Lính trận thì rất thương nhau. Khi bình thường thì cũng trêu chọc cãi nhau chí chóe suốt. Năm 1981 hay 82 gì đó mình ko nhớ. Thằng cùng HN cùng tiểu đội nó kiếm đâu được cuốn " Sợi chỉ mỏng manh " đến phiên gác của nó mình năn nỉ gãy lưỡi nó mới cho mượn đọc. Khi nó gác xong đến đòi, đang đọc hay nên không muốn trả, thế là hai thằng đuổi nhau. Mình thì cầm cuốn sách vừa chạy nhảy trên các sân thượng vừa thi thoảng dừng lại liếc thêm vài dòng. Nó cầm khẩu AK đuổi theo hò hét dọa bắn. Tưởng nó dọa chơi, nào ngờ vừa định chạy tiếp nó làm liền một loạt, đạn bay chiu chíu qua đầu. Đành phải dừng lại trả nó sách.Xin phép cụ chủ. Vì hai cụ đang nói về chủ đề '' yêu - ghét" của lính nên nhà cháu góp thêm một chuyện này. Lính ta rất là ghét cái sự vặt vãnh ( nhất là ăn cắp vặt) ích kỷ, bởi nơi chiến trường "Một mảnh áo bông thay nhau khi đổi gác" thì còn cái gì là của riêng nữa đâu. Thế mà vẫn có những kỷ niệm buồn các cụ ạ. Vào khoảng cuối 84 đầu 85 ( là thời gian Cụ chủ bên K) nhà cháu thuộc C9 chốt tại điểm cao 406 đối diện bình độ 400 xã Thanh Loà, Huyện Cao Lộc, T Lạng Sơn (C9-D9-E92-F337). Thời điểm đó VN bắt đầu thực hiện Luật NVQS nên Cụ T.. ( người Thái Thụy - Thái Bình) Tiểu đội trưởng được ra quân, nhà cháu được làm "Quyền Tiểu đội trưởng". Số là khi đó tiểu đội cháu được bổ xung một cụ ( tên Chư...tuổi Mão, người Hà Nam, Nam Định gì đó) về được vài ngày thì xảy ra việc mất tiền ( không nhiều vì có đâu mà nhiều các cụ nhỉ) của một ae trong tiểu đội. Nói qua một chút về nhiệm vụ và vị trí đóng quân của đơn vị cháu ngày ấy để các Cụ/ Mợ dễ hình dung. Sư đoàn 337 được thành lập ngày 28/07/1978 tại miền Trung với nhiệm vụ ban đầu là sang Lào, khi TQ đánh minh vào năm 79 thì sư đoàn được lệnh lên phía bắc biên chế thuộc quân đoàn 14 đứng chân trên địa bàn Đồng Đăng - Cao lộc - Lạng Sơn, những năm 79 đánh trận cầu Khánh Khê, năm 81 trận bình độ 400 nổi tiếng thế nên còn được gọi là Sư đoàn " Cánh cửa thép Lạng Sơn". Tiểu đội của cháu là tiểu đội 1( còn gọi là A phục, nghĩa là phục kích thám báo TQ ấy ạ) thuộc B1 - C9 có nhiệm vụ chốt phòng ngự tại mỏm 380, ngoài ra đêm đến còn lập tổ 3 người xuống mật phục ở cái khe suối giữa 406 và 380 đối diện bình độ 400. Trên 380 còn có B cối 82 trực thuộc tiểu đoàn 9 (B cối này có mấy cụ người Hải Dương nhập ngũ 1983, trong có có 1 cụ tên Dương). Lại nói về vụ mất tiền thì đối tượng nghi ngờ đã rõ nhưng bằng chứng thì chưa, cũng không thể để chìm xuồng vụ này được vì các cụ nhà ta đã nói "Một mất mười ngờ" nó sẽ làm cho mất đoàn kết nội bộ, anh em nghi ngờ lẫn nhau. Sau khi có thêm thông tin về việc cụ Chươ.. mấy hôm gần đó tự nhiên có tiền tiêu xài ở mấy quán của dân bản dưới chân đồi thì nhà cháu quyết định báo động di chuyển cấp tiểu đội , sau khi đội hình đã tập hợp với đầy đủ quân tư trang cháu yêu cầu anh em bày hết tất cả ra tấm tăng trước mặt từng người, kể cả tiền,ảnh - thư người yêu..Đên lượt cụ Chươ.. thì cụ ấy cứ lúng ta lúng túng và có ý không chấp hành, lúc ấy mấy anh em bên B cối 82 đã xuất hiện từ lúc nào với những bộ mặt đấy đe dọa với đối tượng khả nghi kia. Có lẽ cũng do áp lực đó cộng thêm mấy câu thao túng tâm lý của nhà cháu mà sau đó cụ Chươ.. nhận tội. Tuy nhiên, như đã nói ở trên là lính ta rất ghét cái tính ăn cáp vặt vãnh nên khi đã xác định hai năm rõ mười thì một trận hội đống đã xảy ra ngoài khả năng kiểm soát của nhà cháu. Khi đã hạ hỏa được cơn cuống phong (cụ kia lúc đó cũng thâm tím mặt mày) của mọi người nhà cháu liền cho lập biên bản (tất nhiên là đối tượng khai nhận ký) rồi cho áp giải ngay trong đêm sang báo cáo với đại đội. Vì thực ra khi đó vũ khí đấy ra mà cháu chỉ sợ cụ Chươ.. sân hận rồi làm liều (đã có xảy ra) thì cái sảy nảy cái ung.Đó là một kỷ niệm không lấy gì làm vui trong đời quân ngũ của nhà cháu các cụ ạ.
Sau nghĩ cũng dại, vừa đọc sách vừa nhảy từ nhà nọ sang nhà kia hụt chân, lỡ nhịp một phải là lên đường. Hoặc thằng kia nó phơ cho một viên vào lưng cũng xong.
Vậy thôi, nhưng đi công tác toàn hai thằng đi với nhau, cùng sống chết lắm.