[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
...Chẳng biết là do cấp nào chỉ đạo, mà trên bức tường quét vôi trắng nơi nhà “hôi” cũng có dòng khẩu hiệu:
-“Đơn vị là nhà, súng là vợ, đạn là con”.
Mà cái nhà hôi của B (trung đội) nào thì B đó có trách nhiệm trông nom, nếu để B khác sang ăn trộm món “ngũ cốc luân hồi”, thứ 6 hàng tuần không đủ cân để bón rau thì sẽ bị hạ điểm thi đua.
Mà thiết thực nhất, hiệu quả nhất là quánh vào dạ dày bằng cách bớt khẩu phần ăn đi. Do vậy trung đội nào cũng sợ bị mất món “ngũ cốc luân hồi” lắm.
Ngay cả cái nước thải trong người cũng phải tích lại để tưới rau. Vì vậy, mà nhiều lúc lính vào dân chơi hay đi đâu đó gần đơn vị, nếu có mót đi nặng hay nhẹ cũng cố mà nhịn để chạy nhanh về nhà “hôi” của B để đi cho đủ cân và…đỡ phí.
Khổ nỗi bụng lính có cái đếch gì đâu, nên chuyện thiếu cân xảy ra thường xuyên. Nhưng lính thì bao giờ cũng lắm chiêu trò để đối phó, cái khó ló cái khôn.
Với món “ngũ cốc luân hồi” thì đào đất thịt cho thêm vào để đủ cân, với món cocktail thì dùng bồ kết đốt cháy hòa nước ao đổ thêm vào, rồi quánh cho sủi bọt lên thì có tài thánh cũng chẳng phát hiện ra.
Tuy vậy các cụ dạy “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn” không sai. Chuyện gian dối bắt đầu từ trung đội 3, đại đội 3, sau đó các trung đội ở các đại đội khác học tập theo:
-“gương điển hình”.
Qua mắt trực ban và nhà bếp được 1 thời gian, cho đến 1 buổi sáng mùa đông bầu trời xám xịt, ảm đạm thì bị lộ.
Trường cử 1 toán vệ binh thọc tay thẳng vào thùng “ngũ cốc luân hồi” của các B và lôi lên toàn đất thịt ở dưới. Hôm đó là ngày động trời khi có mấy B bị vỡ lở chuyện cho đất vào món “ngũ cốc luân hồi”, bị nâng cao quan điểm là làm việc dối trên lừa dưới. Lính của các B đó bị kỷ luật bằng giảm khẩu phần ăn, dọn chuồng heo và đi kiếm của trâu bò bù vào cho đủ số lượng.
Những việc tăng gia sản xuất đối với những thằng lính thành phố như gã đúng là khổ thật, nhưng cực hình nhất với tất cả những thằng lính mới, dù xuất thân nông thôn hay thành phố cũng vậy thôi.
Đó là gác đêm. Vào lính toàn 18-19 tuổi, toàn đang tuổi ăn tuổi ngủ mà đêm nào cũng mất 2 tiếng gác đêm.
Nếu đi ca đầu từ 21-23h là sướng nhất. Hết ca gác về ngủ thoải mái đến 5h sáng hôm sau hoặc ca gác cuối từ 3-5h sáng cũng tạm, cực nhất là ca gác 1h-3h sáng.
Trời mùa đông rét mướt, đang nằm ấm trong chăn với những giấc mơ ngọt ngào mà bị gọi dậy thay gác lúc 1h sáng trong mưa gió giá rét, thì lúc đó chỉ muốn quánh vào mặt thằng gọi 1 cái cho bõ tức thôi. Khi ra đến chốt gác, vừa ngáp vặt vừa đập muỗi, cổ áo kéo hết lên để che gió lạnh từ phía bờ sông ràn rạt thổi về mà thấy cái lạnh từ trong xương thấu ra, hai hàm răng va lập cập...
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Ai ơi đúng lỗ mới tài,
Nếu,,, ra ngoài kỹ thuật còn non.
Vui chút, rất mong đọc tiếp những kỷ niệm xương máu của người lính.
Vâng bác, kính thưa các loại khẩu hiệu mà chắc chỉ có nơi doanh trại lính :)
 

X0000

Xe điện
Biển số
OF-383918
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
2,078
Động cơ
187,991 Mã lực
...Chẳng biết là do cấp nào chỉ đạo, mà trên bức tường quét vôi trắng nơi nhà “hôi” cũng có dòng khẩu hiệu:
-“Đơn vị là nhà, súng là vợ, đạn là con”.
Mà cái nhà hôi của B (trung đội) nào thì B đó có trách nhiệm trông nom, nếu để B khác sang ăn trộm món “ngũ cốc luân hồi”, thứ 6 hàng tuần không đủ cân để bón rau thì sẽ bị hạ điểm thi đua.
Mà thiết thực nhất, hiệu quả nhất là quánh vào dạ dày bằng cách bớt khẩu phần ăn đi. Do vậy trung đội nào cũng sợ bị mất món “ngũ cốc luân hồi” lắm.
Ngay cả cái nước thải trong người cũng phải tích lại để tưới rau. Vì vậy, mà nhiều lúc lính vào dân chơi hay đi đâu đó gần đơn vị, nếu có mót đi nặng hay nhẹ cũng cố mà nhịn để chạy nhanh về nhà “hôi” của B để đi cho đủ cân và…đỡ phí.
Khổ nỗi bụng lính có cái đếch gì đâu, nên chuyện thiếu cân xảy ra thường xuyên. Nhưng lính thì bao giờ cũng lắm chiêu trò để đối phó, cái khó ló cái khôn.
Với món “ngũ cốc luân hồi” thì đào đất thịt cho thêm vào để đủ cân, với món cocktail thì dùng bồ kết đốt cháy hòa nước ao đổ thêm vào, rồi quánh cho sủi bọt lên thì có tài thánh cũng chẳng phát hiện ra.
Tuy vậy các cụ dạy “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn” không sai. Chuyện gian dối bắt đầu từ trung đội 3, đại đội 3, sau đó các trung đội ở các đại đội khác học tập theo:
-“gương điển hình”.
Qua mắt trực ban và nhà bếp được 1 thời gian, cho đến 1 buổi sáng mùa đông bầu trời xám xịt, ảm đạm thì bị lộ.
Trường cử 1 toán vệ binh thọc tay thẳng vào thùng “ngũ cốc luân hồi” của các B và lôi lên toàn đất thịt ở dưới. Hôm đó là ngày động trời khi có mấy B bị vỡ lở chuyện cho đất vào món “ngũ cốc luân hồi”, bị nâng cao quan điểm là làm việc dối trên lừa dưới. Lính của các B đó bị kỷ luật bằng giảm khẩu phần ăn, dọn chuồng heo và đi kiếm của trâu bò bù vào cho đủ số lượng.
Những việc tăng gia sản xuất đối với những thằng lính thành phố như gã đúng là khổ thật, nhưng cực hình nhất với tất cả những thằng lính mới, dù xuất thân nông thôn hay thành phố cũng vậy thôi.
Đó là gác đêm. Vào lính toàn 18-19 tuổi, toàn đang tuổi ăn tuổi ngủ mà đêm nào cũng mất 2 tiếng gác đêm.
Nếu đi ca đầu từ 21-23h là sướng nhất. Hết ca gác về ngủ thoải mái đến 5h sáng hôm sau hoặc ca gác cuối từ 3-5h sáng cũng tạm, cực nhất là ca gác 1h-3h sáng.
Trời mùa đông rét mướt, đang nằm ấm trong chăn với những giấc mơ ngọt ngào mà bị gọi dậy thay gác lúc 1h sáng trong mưa gió giá rét, thì lúc đó chỉ muốn quánh vào mặt thằng gọi 1 cái cho bõ tức thôi. Khi ra đến chốt gác, vừa ngáp vặt vừa đập muỗi, cổ áo kéo hết lên để che gió lạnh từ phía bờ sông ràn rạt thổi về mà thấy cái lạnh từ trong xương thấu ra, hai hàm răng va lập cập...
Nói chuyện gác, xưa bọn em sợ nhất là gác ca cuối. Vì đồng hồ đa phần chỉ có 1 cái chuyền tay nhau, nên mỗi ca vặn gian lên 10p là ca cuối lĩnh đủ
Bọn em gác ca chỉ 1 tiếng thôi
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
10,995
Động cơ
538,237 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Vâng, đọc trên này e cũng biết cụ là cựu binh bgpb từng tham chiến thực tế. Những người lính mà xung trận thực sự e luôn ngưỡng mộ vì ra trận thì hòn tên mũi đạn, mảnh bom rất khó nói. Đôi khi giỏi hay tài mà kém may cũng ko trở về đc. Cụ trở về lại có học hành và thành công về kinh tế lại càng quí hiếm. Mừng cho cụ có đc sự viên mãn khi đã về chiều.

Thế hệ bọn e thì cũng yêu qđ, muốn góp sức mình vào quá trình bvtq bên mới ra nhập qđ. Bọn e lính cậu thôi nên thao trường cũng ko nặng lắm. C thiếu lúc đó của bọn e thì đại trưởng 2//, chính trị viên 3//, 2 đại phó 4/. Ra đeo hàm là về cấp e hết, hiện aem cũng về cấp bộ và qk qc cả rồi và đa số cấp trưởng phòng.
Thời đại khkt cao nên đóng góp sức mình thì ko chỉ biết mỗi bắn súng, vậy nên lứa bọn e đóng góp bằng phát triển công nghệ và khkt, quản lý và giảng dạy.
A em còn công tác cả, 1/4 lại thuộc lĩnh vực kín nên ko thể chém linh tinh hay đưa ra j cụ thể. Hiện lãnh đạo cấp trưởng phó mảng khcn của bộ với hàm tướng là lứa bọn e. Mừng là aem cũng trưởng thành.
Ầy, hồi đầu em nhìn nick còn tưởng cụ là mợ cơ í. Ai dè cũng là dân súng ống căng đét
 

QueViet

Xe tăng
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
1,871
Động cơ
564,655 Mã lực
Góp chuyện tăng gia:
Sau mấy ngày đi tàu quân sự, em đến kho X trong thành phố, rửa mặt xong hỏi chỗ giải quyết được chỉ ra sau nhà: một cái cầu gỗ bắc ra giữa hồ nước, vừa bước xuống thì lũ cá tra - lần đầu tiên thấy chúng- nghe tiếng chân người ào ào bơi đến, ngoác mồm lởm chởm răng chờ k... rụng xuống, ngồi mà lo thon thót khéo không cá lao lên đớp ....đứt vòi ấm chén. Cuối tuần nhà bếp tổ chức bữa ăn "tươi" , có mấy cô em lính nghĩa vụ , dân thành phố chính gốc, không bao giờ đụng đũa vào món canh chua cá tra , chắc chắn là "đặc sản" tăng gia của trung đội cảnh vệ.
Ở mặt trận K, mấy cái lán gọi là nhà khách cho bà con lên thăm bộ đội nghỉ cũng có cái hồ nuôi cá tra, làm vài cây cầu dẫn ra giữa ao , cũng ngăn ra bằng cách quây tấm tôn cao lên chừng ba bốn chục phân, ai ra đấy thì cầm tờ giấy to một chút để ... che mặt... chứ không đủ che được ....chỗ khác , bà con cứ ca cẩm và tần ngần nhưng rồi cũng chả có cách nào khác.
Danh từ " nhà cầu" ở trong Nam có lẽ phát sinh từ thời xa xưa kiểu này chăng. Và người nước ngoài khi ăn cá tra biết được gốc tích này khéo không sản lượng cá nhập chắc xuống dốc thê thảm...
Sau này, khi QĐx bắt đầu xây bài bản nhà vs cho bộ đội cũng được "yêu cầu" bố trí bể tự hoại sao cho bộ đội vẫn thu hồi được "sản phẩm" để tăng gia.
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,340
Động cơ
899,769 Mã lực
Góp chuyện tăng gia:
Tăng gia!
Thời dưới cứ, tụi em bị khoán.
Nhưng chỉ có mấy luống cải củ, dền đỏ hay rau muống hạt cứ phân tươi hòa nước tưới cật lực thì chỉ cần 1 hay 2 tháng là đủ cả mức khoán cả năm, nhất là cải củ, rồi mới đến dền đỏ, sau cùng là rau muống hạt, toàn đặc sản của vin mát bây giờ!
 
Chỉnh sửa cuối:

smilingman82

Xe buýt
Biển số
OF-33458
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
697
Động cơ
474,298 Mã lực
Ai ơi đúng lỗ mới tài,
Nếu,,, ra ngoài kỹ thuật còn non.
Vui chút, rất mong đọc tiếp những kỷ niệm xương máu của người lính.
câu này thực sự e mới được nghe lần đầu :D . Lính hóm quá các cụ nhỉ
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Tuy buồn ngủ nhưng hiếm khi dám bỏ gác hoặc ngủ gật. Vì đã có thằng ở bên trung đội 2, đại đội 1 ngủ gật trong 1 phiên gác, sĩ quan đi kiểm tra đem súng AK của nó cất đi, sau đó báo động toàn đơn vị với lý do: “Kẻ địch đã đột nhập đơn vị lấy được khẩu AK và 1 gói mỳ chính, trong lúc bị truy đuổi kẻ địch đã phi tang gói mỳ chính xuống ao sau chuồng heo của đơn vị.
Yêu cầu toàn bộ B2 của C1 xuống ao tìm bằng được…gói mỳ chính”. Mệnh lệnh ban ra mà tất cả các đại đội vừa ngạc nhiên vừa buồn cười. Lúc đầu mọi người còn cố nín lại, nhưng sau đó chẳng biết ai phá ra cười đầu tiên khiến tất cả cười ầm cả lên.
Mỳ chính mà ném xuống nước thì còn gì là mỳ chính. Vẫn biết là tội ngủ gật bị hành cũng là đúng, nhưng vì 1 thằng mà trị cả trung đội thì cũng hơi quá.
Chính sách quân đội là lấy 1 người để răn đe nhiều người, trừng trị những thằng không liên quan để giáo dục cho 1 thằng có liên quan (món này ai đã đi lính thì quá hiểu).
Mà cái ao sau chuồng heo thì bẩn vô cùng, nó chứa đủ thứ nước thải, phân heo, thức ăn thừa của heo xuống…Nhưng lệnh mà không thực thi cũng không được. Sau này nghe kể lại thằng đó lúc về bị anh em trùm chăn cho đi “thiết vận xa”, nghĩ cũng tội cho nó. Nhưng thôi kệ, nhà bao việc...
Phía trên là 2 cái khổ, nhưng còn 1 cái khó của lính. Cái khó đó là chống ăn cắp vặt giữa lính với lính. Những ngày đầu mới lên trường thì thằng nào cũng có tiền trong người, không nhiều thì ít, nhưng sang đến tuần thứ 2, thứ 3 thì chẳng mấy thằng còn tiền cả.
Lúc đó mới phát sinh chuyện chà đồ nhôm (chôm đồ nhà). Đồ dùng cá nhân thằng nào cũng như nhau, quần áo thì thêu tên, bát sắt ai cũng có, khăn mặt cũng ký hiệu riêng, mà kể cả không ký hiệu cũng chẳng ai màng lấy của nhau dăm ba cái lẻ tẻ đó. Cái mà “thăn” của nhau là tiền, vâng, là tiền.
Tiền để trong người chưa hẳn đã an toàn, bỏ ba lô thì càng nguy hiểm. Lúc đó lính nghĩ ra trăm phương ngàn kế để cất giữ tiền, để phòng thân. Thằng thì giấu tiền vào kèo tre trên mái nhà, thằng thì cho túi nylon rồi buộc xuống phần ống rỗng dưới điếu cày.
Riêng gã thì quái chiêu hơn, vì gã nghĩ nơi an toàn nhất là nơi bất ngờ nhất, cái này nằm trong bài huấn luyện của trường hạ sỹ quan trinh sát luồn sâu ở khoa mục dò tìm mục tiêu. Gã gói tiền vào túi nylon, sau đó ra bụi chuối gần chuồng gà của B, tiếp đến gã thả 1 bãi “ngũ cốc luân hồi” lên đó.
Vậy là yên tâm, tuy hơi mất vệ sinh tý chút, nhưng chẳng lo mất trộm. Nhờ quái chiêu đó mà gã cùng mấy thằng trong tiểu đội luôn có tiền mua thuốc lá, chè bồm chiêu đãi anh em trong trung đội và các trung đội bạn sang “ké” đến 5 tháng sau mới hết tiền.
Nhớ lắm một thời lính tráng khổ mà vui
LÍNH MÀ EM…
 

smilingman82

Xe buýt
Biển số
OF-33458
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
697
Động cơ
474,298 Mã lực
Giã từ vũ khí thưa cụ, câu chuyện lấy tập thể rèn cá nhân cũng nhiều chuyện cười ra nước mắt. cháu lót dép hóng tiếp kỉ niệm của các cụ. :)
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,941
Động cơ
868,117 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Từ chiều đến giờ trở gió, xem ra Cụ Thạch Lam mon men về đến ngoại ô
Em đêm nay lại cày, trà đặc, thuốc khuya hóng chuyện Cụ Giã từ vũ khí cùng các Cụ cựu binh

Kính
 

Niemvuinho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-698755
Ngày cấp bằng
10/9/19
Số km
6,887
Động cơ
164,046 Mã lực
E xem loạt clip này thì VN đã tấn công và chiếm đảo Poluo Wai từ tay Khơ me đỏ mà rồi lại trả Cam.

 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,636
Động cơ
567,319 Mã lực
Nhiều bác đang bàn về tắc cú, điểm xạ 2 viên, 3 viên và các loại súng ngắn. Em định tham gia, nhưng đọc thấy một số bác nói gần như đầy đủ rồi nên em lại đi biên về Chị của bọn em.
Với lính cựu như bác, đời lính chiến bắn cả vạn viên đạn thì điểm xạ bao nhiêu viên mỗi loạt nó dễ như gãi đúng chỗ ngứa bác nhỉ? kk
Nhưng với lính nghĩa vụ, thì em cảm thấy bắn điểm xạ 3 viên khó hơn 2 viên 1 chút. Chỉ cần sâu tay cò(cuối đốt ngón tay thứ 2, bóp cò nhả ra ngay) là điểm xạ 2 viên ngon lành
Điểm xạ 3 viên khó hơn 1 chút, vì phải có 1 khoảng giữ tay cò cỡ 1/4 giây)
Lính ta trong rừng khi liên lạc, thông báo nhận diện địch - ta hay điểm xạ 3 viên bác nhỉ?
 

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
916
Động cơ
23,520 Mã lực
Nơi ở
1970
Các năm ở chiền trường KP dùng loại bản đồ quân sự của Mỹ hệ UTM loại tỷ lệ 1:50K, 1:100K được dùng trong chiến dịch, cấp phát đến mỗi đại đội là có 1 bản đồ, tùy theo khu vực tác chiến, có thể là nhiều mảnh ghép lại thành bản đồ lớn. Đồng thời cấp luôn các tấm ny long trong suốt khá dày (ngày đó lính gọi là bao me ca), sau khi ghép xong bản đồ dùng tấm ny long trong này bọc kín lại, như vậy rất bền, chống ướt, chống mưa. Thông thường tấm bản đồ được gấp gọn và nhét vào bao vải đựng túi mìn Cleymore của Mỹ, nó là túi vải đeo hông, bằng vải bạt quân dụng, màu xanh ô liu dày bền, có quai đeo hay khoác vai đều tiện lợi.
Gấp tờ bản đồ nó cũng có qui định đấy cụ, ai học sĩ quan sẽ biết, đầu tiên gấp dọc chính giữa tờ bản đồ ( mặt phải vẫn hướng về mình) sau đó mỗi bên gấp 1/4 ghép hai mép vào giữa…rồi mới gấp ngang cho đủ gọn cất vào cặp táp tham mưu.
 

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
916
Động cơ
23,520 Mã lực
Nơi ở
1970
Giã từ vũ khí thưa cụ, câu chuyện lấy tập thể rèn cá nhân cũng nhiều chuyện cười ra nước mắt. cháu lót dép hóng tiếp kỉ niệm của các cụ. :)
Vào lính trăm người phải như một, khôn lỏi thì ăn đòn tập thể thôi cụ…trừ khi hậu cần báo cháo, quân y cấp thuốc!
 

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
916
Động cơ
23,520 Mã lực
Nơi ở
1970
Về khẩu hiệu băng rôn công nhận bên mình phát huy tối đa. Nhà cháu khi ở lính được ở trong khu doanh trại của trung tâm huấn luyện toàn quốc Hạ sĩ quan VNCH cũng chỉ thấy trên đầu hồi nhà ở của họ có mỗi câu: “Tổ quốc- Danh dự- Trách nhiệm”, ngoài sảnh đường thì thêm dòng: “Mỗi cán binh là một chiến sĩ trên mặt trận chiến tranh tâm lý” (đại ý thế, chi tiết có thể nhà cháu nhớ không chuẩn).
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Giã từ vũ khí thưa cụ, câu chuyện lấy tập thể rèn cá nhân cũng nhiều chuyện cười ra nước mắt. cháu lót dép hóng tiếp kỉ niệm của các cụ. :)
Vâng, ở mỗi đơn vị. Cán bộ nghĩ ra cái gì và họ thấy "Nên", Cần" là cho anh em tô vẽ lên :)

Với lính cựu như bác, đời lính chiến bắn cả vạn viên đạn thì điểm xạ bao nhiêu viên mỗi loạt nó dễ như gãi đúng chỗ ngứa bác nhỉ? kk
Nhưng với lính nghĩa vụ, thì em cảm thấy bắn điểm xạ 3 viên khó hơn 2 viên 1 chút. Chỉ cần sâu tay cò(cuối đốt ngón tay thứ 2, bóp cò nhả ra ngay) là điểm xạ 2 viên ngon lành
Điểm xạ 3 viên khó hơn 1 chút, vì phải có 1 khoảng giữ tay cò cỡ 1/4 giây)
Lính ta trong rừng khi liên lạc, thông báo nhận diện địch - ta hay điểm xạ 3 viên bác nhỉ?
Chính xác là thế bác ạ, thực ra không phải họ quá giỏi mà họ có điều kiện để tập, để rèn làm cái việc đấy. Và có điều kiện thì việc thực hiện được nó không quá khó ;) Việc dùng để nhận diện, liên lạc thì đúng là ở đại đội bọn em hay làm như thế :)
Còn bọn em cũng lính nghĩa vụ, và cũng giống bác. Mà mấy kỹ thuật bác kể trên em thấy em và bác đều được huấn luyện từ một lò ra rồi :)
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,941
Động cơ
868,117 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Vâng, đọc trên này e cũng biết cụ là cựu binh bgpb từng tham chiến thực tế. Những người lính mà xung trận thực sự e luôn ngưỡng mộ vì ra trận thì hòn tên mũi đạn, mảnh bom rất khó nói. Đôi khi giỏi hay tài mà kém may cũng ko trở về đc. Cụ trở về lại có học hành và thành công về kinh tế lại càng quí hiếm. Mừng cho cụ có đc sự viên mãn khi đã về chiều.

Thế hệ bọn e thì cũng yêu qđ, muốn góp sức mình vào quá trình bvtq bên mới ra nhập qđ. Bọn e lính cậu thôi nên thao trường cũng ko nặng lắm. C thiếu lúc đó của bọn e thì đại trưởng 2//, chính trị viên 3//, 2 đại phó 4/. Ra đeo hàm là về cấp e hết, hiện aem cũng về cấp bộ và qk qc cả rồi và đa số cấp trưởng phòng.
Thời đại khkt cao nên đóng góp sức mình thì ko chỉ biết mỗi bắn súng, vậy nên lứa bọn e đóng góp bằng phát triển công nghệ và khkt, quản lý và giảng dạy.
A em còn công tác cả, 1/4 lại thuộc lĩnh vực kín nên ko thể chém linh tinh hay đưa ra j cụ thể. Hiện lãnh đạo cấp trưởng phó mảng khcn của bộ với hàm tướng là lứa bọn e. Mừng là aem cũng trưởng thành.
Trà đêm chén nhạt, kính Cụ ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top