kế hoạch hết sức công phu. Kể ra đây để ai đó chưa hiểu về lính trinh sát luồn sâu sẽ có thêm khái niệm về binh chủng đó.

Lính trinh sát luồn sâu khác với lính trinh sát bộ binh tầm gần, trinh sát pháo binh hay đặc công. Lính trinh sát, thông thường tránh chuyện nổ súng hay những đụng độ khi không đặc biệt cần thiết, lực lượng đặc công thì có thể đánh bôn tập hoặc công kiên, tóm lại đặc công được phép nổ súng chiến đấu, khác với lính trinh sát. Riêng lực lượng trinh sát luồn sâu là cánh tay nối dài của tình báo quân đội, Cục 2 (Cục quân báo, thời điểm đó chưa nâng cấp thành Tổng cục).

Trường hạ sỹ quan trinh sát luồn sâu thì sau cuộc chiến biên giới Tây Nam được đổi tên thành trường Cao đẳng trinh sát, trực thuộc Tổng cục 2, tình báo quân đội. Ngày đó nhập trường là do lựa chọn của cấp trên, cứ thằng nào đạt chỉ tiêu sức khỏe, nhanh nhẹn…đáp ứng được các yếu tố cần và đủ của lính trinh sát thì đưa đi học, làm gì có chuyện thi cử như bây giờ. Thậm chí thời điểm đó các bộ môn thể thao như kiếm, điền kinh, tạ hoặc tuyển phi công lái máy bay chiến đấu đều về các trường cấp 3 ở Hanoi như Việt Đức, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Chu Văn An…để tuyển chọn, sát hạch mà chẳng cần qua bất cứ kỳ thi toán, lý, hóa nào cả. Miễn là đáp ứng được các tiêu chí đề ra.

Với lính trinh sát bộ binh tầm gần thì dùng thông tin đó trong 1 trận đánh, còn với lính trinh sát luồn sâu thì thông tin thu thập sẽ được phục vụ cho cả 1 chiến dịch, cho cả quân đoàn hoặc mặt trận. Do vậy chuyện gã và 2 thằng Đực, Phú chỉ vì 1 phút nhất thời “mượn” mấy cây thuốc lá Samit có thể sẽ làm lộ bí mật và phá hỏng cả 1 chiến dịch, sự trả giá có thể là bằng chính tính mạng của mình hoặc đồng đội. Gã chấp nhận bị kỷ luật, không 1 lời kêu ca. Đó cũng là bài học xương máu đầu tiên khi khoác áo lính chiến. Đó cũng là lần đầu tiên gã bị kỷ luật từ cấp quân đoàn. Một kỷ niệm đáng nhớ của đời lính chiến trong việc giữ bí mật trong chiến đấu với những bài học vỡ lòng “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”.

Những điều mà không có trường lớp nào dạy ngoài thực tế chiến trường rèn luyện, để rồi gã còn lành lặn trở về nguyên vẹn sau những năm dài chinh chiến nơi đất khách quê người.

Đây Nhạn Môn Quan đường ải vắng
Trường Thành xa lắm Hán Vương ơi
Chiêu Quân che khép mền chiên bạch
Gió bấc trời Phiên thấm lạnh rồi. (Chiêu Quân - thơ Quang Dũng)

CHUYỆN TÌNH CỦA LÍNH

Trong hồi ức của gã, cái chết của thằng Tiến “méo”, dân Vĩnh Long ở vệ binh sư bộ và em Hằng người Thái Bình ở tiểu đoàn quân y, cái chết của đôi tình nhân mà gã luôn thấy ám ảnh khi hy sinh cùng ngày, cùng giờ, chỉ khác là cách nhau 5 tháng thôi.

Buổi chiều hôm đó (gã không còn nhớ ngày tháng nữa, nhưng lúc đó thằng Long “Polpot” đã được phân về tổ tam tam của gã rồi, nên có thể là tháng 7 hoặc 8 của năm 1985), sư đoàn bộ tổ chức đá bóng giữa phòng Tham mưu và liên quân phòng Hậu cần - Chính trị - Kỹ thuật. Bởi bên liên quân thiếu người nên anh Kỷ, tham mưu phó đẩy gã sang đá trong đội hình liên quân Hậu cần - Chính trị - Kỹ thuật. Bọn thằng Đực, Long “Polpot”, Phú “nhái” vẫn đá trong đội hình của tham mưu.

Nhập cuộc đâu chừng 10 phút gì đó, bóng đến chân gã, gã lại thấy thằng Phú “nhái đang đứng gần thủ môn, gã liền ban ngay bóng về cho thằng Phú “nhái”… VÀO…VÀO. Cả cầu trường vang lên tiếng reo hò. Bố Nguyên thượng tá, dân Tiền Giang (gã và cánh lính trẻ toàn gọi các thủ trưởng nhiều tuổi trong sư đoàn là bố), trưởng phòng Hậu cần từ ngoài sân chạy bổ vào sân chỉ mặt gã…”Đù má…mi biết đá bóng không hả? Sao lại ban bóng vào chân đối thủ để nó sút tung lưới đội nhà rứa? Ra…ra, thằng nào zô thay đi…”. Gã ớ người ra…ừ nhỉ…đi “thám” thì gã và thằng Phú “nhái” cùng 1 tổ tam tam, nhưng đá bóng thì nó lại là đối thủ của gã cơ mà. Gã gãi đầu cười trừ rồi đi ra sân để thằng khác vào thay.

Thật ra hôm đó gã cũng chẳng có tâm trạng nào mà bóng với bánh, vì lúc chiều gã đã hẹn với thằng Tiến “méo” người Vĩnh Long ở vệ binh sư đoàn đi đánh cá cải thiện ở cái đầm mà mấy hôm trước, khi trên đường đi “thám” ở Nek Khuon về gã đã tăm tia thấy. Đầm tuy không lớn lắm nhưng có vẻ nhiều cá...
Gã và thằng Tiến “méo” dắt theo mỗi thằng 3 trái lựu đạn chày loại R42 của Nga Xô. Loại này mà quẳng xuống nước để đánh cá thì tuyệt vời, ăn đứt loại M67 của Mỹ. Đến bờ đầm, hai thằng rút chốt và ném cả 6 quả R42 xuống, mỗi quả cách nhau độ 10 giây, thời gian đủ để sóng xung kích tạo sức ép lên các loại cá dưới đầm.

Từ loại ăn trên mặt nước đến cả loại ăn dưới đáy. Sau 6 tiếng “ục…ục…ục…” trời…cá ngửa trắng bụng lấp loáng mặt đầm. Hai thằng lội xuống vớt lia lịa, gã chỉ dám vớt loanh quanh bờ vì không biết bơi, thằng Tiến “méo” biết bơi nên nó ra hẳn xa để vớt. Chỉ 1 loáng đã được khá nhiều cá, hai thằng mặt mũi phởn lên khi bắt được nhiều cá.

Hì hục mãi 2 thằng cũng đem được mớ cá về đơn vị đưa xuống bếp cho thằng Tú “mọt” và chị Hoa ở bộ phận nuôi quân. Thằng Tiến “méo” bảo: “Làm hết đống cá này thì đến tối cũng chẳng xong. Mà có gọi thêm mấy thằng nữa làm thì cũng chẳng biết nấu cá với cái chi. Chẳng lẽ luộc tất hả?”. Chị Hoa: “Bây giờ sắp tối rồi thì biết kiếm cái gì mà nấu cùng, thôi ăn đại đi mấy ông tướng, đừng đòi hỏi nữa. Có cá cải thiện là tốt rồi. Ăn tạm đi, hết chiến tranh về Cần Thơ nhà chị, chị sẽ đãi mấy đứa món cá nấu bông điên điển, ngon tuyệt”. Gã chợt ồ lên: “Trưa nay tao thấy mấy đứa con gái bên tiểu đoàn quân y đi kiếm được nhiều măng lắm, tao với mày lên xin đi”. Chị Hoa ở nhà chia cơm nên không đi được, thằng Tú “mọt”, Tiến “méo” thì xấu hổ. Gã bảo: “Cứ đi theo tao, tao sẽ xin chúng nó, mà không xin được thì…”.

Gã bỏ lửng câu nói làm chị Hoa, thằng Tú, thằng Tiến cười toác miệng
Vì cả mặt trận hầu như đều biết tiếng gã, cái thằng dám to gan đột nhập kho gạo của mặt trận và kho gạo của quân đoàn để ăn trộm gạo dành cứu đói cho dân Khmer để nấu cháo cho thương binh của mình. Vi phạm chính sách tinh thần đoàn kết Cuốc tế, cho dù đó là các thương, bệnh binh mang dòng máu Lạc Việt trong người.

Cái tội tày đình, đáng ra phải đưa ra Tòa án binh xử, nhưng vì chắc do mối thâm giao của cha gã với các tướng lĩnh nên mọi chuyện rồi cũng êm xuôi. Mà không phải 1 lần, những 3 lần lận. Đó cũng là 1 trong những lý do mà sau 4 năm 8 tháng 12 ngày chiến đấu tại đất nước Chùa Tháp, lập được không ít công trạng mà gã vẫn mãi chỉ là binh nhì (B2 - binh bét) cho mãi đến ngày ra quân mới được chú Thượng tướng Lê Ngọc Hiền nguyên Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia phong quân hàm thượng sĩ (có lẽ cũng vì mối quan hệ bằng hữu với cha gã chăng? Gã chẳng rõ nữa).

Chuyện đó gã sẽ viết lại trong dịp khác, sẽ nói rõ hơn. Thấy gã xăm xăm đi về lán của tiểu đoàn quân y, thằng Tiến “méo” cũng lon ton chạy theo. Đến đầu lán gã đụng ngay em Hằng người Thái Bình, một cây chèo có tiếng của sư đoàn. Gã vừa cười, vừa đong đưa mắt ra vẻ hiền lành....
Gã vừa mở lời xin đã thấy em tươi cười rồi vào lán lôi ra cho mấy cây măng to tướng. Đó, đó chính là lần đầu tiên thằng Tiến “méo” được giáp mặt với danh ca chèo của sư đoàn 7 bộ binh. Vậy mà không biết sao thằng Tiến “méo” lại cưa đổ được em, người con gái đằm thắm, người trong mộng của khá nhiều sĩ quan, chiến sĩ của sư đoàn. Hôm đó sư bộ được chén bữa cá tươi đã đời, nhưng gã và thằng Tiến cũng bị cảnh cáo vì tội mang lựu đạn đi ném cá. Các thủ trưởng mắng thì mắng vậy thôi, nhưng chẳng thấy cụ nào chê món canh cá nấu măng chua cả.

Sau lần đánh cá bằng lựu đạn đó mấy tháng, khi sư đoàn bộ di chuyển về hướng Sangkea thuộc tỉnh Battambang. Buổi trưa hôm đó bầu trời âm u mà mãi chẳng thấy mưa. Lính tráng sư bộ mỗi người 1 việc, đột nhiên nghe thấy tiếng AK nổ rộ ở phía bên trái đội hình. Tiếng AK vọng vào vào vách núi rồi dội lại nên nghe thật gần, thật vang. Tiếng AK bắn cả tràng dài thì chắc là lính Pot, còn tiếng AK bắn tắc cú thì chắc lính mình rồi. Lính Pot được quân đội Việt Nam huấn luyện trước năm 1975 cũng có kiểu bắn đặt nấc liên thanh nhưng bắn tắc cú. Nhưng loại lính đấy đa phần thuộc vào các đơn vị chủ lực của Khmer đỏ, ít khi về các đơn vị thường. Còn lính Việt Nam đa phần rất thành thạo kiểu bắn tắc cú với băng đạn AK đảo chiều (tức là 2 băng đạn buộc lộn “tu” để thay băng cho nhanh).

Tất cả ôm súng lao về các vị trí chiến đấu. Bỗng anh Vĩnh, C trưởng vệ binh hét lên: “Bỏ mẹ…thằng Tiến “méo” và Đăng “dưa” đi đâu rồi chúng mày?”. Đứa nào đó trả lời: “Sáng em thấy 2 thằng đi về đúng hướng đó anh ơi…”. Nghe vậy anh Vĩnh bật lao về hướng có tiếng súng, mấy thằng vệ binh và trinh sát luồn sâu ở gần cũng ôm súng lao nhanh theo, trong đó có gã và thằng Long “Polpot”.
Chạy 1 đoạn thì thấy tiếng súng tắc cú thưa thớt dần rồi im hẳn. Mấy anh em nóng ruột băng lên, mặc kệ cành lá cào xước tay chân. Đến 1 gốc cây rất to thì thấy thằng Tiến “méo” nằm ngửa mặt lên trời, trên bụng nó có 1 giò hoa trắng muốt dính đầy máu. Cách đó không xa là thằng Đăng “dưa” người Thanh Hóa, cũng nằm bất động. Anh em ào đến, người xem thằng Đăng, người ôm thằng Tiến. Thằng Tiến trúng đạn vào đầu, thằng Đăng thì toàn bộ vùng ngực thủng lỗ chỗ. Căn cứ theo vết đạn thì hai thằng nó bị bắn trong khoảng cách khá gần.

Sau này mới biết 2 thằng bất ngờ chạm trán với lính trinh sát của Khmer đỏ. Lúc đó cũng không ai hiểu giò hoa phong lan đó từ đâu ra, đến lúc đưa xác 2 thằng về sư bộ mới biết. Do em Hằng vô tình khen loại hoa đó đẹp mà thằng Tiến rủ thằng Đăng đi trèo hái về tặng người yêu. Nhìn thấy đầu thằng Tiến “méo” bê bết máu, em Hằng khóc nấc lên. Bé cứ ôm mãi đầu thằng Tiến vào lòng không chịu buông. Chị em bên quân y phải xúm vào gỡ tay bé ra để anh em khâm liệm cho nó.

Nghe chị Thơm bên tiểu đoàn quân y kể lại, bé rất ân hận vì cảm thấy có lỗi trong cái chết của thằng Tiến và thằng Đăng, chỉ vì 1 câu khen bâng quơ hoa phong lan đẹp mà đưa 2 thằng vào chỗ chết một cách lãng xẹt. Cũng từ hôm đó bé như người mất hồn, hay đi lang thang vào trung tâm sóc (X`rốc) gần nơi trú quân (sóc là đơn vị hành chính của Campuchia tương đương như huyện vậy, dưới sóc có khum như xã và phum như thôn (ấp) của Việt Nam), mồm lẩm bẩm những câu vô nghĩa không ai hiểu được.

Tình trạng đó kéo dài đến 3-4 tháng vẫn không có tiến triển, sư đoàn thấy tình hình bé như vậy nên quyết định cho bé xuất ngũ, trở về địa phương. Trong lúc chờ đợi có đoàn về Việt Nam để gửi theo, thì bé vẫn hàng ngày lang thang đi chơi khắp nơi. Rồi 1 buổi trưa định mệnh chợt tìm tới bé, khi bé lang thang ra bờ suối cạn thì đạp phải trái mìn mồ côi nằm lẻ loi trong đám cỏ nước cạnh bờ suối. Khi mọi người nghe tiếng nổ tìm đến bờ suối thì bé đã lịm đi và chết trên đường về đơn vị vì mất máu cấp…

Khi dọn ba lô để gửi về cho gia đình, mọi người tìm thấy 1 trang giấy được xé ra từ quyển sổ tay nào đó, trên có ghi mấy dòng mà gã chỉ nhớ được đại ý như…”mong muốn sớm kết thúc chiến tranh để có thể làm người vợ, người mẹ tốt. Làm 1 người con dâu hiếu thảo ở đất Vĩnh Long…mong được mặc áo dài trắng trong ngày cưới (lúc đó ở chiến trường nên gã và mọi người không biết là đám cưới ở Việt Nam lúc đó có váy chưa, nhưng khi gã và mọi người nhập ngũ thì các đám cưới ở phía Bắc chỉ có áo dài trắng là sang trọng rồi, thời điểm đó cô dâu chưa có váy)…”...
Anh em chôn bé bên tay trái mộ thằng Tiến, bên phải là mộ thằng Đăng “dưa”. Trên mộ bé và thằng Tiến “méo”, Đạt “dưa” hôm đó được đặt mỗi mộ 1 giò phong lan trắng do gã, thằng Đực, Long “Polpot” và Phú “nhái” đi hái về với tất cả những gì trân trọng nhất dành cho đồng đội của mình.

Thầm cầu mong, nếu có kiếp sau các bạn sẽ mãi mãi bên nhau, nên vợ nên chồng với hạnh phúc bền lâu muôn đời. Thời điểm “ra đi” của thằng Tiến, thằng Đăng là lúc 11h17 ngày 24 tháng 10 năm 1985, của bé Hằng cũng 11h17 ngày 24 tháng 3 năm 1986, cách nhau đúng 5 tháng và đúng ngày, đúng giờ, một sự trùng hợp đến lạ kỳ. Sau này cả 3 được quy tập đưa về Gia Lai năm 1997. Thằng Đăng được gia đình đưa về Thanh Hóa năm 2001. Còn thằng Tiến và em Hằng được gia đình thằng Tiến đón về an táng tại Vĩnh Long, trên mảnh đất của vườn nhà và coi như 1 người con dâu của dòng tộc (chuyện xin phép gia đình của bé Hằng để cho bé an nghỉ ở Vĩnh Long lại là 1 câu chuyện dài khác).

Cuối cùng em cũng toại nguyện được làm dâu con đất Vĩnh Long như em từng ao ước. Chiến tranh là vậy đó, vừa hút chung điếu thuốc, vừa chia nhau ngụm nước, chỉ 1 ánh chớp nháng lên là đã âm dương cách biệt nghìn trùng. Chỉ những ai đã đi qua chiến tranh mới hiểu được sự tàn khốc của chiến tranh, mới hiểu được tình người nay còn, mai mất để có thể trân trọng những gì mình đã và đang có.

Áo cưới em chưa mặc một lần
Giờ cầm cảm thấy nặng ngàn cân
Tâm hồn tan nát không còn sức
Cố gắng đặt lên chốn mộ phần
Than ôi! Áo cưới em đã mặc
Anh hãy yên lòng khỏi phân vân
Đứng giữa đất trời...người trong họ
Em về chứng kiến nhận người thân...

LỌT Ổ PHỤC KÍCH

Banteay Meanchey là một tỉnh Tây - Bắc của Campuchia, tỉnh lỵ là thị xã Sisophon. Tỉnh này giáp biên giới với các tỉnh Buriram và Sa Kaeo của Thailan về phía Tây ở cửa khẩu Poipet. Phía Đông Bắc giáp tỉnh Oddar Meancheay. Phía Đông giáp tỉnh Siam Reap và phía Nam giáp tỉnh Battambang. Khmer đỏ đã mắc phải sai lầm lớn khi cho rằng quân đội Việt Nam không đủ sức và đặc biệt là không dám thực hiện tấn công toàn diện với sức mạnh tổng lực do phải chia quân để bảo vệ phía Bắc trước sức tấn công dồn dập của Trung Cuốc trên toàn tuyến biên giới.

Giới lãnh đạo chóp bu Polpot cho rằng, Việt Nam nếu có đánh tổng lực, cũng chỉ đánh tới Kompong Thom và vùng hồ Tonle Sap để tạo vùng đệm chiến lược với vùng giải phóng và lập căn cứ cho Mặt trận giải phóng dân tộc Campuchia (CPRP), nơi lực lượng Việt Nam sẽ bị sa lầy. Nắm rõ ý đồ này của địch, ta quyết tâm đánh lớn, đánh một trận tổng lực nhằm dành chiến thắng áp đảo trên mọi mặt trận, quét sạch tàn quân Polpot khỏi các tỉnh giáp ranh với biên giới Thailan trong thời gian ngắn nhất, tổn thất ít nhất.

Để lên kế hoạch hành quân tác chiến cho chiến dịch, toàn bộ các lực lượng trinh sát bộ binh, trinh sát luồn sâu, quân báo của các sư đoàn 7, 9 và quân đoàn 4 đều được tung vào điều nghiên, ngoài ra còn được tăng viện thêm một số phân đội đặc công của quân đoàn và mặt trận.
Đã 8 ngày tổ tam tam của gã vẫn loanh quanh khu vực Malaii (Banteay Meanchey) mà vẫn chưa tìm ra chút vết tích nào về nơi đóng quân của bộ chỉ huy tiền phương sư đoàn 164 Khmer đỏ. Đây là 1 trong các sư đoàn chủ lực của Khmer đỏ, được trang bị tốt bằng vũ khí của Trung Quốc và được chỉ huy bởi các chỉ huy dày dạn kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh vừa qua, gồm nhiều binh lính trung thành đến cuồng tín.

Sư đoàn này sau khi bị sư đoàn 9, quân đoàn 4 đánh cho nhiều trận thất điên bát đảo đã co cụm lại quanh khu vực tỉnh Banteay Meanchey và thực hiện chiến tranh du kích, phá hoại theo phương châm tác chiến của Khmer đỏ là “Địch tiến, ta lùi; địch dừng, ta quấy; địch mệt, ta đánh; địch rút, ta truy” (địch ở đây ám chỉ quân đội Việt Nam).

Sư đoàn 7 bộ binh được lệnh tăng phối cùng sư đoàn 9 để càn quét với quyết tâm chiến thắng toàn diện lực lượng Khmer đỏ, đó là phải bao vây, tìm và diệt, không cho đối phương rút lui tản mát để quay lại tiếp tục thực hiện lối đánh du kích.
Ở khu vực Malaii, ngoài tổ của gã còn có tổ 3 của trung đội 2 trinh sát luồn sâu sư 7, thêm 1 tổ quân báo của quân đoàn 4 do anh Đạt thiếu tá, phó phòng, dân Thái Bình trực tiếp nắm tổ. Khi mới xuống sư đoàn, thấy được phân cùng ô với tổ 4 của B3, anh quay ra hỏi thằng Hưởng, nhân viên ban tác chiến sư đoàn: “Thằng nào là Nam “chẫu”…”. Anh ra bắt tay làm quen, vỗ vai gã ra chiều thân mật và suồng sã: “Anh nghe tên chú từ lâu rồi, hôm nay mới gặp. Mong sau này anh em sẽ có nhiều cơ hội đi “thám” cùng nhau…”…

Theo kế hoạch đã định, tổ của gã sẽ tiến vào Malaii từ hướng Tây - Nam lệch 12 độ, tổ 3 trung đội 2 của thằng Khánh, người Nha Trang vào từ hướng Tây - Bắc, còn tổ quân báo 5 người sẽ bám theo trục đường xe lửa từ Pursat đi Sisophon. Để bảo đảm bí mật, tất cả các tổ tách riêng, mỗi tổ đi cách nhau 200m và hẹn gặp nhau tại đồi Con Voi. Đó là 1 ngọn đồi thấp không tên nằm trên ngã ba đường đi thị xã Paoy Poet, tên đồi Con Voi do lính mình tự đặt do thấy giống hình con voi đang nằm.

Tổ gã và tổ thằng Khánh đến điểm hẹn đã lâu mà vẫn chưa thấy tổ của bên quân báo đâu. Sau khi hội ý, thằng Khánh và thằng Phú quyết định chờ thêm độ 30 phút nữa. Nếu vẫn chưa thấy tổ quân báo đến thì 2 tổ sẽ tách hướng theo kế hoạch đã định, không đợi thêm nữa. Hai tổ chờ thêm độ 15-20 phút nữa mới thấy tổ quân báo 5 người của anh Đạt lò dò xuất hiện, thì ra các bố gặp suối mát nên tranh thủ tắm 1 chút. Đến chịu các ông, chiến trường giữa sự sống và cái chết mà các ông cứ làm như đi vũ trường vậy. Đúng là lính văn phòng có cách nghĩ và cách nhìn nhận vấn đề khác xa so với cánh lính tác chiến, những người trực tiếp đi vào nơi nguy hiểm…Một người lính quân báo buột miệng: “Lúc nãy bọn tôi đi qua phía kia, gặp 1 người nông dân đi ruộng, không biết là có nhìn thấy chúng tôi không…”.

Nghe vậy, thành viên 2 tổ trinh sát luồn sâu nhìn nhau rồi nhìn tốp quân báo. Anh Đạt: “Chắc không thấy đâu, mà người ta là nông dân đi ruộng thôi”. Thằng Long “Polpot” cau mày: “Các anh chủ quan quá, biết thế nào được là dân hay lính Pot. Cảnh giác vẫn là hơn”
Anh Đạt thấy tình hình có vẻ không thuận nên cố gắng xoa dịu các thành viên của 2 tổ trinh sát luồn sâu. Về mặt nguyên tắc của trinh sát luồn sâu, nếu thấy khả năng bị lộ thì có thể tự ý xóa bỏ chuyến “thám” rút về để đợi thời cơ khác sẽ lên đường.
Chẳng hiểu sao lần này cả 2 tổ không ai có ý kiến gì. Kể cả gã, cho dù trong lòng thấy gợn lên chút gì đó không lành, cảm giác mơ hồ thôi, nhưng kinh nghiệm chiến trường cho gã biết như vậy. Gã quay sang thằng Đực, thằng Phú và thằng Long thì thấy chúng nó cũng có cảm giác như gã…Cuối cùng tất cả các tổ vẫn quyết định đi. Có thể do thấy anh Đạt là sĩ quan và là người có quân hàm cao nhất đã nói vậy thì chắc là tin được (đó thật sự là cái ngu tin để rồi phải trả giá đắt bằng máu và sự hy sinh của đồng đội)…

Đã 2 hôm nay thằng Phú “nhái” lên cơn sốt, lúc nóng lúc lạnh. Gã và thằng Đực đi trước, thằng Long “Polpot” dìu thằng Phú theo sau 1 đoạn. Lương khô mang theo cũng gần hết, mỗi thằng chỉ còn độ 2-3 thanh, dù đã ăn rất dè sẻn. Nhưng riêng nước uống thì thật khổ, cho dù trên đường có khá nhiều con suối trong lành và mát mẻ. Nhìn thấy vậy mà không dám lấy để uống, cho dù khát khô cổ. Vì có lính của đơn vị nào đó uống nước suối có lá độc rụng trong đó, uống xong độ 1 tiếng thì “đi” luôn. Do vậy mà mấy thằng chỉ ngậm ngùi quay đi khi thấy suối, chỉ dám lấy nước ruộng, để lắng bùn rồi sử dụng. Mùi nước bùn hơi tanh, nhưng được cái an toàn, yên tâm không có lá cây độc.

May mà thời điểm đó đang chiến tranh nên dân Miên không có thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học để sử dụng. Lúc đó đã quá trưa, nắng gay gắt như thiêu đốt. Mấy thằng tấp vào 1 bụi cây gai thấp lè tè ven đường để nghỉ và ăn tạm chút lương khô để lấy sức đi tiếp
Thằng Phú “nhái” sốt cao nên không muốn ăn, gã bẻ phong lương khô ra thành từng miếng nhỏ rồi cho vào bi đông, tiếp đó gã ra sức lắc bi đông cho các miếng lương khô nhão ra rồi đưa cho thằng Phú: “Cố uống 1 chút lấy sức còn lên đường mày…”. Thằng Phú ngoan ngoãn dốc bi đông lên, mặt nó nhăn lại, nhìn nó lúc đó thật tội, thật thương. Ba thằng gã nhìn nó “uống” lương khô mà không dám ngó lâu, vì còn bao nhiêu nước thì mấy thằng dồn hết lại 1 bình để “pha” lương khô cho thằng Phú rồi. Trời vẫn nắng, cổ họng thì khô, gã móc phong lương khô ra bẻ 1 góc nhỏ cho vào miệng, cứ ngậm vậy thôi. Phần thừa gói lại vào giấy nến rồi cho vào túi áo ngực. Thằng Long và thằng Đực rút lương khô ra rồi lại cất vào, gã nghĩ chắc khô quá nên chúng nó không nuốt được…

Đi thêm độ hơn tiếng nữa, vừa đặt chân xuống hết con dốc ngắn thì nghe tiếng đề - pa của cối 82…”ùng…oàng…”, kèm theo đó là tiếng đại liên 12,7 ly nổ toang toác. Gã quay lại, trong khói bụi mù mịt chẳng thấy thằng Phú và thằng Long đâu cả. Gã gọi thất thanh: “Long…Long ơi… Phú ơ…ơi…”, gã gọi liền 5, 6 câu mà không thấy tiếng trả lời. Đạn cối vẫn tiếp tục rót xuống. Thằng Đực: “Có lẽ 2 thằng dính rồi…”, trong đầu gã cũng nghĩ vậy nhưng chỉ không dám nói ra câu đen đủi đó mà thôi. Đạn cối của bọn Pot lấy lại tầm và bắt đầu “ăn ra” (bắn xa dần ra), nếu như bây giờ gã và thằng Đực chạy trở lui con đường vừa đi thì chắc chắc sẽ dính cối hoặc 12 ly 7 nã theo. Nếu đứng lại thì chỉ mấy phút sau, theo đúng bài bắn cối tọa độ thì nó sẽ “ăn vào” (bắn rút lại khoảng cách), lúc đó chỉ có nước chết. Muốn sống chỉ có 1 con đường duy nhất, đó là chạy thẳng vào hướng của nó rồi tính tiếp. Gã quát to: “L…ên…”, dứt câu gã bật mình lao thẳng về hướng phát ra tiếng đạn cối, thằng Đực ôm súng lao theo. Được độ 30m thì gã ngoặt sang bên phải rồi tiến lên tiếp. Quả nhiên, không thấy tiếng đại liên bắn đuổi theo, luồng đạn vẫn nhằm vào vị trí sau lưng, nơi lúc nãy mà gã và thằng Đực nằm.

Gã và thằng Đực thận trọng men theo chân đồi tiến lên, lúc này bọn Pot đã ngừng bắn. Lên gần đỉnh đồi thì đã nghe rõ tiếng bọn lính Pot nói chuyện. Thằng Đực trèo lên cây bằng lăng, tìm vị trí thích hợp để quan sát. Theo như thằng Đực nhìn thấy, thì trên chốt đó có 2 cối 82, 1 ụ súng 12,7 ly và độ 8-9 thằng lính Pot. Gã thống nhất với thằng Đực, nếu thấy ngon thì “ăn” luôn, còn đông quá thì tạm ém mình lại, chờ trời tối hẳn sẽ xuống lượm xác thằng Long, thằng Phú. Hai thằng gã bò men theo các lùm cây và đám cỏ tranh cao gần bằng đầu người để tiến dần. Gã và thằng Đực tiếp cận vị trí ở khoảng cách vài mét không quá khó mà chúng vẫn không phát hiện ra là bình thường. Hai thằng gã rút lựu đạn, bật chốt, ngón tay thằng Đực bật lên…1…2…3, khi ngón tay nó vừa bật lên lần thứ 3 thì cả 2 quả da láng đã bay vèo vào chốt. Hai tiếng nổ xé tai vang lên, gã và thằng Đực đứng dậy quạt thêm mấy loạt AK ở cự li gần vào mấy thân người mặc áo đen đang loay hoay trong công sự quây bằng bao cát…

Dưới chân đồi phía bên kia có tiếng Miên kêu to: “Duôn…duôn…” (cách gọi miệt thị bộ đội Việt Nam của lính Pot). Gã lao nhanh vào khẩu đại liên 12,7 ly quay súng xuống chân đồi, nơi phát ra tiếng kêu và kéo 1 loạt đạn dài. Thằng Đực cũng quay AK điểm xạ nhịp nhàng vào những bóng người thoắt ẩn thoắt hiện dưới chân đồi bên kia. Từ vị trí của chốt nhìn xuống đồi bên kia, nhìn thấy rõ con đường chạy cắt qua những cánh đồng mượt mà màu xanh của lúa non. Vị trí đặt chốt thoáng tầm nhìn và dễ quan sát con đường đó, còn nhìn về chỗ tổ tam tam của gã lúc nãy thì hơi bị khuất. Vậy đã rõ rồi, vị trí chốt này được đặt để phục kích con đường đó, chứ không phải về hướng đi của tổ gã…

Bọn lính Pot dưới chân đồi vừa bắn vừa men theo các gốc cây, bờ bụi tiến lên. Thì ra bọn lính Pot đặt chốt trên đồi để tiện quan sát, còn lại chúng nó bố trí phục kích dưới chân đồi, sát đường đi. Thằng Đực cúi xuống nhặt khẩu B40 của lính Pot, nó ngắm vào tốp lính Pot đang nấp sau tảng đá giữa đồi điểm xạ “oành…”, khói bụi bốc lên, vài thằng lính Pot nằm im, còn mấy thằng chạy ngược xuống đồi, gã xoay khẩu đại liên lia đuổi theo 1 tràng dài, thêm 3-4 thằng nằm im không thấy cử động. Lúc đó gã bắn như chưa bao giờ được bắn, lòng gã sục sôi khi nghĩ đến 2 thằng bạn chiến đấu thân thiết bị hy sinh. Gã thay thùng đạn mới rồi mím chặt môi lại siết cò vào những bóng người đang ẩn hiện sau các lùm cây trong bóng chiều chạng vạng hoàng hôn.

Đang mải bắn, chợt thằng Đực kéo tay gã: “Mày…mày nghe đi”. Gã ngừng bắn, lắng tai nghe, ngoài tiếng la hét của lính Pot, tiếng rên la của những thằng bị thương, tiếng gió chạy ràn rạt trên đầu ngọn cỏ thì còn có tiếng AK nổ phía bên trái đồi “tằng tằng tằng…tằng tằng tằng…”, tiếng súng cứ điểm xạ phát một, ba phát một.
Gã mừng rú lên: “Thằng Long…thằng Long “Polpot” còn sống mày ơi…”. Thằng Đực chĩa AK lên trời bắn: “tằng tằng tằng…tằng tằng tằng…”. Cách để AK ở chế độ liên thanh nhưng điểm xạ 3 viên một thì cả quân đoàn 4 có mình thằng Long xài và cũng chính nó dạy 3 thằng còn lại trong tổ cách bắn điểm xạ AK 3 phát một như vậy. Tiếng AK bắn 3 phát một cất lên như đáp trả, lần này nghe rõ có 2 khẩu AK nổ cách nhau vài giây. Vậy là 2 thằng kia còn sống, chúng nó còn sống. Gã và thằng Đực nhìn nhau thoáng mỉm cười.

Tiếng bọn chỉ huy Pot dưới đồi thúc lính lao lên mỗi lúc 1 gần. Bọn lính Pot cứ leo lên lưng chừng đồi là gã lại kéo 1 loạt 12 ly 7. Bỗng bụi cây bên cạnh gã lay động, rồi cái đầu bù xù của thằng Phú “nhái” thò ra: “Đừng bắn…đừng bắn tao đây…”. Hai thằng chúng nó trèo qua các bao cát nhẩy vào chốt, chẳng kịp chào hỏi nhau, kê luôn súng lên bao cát bắn về phía bọn lính Pot. Lúc đó gã thấy thật sự ấm lưng khi cả tổ lại đầy đủ để cùng nhau tác chiến. Thằng Phú đứng không vững, mặt đỏ gay vì sốt cao, nhưng nó vẫn bình tĩnh nhả đạn về phía chân đồi…Thấy trời đã nhá nhem, nhận thấy bọn Pot hình như được tăng viện thêm và thấy đã đến lúc cần rút lui, không ham đánh nữa. Gã quát thằng Đực: “Mày cõng thằng Phú, tao và thằng Long cản hậu, đi đi…”. Gã bắn nốt loạt đạn cuối, rồi cúi xuống mò xác mấy thằng lính Pot gỡ mấy trái lựu đạn quả na của Tầu.

Thấy thằng nằm góc hầm phía xa bị thương khá nặng, tiện chân gã sút 1 cú thật mạnh vào giữa mặt nó, khiến nó bật ngửa ra. Thấy cạnh nó có cái xà cột bằng da cứng của Tầu, tiện tay gã đoạt luôn mà chẳng cần biết trong đó có gì. Gã rút lẫy rồi cài khẽ quả lựu đạn vào chân khẩu đại liên, tiếp đến gã vần xác 1 thằng lính Pot che lên phía trên. Thằng Long cũng bật chốt 2 trái da láng rồi tọng vào nòng 2 khẩu cối. Hai tiếng nổ “bục…bục” phát ra, vậy là nó đã vô hiệu hóa xong 2 khẩu cối. Thằng Long: “Tao đánh lạc hướng, chúng mày đưa thằng Phú về, hẹn nhau ở đồi Con Voi nhé…”. Nó quơ súng bắn thêm mấy phát rồi chạy sang bên trái quả đồi, nơi nó và thằng Phú xuất hiện lúc nãy. Khi bước ra ngoài vòng tròn được quây bằng bao cát, gã quay lại thả nốt 2 quả lựu đạn vào chốt, rồi bước đi không thèm ngó xem còn thằng nào bị thương nữa không, nhưng chắc chắn với 2 trái na đó thì khả năng thằng lính Pot nào bị thương trong chốt chắc cũng sẽ khó sống được.

Thằng Đực thì cứ loay hoay mà không thể cõng nổi thằng Phú. Thằng Phú thều thào: “Tao cản cho, 2 thằng mày chạy đi”. Thằng Đực gắt lên: “Câm…”.
Gã thấy ngạc nhiên hết sức, lần trước nó bẫy được con lợn hoang nặng gần 40 ký mà cõng ngon ơ, chẳng hiểu sao lần này cõng thằng Phú lại khó khăn đến vậy (nếu ai đã cõng bao gạo 50kg và bế 1 cháu bé sẽ thấy. Bao gạo tuy nặng, nhưng nó là vật chết, chỉ nặng nhưng dễ cõng.

Còn em bé chỉ độ chục ký nhưng bé cứ giẫy, đạp thì rất khó để bế). Con lợn nó giẫy mạnh như vậy mà nó cõng có sao đâu? Đã vậy thái độ nó nói với thằng Phú, thằng bạn chiến đấu vào sinh ra tử rất cục súc. Nó quay sang: “Hay mày cõng nó đi”. Gã vừa vòng tay qua cõng thằng Phú thì nó nói nhanh và gấp gáp: “Mày đưa nó về nhé! Tao theo thằng Long”, nói xong nó băng nhanh xuống trảng cỏ đuổi theo về hướng thằng Long “Polpot” vừa chạy. Lúc này thì gã đã hiểu, nó cố tình làm vậy để ở lại đánh lạc hướng cho gã và thằng Phú thoát thân...

Nghĩ đến đó mà nước mắt gã trào ra. Thằng Phú thẫn thờ: “Sao chúng mày làm vậy, cứ để tao cản hậu cho…”. Không để thằng Phú nói hết, gã xốc thằng Phú lên và chạy nhanh xuống phía bên phải chân đồi, ngược với hướng thằng Long, thằng Đực. Gã cõng thằng Phú, trên vai nó đeo 2 khẩu AKMS, tổng trọng lượng cũng khá nặng. Vậy mà không hiểu lúc đó gã lấy đâu ra sức mạnh mà cõng thằng Phú xuôi xuống dốc băng băng…Tiếng AK điểm xạ 3 phát một phía bên trái vọng lại và tiếng súng của bọn lính Pot cũng xa dần khỏi đồi…
Trong tổ tam tam của gã có 1 quy định ngầm giữa mấy thằng với nhau. Nếu lần này đi “thám” mà gã đi đầu, thằng nào đó sẽ đi sau đoạn hậu. Lần sau đi “thám” thì thằng nào đó đi đầu, gã đoạn hậu. Lần sau nữa thì gã đi giữa, thằng nào đó sẽ đi đầu và đoạn hậu. Lý do, vì thằng đi đầu và cuối là dễ “dính”nhất. Nếu dính mìn thì thằng đi đầu sẽ lãnh đủ hoặc bị phục kích thì thằng đi đầu và đi cuối bao giờ cũng là những thằng bị hạ đầu tiên. Thời kỳ đầu, lúc thằng Long chưa về tổ thì trong tổ đã có quy ước với nhau vậy rồi. Thằng nào cũng tranh đi đầu, nhường cho bạn đi sau. Tự chọn nguy hiểm về mình mà nhường sự sống, sự an toàn cho bạn.

Lúc chưa vào lính, khi đọc những mẩu chuyện người lính sẵn sàng lấy thân mình đỡ đạn cho đồng đội cứ tưởng là mấy ông nhà văn nói phét, là bịa tạc. Nhưng khi đi chiến trường thì thấy đó là sự thật, không hư cấu chút nào. Tình đồng đội là ở đó, những điều đó chỉ có trong chiến tranh mới thấu hiểu được tình người, nghĩa đồng đội cao cả như thế nào. Trong chuyện phân chia đi trước hay sau không có bốc thăm may rủi, vì có thể sẽ có thằng bốc phải thăm lần nào cũng đi đầu thì thiệt cho nó quá, vì vậy mà mấy thằng gã chia phiên cho đỡ tranh nhau…

Với tất cả sức mạnh của tuổi trẻ, gã lúc thì cõng, khi thì dìu thằng Phú cuối cùng cũng về đến được đồi Con Voi. Ngồi thở 1 lúc thì thằng Long và thằng Đực cũng mò về đến nơi. Mấy thằng ôm nhau vui mừng, vậy là còn sống rồi, cả tổ an toàn rồi…Về đến sư bộ cũng vào quãng 9h tối, chẳng kịp tắm giặt nghỉ ngơi, mấy thằng lên ngay tham mưu - tác chiến báo cáo và nộp cái xà cột mà gã thu được của bọn Pot trên chốt. Sau khi xong, về qua lán trung đội 2, thằng Khánh chạy ra (tổ nó và tổ quân báo quân đoàn đã về trước đó 4 ngày và chẳng thu hoạch được gì) túm mấy thằng lại: “Chúng mày về rồi hả? Đừng có nói chuyện tốp quân báo gặp dân trên đường đi nhé!”.
Thằng Đực hỏi xem có chuyện gì đã xảy ra, thì ra tốp quân báo bị phục kích. Hy sinh 2, bị thương 1, còn lại ông Đạt và 1 thằng lính người Sài Gòn (gã không nhớ tên khu cư xá đó, vì nghe nhưng không để vào tai, cũng bởi chẳng quen biết gì thằng lính đó). Nghe vậy, bốn thằng gã cũng đồng ý giấu chuyện tốp quân báo đi tắm và gặp dân. Vì đối với 1 người chỉ huy, chỉ vì chủ quan, đánh giá sai tình hình đến nỗi thiệt quân thì đau lắm.

Nỗi đau này nó sẽ day dứt, ám ảnh anh Đạt hết cả cuộc đời. Anh nợ gia đình những thằng hy sinh vô nghĩa đó 1 lời tạ lỗi đau đớn nhất, một món nợ xương máu, không bao giờ trả được cho sinh mạng của con em họ. Đau lòng nhất là thằng lính quân báo bị thương, nó dẫm phải quả mìn giấy của Tầu và phải cưa bỏ 1 chân. (Tầu sản xuất và đưa sang Campuchia rất nhiều loại mìn giấy. Loại mìn đó được làm bằng giấy có tẩm thuốc độc, ai bị thương hoặc xây xước bởi loại mìn đó sẽ bị hoại tử, thối cả vùng đó. Muốn giữ mạng sống chỉ có cách cưa chân thì mới sống được). May mắn là không ai bị rơi vào tay bọn lính Pot cả.

Với anh em đã quen trận mạc thì luôn để lại 1 viên đạn hoặc quả da láng để khi cần sẽ “tự xử”, tránh bị rơi vào tay lính Pot. Một khi đã rơi vào tay lính Pot thì sống không bằng chết. Nó sẽ cắt cổ hoặc chặt đầu. Thậm chí có người bị chúng nó giết xong còn dùng xẻng quân dụng hoặc dao phay băm nát mặt, đến nỗi đồng đội không thể nhận ra. Đó cũng là lý do mà nhiều khi lính ta không muốn bắt tù binh là vậy. Ai hiểu sao thì hiểu…

Nhưng người tính không bằng trời tính. Thằng lính Pot bị gã đá vào mặt và lấy xà cột chính là trung đoàn trưởng của trung đoàn 37, sư đoàn 164 Khmer đỏ (nếu biết nó là trung đoàn trưởng thì gã đã tóm “lưỡi” mang về rồi, tiếc đứt ruột). Trong xà cột có bản đồ ghi rõ nơi đóng quân của sư đoàn 164 Khmer đỏ và vị trí bố phòng của các trung đoàn và tiểu đoàn thuộc sư 164 cùng binh hỏa lực trong vùng. Quan trọng nữa, đó là tờ giấy tiếng Miên viết về sự xuất hiện của tốp lính Việt Nam, đó chính là tốp quân báo của anh Đạt. Nhóm quân báo bị phục kích tại ngọn đồi trước đó mấy ngày. Nghĩ rằng bộ đội Việt Nam trinh sát tuyến đường đó thì chắc sẽ theo đường đó truy kích, nên đích thân thằng trung đoàn trưởng của trung đoàn 37 Khmer đỏ dẫn quân đến phục kích ở ngọn đồi, nơi tổ tam tam của gã đã vô tình chạm trán. Câu chuyện loang ra, anh Đạt sau đó bị hạ cấp xuống đại úy và chuyển sang bộ phận khác.

Tổ gã được khen từ mặt trận và quân đoàn, nhưng chỉ khen thế thôi, quân hàm vẫn giữ nguyên và không có thưởng. Lý do, bản thân gã tội lỗi chồng chất, không đưa ra Tòa án binh đã là may, những thằng khác trong tổ cũng vì thế mà bị vạ lây.
Thằng Đạo cùng trung đội với gã khi còn huấn luyện tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu. Sang Campuchia thì nó được phân về tổ 1, trung đội 1 của thằng Trượng “khỉ”, Hải “trố” dân Gia Viễn, Ninh Bình và nó hy sinh do dính đạn M79 khi tổ nó chạm trán với trinh sát của sư đoàn 201 Khmer đỏ tại Tonle Sap. Thằng này nghịch ngầm có tiếng, từ lúc còn huấn luyện cho đến khi sang Campuchia. Hồi còn huấn luyện ở trường, một buổi tối nó trèo rào ra ngoài nhà dân chơi, đơn vị tổ chức báo động thì thiếu mặt nó. Hôm sau nó bị kỷ luật phải đi dọn chuồng lợn 1 tuần liền, nó cay cú lắm. Độ 2 hôm sau nó thả hạt đậu xanh vào tai lợn, làm con lợn như bị điên vậy, cứ lấy đầu đập vào tường. Thấy vậy ban hành chính quyết định cho thịt kẻo nó đập đầu chết thì hỏng ăn.

Chuyện này sau nó kể lại mà cả trung đội cười và khen nó mãi, vì nhờ vậy mà chẳng phải Tết, cũng chẳng phải 30/4 hay 2/9 hay 22/12 mà vẫn được ăn thịt lợn. Còn gã thì khỏi phải nói rồi, cũng thuộc dạng hiền lành chứ bộ, thỉnh thoảng mới “nghịch nghịch” chút thôi. Do vậy mà toàn bộ chúng nó nhìn 2 thằng gã và cười ý nhị pha chút đểu đểu như vậy. Thằng Đạo: “Được rồi, chúng mày thích ăn lòng lợn chứ gì, để tao với Nam “chẫu” kiếm về. Chúng mày cứ chuẩn bị rượu trước đi…”. Tất cả vỗ tay cười nói rôm rả. Đúng lúc đó thằng Tú “mọt” anh nuôi ở đâu lò dò xuất hiện: “Có chuyện gì đó tụi bay? Cho tao tham gia với?”.

Thấy thằng Tú, tất cả ngồi im, thằng thì nói lảng sang chuyện khác, thằng thì lơ đãng quay đi như không hề biết chuyện gì vừa xảy ra, thằng lăn ra sạp giả vờ ngủ. Thằng Tú “mọt”: “Tao nghe thấy hết rồi, tụi bay đừng dấu tao, cho tao tham gia với”. Tất cả lại ồ lên, mỗi đứa 1 câu như cái chợ. Cuối cùng tất cả nhất trí cho nó tham gia và chúng nó cử gã cùng thằng Đực xuống nhà bếp “thám” trước…Thấy bé Lý đang trong bếp rán mỡ, thằng Đực vào bếp nói chuyện với bé để đánh lạc hướng.

Gã thì đứng ở cửa bếp mồm huýt sáo, mắt đảo như rang lạc, đầu ngó lung tung các góc để tìm xem “kẻ địch tên là RỔ LÒNG” nằm đâu. Đang ngó nghiêng, chợt tay gã bị giật mạnh. Gã quay người lại thấy chị Hoa nuôi quân và chị Thơm quân y đang đứng sau gã tủm tỉm cười. Chị Hoa: “Có thích ăn lòng lợn không?”, gã giật mình “Sao bả biết hay vậy ta? Hay thằng nào nói lộ mịa ra rồi?”. Gã không trả lời chỉ cười cười chữa ngượng. Chị Thơm bảo: “Vào đây đi, vào đây với chị”. Hai bà chị đẩy gã vào bếp. Thằng Đực thấy gã bị 2 bà chị “áp giải” vào bếp, mặt nó cứ thuỗn ra, chẳng hiểu chuyện gì cả. Nó hất hàm ra hiệu, gã lắc đầu như muốn trả lời “không biết”.
Chị Hoa nhấc cái rổ to ở góc bếp trong cùng…trời…cả 1 chậu lòng, có cả chậu tiết canh nữa. Gã và thằng Đực há hốc mồm, chẳng hiểu ra sao cả. Bé Lý cứ nhìn 2 thằng gã tủm tỉm cười càng làm cho gã và thằng Đực bối rối. Chị Hoa bẻ lại cái cổ áo trận sờn rách cho gã và trìu mến: “Em mang về cho anh em trinh sát luồn sâu nha”, rồi chị quay sang chị Thơm giọng xót xa: Khổ…mấy thằng luồn sâu chẳng bao giờ được ăn no, ngủ kỹ cả. Lúc nào cũng tất bật, hết đi chiến dịch này lại chiến dịch khác. Có khi cả tháng chẳng được miếng cơm nóng, 1 hớp nước ấm. Có mặt ở đơn vị 5-10 ngày thì đi “thám” cả tháng cũng chẳng thấy mặt. Tội và thương chúng nó lắm. Em trai chị ngang tuổi chúng nó mà ăn còn có người gọi, ngủ thì trưa trật còn chưa dậy. Thương mấy đứa nó quá, chị coi chúng nó như em trai vậy”.

Chị Thơm cũng nghẹn ngào: “Lính luồn sâu như chúng nó vất vả nhất và cũng hy sinh thầm lặng nhất. Các bộ phận khác hy sinh còn đưa được xác về. Mấy thằng này có sao thì chỉ vùi xác giữa rừng thiêng nước độc chứ có mang được xác về đâu. Nhiều khi em thấy chúng nó lúc đi thì vui vẻ và đông đủ. Khi trở về thấy thiếu vắng 1-2 thằng, những thằng còn lại, thằng nào mặt cũng buồn thiu là biết có chuyện.

Nhiều hôm xuống nhà ăn thấy chúng nó bày thêm bát đũa trống vào chỗ ngồi trống của thằng hy sinh mà không thể cầm được nước mắt. Thương lắm”. Rồi chị quay qua gã: “Em về xem còn quần áo nào rách, lát mang sang tiểu đoàn chị vá cho…”. Hai bà chị nhắc gã mang lòng về cho anh em. Tự dưng gã thấy ngại vì đại đội trinh sát luồn sâu có gần 60 thằng chứ đâu có nhiều nhặn gì, đã vậy còn 1 số tổ đi “thám” chưa về, lấy tất về thì nhiều quá. Chị Hoa, chị Thơm phải giục gã mấy lần thì thằng Đực và gã mới cúi xuống bê mỗi thằng 1 chậu rồi rảo bước về lán trung đội 3 trinh sát luồn sâu. Đi 1 quãng quay lại vẫn thấy 2 bà chị tần ngần đứng cửa nhà bếp nhìn theo.

Chợt bé Lý gọi với theo: “Anh Nam…anh Nam, mang thêm cái này về cho Lê Na đi anh” (Lê Na là tên con chó hoang mà gã nhặt được trong lần đi “thám” ở Sisophon về. Gã sẽ kể về con chó trong 1 bài viết khác). Bé chạy theo dúi cho gã một bọc xương cục khá to: “Người ăn Tết thì cũng cho nó ăn Tết chứ anh?”…Thằng Đực bảo: “Mày được lòng chị em phụ nữ ghê hén”. “Thì mày cũng vậy mà”, thằng Đực chỉ nhe răng cười trừ…

Chuyện gì cũng có nguyên nhân sâu xa của nó. Có 1 lần gã xuống bếp báo ngày mai cắt cơm để chuẩn bị đi “thám” dài ngày thì thấy chị Thơm và mấy em gái bên tiểu đoàn quân y đang phụ giúp chị em nuôi quân nhặt rau, vo gạo. Gã thấy các chị em nói chuyện gì mà: “…em cũng hết rồi, mỗi năm được mấy chục phân vải xô thì đâu còn…”. Đại để như vậy. Thấy gã, các chị em ngừng nói chuyện.

Gã tò mò hỏi: “Vải xô gì mà thiếu vậy chị”. Chị em phụ nữ nhao nhao lên: “Tò mò quá, chuyện chị em phụ nữ thì có gì mà hỏi”. Chị em cứ nhao lên trêu chọc gã (Ai đó lạc vào đội hình chị em khi đi 1 mình, đơn thương độc mã thì biết. Bình thường chỉ có 1 chọi 1 hoặc với 2 em thì không sao. Nhưng vô phúc lạc vào đội hình có từ 3 em trở nên thì các em nói chuyện rất mạnh mồm, vẻ thùy mị, nết na biến mất tiêu đâu hết rồi.
Bác nào đã lạc vào phòng nữ trong ký túc xá nữ rồi thì sẽ hiểu. Đến ngay Tôn Ngộ Không phép thuật đầy mình còn sợ Tinh Nhền Nhện nữa là người trần mắt thịt như gã)…
Khi lên tham mưu để báo cáo về sự chuẩn bị cho chuyến “thám”, gã hỏi anh Pha, sĩ quan tham mưu về chuyện vải xô của chị em. Anh phá lên cười: “Thằng cả ngố! Chúng nó bảo mày tò mò cũng đúng rồi, cãi gì” “Ơ em không biết thì mới phải hỏi, em đâu dấu dốt…”. Anh kéo gã vào phòng rót nước cho uống rồi giải thích chuyện vải xô cho gã nghe.

Thì ra vậy, vải xô dùng cho chị em khi đến kỳ kinh. Nào, từ bé đến giờ, lần đầu tiên gã mới nghe, mới biết chuyện đó (hồi đó có nằm mơ chắc chị em cũng không bao giờ nghĩ sau này có Diana hoặc Kotex có cánh bảo đảm không trào ngược ra 2 bên mép. Cũng như thời điểm đó mà nói sau này có điện thoại không cần dây, đi đâu cũng mang theo được, thậm chí có cả loại điện thoại gọi điện mà nhìn thấy cả mặt nhau là chuyện hoang tưởng).

Chị em nào sinh vào trước những năm 1970 thế kỷ 20 chắc đều biết dùng vải xô vào việc gì. Vải xô thì nhẹ, giặt xong phơi mà không để ý sẽ bị gió thổi bay mất tiêu luôn, mà lính thì làm chi có kẹp quần áo, món hàng cực xa xỉ với lính, nhất là lính chiến. Đã vậy, đơn vị hành quân liên tục. Nay đây mai đó, để quên hoặc bị rách nên thiếu vải xô là chuyện bình thường. Nghe vậy gã thấy thương chị em lính chiến quá, cũng chỉ vì chiến tranh mà chị em phải khổ vậy, đến chức năng của phụ nữ cũng không có đủ dùng cho hợp vệ sinh.

Suy từ cánh lính nam ra thì thấy. Toàn lính trẻ, hừng hực sức sống, chưa vợ con, thậm chí nhiều thằng giống gã, đến người yêu còn chẳng có. Bàn tay người phụ nữ duy nhất chúng nó được nắm là bàn tay chai sạn của bà, của mẹ, lấy đâu ra bàn tay mềm mại của con gái. Sáng ra 100 thằng thì có đến 98-99 thằng đi lom khom để “tìm dép”, mặc dù dép trước mặt. Tối đi ngủ thì chuyện “vẽ bản đồ tác chiến” là chuyện bình thường, khỏi cần quay “ma ni ven”…

Khi trở về lán, nhìn cái màn cá nhân gã nghĩ ra cách giúp chị em, tuy không được nhiều, nhưng cũng giúp chị em được chút xíu. Nghĩ sao làm vậy, gã lấy dao lê 5 tác dụng rọc hết đường chỉ bao cạp rồi gỡ tung hết ra. Mục đích rọc đường chỉ bao cạp và gỡ ra là để chị em muốn ngồi khâu lại cũng không khâu được, bắt buộc chị em phải nhận, không thể từ chối. Không phải gã hào hiệp, quân tử hay trượng nghĩa gì gì đó đâu. Chẳng qua là lính thì thương nhau, đơn giản vậy thôi.
Cũng như cha gã cũng đã từng nói: “Đi chiến trường đến tính mạng còn chẳng tiếc thì tiếc gì những cái lặt vặt”.
Do vậy mà thời những năm 1980 trở về trước, chuyện các quân nhân cho nhau 50 hay 100m vuông đất để xây nhà ngay tại Hanoi không phải là chuyện hiếm…Các chị em nhận được mấy tấm vải màn của gã thì vui mừng lắm và gã cũng thấy thật vui khi giúp được chị em.

Vì chuyện này mà sau đó gã không có màn nằm nên bị muỗi đốt truyền bệnh sốt rét và cũng vì vậy mà bị chị Thơm la mãi. Sau này ra quân, thỉnh thoảng gã có dịp đi qua Lạng Giang, Bắc Giang ghé thăm chị, lần nào chị cũng ôn lại câu chuyện tình người 1 thưở đó, đến nỗi thằng cháu nội của chị thuộc lòng luôn. Mà lúc đó gã nghĩ, không có màn thì ngủ chung với thằng Đực hoặc thằng Long hay Phú “nhái” cũng được.

Đâu ngờ, sau khi gã phá màn đem tặng chị em thì 3 thằng kia cũng học theo, để rồi cuối cùng cả 4 thằng, chẳng thằng nào còn màn mà dùng nữa. Mãi đến khi kiếm được màn chiến lợi phẩm của sĩ quan Pot bằng loại pha nylon do Tầu sản xuất thì mấy thằng gã mới lại biết đến nằm màn tránh muỗi đốt (loại đó pha nylon nên chị em không dùng được, nếu dùng được chắc gã cũng lại cắt ra tặng chị em). Nhưng cũng phải mất một thời gian khá dài 4 thằng gã nằm không màn.
Cũng kể từ đó, mỗi lần đi “thám” hoặc tham gia tác chiến gã đều tìm chiến lợi phẩm là những loại vải xô hoặc vải mỏng làm quà cho chị em, mặc kệ những thằng khác tìm kiếm các loại vật dụng khác. Có lần tổ gã còn khuân về được cả súc vải trắng của Thailan, loại vải gần giống như trúc bâu của Việt Nam để tặng chị em. Cũng từ đó đi “thám” anh em trinh sát luồn sâu cũng hay tìm kiếm chiến lợi phẩm như vậy để tặng chị em…

Và cũng chẳng biết tự bao giờ mà thỉnh thoảng chậu cơm của tổ gã có thêm mấy miếng cháy vàng rộm. Miếng cháy nồi gang còn nóng hổi đó mà được rưới lên chút mỡ lợn hoặc mỡ gà thì ngon hết biết. Có cái gì ngon 1 chút lại được chị em nuôi quân và quân y để dành cho tổ, ai xin cũng không cho: “Cái đó để dành cho mấy thằng tổ 4, B3 luồn sâu đó…”. Thật dịu dàng, thật thân thương, thật đầm ấm, đầy tình nghĩa và hết sức xúc động.
Hôm đó đại đội trinh sát luồn sâu cả quan lẫn lính được ăn 1 bữa lòng thoải mái. Thằng Liên “toét” kiếm được cả can 20 lít rượu thốt nốt nên cuộc vui thêm xôm tụ. Cái tang rượu thốt nốt uống hơi chua chua và nhẹ phều, anh này nhẹ như bia vậy, nhưng với lính trận xa nhà thì như thế cũng đã đủ vui rồi, Tết rồi.

Đã vậy thằng Tú “mọt” xin khéo được 1 cái thủ lợn và mấy cái lưỡi lợn nên cuộc vui đã vui còn vui hơn. Đây là cái Tết đầu tiên và cũng là cái Tết cuối cùng tại đơn vị mà tổ tam tam của gã được tham dự đầy đủ. Từ những ngày giáp Tết cho đến hết giao thừa. Tết Ất Sửu 1985 trước đó và những năm sau nữa thì tổ tam tam của gã toàn đón giao thừa trên đường đi “thám” và món ăn đón Tết những ngày xuân đó thường chỉ có gạo sấy hoặc lương khô.

Vì đặc thù thông tin do trinh sát luồn sâu cung cấp cho cả chiến dịch và toàn mặt trận nên lần nào đi thám cũng dài ngày. Ít thì cả tuần, nhiều thì 15-20 ngày là thường. Vì vậy ăn Tết, đón xuân trên đường cũng là chuyện đương nhiên. Bây giờ cuộc sống đầy đủ hơn thì không có nhiều cơ hội để tụ họp vào ngày Tết và cũng có những thằng đã ra đi về miền xa, mãi mãi không còn biết Tết là gì nữa. Thương và nhớ các bạn bè chiến đấu mỗi khi Tết đến xuân về thật nhiều.

NHỚ THÁNG BA

Tháng chín về anh lại nhớ tháng ba
Những loài hoa đang vào mùa đua nở
Áo ấm em đan còn đang dang dở
Gửi tới người mãi nặng bước gian truân...

Tháng ba về trời cũng đã sang xuân
Mà cái rét vẫn thấm dần tê tái
Khơi dậy trong anh một thời non dại
Khi tuổi hồng níu mãi bước hành quân...

Nhớ ngày nào mình đứng ở góc sân
Hai đứa chụm đầu ngại ngần không nói
Nóng bỏng trong tay chiếc khăn dúi vội
Kỷ niệm đầu đời em gửi tặng anh...

Cứ mải mê theo nhịp bước quân hành
Nên chưa có nơi dành cho bến mới
Thấp thỏm lo âu, một đời con gái
Đã sang sông hay mãi đợi người xưa...

Nhớ em nhiều lãng đãng cả màu mưa
Như khúc nhạc đong đưa khi chiều xuống
Vẫn đơn côi một mình bên phố vắng
Anh sẽ về...nơi xa thẳm...tình em...
...
Tháng chín rồi tôi lại nhớ tháng ba...
Xen vào đời thường lính chiến lại là các trận đánh, lần này là trận đánh phối thuộc với lính của Mặt trận cách mạng Campuchia (CPRP) tại Thung lũng tử thần.

TRẬN CHIẾN THUNG LŨNG TỬ THẦN

Bộ tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia có mật danh là 719. Phía dưới là các mặt trận 479, 579, 779 và 979. Ác liệt nhất và tổn thất nhiều nhất chính là mặt trận 479, chiến tuyến trải dài mấy tỉnh giáp với đất Thái Lan. Trong đó quân đoàn 4 và trực tiếp là sư đoàn 7 bộ binh là đơn vị luôn đứng mũi chịu sào trong tất cả những trận đánh khốc liệt nhất. Nhắc đến các trận chiến của sư đoàn 7 mà không nhắc đến trận đánh vào căn cứ thung lũng tử thần (căn cứ Sơ-đa của sư đoàn 320 Khmer đỏ) nằm giữa Svay Cheek và Poipet sẽ là 1 thiếu sót lớn.

Một buổi sáng tháng 9 năm 1985, hai tổ tam tam vàng, thiện chiến nhất và ưu tú nhất là tổ 1 và 4 của đại đội trinh sát luồn sâu sư 7 được lệnh lên hội trường nhận lệnh khẩn do đích thân phó tư lệnh mặt trận giao nhiệm vụ. Lên đến nơi đã thấy các cấp tướng tá, ai cũng vẻ mặt quan trọng chờ sẵn tại hội trường với thiếu tướng Võ Văn Dần, tư lệnh quân đoàn 4.

Nhiệm vụ của tổ 1 và 4 là đi “thám”, soi đường căn cứ Sơ-đa để sau dẫn đường cho tiểu đoàn 1 của trung đoàn 761, sư 9. Tiểu đoàn 4 của trung đoàn 165, sư 7 và sư đoàn bộ binh 286 của Mặt trận cách mạng Campuchia (CPRP) đánh chiếm căn cứ Sơ-đa. Đây là 1 căn cứ khá mạnh của Khmer đỏ với 1 trung đoàn hỗn hợp, 1 lữ đoàn bộ binh độc lập và 1 tiểu đoàn cối với loại 60 và 81 ly. Vòng ngoài căn cứ được cài dày đặc mìn Claymore, mìn cóc và mìn phân mảnh chống bộ binh. Căn cứ này đã nhiều lần bị ta tấn công, nhưng chưa lần nào thành công mà tổn thất lần nào cũng rất lớn, do vậy mà cánh lính ta gọi là căn cứ thung lũng tử thần.

Lần này Bộ tư lệnh mặt trận giao trách nhiệm cho quân đoàn 4 phải “bứng” căn cứ này bằng mọi giá, không để cái gai đó cắm sâu vào những vùng đất đã được giải phóng để làm bàn đạp cho những trận phản kích của Khmer đỏ sau này. Sau khi nhận lệnh, hai tổ trở về chuẩn bị để sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ.

Mấy em gái lính thông tin người Khmer của sư đoàn bộ binh 286 của Mặt trận cách mạng Campuchia (CPRP) hết sức ngạc nhiên khi thấy các “boòng” (anh) lính trinh sát luồn sâu Việt Nam mang có 3 băng đạn AK, trong đó có 2 băng buộc lộn “tu” cắm sẵn trên súng, lựu đạn thì 2 trái, nhưng gạo sấy và nước thì mang rõ nhiều. Đúng vậy, lính trinh sát luồn sâu mỗi lần đi “thám” hay tác chiến đều mang nhẹ nhất có thể để tăng sự cơ động, không như lính bộ binh mang theo đến 6-7 băng đạn AK, lựu đạn cũng phải 5-6 trái/người...
Thay vì phải mang bao tượng gạo, trong cuộc hành quân này, do yêu cầu bí mật và tốc độ, cũng như có thể phải chiến đấu trong vài ngày, nên bộ đội được phát mỗi người 3 ngày cơm sấy. Đó là thứ gạo sấy sẵn, đóng thành bịch kín 200g/bịch, thân bịch có một vạch xanh, một vạch đỏ và hướng dẫn khi dùng nước sôi thì đổ nước đến vạch đỏ, dùng nước lã thì đổ đến vạch xanh. Sau khi đổ nước, khoảng 30 phút sau có thể ăn được.

Điều khác với các đơn vị bạn là tổ của gã có thêm món mắm Bò Hóc (Prahok) do gã và thằng Đực đi dân vận xin được. Món mắm đó là đặc sản của Campuchia chỉ dành để thết khách quý trong các đại tiệc, nhưng do gã và thằng Đực hay đeo huy hiệu Norodom Sihanouk (Hoàng thân Xi Ha Núc) to như chén đựng nước chấm vào phum, sóc chơi nên bà con bản xứ thấy quý mới xin được để thỉnh thoảng ăn kèm. Đối với người dân Campuchia, họ luôn sùng bái Norodom Sihanouk như Phật sống, lúc đó cứ ai đeo huy hiệu Hoàng thân là họ thấy quý, mà loại huy hiệu đó Tầu sản xuất và mang sang Campuchia khá nhiều, kiếm vài cái để đeo chơi đối với mấy thằng lính khéo mồm thì chỉ là chuyện nhỏ.

Khi còn huấn luyện tại trường, khoa mục tự sinh tồn độc lập có hướng dẫn các loại động thực vật ăn được, nhưng đó là động thực vật ở Việt Nam. Còn ở Campuchia thì có nhiều loại cây chẳng biết là cây gì và cũng chẳng thấy nhắc đến trong sách vở, chẳng biết lành dữ thế nào, cứ ăn các loại mắm cho nó lành.

Buổi chiều của hai hôm sau, tổ 1 và 4 được lệnh ăn cơm nhanh, khẩn trương để chập tối xuất phát đúng giờ G. Chị Hoa, bé Lý và bé My sắp mâm cơm riêng cho 2 tổ. Bữa ăn hôm đó của 2 tổ có món gà rừng rim với ớt xanh cay xé lưỡi, mấy khúc cá suối nấu với khế chua, một bữa ăn cực kỳ thịnh soạn của lính chiến. Chị Hoa không nhìn đứa nào và nói trống không: “Ăn đi các em, cơm bữa nay không độn đâu”, giọng chị hơi run, mấy thằng đều cảm nhận thấy vậy, lòng chùng hẳn xuống.

Nhìn xung quanh các mâm khác vẫn ăn độn, riêng mâm của 2 tổ đúng là hôm nay không độn sắn thật. Thức ăn các mâm khác cũng vậy, cũng chỉ lèo tèo vài cọng rau luộc, ít nước chấm, vài lát thịt lợn muối…Thằng Tú “mọt” từ dưới bếp mang theo 1 đĩa trứng rán cuộn tròn như khúc nem rán: “Gà anh em nuôi quân tăng gia đẻ đó, mấy thằng bay ăn thử đi, trứng tươi và ngon lắm…”. Thằng Đực chơi luôn câu: “Vậy là mấy cha nội định làm lễ truy điệu sống tụi này sao?”, cả nhà ăn lặng đi, không ai nói gì. Gã phá tan bầu không khí trầm lặng: “Tao đi trận này, nếu có làm sao thì đồng hồ tao cho thằng này, cái quần còn mới cho thằng kia, quyển nhật ký thì mang về cho ông già tao…”. Thằng Trượng “khỉ” nhà ở Chèm Vẽ, Hanoi, tổ trưởng tổ 1, mặt nhăn lại như khỉ (có vậy mới gọi là Trượng “khỉ”): “Đ.M sắp vào trận mà mày nói kinh bỏ mẹ, ra rửa mồm đi”.

Gã cứ hềnh hệch: “Sống chết có số mày ơi, tao sẽ trở về nguyên vẹn để khi ra quân còn lên nhà mày xin học nghề Tổ kiếm sống chứ…” (Khu vực Chèm và Cổ Nhuế khi xưa có nghề thu gom phân tươi, có cả chợ phân hẳn hoi. Ngày đó còn có câu đồng dao chẳng biết từ đâu ra “Thanh niên Cổ Nhuế xin thề, không đầy 2 sọt không về quê hương” hoặc so sánh “Đào Nhật Tân, phân Cổ Nhuế”). Thằng Trượng biết tính gã nên đành cười trừ sau khi khuyến mại cho gã 1 cái nhăn mặt nữa.

Chị Hoa: “Mấy em cố ăn thêm cơm, còn nhiều cơm, cứ ăn no đi”, giọng chị nghẹn hẳn lại, như người bị ngạt mũi, cảm giác như có nước mắt chảy trong câu nói của chị vậy. Bé My thì mắt hoe đỏ và rơm rớm nước mắt đứng nhìn mấy gã ăn mà cứ xụt xịt. Bình thường, với tuổi ăn tuổi ngủ như vậy thì 2 chậu cơm với 7 thằng chỉ 1 loáng là không còn hạt nào, nhưng hôm đó thằng nào cũng có tâm trạng. Tuy rằng cười nói vậy, nhưng trong lòng hồi hộp và cũng có đôi chút lo lắng khi phải dấn thân vào thung lũng tử thần nên thằng nào cũng chỉ ăn đến bát thứ 2 là buông bát. Trước khi ra khỏi nhà ăn, anh em trong đại đội trinh sát luồn sâu và các bộ phận khác đều chúc 2 tổ “mã đáo thành công và đi sao về vậy, trở về nguyên vẹn”.

18h45, bố Hưng đại tá, tham mưu trưởng sư đoàn xuống, lệnh cho tập trung tại sân bóng và bố đi đến bắt tay, ôm chặt từng thằng vào người: “Cố gắng các con…”…


Màn đêm buông xuống đen kịt, bao kín xung quanh khu căn cứ thung lũng tử thần. Kim đồng hồ chỉ đúng 21h30 thì tổ của gã đã dẫn tất cả các đơn vị vượt qua được bãi mìn dày đặc và tiến vào chiếm giữ từng vị trí chiến đấu, từng cửa mở. 21h40 tất cả các máy thông tin PRC.25 được đồng loạt bật và bắt đầu sôi rào rào để dò sóng. Khẩu đội cối 82 đã lấy xong phần tử bắn. Tất cả hồi hộp chờ đợi.

Đúng 21h45 lựu pháo 105 ly của quân đoàn và pháo 155 ly của mặt trận bắt đầu bắn cấp tập về các cửa mở để chi viện cho các cánh bộ binh, kèm theo đó là các khẩu đội cối 82 cũng bắt đầu bắn.
Đạn pháo bắn rất chụm, khiến cho lính Pot không thể ngóc đầu dậy để phản pháo. Pháo bắn chuyển làn độ 20 phút, dứt loạt pháo cuối cùng, cả 3 phía của căn cứ vang dội tiếng hô xung phong bằng cả tiếng Việt, tiếng Miên. Tiếng AK, RPD, RPK, B40, B41, phóng lựu M79 rộ lên, có cả tiếng 12,7 ly bắn áp chế ở tất cả các hướng.

Tất cả ào lên, thằng Long “Polpot” chạy đầu tiên, kế đó là gã và thằng Đực cùng bám sát bảo vệ ở 2 bên cánh, thằng Phú “nhái” chạy cuối để đoạn hậu. Chạy qua cửa mở độ 50m thì thấy cánh lính Khmer của CPRP đang lúp xúp bò trở ra. Thằng Long nhao lên túm lấy 1 thằng hỏi sao rút lui, nhưng chẳng thằng nào biết tiếng Việt cả. May lúc đó có 1 ông lính cựu của đơn vị nào đó chạy đến và hỏi bằng tiếng Miên nên mới biết là phía trước có ổ hỏa lực đại liên 12,8 ly của lính Pot. Bọn Pot cũng đã phát hiện ra đội hình bên hướng của gã đang định tiến lên, chúng quay khẩu đại liên bắn ghìm đầu cả đội hình lại.

Thằng Phú “nhái” bò đến nấp sau 1 chiếc ô tô Giải Phóng hỏng cách đó độ 25-30m. Đoán được ý đồ của thằng Phú, gã nhoài người sang giật lấy khẩu B40 trên tay của 1 gã lính CPRP nằm bên cạnh và nhắm thẳng vào chớp lửa đầu nòng bóp cò. Thằng Đực, thằng Long cũng lia những loạt AK cực căng về hỏa điểm để kéo sự chú ý của lính Pot khỏi thằng Phú “nhái”. Thằng Phú rút quả US, bật chốt rồi rướn mình lên ném về phía lính Pot. Nếu nói về ném lựu đạn, thì trong quân đoàn 4 thằng Phú là 1 trong những thằng ném “mả” nhất. Nó ném vừa xa vừa chính xác. Khi chưa nhập ngũ nó chuyên đi làm thợ đấu đào ao, đào giếng cho mấy xã, mấy huyện vùng Hưng Yên nên sức tay của nó cực khỏe. Người khác ném được 35-40m là hết nấc, nhưng với nó thì khoảng cách tầm 50m đổ lại thì “muỗi”, mà nó ném lại còn chính xác nữa.

Quả US vừa nổ là ba thằng gã và mấy thằng lính CPRP nằm cạnh bật dậy lao thẳng lên phía trước. Vọt qua ụ súng được quây bằng bao cát, dưới ánh lửa chập chờn thấy phía sau có 3 đứa lính Pot mặc áo đen, cổ quấn khăn Cà-ma (Krama) nằm đó. Hai đứa con trai và 1 đứa con gái. Nhìn qua mặt 1 thằng lính Pot thấy nó còn quá trẻ, trẻ hơn cả bọn gã, chắc chỉ 14-15 tuổi là cùng.
Trận đánh kéo dài đến 13h chiều hôm sau mới kết thúc, căn cứ thung lũng tử thần chính thức bị khai tử. Ngoài ra có 1 đơn vị Pot đến ứng cứu cũng bị 1 đại đội của tiểu đoàn 1, trung đoàn 761, sư 9 phục kích, đánh cho chạy có cờ, bỏ lại 14 xác. Bắt sống 6 tên thu 25 súng các loại. Còn trên chính diện toàn căn cứ thì số lính Pot chết là hơn 300 tên, không có tù binh (Có thể không muốn bắt, do nuôi tốn cơm.... Còn sao chỉ có xác chết mà không có tù, hàng binh hoặc bị thương thì có trời biết. Kể cả các anh lính vừa chiến thắng cũng chẳng biết vì khói của súng đạn làm chảy hết nước mắt, chả nhìn thấy gì). “Ở đây lúc nãy có bác savisevic có hỏi em, nhưng em cũng không biết trả lời về vụ này thế nào!?”.

Lực lượng lính của CPRP truy kích lính Pot 1 đoạn dài cũng trở về tay không mà không có tù, hàng binh, chỉ thấy đếm xác để báo thành tích lên trên…Trời nắng nóng như lò bát quái, gã thấy cổ họng đắng nghét khói súng, đầu ong ong. Mùi máu tanh và tử khí gặp nắng nóng bốc lên nồng nặc, đàn ruồi ở đâu thấy hơi máu tìm đến vo ve bay rợp đất mỗi khi có người đi ngang qua.

Tổ của gã lững thững đi xuống chân đồi, ngang qua các tốp lính của CPRP đang thu dọn chiến trường, gã đi cuối cùng. Đi qua 1 đoạn hào bị lở, chợt gã nghe thấy tiếng rên ở dưới vọng lên. Theo phản xạ gã ôm súng lăn 1 vòng và quát hỏi xem ai ở dưới đó, không thấy tiếng trả lời. Ba thằng đi phía trước cũng tản ra, nòng súng hướng về phía tay gã chỉ, sẵn sàng nhả đạn khi cần.

Gã bò về phía miệng hào thấy có người ngồi dưới, gã chĩa súng lên đỉnh đầu định bóp cò thì thấy cánh tay trái có đeo dải băng in hình Angkor Wat, vậy là lính của CPRP rồi. Gã làm hiệu an toàn cho tổ rồi tụt xuống hào. Thì ra là 1 em gái Khmer, lính của CPRP, gã hỏi tiếng Việt xem em làm sao, nhưng em gái không biết tiếng Việt. Mà gã thì chỉ biết tiếng Miên chứa đầy lá mít, đủ để chửi nhau hoặc mô tả đồ ăn, chứ đâu có biết nhiều. Em gái thều thào chi đó, gã chỉ nghe được câu: “…T`rau ro-buos..” (bị thương), thì ra em gái bị thương ở bắp chân, gã nhanh tay tháo cuộn băng cá nhân băng chân cho em. Xong xuôi gã đẩy người em lên miệng hào để bọn thằng Phú “nhái” kéo bé lên và đưa về tiểu đoàn quân y…

Sau này nghe nói trận chiến đó tổn thất của lính tình nguyện Vietnam không nhiều, nhưng của lực lượng CPRP thì khá nhiều, phần lớn do không có nhiều kinh nghiệm chiến trận như lính Vietnam. Riêng 2 tổ của lực lượng trinh sát luồn sâu, đi sao về vậy, không rụng 1 cọng lông nào.

Chiều của ba hôm sau, lúc gã và thằng Long “Polpot” đi bắt ốc ở suối vừa về đến lán của trung đội đã thấy có 1 em gái trắng trẻo đang ngồi nói chuyện với thằng Đực. Cơ mà thằng Đực nói chuyện hay lắm, 2 tay nó khua lên, mồm thì nói, mắt thì đung đưa. Tóm lại nó chuyện bằng mồm, bằng mắt và bằng cả điệu bộ cơ thể. Thấy gã và thằng Long về, hắn mừng ra mặt.
Qua sự nói chuyện bằng tay chân và mồm của thằng Đực thì ra đó là em gái mà gã cứu được dưới hào (chẳng biết sao nó hiểu được em nói gì, còn nó nói gì thì không biết em gái Miên có hiểu không nữa, vì tiếng Miên của nó còn tệ hơn gã).

Gã lúng túng chẳng biết nói gì, cuối cùng cũng lại giống y chang thằng Đực, nói chuyện bằng tay, bằng mồm và bằng cả cơ thể. Thằng Long thấy thế cứ ngoạc mồm ra hơ hơ cười, làm gã xấu hổ đỏ hết cả lưng (mà dân Vinh nó nói tiếng Việt còn khó nghe, nhất là lúc nó nói nhanh hoặc cáu thì có trời hiểu nó nói cái chi, vậy mà nó cười gã, thằng chết bầm). Dù sao thì gã cũng hiểu được chút xíu, em tên là Sôm Phia, lính truyền tin của sư đoàn 286 CPRP.

Em qua để cám ơn gã và mấy thằng trong tổ đã ứng cứu kịp thời, cũng may là viên đạn đi vào phần mềm nên không sao. Hôm đó mặt mũi em toàn bụi đất, đen nhẻm nên gã cũng chẳng biết thế nào, hôm nay gặp lại thấy mặt thật trắng trẻo. Nếu so với các em gái Miên khác, thì em này trắng trẻo và xinh hơn các bé mà gã từng gặp. Mũi gã phổng lên khi nghe em nói: “Boòng Nam chất lô-o nắs - Anh Nam tốt lắm”. Em còn hỏi dò gã: “Boòng miên cru-xar tôôch hơi nâu - Anh đã có vợ chưa?”… Gã cũng không ngờ, đó là lần đầu được tiếp xúc với 1 người đẹp Khmer (đẹp thật sự chứ không phải nịnh đầm) và đó cũng là lần cuối gặp em.

Sáng hôm sau tổ gã được lệnh đi “thám” ở Sala Krau (Pailin), 5 hôm sau trở về thì bé đã xuất viện về đơn vị cũ rồi. Từ đó cho đến hết chiến tranh gã chưa bao giờ gặp lại em, người con gái Khmer xinh đẹp. Năm 2001, khi cùng đoàn của phòng chính sách quân đoàn 4 đi tìm mộ liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Campuchia, trong lần cất bốc hài cốt thằng Đực, lúc đi ngang qua chiến trường cũ, căn cứ thung lũng tử thần. Nơi đó giờ bạt ngàn màu xanh của cây keo tai tượng, gã thấy lòng bâng khuâng khi nhớ về trận đánh “bứng” căn cứ năm nào và chợt nhớ đến em, cô gái người Khmer, tên Sôm Phia.

Gã tự hỏi, không biết là em còn sống hay đã hy sinh? Còn sống thì em chồng con gì chưa? Bây giờ em sinh sống ở đâu trên đất nước Chùa Tháp vậy? Ngồi trên xe ô tô gã cứ hỏi lòng như vậy với tiếng thở dài khi nghĩ về những ngày chinh chiến, những tháng ngày nhiệt huyết của một thời tuổi trẻ trôi đi trong lửa đạn chiến tranh nơi đất nước.

Campuchia, đất nước có những bức tượng 6 mặt như con thò lò vậy… Giá như được 1 lần gặp lại em…giá như ngày đó gã mạnh mồm nói: “Boòng sro lanh on”…giá như và giá như…hồi ức những ngày “…lửa đạn đêm đan ngón tay mềm…” mãi là những hoài niệm đẹp về 1 thời đáng nhớ.

CHUYỆN NGƯỜI CHẾT TRỞ VỀ

Từ Hải Hậu về đến thành phố Nam Định, gã bảo bạn dừng xe ở đầu phố Hàng Thao - Trần Hưng Đạo để gã đi bộ hưởng thụ chút không khí phố phường thành Nam. Đang lững thững thả bộ, ngắm nghía dọc phố Trần Hưng Đạo hướng về phía Trần Nhân Tông, chợt có tiếng gọi (Nam…Nam “chẫu” phải không?).

Gã giật mình quay sang, thấy 1 người đàn ông mặt mũi lạ hoắc, trạc 80 tuổi đang chăm chăm nhìn gã. Nhất thời gã không thể nhận ra người đó là ai, nhưng biệt danh của gã thì chỉ có anh em lính ở Campuchia gọi. Do lúc tham chiến ở chiến trường K, gã và các chiến hữu hay đi bắt rắn, cá, ốc, lươn, ếch, chẫu chàng… để thêm chất tươi cải thiện cho bữa ăn hàng ngày. Thằng nào được giao nhiệm vụ bắt con nào thì gọi kèm theo vào tên, cứ lần hồi như vậy sau chết thành tên. Như gã là Nam “chẫu”, thằng Phú “nhái”, Minh “ốc”, Minh “rắn”, Tùng “ếch”, Trung “cóc”, Quang “rắn”, Hồng “lươn”, Tiến “chuột”…

Mặt mũi thì không quen lắm, nhưng gọi biệt danh của gã thì chắc chắn là lính, mà phải lính Campuchia mới gọi. Chứ hồi huấn luyện ở trường hạ sỹ quan trinh sát tại Việt Nam thì gã và mấy thằng cùng trung đội, nếu thiếu tiền mua đồ cải thiện thì cũng chỉ ra sông vớt con vờ về rang để ăn chứ đâu biết chuyện ăn cóc, nhái. Vậy thì người đàn ông lạ mặt đang nhìn gã là ai vậy? Tuy vậy, gã vẫn thuận miệng “Vâng!” theo thói quen khi có người gọi đúng biệt danh của mình.

Người đàn ông vòng tay lao vào người gã như 1 cơn lốc, ôm chầm lấy gã và nhấc bổng gã lên (cha này người gầy mà khỏe ghê). Nước mắt ông ta chảy tràn trên gò má đen sạm, mồm méo hẳn đi, tiếng nói thì nghẹn lại “Anh đây, anh là Hữu…Hữu “loi choi” đây mày…”. Trời, thì ra người đàn ông đó là anh Hữu “loi choi”, người sĩ quan Tác chiến trung đoàn 165 sư đoàn 7 của gã, người mà gã đã cứu khỏi cái chết cận kề của thằng lính Pot tại Tarưng đây sao? Anh vẫn còn sống sao? Mắt gã cũng nhòe đi, hai anh em ôm nhau quay tròn giữa phố như 2 thằng điên, mặc kệ hàng phố, mặc kệ người đi đường. Xung quanh 2 anh em lúc đó như chẳng còn ai, chỉ còn 2 anh em với khuôn mặt đầm đìa nước mắt, bóp tay, nắn lưng, sờ đầu nhau như để kiểm tra thật hay mơ…


Hôm đó là 1 đêm không trăng sao, giữa mùa khô năm 1987. Tổ tam tam 4 thằng của gã nhận lệnh đi cùng trinh sát pháo binh quân đoàn xuống tiểu đoàn 3 của trung đoàn 165 trinh sát nắm địa hình, địa vật lần cuối để sư đoàn lên phương án phối hợp với pháo binh quân đoàn trong việc tấn công tiêu diệt, chặn đường rút của tàn quân Pot qua rừng Ma, không cho chúng luồn sang đất Thái Lan để củng cố lại đội hình. Xong việc thì cũng đã tối muộn, mấy anh em xuống đại đội 4 ven rừng xin ăn và nghỉ qua đêm, sáng mai sẽ về sư bộ báo cáo sau.

Đêm đó, lúc tất cả đang say giấc nồng thì nghe tiếng RPD rít lên, tiếng đạn găm phầm phập vào các gốc cây quanh nơi trú quân của C4, cùng đó có cả tiếng nổ đinh tai của RPG-7 (B41). Tất cả nháo nhào lao ra, mỗi người mỗi hướng. Riêng gã, ôm khẩu AKMS lăn 1 vòng từ trên sạp xuống đất rồi lần ra phía cửa rồi điểm xạ tắc cú 2 phát 1 về phía ánh lửa đầu nòng nơi xa...
Vừa bắn gã vừa lần theo địa hình đến đoạn giao thông hào bên tay trái nhà thông tin C4 mà lúc chập tối gã đã ra đó để đi “nhẹ”. A…đoạn hào đây rồi…gã tụt nhanh xuống hào và chạy gằn về phía trước. Mới chạy được vài bước gã thấy có ai đó đang ngồi và phía dưới hình như còn có người nào đó nữa đang nằm thì phải. Trời quá tối, gã phải đến rất gần và căng hết mắt mới thấy được người đang ngồi, trên cổ có quấn khăn Cà-ma (Krama) đang ấn 1 vật gì đó vào người nằm dưới.

Biết rằng đã mang khăn Cà-ma thì chỉ là lính Pot, vậy người nằm dưới sẽ là lính của ta rồi. Lúc đó gã đang ở tư thế lom khom nhưng vẫn cao hơn tên lính Pot đang ngồi, nếu gã kéo cò ở khoảng cách gần như vậy, thì đường đạn AK trong tư thế đó sẽ ăn âm xuống và người lính nằm dưới khó có thể tránh bị dính đạn, một khi nó phá trổ ra trước ngực thằng lính Pot. Gã gần như bay người đến, 1 tay nắm tóc thằng Pot giật cho ngửa mặt lên trời, tay còn lại chặt 1 nhát thật mạnh giữa cần cổ thằng Pot, một tiếng “cắc” khô khốc vang nhẹ lên và thằng Pot đổ vật sang 1 bên. Gã đưa tay kéo người ở dưới lên và hỏi: “Mày không sao chứ…”, “Cám ơn mày, tao bị đạn ở tay, may mà mày đến kịp lúc, nếu không tao đã về chầu ông bà ông vải rồi”…

Bọn Pot tập kích vào C4 không phải do lính bỏ gác, chúng nó ma mãnh đi dưới lòng suối cạn tiến vào. Lính gác đêm đó là lính mới, không có kinh nghiệm chiến trường nên đã chủ quan không phát hiện ra. May mà sự tổn thất không nhiều với 2 chết, 3 bị thương. Phần may mắn đó, cũng do trời tối nên bọn lính Pot sợ bắn nhầm vào nhau nên không dám vãi đạn bậy, nếu chúng nó cứ vãi đạn lung tung thì tổn thất sẽ là vô cùng. Đến sáng mới biết, người mà gã giải vây đó chính là anh Hữu “loi choi” ở tác chiến E165. Anh là 1 trong những lớp cán bộ chiến sĩ đầu tiên của F312 được chuyển sang lập khung cho F7 bộ binh từ thời trước 1975.

Hôm đó anh xuống chơi và ngủ lại C4 với anh C trưởng, người đồng hương Nam Định thì xảy ra chuyện. Anh bị thương vào bắp tay ngay từ loạt đạn đầu, nếu hôm đó gã không kịp đến thì chắc thằng lính Pot đã “ăn vã” anh rồi. Chiến tranh cuốn cuộc đời người lính vào những trận đánh lớn nhỏ, với cơm nắm trộn bụi đỏ, với mồ hôi và máu, cùng những mất mát không thể đong đếm được trên 1 đất nước xa lạ. Sau đó 1 thời gian, gã nghe tin anh đã hy sinh ở đâu đó nằm giữa Battambang và Pursat…
Vậy mà hôm nay người chết đó vẫn còn đây, bằng xương bằng thịt. Thì ra, sau khi bị thương ở trận Pailin, anh được chuyển về chữa trị và an dưỡng tại Sài gòn. Sau khi hồi phục thì anh được phục viên, về lại quê nhà nơi thành phố Nam Định và công tác tại nhà máy Dệt Nam Định cho đến lúc nghỉ hưu.
Qua cơn xúc động, anh em tâm sự xem ai còn, ai mất, ở đâu, làm gì. Vợ anh đã mất cách đây vài năm, giờ anh sống cùng con trai và mở 1 hàng nước nho nhỏ trước cửa nhà để vui qua tháng ngày. Tiếp theo anh bốc máy gọi em Quế, cô bé ở tiểu đoàn quân y năm xưa, hiện lấy chồng và sống tại thành phố Nam Định để hẹn hò. Em Quế thì gã nhớ mang máng, nhưng em Hằng, người yêu thằng Tiến “méo” ở bên vệ binh sư bộ, người Vĩnh Long thì gã nhớ, rất nhớ và thương.
Hai đứa chúng nó hy sinh cách nhau 5 tháng, đúng ngày và cũng trùng giờ, một trong những sự hy sinh ám ảnh gã nhiều năm sau này. Hai em Quế và Hằng đều dân Thái Bình, em Hằng có giọng hát chèo nuột và hay cực. Chính em là người đã dạy gã và mấy thằng khác hát điệu chèo Đào Liễu lời cổ…Gã cũng bốc máy gọi cho thằng Quảng thông tin và thằng Quân “nhăn” bên tuyên huấn và mấy thằng nữa để hẹn ngày về thành phố Nam Định tụ họp để mừng cho người chết trở về...
Bố con anh muốn giữ gã ở lại nhậu 1 trận đã đời để mừng ngày gặp lại, gã từ chối. Vì đã có hẹn về ăn cơm với bố mẹ đẻ của ca sĩ HH và cũng là bố mẹ nuôi của gã, không muốn thất hẹn với các cụ nên gã hẹn bố con anh sẽ gặp lại ngày gần nhất. Dù rất tiếc, nhưng 2 bố con anh đành để gã đi sau khi biết gã có lý do chính đáng.
Trước khi chia tay, gã thấy anh rót 1 cốc rượu đầy, loại cốc Liên Xô. Tưởng rằng anh mời gã, nhưng không phải. Anh ứa nước mắt nói: “Tao bị xơ gan nặng, bác sĩ dặn phải kiêng rượu, nhưng hôm nay tao sẽ uống 1 cốc này để mừng gặp mày. Đợt tới chúng mày về đông đủ thì mấy anh em hàn huyên kỷ niệm quân ngũ và tao sẽ say hết ngày đêm với chúng mày”. Gã khuyên anh đang bệnh thì cố gắng kiêng, nhưng con trai anh bảo: “Từ ngày mẹ con mất, đến hôm nay gặp lại chú thì bố con mới vui vậy đó. Cứ để cụ vui chú ạ”.
Gã chợt thấy dâng lên trong lòng một nỗi buồn và cô đơn khủng khiếp khi chợt nghĩ về thân phận người lính thời hậu chiến và những người ra đi chẳng bao giờ trở về nữa. Gã thầm hứa trong lòng, khi về Hà Nội gã sẽ nấu cao chữa bệnh xơ gan cho anh. Phải, gã sẽ chữa cho anh. Chắc chắn là như vậy, chữa cho một người anh, một người bạn vong niên, trên hết là 1 người lính của sư đoàn 7 bộ binh anh hùng đã trở về từ cõi chết.
P/S: Hai anh em gã vẫn nhớ những câu: “Kò đùi thum thum ôn xà lanh bòng tê muôi bi buôn 1 2 3” và "Ôn ôn đạch kho oi bong mơ...tích tích…”
Viết về mình mà không viết về đồng đội về những người anh em cùng vào sinh ra tử thì quá bạc bẽo. Câu chuyện tới là một đồng đội cùng tổ "Tam tam" với em.

THẰNG LONG “POLPOT”

Tên thật của nó là Đặng Văn Long, sinh năm 1963. Nó được sinh ra và lớn lên tại thành phố Vinh, Nghệ An. Cha nó nguyên là sĩ quan của Công an vũ trang (sau này chuyển sang Bộ quốc phòng và đổi tên thành bộ đội biên phòng). Nó gia nhập quân đội là do lý tưởng muốn phụng sự Đảng và nhà nước cũng như muốn tiếp nối truyền thống gia đình, khác xa với hoàn cảnh nhập ngũ của gã và thằng Đực.

Nghe nó kể lại, cụ tổ nhà nó nguyên là 1 võ tướng dưới trướng của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Khi theo đoàn quân của vua Quang Trung tiến ra Bắc thành để chinh phạt vương triều của Lê Chiêu Thống và chống lại đại quân của Mãn Thanh, lúc đến đất Nghệ An đã để lại 1 giọt máu, nơi khởi thủy cho chi họ Đặng nhà nó. Chính vì vậy mà cha nó đã dạy võ cho nó từ lúc 5 tuổi, cũng như dạy cho nó sự tự hào về truyền thống 1 gia đình con cháu nhà võ tướng của vua Quang Trung từ lúc nó còn bé tẹo. Đến tuổi nhập ngũ nó xin đăng ký vào lực lượng “khọm” (bộ đội đặc công - bộ đội đặc biệt tinh nhuệ).

Trong thời gian huấn luyện ở trường, nó đánh nhau với đồng đội (nguyên nhân vì sao thì không bao giờ nó hé răng và gã cũng chưa bao giờ hỏi nó lý do), nên bị kỷ luật chuyển về 1 đơn vị bộ binh đóng quân tại Việt Nam. Nhưng nó đề đạt nguyện vọng xin đi chiến trường K (lý tưởng + sản mà), cũng do ông già nó nhờ quan hệ thân quen và cũng 1 phần cấp trên thấy tiếc cho 1 thằng có tố chất trinh sát nên chuyển nó sang đại đội trinh sát luồn sâu sư đoàn 7 đang chiến đấu tại mặt trận 479, chiến trường Campuchia.

Nơi có tổ tam tam, mà sau này đã trở thành mái nhà thứ 2 của nó và cả 3 thằng còn lại, nơi chứa đựng nhiều vui buồn, máu và nước mắt của 1 thời chinh chiến. Thằng này có biệt tài để súng AK ở nấc liên thanh nhưng điểm xạ 3 viên một cực chụm. Dù là bia số 4 hay số 7, bắn ngày hay đêm, ở tư thế đứng, nằm hay quỳ nó bắn cực nhanh và cũng cực chính xác, vì lý do đó mà nó mới được điều về trinh sát luồn sâu. Với kiểu AK bắn nhanh của nó, nhiều sĩ quan trong quân đoàn đã qua đào tạo tại các trường lục quân 1, lục quân 2 bị mất thuốc lá khá nhiều với nó khi thách nhau bắn nhanh, bắn chính xác.
Tính nó ít nói, nhưng đã mở mồm thì thâm thúy như nhà nho vậy, y như 1 cụ đồ Nghệ. Tuy ít nói, nhưng nó cũng là thằng cục tính có tiếng (chắc đó là lý do mà nó gây gổ đánh nhau khi còn ở bên “khọm” chăng?).

Cục tính là với người khác, với bộ phận khác, còn đối với anh em trong đại đội trinh sát luồn sâu hoặc trong tổ tam tam thì nó sống rất chan hòa, hết lòng với anh em, ăn ở như bát nước đầy vậy.

Những ngày đầu về tổ, nó luôn trầm ngâm và buồn. Có lẽ, những lúc đó nó nhớ về ngày còn ở bên “khọm”. Vẫn ăn chung, ngủ chung, đi “thám” chung với nhau, nhưng nó vẫn cách biệt, ngại giao tiếp và mở lòng với anh em trong tổ, ít trò chuyện, tâm sự cùng anh em. Cho dù gã và thằng Phú “nhái”, thằng Đực tỉ tê tâm sự, thậm chí khi ngồi nhậu với nhau nó cũng chỉ cười khi mấy thằng gã trêu chọc nó. Nó cứ lầm lỳ như vậy cho đến ngày xảy ra 1 biến cố…

Sáng 1 ngày hạ tuần tháng 5 năm 1985. Hôm đó bầu trời toàn màu mắm tôm, le lói chút nắng vàng như c.ứ.t trẻ con ị bậy, báo hiệu sắp bắt đầu 1 cơn mưa đầu mùa của mùa mưa 1985. Ngay từ sáng sớm, ngủ dậy đã không thấy thằng Long và súng của nó đâu rồi. Chăn màn của nó đã được gấp gọn lại, ba lô quần áo của nó vẫn ở trên giá phía đầu giường. Có lẽ nào nó “bổ quay”, nếu nó “bổ quay” thì phải mang ba lô theo chứ ai lại đi tay không vậy? Cả 3 thằng gã thắc mắc, đặt ra nhiều câu hỏi và không thấy câu trả lời nào khả dĩ để giải thích về sự vắng mặt của thằng Long cả.

Quãng 10h30 lệnh trên tham mưu - tác chiến đưa xuống, tất cả đại đội tập trung điểm danh để nghe phổ biến mệnh lệnh hành quân tác chiến sáng sớm hôm sau. Ba thằng gã nóng ruột mà không biết tìm lý do nào để có thể giải thích về sự vắng mặt của thằng Long. Khi anh Phước, trợ lý tác chiến sư đoàn điểm danh, gọi đến tên ai thì người đó hô “có”, tất cả đều có mặt. Nhưng khi đến tổ của gã, anh gọi đến 3 lần vẫn không thấy thằng Long trả lời. Anh Phước hỏi lý do vắng mặt của thằng Long. Gã nhanh nhảu trả lời, thằng Long đi rừng tháo bẫy nhím đặt chiều qua.

Tuy bất ngờ, nhưng thằng Đực, thằng Phú thấy gã nói vậy thì cũng trả lời đại giống gã luôn. Anh Hòa C phó chính trị cáu lắm, ông ấy cứ đi đi lại lại mồm cứ “đù má…đù má…” suốt.

Anh Kỷ phó tham mưu trưởng sư đoàn lệnh cho tổ gã: “Ba anh ở chung với cậu ta mà không nhắc nhở, để cậu ta coi thường kỷ luật, quân hồi vô phèng. Nếu 12h trưa nay cậu ta không về tôi sẽ cho kỷ luật các anh. Cậu ta về thì báo lên gặp tôi ngay”. Nói thật, kỷ luật thì kỷ luật, mấy thằng gã cóc có ngán. Cùng lắm nằm boong ke cho muỗi đốt và ăn cơm nhạt mấy hôm là cùng, nhưng lo cho bạn thì là thật. Vì lúc đó ở Ek Phnom (Battambang) tàn quân Pot trà trộn trong dân chúng rất nhiều. Thậm chí có những lúc trang bị quân trang, vũ khí cho 1 đại đội người Khmer buổi sáng thì buổi tối chúng kéo hết nhau vào rừng và sau đó dùng đúng vũ khí đó để chống lại quân tình nguyện Việt Nam.

Chỉ lo bạn chiến đấu của mình có thể gặp nguy hiểm khi đi 1 mình, thật sự là lo. Đồng hồ vẫn cứ nhích, 3 thằng gã như ngồi trên đống lửa vậy.
Vào lúc 11h hơn 1 chút, chuẩn bị xuống nhà ăn để ăn trưa thì có thằng nào ở đầu lán hét toáng lên: “Thằng Long về rồi…thằng Long về rồi chúng mày ơi…nó bắt được cả tù binh nè…”. Tất cả trung đội 3 ào ra thì thấy thằng Long đang áp giải 2 thằng lính Pot mặc bà ba đen, chân đi đất về phía nhà bộ tham mưu. Anh em lẽo đẽo chạy theo sau nó, gã và thằng Phú, thằng Đực cũng hòa vào dòng người chạy theo sau.

Sau này thằng Long kể lại câu chuyện rời đơn vị và bắt tù binh của nó. Đêm trước nó nghĩ đến việc 3 thằng trong tổ đi đến đâu cũng kiếm được X`ra (rượu) rủ nó nhậu, chẳng lẽ cứ ăn chực mãi, xấu hổ, chính vì vậy mà hôm sau nó dậy sớm lần mò đi tìm dân bản xứ để hỏi mua rượu (nó nghĩ thật sai lầm, vì mới về tổ nên chưa hiểu nhau. Đã là anh em lính chiến, sống nay chết mai, vào sinh ra tử có nhau thì ai hơi đâu tính toán dăm ba cái lẻ tẻ, đến tính mạng còn chẳng để ý, huống hồ…nhưng tính thằng này nó kì vậy đó).

Nó đang lần mò tìm phum nào ở gần thì gặp 2 thằng lính Pot đang lủi trong rừng, nó thấy dễ ăn nên lao vào quật ngã cả 2 thằng, sau đó lấy dây giày và dây quần đùi trói tay 2 thằng lại để giải về đơn vị (quần đùi K82 của lính thì ngoài chun còn được luồn thêm sợi dây vải, không ngờ lại có tác dụng tốt trong trường hợp này), để chắc ăn nó còn bắt 2 thằng lính Pot cởi giày đi chân đất trên đường đá nhọn để khỏi chạy. Nghe thì có vẻ dễ dàng như ăn xôi gấc, nhưng sau đó lại xảy ra 1 chuyện chấn động sư đoàn và cũng chết tên “Polpot” của nó.

Sau khi hỏi cung mới biết 1 trong 2 thằng là tiểu đoàn trưởng trong sư đoàn 616 của Polpot, thằng còn lại là dạng công vụ kiêm lính hầu. Quân đoàn gọi điện xuống yêu cầu chuyển tù binh lên ngay quân đoàn để khai thác thêm thông tin. Trong lúc chờ xe để áp giải tù binh lên Bộ tư lệnh quân đoàn ở Prasat Bakong (Siem Reap), tạm giao cho đại đội vệ binh canh giữ. Trong lúc 3 vệ binh áp giải tù binh từ nhà của tham mưu về phòng giam của vệ binh, ngang qua sân bóng thì thằng lính hầu tự cởi trói được và bay người quơ tay đạp chân đánh gục 2 trong số 3 vệ binh của sư bộ chỉ bằng vài đòn. Khi nó chuẩn bị “ăn vã” nốt thằng Lự “trố” người Trà Vinh thì anh em trinh sát luồn sâu của trung đội 2 quây lại hạ nốc ao nó. Tuy rằng hạ được nó bằng đòn hội đồng, nhưng lính mình cũng có vài anh sưng mặt, ê người với nó, cái giá không hề rẻ chút nào.


Thì ra thằng này vốn là 1 võ sĩ L`bokator có tên tuổi trong hàng ngũ lính của Polpot. Sau này qua tìm hiểu dân bản xứ, gã và đồng đội mới biết. Campuchia có môn võ cổ truyền cực kỳ lợi hại có tên là L`bokator. L`Bokator sử dụng một loạt các kỹ thuật tấn công bằng cùi chỏ, đầu gối, cánh tay, cẳng chân, đầu. Trong đó, hông và ngón tay có thể được sử dụng để giết người bằng những đòn sát thủ. Hệ thống đòn thế của L`bokator vô cùng đa dạng, trong đó hầu hết các động tác đều được bắt chước theo phong cách chiến đấu của các động vật hoang dã như ngựa, sư tử, rắn, đại bàng, khỉ, voi, cá sấu, vũ nữ Apsara, cua, thậm chí cả vịt. Vì những điểm tương đồng đó nên L`bokator thường bị hiểu nhầm là Muay Thái. L`bokator có rất nhiều chiêu thức bắt chước động vật và có tuyệt kỹ ra đòn khác với Muay Thái. Muay Thái chỉ là võ thuật sử dụng chiêu thức cơ bản của L`bokator như đấm, cùi chỏ, đá và đầu gối, nhưng không bắt chước động vật.
Thằng lính Pot là dạng cao thủ vậy mà bị thằng Long hạ gục, như vậy đủ chứng tỏ trình của thằng Long không phải dạng vừa, không thể coi thường được. Cũng kể từ đó, anh em trong đơn vị nhìn nó với con mắt khác hẳn, ngưỡng mộ cũng có, thân thiện cũng có, tin tưởng cũng có (tất nhiên ngưỡng mộ nó chỉ là chị em thôi). Cũng vì vậy mà không thấy anh Kỷ hay ai nhắc đến chuyện kỷ luật nó và 3 thằng gã nữa. Cũng từ đó tổ tam tam của gã cảm thấy rất yên tâm khi đi “thám” mà có 1 cao thủ võ lâm ở ẩn trong tổ. Câu chuyện thằng Long hạ gục 1 cao thủ L`bokator truyền từ sư đoàn bộ đến các trung đoàn của sư, rồi sau đó lan ra toàn bộ quân đoàn, rồi đến nhiều đơn vị khác của mặt trận 479.


Cũng từ lúc đó nó chết biệt danh Long “Polpot”, cái biệt danh theo nó về đến tận thành phố Vinh khi những thằng lính phục viên, ra quân mà nhà ở Nghệ An - Hà Tĩnh mang về kể ở quê hương trong những lúc trà dư tửu hậu. Khi nó biết chuyện gã, thằng Đực, thằng Phú “nhái” bao che cho nó mà suýt bị kỷ luật, nó cảm động lắm và từ đó trở đi nó sống mở lòng với anh em hơn. Cũng kể từ giờ phút đó 4 thằng gã luôn coi nhau như anh em ruột thịt, coi tổ tam tam như mái nhà thứ 2 của mình, vui buồn có nhau, sướng khổ cũng có nhau…

Nhưng…
Số phận cũng thật nghiệt ngã, khi 1 thằng lính vào sinh ra tử như nó, khi ở chiến trường đạn toàn tránh nó. Vậy mà lại “ra đi” trong 1 sáng sớm mưa bão năm 1994 lúc 4h sáng khi chở rau cho mẹ để kịp buổi chợ sáng. Nó “ra đi” khi chưa biết yêu là gì. Cứ đến ngày 14 tháng 6 hàng năm, ngày hy sinh của thằng Đực là gã lại mua đồ làm lễ để tưởng nhớ đến nó, thằng Đực và Phú “nhái” để cho 3 thằng chúng nó không cảm thấy cô đơn, buồn tủi. Để chúng nó thấy rằng, thằng bạn chiến đấu năm xưa không bao giờ và chưa bao giờ thôi nghĩ về chúng nó với tất cả những gì trân trọng nhất. Để cho chúng nó thấy rằng tổ tam tam vàng năm nào vẫn luôn trong tim gã.

P/S: Thằng Định “mốc” lính ban bảo vệ, phòng chính trị sư đoàn, dân Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa, gọi điện: “Mày viết về vụ thằng L…”chột” đi, đã viết về đời lính thì phải viết hết, xấu tốt gì cũng là chuyện đời lính mà”. Chuyện không hay nên thật lòng gã không muốn viết. Vậy mà thằng Định “mốc” không buông tha cho gã, nó dọa: “Mày mà không viết, lần sau tao ra Hà Nội dell mang nem chua cho mày nữa…”. Nghe nó dọa gã thấy cũng hãi: “Ừ…thôi để tao viết, lần sau ra thì đừng mang nem chua. Nem nhà chúng mày lá chuối nhiều hơn thịt. Cứ mang cho tao cua bể mà dân Nga Sơn nhà mày đang nuôi là được rồi ”. Vâng, theo yêu cầu của mấy thằng bạn chiến đấu Hoa Thanh Quế, Hoa Thanh Táo gã sẽ viết về chuyện QUÂN TA ĐÁNH QUÂN MÌNH vào 1 ngày gần nhất.
Kể về thằng Long Polpot mà không kể tớthằng Hà “đen” thì khá thiếu sót, tuy nó không cùng chung tổ tam tam với gã nhưng lại rất hay được nhắc đến trong những lần anh em hội ngộ.

LƯƠN XANH

Trong cuộc đời gã, nhiều lần bước chân lãng du đã đưa gã về với xứ Quảng - Đà. Những món ăn của vùng đất đó như mỳ Quảng, Cao Lầu, cơm gà Tam Kỳ… gã đã ăn nhiều lần. Nhưng ở sâu trong tâm khảm gã vẫn luôn khắc ghi 1 món ngon, có thể là gọi là 1 trong những món đặc sản ngon nhất mà gã đã được thưởng thức. Đó là món lươn xanh, một món ăn hết sức dân dã mà thật sự để lại nhiều ấn tượng.

Khi còn huấn luyện tại Việt Nam gã nghe lỏm mấy C, D trưởng nói với nhau không để tụ tập dân 1 tỉnh vào cùng 1 đơn vị. Để tránh lính tráng phân biệt vùng miền, kì thị tỉnh này với tỉnh khác. Ví dụ như B (trung đội) nào có lính Nam Định thì không thể nhốt chung mấy ông Hải Phòng. B nào có nhiều lính Hà Nội thì tránh lính Thanh Hóa, để chung khó mà sống yên ổn. Nhưng khi sang đến chiến trường Campot, đối mặt với sự sống chết từng ngày, từng giờ thì những tư tưởng kỳ thị vùng miền đã không còn nữa. Tất cả đều thương yêu nhau như anh em ruột thịt. Tất cả các rào cản vùng miền đã bị chiến tranh binh lửa xóa nhòa, chỉ còn lại tình anh em sinh tử nơi trận mạc.

Trong đại đội trinh sát luồn sâu của Sư đoàn 7 lúc đó có thằng Hà “đen”, dân Hòa Vang tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (lúc đó chưa tách tỉnh). Gọi đại đội cho oai, chứ thật ra có hơn năm chục mống, thì ban chỉ huy đại đội và liên lạc đã chiếm mất 6 “bố” rồi. Nói về thằng Hà “đen”, “đen” không phải do nước da mà “đen” do số. Người khác ngủ gật trong lúc gác đêm thì không sao, nhưng cứ đến ca nó thì lần nào cũng bị tóm “dính”. Ngủ gật trong lúc gác là chuyện bình thường, vì lúc đó thằng nào cũng chỉ 18-19 tuổi, đang tuổi ăn tuổi ngủ cả, tránh sao được.

Nhưng riêng chuyện bắt lươn thì nó đúng là số zách, đỏ chứ không đen. Nó chỉ cần ra suối 1 lúc, khi quay về kiểu gì cũng có vài con lươn đã được làm sạch và vài quả chuối hoang cùng ít rau dại cho anh em trong C có bữa tươi. Nó kể, quê nó có món lươn xanh, ăn ngon lắm, coi như đặc sản vùng nhà nó. Nghe nó nói mấy thằng lính thành phố như gã há hốc mồm nghe nó tả, nhưng mấy thằng lính vùng quê cãi: Làm mẹ gì có lươn xanh, chỉ có lươn nghệ, lươn cát, chỉ giỏi tào lao. Nhưng nó khẳng định là có. Tô cháo nghi ngút khói bổng xanh biếc ra khi thả mớ cải xắt nhỏ, rồi chợt ửng hẳn lên khi nung núc từng miếng lươn vàng cong cong rớm mỡ xúm xít để vào. Bẻ rùm rụm cái bánh tráng nướng, chan tý nước mắm rin... từng muỗng cháo bần bật liền, ui, nó thoang thoảng mùi lúa quê, beo béo thơm ngọt vị lươn nghệ, cay nồng của cải xanh... cắn thêm miếng ớt... lại lên muỗng khác, liên tục và liên tục...Nghe nó kể mà mấy thằng gã nuốt nước miếng ừng ực, đói, đói vàng mắt nên chỉ nghe cũng đã thấy ngon rồi. Kết thúc câu chuyện nó hứa: Khi mô ra quân thì chúng mày về nhà tau, mạ tau sẽ làm cho chúng mày món lươn xanh ăn chán thì thôi.

Nhưng tất cả những điều đó chẳng bao giờ thành hiện thực.

Trong 1 buổi chiều mưa tại nhà ăn, trước lúc lên đường cho chuyến trinh sát đêm, từ phum Thếch cách bến phà Nếch Luông hướng về Nông Pênh 120km. Chị nuôi cho thêm bọn gã mấy miếng thịt kèm câu dặn dò thương xót: Ăn thêm cơm đi các em, ăn để lấy sức mà đi xuyên đêm, mai về chị nấu cháo đỗ xanh bồi dưỡng nha mấy đứa. (Thường ngày chị đối với mấy thằng lính C trinh sát rất tốt. Chị thương mấy đứa như em út trong nhà vậy, nhất là mấy thằng trinh sát, lúc nào cũng đi đầu tiên và về cuối cùng).

Chẳng hiểu sao thằng Hà “đen” bật ra câu: Ăn nhiều để rồi chết…Anh Hòa C phó chính trị, người Vĩnh Long trợn mắt lên: Đù má cái thằng, sắp vô trận mà mi nói gì mà gở quá. Thằng Hà nhe răng cười và lầu bầu câu gì đó. Mấy thằng bọn gã cũng tủm tỉm cười, chẳng ai để vào đầu câu nói của nó...

Đêm đó, lúc hơn 2h sáng có tiếng súng nổ rền phía rừng, cách phum 1 đoạn. Cả C thấy nóng ruột, không hiểu có chuyện gì xảy ra với tổ “tam tam” của thằng Hà “đen”. Quãng 8h sáng có người dưới tiểu đoàn 3 của trung đoàn pháo binh 210 lên sư bộ nói lại là có 3 lính của mình bị phục kích. Hai thằng nằm tại chỗ, còn 1 thằng đưa về đến phẫu cũng ra đi sau nửa tiếng vì mất nhiều máu. Thằng bị thương và ra đi cuối cùng là thằng Tấn người Quảng Bình, 2 thằng “đi” luôn là Hà “đen” và thằng Hải “để đấy” người Thường Xuân, Thanh Hóa.

Trưa đó, dưới nhà ăn, C trinh sát ngồi nhìn vào chỗ 3 thằng chúng nó ngồi, chỗ đó vắng lạnh với 3 bát cơm và 3 đôi đũa. Ba thằng tổ “tam tam” đã ra đi và không bao giờ trở về nữa. Chúng nó ra đi khi còn chưa biết bàn tay con gái mềm hay cứng, ngoại trừ bàn tay chai sạn của mẹ chúng nó, bàn tay chai sạn của chị nuôi thỉnh thoảng dúi thêm cho mấy thằng em miếng cơm cháy cuối nồi. Mắt thằng nào cũng ầng ậc nước, miếng cơm khô trong cổ, không thể nuốt nổi.

Các ông nhà văn, nhà báo và những thằng lính “kiểng”, lính “văn phòng” hay nói theo kiểu định hướng, dẫn dắt: Chai sạn trong chiến tranh…nỗi đau hóa đá…nén chặt nỗi đau…Xin các bố, hãy nói cho thật, dù chỉ 1 lần, 1 lần thôi. Là con người, nhưng lính chiến không vô cảm trước cái chết của đồng đội đâu, đau lắm, xót lắm, khóc nhiều lắm. Gỗ đá đâu mà không biết thương đồng đội. Đừng tạo hình tượng người đàn ông không biết khóc, đừng tạo hình người lính chiến là phải can trường, không được ủy mị. Các vị cứ đi vào sinh tử chiến trường thì sẽ thấy, nước mắt đàn ông có rơi đó, nó cũng có vị mặn như bất cứ người nào khi khóc thôi, thậm chí trong đó có cả vị tanh của máu nữa cơ...
Chiến tranh kết thúc. Tạm biệt đất nước Chùa Tháp với những người dân hiền hòa, chất phát. Nơi mà bao giọt máu, mồ hôi của bạn bè, đồng đội đã thấm đậm trên những địa danh của đất nước này, bao kỉ niệm đồng cam cộng khổ, dìu nhau, cáng nhau, chia nhau giọt nước, điếu thuốc, viên đạn, những đêm ôm nhau nằm ngủ tại trận địa để vơi đi những nỗi nhớ nhung về đất mẹ, vơi đi cơn sốt rét rừng quái ác, những lần chia tay bạn bè hoàn thành nghĩa vụ về cố hương, những lần tiễn biệt đồng đội ra đi mãi mãi…. Thế hệ của gã cũng dần dần giã từ binh nghiệp. Chiến tranh đã lùi xa, cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đã trở về Tổ quốc, nhiều người phát triển lên sĩ quan cao cấp, tướng lĩnh, nhiều người chuyển sang các lĩnh vực khác, nhiều người quay về với cuộc sống đời thường, hàng vạn người bị thương tật và hàng vạn liệt sĩ được qui tụ về các nghĩa trang trên mọi miền Tổ quốc, có nhiều người còn mất tích nằm mãi ở đất bạn tận vùng biên giới xa xôi. Nhưng gã và những thằng lính C trinh sát, sư 7 bộ binh mãi mãi nhớ về hương vị món lươn xanh dù chưa bao giờ được thưởng thức.

Yêu lắm, nhớ lắm món lươn xanh xứ Quảng – Đà

Như đã biên từ câu chuyện NGƯỜI CHẾT TRỞ VỀ, sau cuộc hội ngộ đầy bất ngờ này điện thoại của gã và mấy anh em hoạt động hết công suất. Và một tháng sau:

HỒI ỨC NGÀY GẶP MẶT

Sau những cái ôm thật chặt, chặt đến nghẹt thở, những cái bắt tay, lắc người nhau là những giọt nước mắt, những nụ cười, những kỷ niệm buồn vui tràn ra theo từng dòng hồi ức, những câu chuyện không đầu không cuối. Tranh nhau kể, tranh nhau nói, tranh nhau nhắc lại những trận chiến, những địa danh, những vùng đất, những cánh rừng, những con suối, những con người.

Khi ai nhắc lại 1 câu chuyện, 1 trận đánh. Nếu có quên 1 vài chi tiết nhỏ như những mốc thời gian, ngày tháng hoặc địa danh thì sẽ được người khác nhắc “bài” luôn. Lúc đó lại “ồ…à…tao quên…lâu quá rồi mày…”. Cả mảnh sân rộng sau nhà anh Hữu được trải những tấm nylon, phía trên thì trải chiếu đầy nghẹt anh em cựu chiến binh của sư đoàn 7 bộ binh giai đoạn 1983-1989 hiện đang sinh sống và làm việc từ Hà Tĩnh trở ra.

Trong số anh em đó, có người gã biết, có người chỉ nhớ mặt mà không nhớ tên, cũng có người lần đầu tiên mới gặp, nhưng đã như quen nhau từ lâu lắm rồi. Tất cả coi nhau như người nhà được kết nối qua sợi dây LÍNH SƯ ĐOÀN 7- QUÂN ĐOÀN 4, sư đoàn đã 2 lần được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, một sư đoàn chủ lực trong đội hình quân đoàn 4.

Từ tít trong cùng, thằng Hà “thằn lằn”, nguyên liên lạc viên của đại đội trinh sát luồn sâu vẫy tay gọi gã rối rít. Lâu rồi không gặp, độ này thấy nó phát tướng, cán bộ có khác. Nó vồn vã hỏi thăm thằng Cơ “trắng” người Hải Phòng, gã lắc đầu. Vì từ khi thằng Cơ định cư ở Canada rồi sang Anh, gã chưa bao giờ có tin tức về thằng Cơ. Trước lúc lên đường sang bển, thằng Cơ có lên Hà Nội tìm gã nhưng tìm sai phố, vì có 2 phố đều có chữ Tr… ở đầu, nó thì chẳng nhớ nhà gã ở phố nào (cái thằng vô duyên), việc đó mãi sau này gã về Hải Phòng mới được nghe Cu.N, anh họ nó kể lại.

Thằng Hà hỏi thăm thằng Cơ là có nguyên nhân. Ngày ra quân, thằng Hà về nhà ở Hà Giang với cái ba lô lép kẹp giống như bao người lính khác sau khi rời trận mạc trở về mái nhà xưa. Nhà thằng Hà “thằn lằn” nghèo lắm, nghèo hơn cả những người nghèo nhất của vùng đất Mèo Vạc xa xôi đó. Nhờ có thằng Cơ “trắng” mà thằng Hà “thằn lằn” có chút tiền chữa bệnh cho bố nó và sửa lại cái mái nhà dột hơn nhà chị Dậu. Lần nào gặp nhau, thằng Hà cũng hỏi thăm thằng Cơ. Lần nào cũng kể lại chuyện cũ và luôn tỏ ý cám ơn gã với thằng Cơ. Thật ra là thằng Cơ “trắng” giúp thằng Hà, gã chỉ là người ăn theo thôi.

Tháng 4 năm 1985, khi sư đoàn bộ sư đoàn 7 đang trú quân tại Nokriem, một phum nhỏ có chừng hai chục nóc nhà, nằm sát cánh rừng già, cách Pailin 80km về hướng Đông Bắc. Cách đó độ 1km về bên trái cánh rừng là nơi đóng quân của C6, D1, E209. Hôm đó là 1 ngày nắng nóng ngay từ sáng sớm, trời không có chút gợn mây và gió nào. Lúc đó tầm hơn 9h sáng, các anh chị nuôi đang vo gạo, rửa rau thì có tiếng AK, RPD, RPK, M79 và RPG-7 nố dữ dội phía C6. Tất cả, từ anh chị nuôi, đến y tá, thông tin, vận tải, vệ binh…ôm súng nhao về các hố chiến đấu cá nhân được đào xung quanh nơi đóng quân và chờ đợi.

Anh Phước trợ lý tác chiến sư đoàn, người Bến Tre chạy từ đâu xuống nơi đại đội trinh sát luồn sâu thông báo vắn tắt: “Bọn Pot đang úp C6, tổ 2 và 4 sang trước chi viện và đánh lạc hướng, không cho chúng phát hiện nơi đóng quân của sư bộ. Kéo chúng ra xa, càng xa càng tốt. Sư bộ sẽ phái thêm người yểm trợ sau”....
Lúc đó đại đội trinh sát luồn sâu đi “thám” gần hết, ở nhà chỉ còn có trung đội 1 và 1 phần của trung đội 3. Tổ 2 của thằng Cơ và tổ 4 của gã được tung vào trận. Do tổ của gã là tổ tam tam vàng, 1 trong hai tổ thiện chiến nhất của đại đội trinh sát luồn sâu (khi đó thằng Long “Polpot” chưa được điều về tổ 4 của gã). Thời khắc nguy ngập để tránh bị lộ vị trí đóng quân của sư bộ nên Tham mưu - Tác chiến quyết định tung 1 trong 2 tổ thiện chiến nhất sang chi viện cho C6, đồng thời đánh lạc hướng, không cho bọn Pot tiến gần đến nơi đóng quân của sư bộ.

Hai tổ vọt nhanh về hướng C6, tổ thằng Cơ bên trái và tổ gã bên phải. Vận động qua đám cỏ lau cao quá đầu người, chỉ còn cách lán đầu tiên của C6 độ 25-30m thì thấy thằng Cơ nằm gục bên đường, máu chảy ướt khoảng đất nó nằm, nó bị mảnh B41 tiện ngang chân trái, lòi cả đoạn xương vừa hồng vừa trắng ra ngoài. Thằng Đực hét lên: “Tao vào C6, hai thằng chúng mày khiêng nó về phẫu đi”. Nói xong nó co cẳng chạy thẳng, không ai kịp phản ứng. Thằng Phú “nhái” xé áo quấn chân thằng Cơ lại. Gã ghé vai để thằng Phú xốc thằng Cơ lên cho gã cõng.

Phía sau, nơi C6 có tiếng hô xung phong bằng tiếng Miên của bọn lính Pot, tiếng hô rất gần. Thằng Phú bảo: “Mày đưa thằng Cơ về, tao quay lại xem sao…”, mồm nói, chân chạy luôn. Đúng lúc đó có 2 quả đạn pháo nổ chát chúa ngay gần chỗ gã và thằng Cơ đứng. Sức ép của quả đạn hất gã và thằng Cơ ngã xuống 2 bên, bụi đất mù lên, bay cả vào mồm vào mũi. Hai khẩu AKMS của gã và thằng Cơ văng ngay đâu đó. Chưa tan khói bụi thì 3 thằng lính Pot áo đen, cổ quấn khăn Cà-ma (Krama) như độn thổ từ dưới đất lao đến.

Chúng nó lao đến mà không nổ súng, chắc định “bắt lưỡi”. Một thằng lao vào thằng Cơ đang nằm dưới đất, 2 thằng lao vào gã. Gã với tay xuống rút con dao lê 5 tác dụng phi thẳng vào thằng chạy đầu, nó chạy thêm mấy bước theo quán tính rồi gục xuống. Thằng kia thấy vậy chĩa khẩu AK về phía gã và bóp cò. Lúc đó người gã cứng đờ như hóa đá, lần đầu tiên trong đời có người chĩa súng về phía mình mà bắn. Thật sự khiếp đảm, tim gã muốn vọt ra ngoài, máu thì như đông lại…“cạch…”. Một tiếng khô khốc vang lên…súng kẹt đạn…
giữa sự sống và cái chết, gã lao nhanh về phía thằng Pot, 1 tay đỡ nòng súng lên, tay còn lại chộp vào sát tay cầm cò của thằng Pot và gạt ngón tay vào nấc an toàn, chân thì lên 1 đòn vào hạ bộ. Thằng Pot đau quá, khuỵu chân xuống là gã đoạt luôn khẩu AK của nó. Gã bật cây lê 3 cạnh lên và xiên cho thằng Pot 1 xiên ngập đến tận đốc lê. Tiếp đến gã quay lại thấy thằng Pot đang bóp cổ thằng Cơ, gã phi nhanh lại và cắm cây 3 cạnh vào lưng thằng Pot, vừa cắm vừa xoay…vừa cắm vừa xoay…

Ai qua lính chiến sẽ hiểu, sự sát thương của lưỡi lê 3 cạnh khủng khiếp hơn lê lá lúa và lê 5 tác dụng như thế nào, nhất là khi cắm vào rồi xoáy. Gã xiên như thằng điên, đến khi thằng Cơ kéo chân gã mới chợt sực tỉnh. Buông súng xuống gã ngồi thở không ra hơi. Điều may mắn là loại AK do Tầu chế tạo nên mới kẹt đạn “phò phạch” như vậy, nếu là súng của Nga Xô thì chắc hôm nay gã không còn ngồi đây để gõ những dòng chữ này. Thêm nữa là súng AK Tầu thường lắp lê 3 cạnh và là loại cố định, không tháo rời được như AK của Nga Xô hoặc phiên bản của Đức. Lính trinh sát luồn sâu và đặc công của Vietnam do dùng AKMS - báng gấp, ngoài ra do đặc thù tác chiến của binh chủng là cận chiến và tuyệt đối tránh nổ súng trong mọi trường hợp nếu không cần thiết, vì vậy mà lính trinh sát luồn sâu và đặc công chỉ đeo dao lê mà hiếm khi lắp lê vào súng như lính trinh sát tầm gần hay trinh sát pháo binh.

Nhờ có vậy mà gã mới có màn phi dao để gã cùng thằng Cơ thoát được cái chết trong gang tấc…Câu khẩu hiệu: “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu” thật sự đúng với cá nhân gã, khi gã có thể phi dao bằng cả 2 tay và trong mọi tư thế khi thực hành huấn luyện cận chiến với dao găm tại trường Hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu tại Sơn Tây.


Một tuần sau khi đưa được thằng Cơ về phẫu, gã được tuyên dương thành tích dũng cảm trong việc diệt 3 thằng Pot để cứu thương binh abc…Việc này sau đó được đưa lên báo “Bến Tre” của quân đoàn. Thằng Quân “nhăn” bên tuyên huấn nhận báo về và đưa cho gã đọc. Đọc xong mà gã thấy xấu hổ quá, cảm thấy báo viết về ai đó chứ không phải gã, mô tả gã như một người hùng của chiến trận (lúc đó chưa có từ “siêu nhân”). Đơn giản, trên chiến trường, mình không giết nó thì nó sẽ giết mình và thằng nào nhanh hơn thằng đó sẽ sống, đấy chỉ là bản năng tự vệ của con người giữa sự sống và cái chết, bản năng sinh tồn mà thôi. Mọi người ai cũng hiểu, nhưng cũng vì chuyện đó mà anh em trêu đùa gã suốt…


Sau đó thằng Cơ được đưa về Việt Nam và cho xuất ngũ. Năm 1989 ra quân thì cuối năm 1990 gã về Hải Phong thăm thằng Cơ. Nó đi học lại và đã tốt nghiệp trường đại học giao thông vận tải. Gặp lại nhau thằng Cơ vui lắm, nó kéo gã ra 1 quán nhậu trên đường Hoàng Diệu, gần chỗ đường vào cảng Hải Phòng (gã quên mất tên quán rồi). Hôm đó có cả anh họ nó, 1 người có tên tuổi tại đất Hải Phòng tên C... nhà ở Lạch Tray (sau này anh ta bị kết án tử hình trong 1 vụ án). Trong số anh em họ nhà anh ta thì anh ấy quý nhất thằng Cơ.
Bởi vì nó hiền lành, học giỏi, là thương binh nhưng rất có chí. Biết gã là bạn chiến đấu của thằng em họ yêu quí ở chiến trường K, anh ấy tặng gã 1 chiếc xe mini Nhật và đôi dép kẹp (dép tông) màu vàng dày phải đến 5-7 phân chứ không ít. Gã không dám nhận vì sợ. Thứ nhất là sợ chiếc xe đó có từ đồng tiền không sạch, thứ hai, chiếc xe mini Nhật thời điểm đó rất đắt tiền, đáng giá cả chỉ vàng. Nhưng từ chối không khéo có thể làm cho anh ta, 1 trùm giang hồ phật ý thì cũng không hay. Thằng Cơ nâng chai bia Vạn Lực của Tầu lên, nhìn gã nháy mắt rồi gật đầu như thầm nói “mày cứ nhận đi”. Gã nhận chiếc xe và đôi dép mà chẳng biết xử lý sao. Vì đời gã từ bé đến tận bây giờ, năm 20.. có bao giờ đi dép kẹp đâu! Chiếc xe sau đó được giao lại cho thằng Cơ và nó đã bán đi để lấy tiền giúp cho thằng Hà “thằn lằn”. Đó là lý do mà thằng Hà “thằn lằn” luôn nhắc đến thằng Cơ và gã trong mọi câu chuyện, trong mọi lần họp mặt với tất cả sự chân thành, ngưỡng mộ…


Anh Hữu rót 1 cốc rượu đầy: “Nào…anh em ta những người còn sống hãy uống chung cốc này để tưởng nhớ những người anh em đồng đội của chúng ta đã ra đi không trở về”. Thằng Bình “phân lân” xin có ý kiến: “Anh em chúng ta còn trở về được, hôm nay nhân dịp này chúng ta cùng làm lễ tưởng nhớ đến những người đã ngã xuống. Thằng Nam “chẫu” biết cúng nên sẽ chịu trách nhiệm vấn đề cúng. Còn mọi người ghi tên những người mất ra tờ giấy để thằng Nam khấn mời anh em về chung vui”. Mỗi người 1 việc, chỉ nhoáng cái ban thờ đã được bầy ra giữa sân sau của nhà anh Hữu. Gã thắp 3 nén nhang cắm vào bát gạo giữa bàn rồi thành kính đọc tên từng người trên giấy. Mùi hương quế thoảng bay trong sự oi nồng của cái nắng đầu hè…Khi đọc đến tên thằng Đực thì tự dưng gã thấy lạnh sống lưng, rồi 3 que nhang trên bàn tự dưng cháy thành ngọn lửa.....

Gã và mọi người đều tin rằng các đồng đội linh thiêng đã về đây cùng gã và những người anh em vào sinh ra tử nơi trận mạc ngày nào. Về để chứng kiến giây phút thiêng liêng của những người đồng đội 1 thời chung chiến hào chia nhau từng điếu thuốc, từng mẩu lương khô, từng ngụm nước. Về để biết rằng anh em không bao giờ quên những người đồng đội đã mãi mãi ra đi, không bao giờ trở về…Gã ngước mặt lên trời và buông 1 tiếng thở dài…


P/S: Tiếc rằng buổi gặp mặt có 1 số anh em hiện vẫn còn đang công tác ở những cơ quan và vị trí nhạy cảm nên không thể đưa những tấm hình chụp chung lên mạng xã hội được, để tránh trường hợp như "Thánh rắc muối". Mấy thằng an ủi: “Công việc của bọn tao là vậy, mày thông cảm và đừng giận…”. Gã thông cảm và cũng không giận, vì miếng cơm manh áo, vì cái ghế ngồi mà thôi. Nhưng thật sự gã thấy hụt hẫng ít nhiều trong lòng…

Thôi thì không đưa được bức ảnh ngày gặp mặt, em đưa bức ảnh chụp bên K, cùng thiếu nữ Cam. Có bác có nhận ra em trên hình không



Hôm nay em có tí "Bỗng", nhưng có một mợ vẫn thức và cùng bác DurexXL động viên. Lại có dính đến mợ, em sẽ biên về câu chuyện một người CHỊ với biệt danh "CHỊ CẢ TRUNG ĐOÀN" của bọn em.
Trước khi viết, em thằng Nam "Chẫu" xin gửi (Một nén tâm nhang gửi về chị của em, trung tá quân y Vũ Trần Bích Loan. Khánh Vĩnh - Khánh Hòa. Do dịch bệnh nên em của chị đã không thể về thắp cho chị yêu của em một nén nhang nhân ngày giỗ đầu của chị. Chị hãy đại lượng với em chị nha. Cầu mong chị siêu thoát nơi miền cực lạc. Mãi mãi là em, là bạn chiến đấu của chị)

Chị về cạn chén thanh xuân
Nồng cay mấy giọt gian truân cuộc đời

Sương đêm ướt lạnh bờ môi
Phố khuya loang vết trăng rơi bên đường

Chị về gói lại câu thương
Đem chôn cuối nẻo dặm trường truân chuyên

Trách ai buông lái lệch thuyền
Bơ vơ sóng đẩy về miền không nhau

Chị về cười với niềm đau
Xuân xanh bỏ mặc mái đầu mà đi

Tuổi ơi tuổi khóc thương gì
Thu hoen lệ ướt đôi mi thật buồn

Bao mùa hoa cải rụng bông
Chị về lại bến không chồng năm xưa .....


Hôm đó, một ngày đầu tháng 6 của năm 2019 với ánh nắng đầu hè, tuy không gay gắt nhưng tạo cho con người thấy mỏi mệt với nắng mới. Gã, một kẻ ăn mày dĩ vãng đang trên đường rong ruổi từ Hà Nội đi Điện Biên với con Dream già cỗi gần 30 năm tuổi của gã. Chợt tiếng điện thoại di động vang lên điệu nhạc được cài đặt riêng cho các cuộc gọi của các cựu chiến binh sư 7 bộ binh.

Gã ghé con la già sát vệ đường, nheo mắt cho khỏi chói nắng và đọc tên người gọi: Quang “ngố”. Quang “ngố” người Hải Dương nguyên lính vệ binh sư 7 bộ binh tại chiến trường Campot từ năm 1985-1989, sau khi ra quân thì công tác bên ngành lâm nghiệp. Gọi là “ngố” vì thằng này có tật nói lắp, nhất là khi hồi hộp hoặc có công chuyện gì đó. Những lần như thế, chờ nó nói được 1 câu để người đối diện hiểu được phải mất mấy phút, bực cả cái cửa mình. Giọng Quang “ngố” vừa phấn khích vừa hồi hộp. Như mọi lần, nó lắp bắp mấy lần thì gã mới hiểu: “Nam ơi! Tao đang ở Khánh Hòa, tao tìm được chị Loan mày ơi…”...

Khi nghe và hiểu được Quang “ngố” nói gì thì tai gã ù đi, cổ họng gã khô lại, lời nói của gã lúc đó cũng tự nhiên lắp bắp hệt như thằng Quang “ngố” vậy. Sững sờ mất mấy giây, giọng nghẹn lại gã hỏi: “Thật không? Mày đừng có đùa nha”. Thằng Quang không trả lời mà đưa máy cho người bên cạnh. Tiếng một người phụ nữ miền Nam có chất giọng hơi thanh vang lên: “Nam hả em…?”,

chỉ có vậy rồi 1 tiếng nấc nghẹn vang lên trong máy. Ôi, giọng nói này trong mơ gã cũng ước được nghe lại, dù chỉ trong mơ. Lúc đó 2 chị em trao đổi với nhau mấy câu, chẳng có đầu có đuôi gì cả, gã cũng chẳng nhớ mình đã nói gì và chị nói gì nữa. Chỉ biết rằng khi buông máy thì nước mắt gã đã trào ra, trời đất như chao đảo, gã phải ngồi thụp xuống, móc thuốc ra hút cho tĩnh tâm. Sau khi bình tĩnh, gã bấm số gọi điện cho những thằng bạn lính cùng đơn vị, cùng thời gian ở mặt trận 479 để hẹn nhau bay vào Nha Trang - Khánh Hòa...

Mùa mưa năm 1986, sư đoàn 7 của gã vận động hành tiến truy kích tàn quân Polpot từ Battambang về phía Pailin sát biên giới Thái Lan. Sau 3 ngày 2 đêm đi trinh sát khu vực xung quanh thị xã Pailin về. Trên đường trở về gã lên cơn sốt rét, người lúc nóng, lúc lạnh, nhìn cái gì cũng thấy mờ mờ ảo ảo. Đang đi thì tổ trinh sát luồn sâu của gã bất ngờ đụng độ với 1 nhóm tàn quân Polpot khi còn cách trung đoàn bộ của trung đoàn 141 độ 2km. Cuộc tao ngộ chiến này thật không cân sức khi tổ của gã với 4 súng AKMS đối đầu với lực lượng tàn quân Polpot đông hơn, hỏa lực mạnh hơn. Đang lúc căng thẳng thì bên cánh trái có tiếng rít của những luồng đạn AK cực căng vào giữa đội hình của địch. Đám tàn quân Polpot tán loạn chạy, lúc đó gã thấy trời đất quay cuồng và lả đi...
Trong cơn nửa tỉnh, nửa mê gã vẫn biết là có người nào đó đang dìu gã đi. Sau đó thì gã lịm đi. Khi tỉnh dậy thì gã thấy mình nằm trên giường, trong 1 căn lán bưng tre nứa, có mái lợp bằng lá thốt nốt màu vẫn còn tươi.
Sau này gã được nghe kể, khi tổ của gã đụng với đám tàn quân Polpot, thì cũng là lúc có nhóm quân y và anh nuôi của trung đoàn 141 đi tìm rau rừng và cây thuốc ngang qua nên đã nổ súng trợ chiến. Những ngày dưỡng bệnh tại E 141, gã được chị chăm sóc hết sức tận tình, từ hớp cháo, miếng nước. Thậm chí tất cả quần áo trong ngoài của gã cũng được bàn tay chị giặt giũ sạch sẽ, vá mạng lại những chỗ rách.

Chị, người con gái miền biển Nha Trang với mái tóc dài ngang lưng và nước da trắng hồng. Chị thật đẹp, cái đẹp tiêu biểu của người con gái Nam bộ. Thời gian rảnh, chị cũng thường hay đi rừng để tìm cây cỏ thảo dược để chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ của E. Gã cũng thỉnh thoảng sang xem chị châm cứu chữa bệnh cho anh em trong đơn vị. Bản thân gã cũng được chị tìm cây cỏ chữa cho gã bệnh sốt rét rừng. Quan sát cách chị chữa bệnh và các loại cây cỏ chị hái từ rừng về làm thuốc, tự dưng gã thấy châm cứu, bốc thuốc thật là hay. Vô tình hay cơ duyên thì gã chẳng lý giải và cũng chẳng muốn lý giải làm đếch gì cho mệt óc. Chị chính là người đã truyền lửa và dạy cho gã những bài vỡ lòng về y học cổ truyền bằng các bài giảng đơn sơ nhưng hết sức hữu dụng cũng như tính thực tiễn cao trong khói lửa chiến tranh.

Nhiều, rất nhiều các cán bộ, chiến sĩ của E 141 đã được chị cứu chữa chỉ bằng cây cỏ lá rừng và xoa bóp bấm huyệt. Chị trở thành người nổi tiếng của trung đoàn với biệt danh thân thương CHỊ CẢ TRUNG ĐOÀN. Đến mức nhiều khi mọi người quên cả tên ba má đã đặt cho chị mà chỉ gọi chị bằng biệt danh, thậm chí đến E bộ 141 chỉ cần nói đến biệt danh của chị là ai cũng biết và kể những câu chuyện hết sức chân tình, mộc mạc về chị.

Sau khi bình phục gã lại quay về đơn vị cũ. Thi thoảng chị từ dưới trung đoàn lên sư bộ họp, hai chị em lại gặp nhau tâm sự những buồn vui chiến trường. Chị cũng đã từng yêu và được yêu. Anh ấy là lính quân báo trên Bộ tư lệnh quân đoàn 4, cùng quân đoàn với 2 chị em gã. Nhưng chiến tranh đã lấy đi tình yêu đầu đời của chị khi anh hy sinh vì 1 quả đạn pháo mồ côi ngay khi quân đoàn được điều về mặt trận 479...
Từ đó chị khép chặt cửa lòng, cho dù không ít sĩ quan trẻ và đẹp trai muốn được làm người trong mộng của chị.
Đầu năm 1988 khi trung đoàn 141 tiến sát về phía biên giới Thái Lan thì chị bị thương và được chuyển về tuyến sau. Từ đó cho đến khi quân tình nguyện Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia, gã vẫn chưa thể gặp lại chị dù đã dò hỏi tin tức ở tất cả những nơi gã có thể hỏi thăm mà vẫn bặt vô âm tín.

Ra quân gã và bạn bè ở E 141 tiếp tục tìm kiếm các thông tin về chị theo những gì chị kể lại. Miền đất Nha Trang - Khánh Hòa cũng đâu có rộng vậy mà bóng chim tăm cá, không một ai biết về người nữ cựu chiến binh của trung đoàn 141, sư đoàn 7 anh hùng.
Chỉ đến khi Quang “ngố” tình cờ gặp được chị khi đi kiểm tra rừng được giao cho các hộ dân ở Khánh Hòa thì gã và các cựu chiến binh của E141 mới tìm được chị. Lúc mấy chị em gặp nhau, nếu chị không lên tiếng thì chẳng ai có thể nhận ra người đứng trước mắt là chị, người nữ quân y đẹp nức tiếng sư đoàn 7 bộ binh, giai đoạn những năm 80-90 của thế kỷ trước.
Tóc chị xác xơ, người gầy nhỏ, mắt hơi bị lồi ra ngoài do bị khối u trong não chèn ép, nhìn chị thật thương.
Mắt chị không còn nhìn được rõ, chị nắm tay từng thằng em sờ đầu, sờ mặt, nắn tay chân như để xem mấy thằng em của chị có thằng nào bị què cụt gì không, có lành lặn khi từ chiến trường trở về không.
Chị cầm tay đứa nào thì đứa đó tự xưng tên là chị nhớ ngay, chị hỏi han công việc, gia đình, cuộc sống của những thằng em như chưa hề có sự chia xa 31 năm mới được gặp lại...

Trước kia chị nhận nuôi 1 bé gái bị bỏ rơi, nuôi từ lúc 3 tháng tuổi, vẫn còn đỏ hỏn. Khi lớn biết được gia đình thật sự của mình nó đã bỏ chị để đi tìm lại gia đình của mình, đôi lúc về thăm chị.
Vậy mà khi biết chị bị bệnh thì nó bỏ đi luôn, không thèm đoái hoài đến người mẹ “công sinh không bằng công dưỡng”, không 1 lời hỏi thăm làm chị suy sụp hẳn.
Nó tìm lại được gia đình, đó cũng là điều mừng cho nó, nhưng bỏ đi hẳn, không quan tâm đến người đã vì nó mà chịu bao vất vả nuôi nó ăn học thành tài, để bây giờ nó thành đạt, là người có địa vị trong xã hội thì quả thật là quá bạc bẽo....
Thỉnh thoảng trên mạng có những dòng stt vui vui giữa cánh đàn ông về Sugar baby: “con gì nuôi cũng chỉ để thịt…”. Tuy không phải con nuôi nào cũng bạc với cha mẹ nuôi như vậy, đó chỉ là thiểu số, nhưng số rất ít đó lại rơi vào đúng hoàn cảnh của chị.
Rồi chị đã rời xa cõi tạm trong 1 ngày trời Khánh Hòa xám xịt mây của cơn áp thấp nhiệt đới, sau bao đau đớn của bệnh tật hành hạ. Chị đã đi để đoàn tụ với anh, người mà chị yêu thương, chung thủy đến trọn đời.

Đưa chị về nơi an nghỉ cuối cùng, ngoài làng xóm, họ hàng, bạn bè còn có những người lính cựu chiến binh như gã
Những gã trai năm nào giờ tóc đã điểm bạc, có thằng đã lên chức ông nội, ông ngoại. Tất cả về bên chị với niềm tiếc thương vô hạn.
Ngoài nghĩa tử là nghĩa tận còn có cả tình nghĩa đồng đội chia ngọt sẻ bùi nơi chiến trường năm xưa. Trước mộ chị, gã chắp tay thầm khấn: “Chị ơi! Chị hãy yên nghỉ bên anh nơi cõi vĩnh hằng và chẳng còn chia xa chị nhé!”.

Trời già không chiều lòng người khi giỗ đầu của chị đúng vào đỉnh dịch cúm Tàu, khiến cho gã và các chiến hữu không về thắp được cho chị nén tâm nhang. Thương chị, nhớ chị, gã gửi lòng mình vào những dòng thơ để tưởng nhớ đến 1 người chị đã cứu gã khỏi căn bệnh sốt rét rừng và đã dạy cho gã những bài vỡ lòng về y học cổ truyền. Hãy yên nghỉ chị nhé! Chị của em!

CHỊ...

NẤM MỘ KHÔNG CHỒNG

(Viết cho chị, quân y trung tá Vũ Trần Bích Loan. Mãi nhớ về người chị cả của trung đoàn, người bạn sát cánh chiến đấu trên chiến trường Campot. Cầu cho linh hồn chị siêu thoát nơi miền cực lạc)

Chị tôi một kiếp không chồng
Tuổi xanh héo úa, má hồng còn đâu

Chẳng khăn tang chít trắng đầu
Mà thành góa phụ với câu ước thề

Heo may xao xác chân đê
Ngỡ hồn lính trận tìm về...ngày xưa...

Những mùa ngâu đếm nhặt thưa
Nỗi cô quạnh hóa giường thừa...mênh mông...

Đá còn con bế, con bồng
Chị là xương thịt mà không có gì

Tủi hờn nặng trĩu bờ mi
Giữa đêm gió lạnh thầm thì...gọi anh

Chị ơi cỏ đã lên xanh
Ngủ yên chị nhé...bên anh...ngàn đời...

KỶ NIỆM “CÁI LƯỠI”

“…Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh…”

Không biết là lính trinh sát của quân đội các nước khác trên thế giới thế nào, lính trinh sát của Việt Nam trước những năm 1980 thế nào, lính của các quân binh chủng khác trong lực lượng vũ trang Việt Nam thế nào?

Nhưng đối với lính trinh sát, nhất là lực lượng trinh sát luồn sâu ở chiến trường Campuchia:
“Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” thì việc chọn người để đi cùng trong tổ tam tam là hết sức quan trọng.
Phải hiểu nhau từ lời ăn tiếng nói, từng ánh mắt, cử chỉ đến ký hiệu của từng ngón tay, để tránh trường hợp: “Không sợ kẻ địch mạnh, chỉ sợ đồng đội ngu”.
Chính vì vậy mà tổ 3 người của gã hiểu nhau đến từng chân tơ kẽ tóc, chỉ cần 1 cái hất hàm của 1 thằng nào đó thì 2 thằng còn lại hiểu ngay đồng đội mình muốn gì.
Nhớ lần va nhau dưới nhà ăn với thằng Hưng bên thông tin, khi thằng Đực hất cái bát sắt ăn cơm vào mặt thằng Hưng là 2 thằng còn lại đã bẻ tay “xử lý” xong thằng Hưng rồi.
Do vậy mà gã, thằng Đực, thằng Phú “nhái”, sau này được bổ xung thêm thằng Long “Polpot” là 1 tổ tam tam trong mơ, một tổ tam tam vàng, một tổ tam tam kiểu mẫu. Vậy ma tổ tam tam ngày đó, giờ chỉ còn mình gã lang thang giữa đời.

Thằng Đực nhà ở ven kênh Nhiêu Lộc, Saigon hy sinh năm 1988 tại suối Mưr ngay biên giới Campuchia - Thailan do đạp phải mìn K69 còn gọi là KP2 hay “thịt hộp Trung Quốc”, mìn cóc nhảy, cóc bay. (nhà nó nằm đoạn gần ra Thảo Cầm Viên, sau này mỗi lần vô Sài Gòn gã đều đi tìm, mong gặp lại ba má thằng Đực bao lần mà vẫn chưa tìm được).

Thằng Phú “nhái” nhà ở phía ngoài bờ đê xã Hùng An, huyện Kim Động, Hưng Yên, sau khi ra quân thì đi xuất khẩu lao động tại Liên Xô và bị bọn băng đảng đầu trọc, tân phát xít chơi hội đồng chém gục tại ga tầu điện ngầm Moskva vào 1 tối mùa thu năm 1992.

Thằng Long “Polpot” nhà ở đường Nguyễn Sư Hồi, thành phố Vinh, cái thằng mà khi còn trong quân ngũ toàn đạn tránh nó. Vậy mà khi ra quân thì chết 1 cái chết cực phi lý, không thể tin được. Nó chết vì tai nạn giao thông năm 1994, lúc 4h sáng trong 1 ngày mưa bão, cái ngày định mệnh khi nó giúp mẹ chở rau ra chợ Vinh để kịp buổi chợ sớm. Ba thằng chúng nó ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ và chưa có vợ con gì cả...

Mùa mưa năm 1986, lúc đó đội hình sư bộ của sư đoàn 7 bộ binh đang dừng chân gần đồi Chùa, thị trấn Pailin, tỉnh Battambang nằm ở phía Tây - Tây Nam của Campuchia.
Trận này nằm trong một đợt truy quét tàn quân của Tà Mốc, Bí thư thứ 2, Tổng tham mưu trưởng quân Khmer đỏ, một trong những kẻ hết sức trung thành với chủ nghĩa Mao - It của Khmer đỏ, một tên đồ tể khát máu nhất trong các chỉ huy quân sự của Polpot.
Hôm đó đại đội trinh sát luồn sâu nhận được lệnh trên ban Tác chiến đưa xuống...
Quân báo của quân đoàn có thông tin về 1 tiểu đoàn cối 81 của tàn quân Pốt hợp sức với lính của sư đoàn 502 Khmer đỏ sẽ đưa quân tiến chiếm lại Pursat trong thời gian tới.
Trên yêu cầu đại đội trinh sát luồn sâu Sư 7 cử người đi cùng trinh sát bộ binh của E (trung đoàn) 209 điều nghiên kỹ hướng tấn công, binh lực, hỏa lực…nếu tóm được lưỡi càng tốt.
Đích thân trung tá Nguyễn Kỷ phó tham mưu trưởng sư đoàn xuống đại đội để chọn người tham gia cùng trinh sát của E209
(Thời điểm đó là trước đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986, khi đó quân đội và công an vẫn đang thực hiện việc bỏ cấp thượng tá trong lực lượng vũ trang và đại tá chỉ có 3 sao, sau đại hội mới khôi phục lại cấp đại tá 4 sao. Để phân biệt với cấp đại tá trước khi bỏ thượng tá, lính ta hay gọi là đại tá 3 sao và đại tá 4 sao để phân biệt).
Hai tổ thiện chiến nhất đại đội được chọn, tổ 1 là tổ thằng Trượng “khỉ” nhà ở Chèm, thằng Hải “trố” dân Gia Viễn, Ninh Bình và thằng Đạo nhà ở thành phố Nam Định (thằng này sau hy sinh do trúng đạn M79 tại Tonle Sap trong lần chạm trán tao ngộ chiến với trinh sát của sư đoàn 201 Khmer đỏ), còn tổ 2 chính là tổ 4 thằng của gã.

Đêm luồn sâu vào phum Tomr đó mưa rất to, những giọt nước mưa quất rát mặt.
Hai tổ chia thành 2 hướng, tổ thằng Trượng đi cùng 3 lính trinh sát bộ binh của E209 tiến vào từ hướng Đông Bắc, tổ của gã đi cùng 2 lính khác tiến vào từ phía Tây Nam sau khi vượt qua 1 dốc núi ngắn, nhưng trơn như đổ mỡ.
Sau khi điều nghiên xong, lúc tổ của gã quay trở ra đến bụi tre gần 1 hồ nước gần phum thì phát hiện có 3 bóng người đang đi qua trảng trống từ bìa rừng vào phum.
Khi đó trời đã tạnh mưa, chỉ còn gió giật mạnh và ánh trăng bàng bạc, mờ mờ đủ để nhìn trong khoảng cách ngắn.
Mấy anh em ra hiệu cho nhau rồi nhanh chóng tản ra 2 bên đường nằm chờ.
Khi 3 bóng đen tiến đến chỗ tổ của gã đang nằm đợi thì thằng Đực tung người lên quật ngay thằng đi đầu, thằng đó cao to hơn thằng Đực hẳn 2 cái đầu, nhưng do bị đánh bất thình lình nên không kịp trở tay. Thằng đi sau bị thằng Long “Polpot” và 2 lính E209 hạ gục.
Riêng thằng thứ 3 đi giữa đội hình thấy động, tay cầm khẩu AK nhưng chưa kịp hiểu chuyện gì thì thằng Phú “nhái” lao vào và tống cả cái báng sắt của khẩu AKMS (AK báng gấp) vào giữa mồm không kịp kêu tiếng nào...
Dù vậy nó vẫn quài tay xuống rút con dao găm ở thắt lưng ra định lao vào, gã cũng rút vội con dao lê 5 tác dụng ra và xông thẳng vào chỗ thằng lính Pốt.
Nói thì chậm, nhưng phản xạ lúc đó rất nhanh. Con dao găm thằng lính Pốt mới ra được khỏi vỏ bao nửa chừng thì nó đã không còn là con người nữa rồi, vì người chơi dao với nó là 1 thằng thuận tay trái và chơi dao thuộc loại có tên tuổi trong khoa mục cận chiến với dao găm, khi còn ở trường huấn luyện hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu...

Cũng bởi vì chuyên ăn cơm và chơi dao tay trái nên luôn tạo bất ngờ đối với những thằng quen xử dụng dao tay phải mà không có kinh nghiệm cận chiến bằng dao găm.
Mọi việc kết thúc rất nhanh trong vòng vài phút mà không để lại tiếng động nào có thể làm lộ bí mật chuyến trinh sát.

Về đến ban Tác chiến của F, giao lại 2 “cái lưỡi” xong thì đã gần 4h sáng. Qua khai thác nhanh thì thằng Pốt bị thằng Đực bắt là tiểu đoàn trưởng thuộc sư đoàn 502 Khmer đỏ của Polpot (thời gian qua lâu quá rồi nên không nhớ là tiểu đoàn mấy, thuộc trung đoàn nào).
Sau 3 ngày thì 2 tổ được mời lên hội trường tuyên dương, có cả đại tá, tư lệnh phó quân đoàn 4 và cán bộ Cục chính trị, phòng quân báo, phòng tác chiến…của quân đoàn xuống dự.
Cũng quay phim, chụp ảnh, ngợi khen…cũng trong ngày hôm đó tổ tam tam gồm 4 thằng bọn gã được yêu cầu viết đơn xin vào Đảng...

Gã không viết, vì gã nghĩ mình chẳng là cái “đinh gỉ” gì để vào Đảng, bản thân gã cũng chẳng mặn mà cho lắm.
Anh Hướng ở ban bảo vệ chính trị của F xuống tận nơi để động viên. Anh nói nhiều, nhiều lắm.
Từ nâng cao quan điểm cho đến ngọt nhạt rồi răn đe, tóm lại là bệnh thành tích của các cán bộ ngồi bàn giấy, chứ thằng lính chiến cần đếch gì.
Miễn sao còn sống, còn lành lặn để ra khỏi cuộc chiến, trở về với gia đình, xây dựng cuộc đời là đủ rồi, hạnh phúc rồi...
Hết các sĩ quan trên phòng ban rồi đến các chiến hữu thuyết phục, để rồi cuối cùng gã đành phải viết đơn xin vào Đảng sau 5 ngày được phép “suy nghĩ”.
Gã đã được kết nạp Đảng tại chiến trường, đó là ngày 19/08/1986, gọi là đợt kết nạp Đảng viên mới lớp 19 tháng 8.
Chẳng biết đó là vui hay buồn, họa hay phúc, nhưng từ khi ra quân gã chưa sinh hoạt Đảng ở bất cứ đâu, vì gã nghĩ mình “KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH”.
Ngày ra quân, về đến nhà cha gã nói: “Con mà cũng làm đồng chí với bố à?”, gã chỉ nhếch mép cười rồi cất thẻ Đảng vào đáy ngăn tủ cho nó “mới”...

Sau đận đó, tổ của gã được đề nghị cử đi học trường quân chính của quân đoàn tại Việt Nam, nhưng cả 4 thằng đều “sài lắc”. Đi lính nghĩa vụ thì hết nghĩa vụ là ra quân, nếu đi học quân chính thì sẽ phải mặc áo lính, ăn cơm lính đến hết đời, đó là điều mà gã và các chiến hữu không mong đợi.
Đánh nhau như thế đủ rồi, cống hiến như thế đủ rồi. Chỉ mong sớm được ra quân theo đúng niên hạn thôi, mong về nhà với cha với mẹ thôi…

Bây giờ gã và các chiến hữu vẫn thường gặp nhau vào những dịp ma chay, cưới hỏi, những ngày thành lập quân đội 22-12, ngày 27-7, ngày ra quân, ngày sang Campuchia…nói chung là tất cả các ngày nếu tất cả các chiến hữu thu sếp được thời gian.
Ngày nào không quan trọng, chẳng qua lấy ngày để tạo cớ họp mặt cho khí thế thôi và cũng là để hợp pháp hóa thời gian cho các Gấu cấp Visa.
Gặp nhau tay bắt mặt mừng khi thấy nhau còn khỏe mạnh, còn cười đùa được.
Bốn bài hát in dấu nhiều kỷ niệm nhất nơi chiến trường máu lửa lại được hát nghêu ngao như lúc xưa. Cây đàn guitar của đại đội 3 của Xuân Hồng, Hát về anh của Thế Hiển, Ta đã thấy gì trong đêm nay của Trịnh Công Sơn và bài Hãy cho tôi lên đường của Hoàng Hiệp.
Mỗi lần gặp nhau là 1 lần nhậu, mỗi lần nhậu lại ôn lại những chuyện xưa cũ nơi chiến trường, ôn lại quá khứ hào hùng của 1 thời trai trẻ và những kỷ niệm về những thằng bạn đã nằm xuống nơi xứ người, những thằng không bao giờ già, những thằng mãi mãi tuổi 20.
Chúng mày mãi mãi tuổi 20 nha các bạn...
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,908
Động cơ
3,308,835 Mã lực
Nếu vẩy bắn từng phát như kiểu Nguyễn Thành Luân trong phim Ván bài lật ngửa mà vẫn trúng bia thì có được tính điểm không các cụ nhỉ.
Thì làm giảng viên của giảng viên luôn cụ uôi ;)
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Đọc hồi ký của cụ chủ thớt và các cụ lính chiến, thấy thích nghe bài hát này thế.
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,308
Động cơ
2,072,141 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,934
Động cơ
868,370 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Các cụ đang bàn về AK nhưng em thấy ở chiến trường K lính bắn tỉa của ta sd khẩu SVD Dragunov rất hiệu quả và hạ nhiều Pot. Không biết có cụ nào trong thớt này đã từng sd khẩu Dragunov này chưa? Nếu có em dự là cụ đó phải hạ ít nhất vài chục tên Pot chứ k ít đâu?

Em nhớ đọc trong hồi ký K của 1 Cụ cựu binh bên Quân sử (MVH) cách đây hơn chục năm, có tả lại một trận đánh
Quân ta bị 1 chốt 12.7 Pốt lợi dụng địa vật bắn ghìm đầu không lên được, có thương vong, nếu không vận động lên kịp trước khi cối nó chụp vào thì rất nguy hiểm
Đang lúc dầu sôi lửa bỏng, có 2 anh bên mình xuất hiện, dùng cái SVD Dragunov này, xạ kích chính xác hạ ổ hoả lực ấy, bộ binh tràn lên ...2 anh này cũng ...hoà theo và mất hút
Sau này mới biết là 2 anh bên quân báo
Đặc điểm: quân phục chỉn chu, cúc gài chuẩn tắc chứ không "phóng khoáng" như cánh bộ binh

Em nhớ được như vậy
Giờ ngồi nghĩ lại, có lẽ trận đó phải đánh cấp f thì mới có quân báo chỉn chu lạ mặt xuất hiện như thế
Có đúng không ạ?
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,149
Động cơ
119,985 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Em nhớ đọc trong hồi ký K của 1 Cụ cựu binh bên Quân sử (MVH) cách đây hơn chục năm, có tả lại một trận đánh
Quân ta bị 1 chốt 12.7 Pốt lợi dụng địa vật bắn ghìm đầu không lên được, có thương vong, nếu không vận động lên kịp trước khi cối nó chụp vào thì rất nguy hiểm
Đang lúc dầu sôi lửa bỏng, có 2 anh bên mình xuất hiện, dùng cái SVD Dragunov này, xạ kích chính xác hạ ổ hoả lực ấy, bộ binh tràn lên ...2 anh này cũng ...hoà theo và mất hút
Sau này mới biết là 2 anh bên quân báo
Đặc điểm: quân phục chỉn chu, cúc gài chuẩn tắc chứ không "phóng khoáng" như cánh bộ binh

Em nhớ được như vậy
Giờ ngồi nghĩ lại, có lẽ trận đó phải đánh cấp f thì mới có quân báo chỉn chu lạ mặt xuất hiện như thế
Có đúng không ạ?
Dùng 2 khẩu Druganov ghìm đầu địch là hồi ký của bác Lê Hiếu thì phải .
Còn chuyện quân báo quân báo có quân phục chỉn chu là hồi ký của bác nào bên otosg bên quansu đăng lại thôi .

" …
Ngay lúc đó từ phía sau tụi tui một tay ( sau nầy tui mới biết là lính quân báo quân khu ) ăn mặc thật lạ vì nghiêm chỉnh quá! Áo vẫn bỏ trong quần, áo xổ dài tay cài nút, đầu đội mũ cối,…chạy thật nhanh, động tác thật gọn, vượt qua chổ tụi tui đang nằm chừng 50 mét và leo lên một gò mối khá cao, gương khẩu AK nhắm về phía bên kia đường và nổ điểm xạ tất cả 3 phát thật đỉnh đạc…sau đó tiếng súng bên phía lính K bổng thưa hẳn, cả đội hình cánh trinh sát đồng loạt băng qua lộ, vừa chạy vừa bắn chéo với đường đạn của đại đội công binh bên cánh phải lúc nầy cũng đang tiến lên. Tiếng súng của bên mình rộ lên cho đến khi cả đội hình vượt qua con đê và chiếm được trận địa thì không còn thấy một tên lính K nào ngoài 3 cái xác còn bỏ lại tại chổ nằm dọc bờ đê. Tiến lên một đoạn, chổ mà anh chàng quân báo quân khu điểm xạ lúc nảy, tôi thấy một xác của một tên có vẻ là chỉ huy vì nó đội mủ vải loại giống như của Hồng Vệ Binh TQ thời CM văn hóa và quấn cổ bằng một khăn sa-tanh màu xanh thẩm rất điệu…trên xác tôi thấy có 3 vết đạn, một ở trán và 2 ở ngực. Đây chính là tên đã bỏ lính và chạy trước, thế nhưng xui xẻo cho nó là đã gặp tay quân báo thiện xạ bên mình. 3 phát đều trúng ở vị trí chí mạng cho một mục tiêu di động ở khoảng cách 50 mét…quả thật là chỉ có trong phim hành động của Holywood…Sau trận đánh thì tay quân báo thiện xạ nầy lặng lẽ bỏ đi trước cùng nhóm của anh ta nên tụi tui cũng chẳng có cơ hội tỏ lòng khâm phục với một đồng đội cừ khôi, thế nhưng khí phách của anh chàng nầy thì tôi vẫn nhớ mãi đến bây giờ… "

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top