Vâng bác, kính thưa các loại khẩu hiệu mà chắc chỉ có nơi doanh trại línhAi ơi đúng lỗ mới tài,
Nếu,,, ra ngoài kỹ thuật còn non.
Vui chút, rất mong đọc tiếp những kỷ niệm xương máu của người lính.

Vâng bác, kính thưa các loại khẩu hiệu mà chắc chỉ có nơi doanh trại línhAi ơi đúng lỗ mới tài,
Nếu,,, ra ngoài kỹ thuật còn non.
Vui chút, rất mong đọc tiếp những kỷ niệm xương máu của người lính.
Nói chuyện gác, xưa bọn em sợ nhất là gác ca cuối. Vì đồng hồ đa phần chỉ có 1 cái chuyền tay nhau, nên mỗi ca vặn gian lên 10p là ca cuối lĩnh đủ...Chẳng biết là do cấp nào chỉ đạo, mà trên bức tường quét vôi trắng nơi nhà “hôi” cũng có dòng khẩu hiệu:
-“Đơn vị là nhà, súng là vợ, đạn là con”.
Mà cái nhà hôi của B (trung đội) nào thì B đó có trách nhiệm trông nom, nếu để B khác sang ăn trộm món “ngũ cốc luân hồi”, thứ 6 hàng tuần không đủ cân để bón rau thì sẽ bị hạ điểm thi đua.
Mà thiết thực nhất, hiệu quả nhất là quánh vào dạ dày bằng cách bớt khẩu phần ăn đi. Do vậy trung đội nào cũng sợ bị mất món “ngũ cốc luân hồi” lắm.
Ngay cả cái nước thải trong người cũng phải tích lại để tưới rau. Vì vậy, mà nhiều lúc lính vào dân chơi hay đi đâu đó gần đơn vị, nếu có mót đi nặng hay nhẹ cũng cố mà nhịn để chạy nhanh về nhà “hôi” của B để đi cho đủ cân và…đỡ phí.
Khổ nỗi bụng lính có cái đếch gì đâu, nên chuyện thiếu cân xảy ra thường xuyên. Nhưng lính thì bao giờ cũng lắm chiêu trò để đối phó, cái khó ló cái khôn.
Với món “ngũ cốc luân hồi” thì đào đất thịt cho thêm vào để đủ cân, với món cocktail thì dùng bồ kết đốt cháy hòa nước ao đổ thêm vào, rồi quánh cho sủi bọt lên thì có tài thánh cũng chẳng phát hiện ra.
Tuy vậy các cụ dạy “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn” không sai. Chuyện gian dối bắt đầu từ trung đội 3, đại đội 3, sau đó các trung đội ở các đại đội khác học tập theo:
-“gương điển hình”.
Qua mắt trực ban và nhà bếp được 1 thời gian, cho đến 1 buổi sáng mùa đông bầu trời xám xịt, ảm đạm thì bị lộ.
Trường cử 1 toán vệ binh thọc tay thẳng vào thùng “ngũ cốc luân hồi” của các B và lôi lên toàn đất thịt ở dưới. Hôm đó là ngày động trời khi có mấy B bị vỡ lở chuyện cho đất vào món “ngũ cốc luân hồi”, bị nâng cao quan điểm là làm việc dối trên lừa dưới. Lính của các B đó bị kỷ luật bằng giảm khẩu phần ăn, dọn chuồng heo và đi kiếm của trâu bò bù vào cho đủ số lượng.
Những việc tăng gia sản xuất đối với những thằng lính thành phố như gã đúng là khổ thật, nhưng cực hình nhất với tất cả những thằng lính mới, dù xuất thân nông thôn hay thành phố cũng vậy thôi.
Đó là gác đêm. Vào lính toàn 18-19 tuổi, toàn đang tuổi ăn tuổi ngủ mà đêm nào cũng mất 2 tiếng gác đêm.
Nếu đi ca đầu từ 21-23h là sướng nhất. Hết ca gác về ngủ thoải mái đến 5h sáng hôm sau hoặc ca gác cuối từ 3-5h sáng cũng tạm, cực nhất là ca gác 1h-3h sáng.
Trời mùa đông rét mướt, đang nằm ấm trong chăn với những giấc mơ ngọt ngào mà bị gọi dậy thay gác lúc 1h sáng trong mưa gió giá rét, thì lúc đó chỉ muốn quánh vào mặt thằng gọi 1 cái cho bõ tức thôi. Khi ra đến chốt gác, vừa ngáp vặt vừa đập muỗi, cổ áo kéo hết lên để che gió lạnh từ phía bờ sông ràn rạt thổi về mà thấy cái lạnh từ trong xương thấu ra, hai hàm răng va lập cập...
Ầy, hồi đầu em nhìn nick còn tưởng cụ là mợ cơ í. Ai dè cũng là dân súng ống căng đétVâng, đọc trên này e cũng biết cụ là cựu binh bgpb từng tham chiến thực tế. Những người lính mà xung trận thực sự e luôn ngưỡng mộ vì ra trận thì hòn tên mũi đạn, mảnh bom rất khó nói. Đôi khi giỏi hay tài mà kém may cũng ko trở về đc. Cụ trở về lại có học hành và thành công về kinh tế lại càng quí hiếm. Mừng cho cụ có đc sự viên mãn khi đã về chiều.
Thế hệ bọn e thì cũng yêu qđ, muốn góp sức mình vào quá trình bvtq bên mới ra nhập qđ. Bọn e lính cậu thôi nên thao trường cũng ko nặng lắm. C thiếu lúc đó của bọn e thì đại trưởng 2//, chính trị viên 3//, 2 đại phó 4/. Ra đeo hàm là về cấp e hết, hiện aem cũng về cấp bộ và qk qc cả rồi và đa số cấp trưởng phòng.
Thời đại khkt cao nên đóng góp sức mình thì ko chỉ biết mỗi bắn súng, vậy nên lứa bọn e đóng góp bằng phát triển công nghệ và khkt, quản lý và giảng dạy.
A em còn công tác cả, 1/4 lại thuộc lĩnh vực kín nên ko thể chém linh tinh hay đưa ra j cụ thể. Hiện lãnh đạo cấp trưởng phó mảng khcn của bộ với hàm tướng là lứa bọn e. Mừng là aem cũng trưởng thành.
Cụ giang e rất ấn tượng. Nên, thôi quên đi cụ giã từ vk.Em có biết dì đâu mà lão tag em. Lão kia tính làm gì vì giờ quên cả cô giáo Thảo rồi
Tăng gia!Góp chuyện tăng gia:
câu này thực sự e mới được nghe lần đầuAi ơi đúng lỗ mới tài,
Nếu,,, ra ngoài kỹ thuật còn non.
Vui chút, rất mong đọc tiếp những kỷ niệm xương máu của người lính.
Với lính cựu như bác, đời lính chiến bắn cả vạn viên đạn thì điểm xạ bao nhiêu viên mỗi loạt nó dễ như gãi đúng chỗ ngứa bác nhỉ? kkNhiều bác đang bàn về tắc cú, điểm xạ 2 viên, 3 viên và các loại súng ngắn. Em định tham gia, nhưng đọc thấy một số bác nói gần như đầy đủ rồi nên em lại đi biên về Chị của bọn em.
Gấp tờ bản đồ nó cũng có qui định đấy cụ, ai học sĩ quan sẽ biết, đầu tiên gấp dọc chính giữa tờ bản đồ ( mặt phải vẫn hướng về mình) sau đó mỗi bên gấp 1/4 ghép hai mép vào giữa…rồi mới gấp ngang cho đủ gọn cất vào cặp táp tham mưu.Các năm ở chiền trường KP dùng loại bản đồ quân sự của Mỹ hệ UTM loại tỷ lệ 1:50K, 1:100K được dùng trong chiến dịch, cấp phát đến mỗi đại đội là có 1 bản đồ, tùy theo khu vực tác chiến, có thể là nhiều mảnh ghép lại thành bản đồ lớn. Đồng thời cấp luôn các tấm ny long trong suốt khá dày (ngày đó lính gọi là bao me ca), sau khi ghép xong bản đồ dùng tấm ny long trong này bọc kín lại, như vậy rất bền, chống ướt, chống mưa. Thông thường tấm bản đồ được gấp gọn và nhét vào bao vải đựng túi mìn Cleymore của Mỹ, nó là túi vải đeo hông, bằng vải bạt quân dụng, màu xanh ô liu dày bền, có quai đeo hay khoác vai đều tiện lợi.
Vào lính trăm người phải như một, khôn lỏi thì ăn đòn tập thể thôi cụ…trừ khi hậu cần báo cháo, quân y cấp thuốc!Giã từ vũ khí thưa cụ, câu chuyện lấy tập thể rèn cá nhân cũng nhiều chuyện cười ra nước mắt. cháu lót dép hóng tiếp kỉ niệm của các cụ.![]()
Vâng, ở mỗi đơn vị. Cán bộ nghĩ ra cái gì và họ thấy "Nên", Cần" là cho anh em tô vẽ lênGiã từ vũ khí thưa cụ, câu chuyện lấy tập thể rèn cá nhân cũng nhiều chuyện cười ra nước mắt. cháu lót dép hóng tiếp kỉ niệm của các cụ.![]()
Chính xác là thế bác ạ, thực ra không phải họ quá giỏi mà họ có điều kiện để tập, để rèn làm cái việc đấy. Và có điều kiện thì việc thực hiện được nó không quá khóVới lính cựu như bác, đời lính chiến bắn cả vạn viên đạn thì điểm xạ bao nhiêu viên mỗi loạt nó dễ như gãi đúng chỗ ngứa bác nhỉ? kk
Nhưng với lính nghĩa vụ, thì em cảm thấy bắn điểm xạ 3 viên khó hơn 2 viên 1 chút. Chỉ cần sâu tay cò(cuối đốt ngón tay thứ 2, bóp cò nhả ra ngay) là điểm xạ 2 viên ngon lành
Điểm xạ 3 viên khó hơn 1 chút, vì phải có 1 khoảng giữ tay cò cỡ 1/4 giây)
Lính ta trong rừng khi liên lạc, thông báo nhận diện địch - ta hay điểm xạ 3 viên bác nhỉ?
Ấn tượng gì thế ạCụ giang e rất ấn tượng. Nên, thôi quên đi cụ giã từ vk.
Trà đêm chén nhạt, kính Cụ ạVâng, đọc trên này e cũng biết cụ là cựu binh bgpb từng tham chiến thực tế. Những người lính mà xung trận thực sự e luôn ngưỡng mộ vì ra trận thì hòn tên mũi đạn, mảnh bom rất khó nói. Đôi khi giỏi hay tài mà kém may cũng ko trở về đc. Cụ trở về lại có học hành và thành công về kinh tế lại càng quí hiếm. Mừng cho cụ có đc sự viên mãn khi đã về chiều.
Thế hệ bọn e thì cũng yêu qđ, muốn góp sức mình vào quá trình bvtq bên mới ra nhập qđ. Bọn e lính cậu thôi nên thao trường cũng ko nặng lắm. C thiếu lúc đó của bọn e thì đại trưởng 2//, chính trị viên 3//, 2 đại phó 4/. Ra đeo hàm là về cấp e hết, hiện aem cũng về cấp bộ và qk qc cả rồi và đa số cấp trưởng phòng.
Thời đại khkt cao nên đóng góp sức mình thì ko chỉ biết mỗi bắn súng, vậy nên lứa bọn e đóng góp bằng phát triển công nghệ và khkt, quản lý và giảng dạy.
A em còn công tác cả, 1/4 lại thuộc lĩnh vực kín nên ko thể chém linh tinh hay đưa ra j cụ thể. Hiện lãnh đạo cấp trưởng phó mảng khcn của bộ với hàm tướng là lứa bọn e. Mừng là aem cũng trưởng thành.