[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
LIÊU XIÊU

Dặm trường nhịp bước bơ vơ
Nhìn mây ngắm gió mà ngơ ngẩn lòng

Muốn làm một giọt hư không
Đêm sa xuống đậu cho nồng môi em

Liêu xiêu một bóng chiều nghiêng
Để ai chếnh choáng bâng khuâng cõi lòng

À ơi...ru giấc say nồng
Theo mây nhờ gió phiêu bồng nhân gian

Một mình ta...một mình em
Vương tơ đậu nhụy say mềm giêng hai...
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
MÀU XOAN TÍM
Ta ngập ngừng bước dọc lối tháng ba
Bất chợt qua ngõ nhà ai quen quá
Từng chùm hoa ngơ ngác sau vòm lá
Nhẹ nhàng khoe màu sắc tím như mây

Hình như xuân vẫn thoang thoảng đâu đây
Trên lối cũ từng chùm xoan tím biếc
Ta đâu chờ mà hoa như nuối tiếc
Rủ hương nồng trong gió nhẹ bay bay

Màu xoan tím trong mắt cứ mê say
Mãi vấn vương một thời xưa dĩ vãng
Một mùa hoa lời yêu người quên lãng
Nhạt nhòa phai từng nốt giấc mơ hồng

Hoa đâu biết có người vẫn ngóng trông
Cứ lặng lẽ nở tím chiều xuân ấy
Người xưa ơi tháng ba rồi có thấy
Mấy mùa trăng hương cũ vỡ tan rồi
Tháng ba về...
màu hoa vẫn...
chờ ai ;))
329133739_1074344380622518_1352977136480136266_n.jpg
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
TÔI TÌM

Tôi về tìm tuổi thơ tôi
Tìm câu quan họ, tìm lời dân ca
Tôi tìm ký ức tuổi hoa
Dùng dằng mớ bảy mớ ba em về

Tôi về tìm khúc sông quê
Tìm vầng trăng khuyết cầu thề ai rơi
Tôi tìm con nước đầy vơi
Tìm tình vụng dại một thời xa xăm

Tôi tìm dấu vết tháng năm
Vần xoay con tạo, phận tằm ươm tơ
Tôi tìm trong những giấc mơ
Tìm mùa trở gió, vần thơ dẫu mòn

Tôi về tìm nét xuân son
Tìm bao kỷ niệm vẫn còn trong tôi
Dòng đời như nước vẫn trôi
Để tôi tìm mãi một thời xa xưa....
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
TÂM SỰ THÁNG BA

Hạ sắp về để xuân vội rời xa
Chùm hoa bưởi nở sau nhà thơm ngát
Mây vấn vương làm sương rơi từng hạt
Biển mùa này vẫn mặn chát buồn tênh

Ngoài khơi xa ngàn con sóng lênh đênh
Gió hờn dỗi lại dềnh con sóng bạc
Đời anh đi vượt muôn trùng ghềnh thác
Nghe dạt dào gió hát bản tình ca

Gạo đỏ trời ta lại nhớ tháng ba
Chiều hoang hoải từng nếp nhà loang nắng
Đã thương rồi nên tình sâu nghĩa nặng
Ai còn chờ sao biển vắng người qua

Khúc tâm tình ta gửi gió bay xa
Gửi về em từng cánh hoa gạo cháy
Xa nhau rồi anh nhớ em biết mấy
Tháng ba về sống dậy một niềm yêu

334582866_614237110657087_4630073265551771137_n.jpg
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
BỎ LẠI

Em mải mê theo ánh đèn phố thị
Bỏ lại quê mình xơ xác mưa dông

Bỏ lại cánh đồng...
Bỏ lại dòng sông...

Ngơ ngẩn trôi giữa đôi bờ thương nhớ
Con đường trầm tư đếm mùa lá đổ

Sỏi đá vô hồn quạnh vắng bước chân thương
Bỏ lại vầng trăng gầy úa cõng gió sương

Hao mòn theo đầy vơi con nước
Bỏ lại nụ hôn đầu cài câu thề ước

Bỏ lại hương dạ quỳnh...
thổn thức...
đêm đêm...
334655962_2154366804746773_4846728357423592097_n.jpg
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
LẶNG THẦM

Có phải em là màu tím của mây
Khi chiều xuống phủ đầy trên lối nhỏ
Có phải em gởi lời yêu vào gió
Đến bên anh thủ thỉ lúc nhớ nhiều

Từng đêm về trong ánh mắt đăm chiêu
Ta gặp nhau qua từng dòng ký ức
Có hình bóng hằn sâu nơi trái ngực
Đêm từng đêm vẫn thổn thức gọi thầm

Ta là gì của cuộc hẹn trăm năm
Sao cứ nhớ cứ thương trong lặng lẽ
Em là mây anh như làn gió nhẹ
Thoáng gặp nhau rồi lại thoáng xa rời

Tuy tình mình cách biệt ở hai nơi
Nhưng nhớ thương chưa bao giờ vơi nhạt
Vẫn thiết tha ngọt ngào như khúc hát
Vẫn êm đềm dào dạt những tháng ngày

Anh đem tình gởi vào ánh ban mai
Để hương xưa không nhạt phai màu nắng
Có tình yêu chỉ còn trong thầm lặng
Chung nhịp tim nên hai nửa hướng về.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
VÀO QUÂN ĐỘI & ĐƯỢC PHÁT THẺ QUÂN NHÂN

“Thẻ quân nhân” ở đây không phải là thẻ quân nhân được quân đội cấp, nó là 1 loại thẻ khác, được chứng minh bằng thực tế sinh động trong đời sống hàng ngày của lính.
Chẳng biết từ bao giờ và cũng chẳng biết ai là tác giả, nhưng các thế hệ lính hay truyền khẩu với nhau câu đồng dao: “Không hắc lào, không vào quân đội. Không ghẻ, không phát thẻ quân nhân”. Vâng, 2 cái đó là ĐẶC SẢN của rất nhiều thế hệ lính, món: GHẺ và HẮC LÀO. Phàm đã là lính, nhất là lính chiến thì ít ai thoát khỏi ghẻ và hắc lào.

Với lính trinh sát luồn sâu ở chiến trường K, ngoài bom đạn, mìn các loại, sốt rét, ngã nước thì 2 cái đáng sợ nữa là ghẻ và hắc lào. So với các binh chủng khác thì lực lượng đặc công, trinh sát, nhất là trinh sát luồn sâu thì ghẻ, hắc lào thật sự là cơn ác mộng và cũng là đặc ân, là bạn đồng hành thân thiết không thể chia lìa của binh chủng, món quà chiến trường ban cho.
Với các sắc lính khác, khi bị ghẻ và hắc lào chỉ cần điều trị trong 1-2 tuần là ổn. Nhưng đối với lực lượng trinh sát luồn sâu, quanh năm suốt tháng luồn lách trong những cánh rừng nhiệt đới của đất Campuchia. Khi mưa cũng như nắng, thì việc chữa khỏi ghẻ, hắc lào là bất khả thi.
Sau những chuyến đi “thám” dài ngày, về đến đơn vị nghỉ ngơi được dăm sáu ngày là nhiều, sau đó lại tiếp tục lên đường đi “thám” để chuẩn bị cho chiến dịch hay trận đánh khác.
Khi mà các vết ghẻ, hắc lào còn chưa kịp lên da non. Chính vì vậy mà việc chữa ghẻ, hắc lào thật sự là vô cùng khó khăn đối với cánh lính trinh sát luồn sâu.

Quần áo lính trinh sát luồn sâu lúc nào cũng ẩm ướt hôi mù hoặc chua loét bởi mồ hôi, sương, nước mưa, chẳng mấy khi được khô ráo. Việc tắm rửa cũng như giặt giũ đối với các sắc lính khác trên chiến trường đã là sung sướng, là ngày hội. Thì đối với lính trinh sát luồn sâu, đó thật sự là niềm hạnh phúc vô bờ.
Sau mỗi chuyến “thám” dài ngày, khi về đến sư bộ được nghỉ xả hơi thì điều đầu tiên là muốn được tắm giặt sau những ngày ăn gió, nằm sương, màn trời chiếu đất, lăn lộn trong những cánh rừng mênh mông trên đất nước Chùa Tháp....
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Trên đường đi “thám” hoặc tham gia tác chiến đi qua khá nhiều ao, hồ, sông, suối, nhưng chẳng thằng nào dám to gan, lớn mật xuống tắm giặt cả.
Chung quy do sợ dính mìn, mìn được cài vô thiên lủng quanh các khu vực có nước hoặc ven bờ suối. Mìn từ thời Lon Nol trước năm 1975, mìn của lính Khmer đỏ, mìn của quân tình nguyện Việt Nam cài, đâu đâu cũng có mìn.
Muốn tìm được chỗ tắm an toàn, ngoài việc biết chắc chắn khu vực đó đã được công binh dò tìm và tháo gỡ hết số mìn cài xung quanh thì người lính cần phải biết quan sát.
Quan sát xem có vết chân thú đi xuống mép nước để uống không, nếu có vết chân thú vẫn còn mới thì an tâm là nơi đó chắc chắn an toàn, không có mìn. Nếu có vết chân người thì nên tránh xa là tốt nhất. Vì lính Pot nhiều thằng cũng đi chân đất như người dân, còn những thằng lính Pot đi giầy Ba ta hoặc Bát kết thì đế cũng giống hệt như giầy của bộ đội Việt Nam.
Cùng cỡ chân châu Á nên chẳng khác gì nhau, hoa văn dưới đế giầy Bát kết hay giầy Bata cũng giống nhau, nên để phân biệt thật sự là khó. Tốt nhất, gặp những vùng nước, ven suối mà có các dấu vết khả nghi, không an toàn thì chịu bẩn một chút vẫn hơn là bị thương hoặc chết 1 cách lãng nhách do mìn.
Tiếng rằng đi tắm nhưng cũng chỉ tắm nước suông chứ chẳng có xà bông. Vì loại xà bông được cấp phát theo chế độ nhu yếu phẩm hàng tháng là loại xà bông 72% của Nga Xô.
Nó vừa đen, vừa cứng (có trường hợp lính đánh nhau đã cho bánh xà bông vào chiếc tất “vớ” để vụt như chùy khi đánh nhau mà phải đi viện thì đủ biết độ cứng của nó thế nào, chẳng kém gì gạch cả) và điểm đặc biệt là cực kỳ hôi.
Nếu đem tắm hoặc gội đầu thì sau khi tắm gội xong thì phải gội lại bằng xà bông bột (nếu như có) và xả nước thật nhiều thì mới bớt được mùi hôi.
Tuy hôi mà cũng chẳng phải lúc nào cũng được cấp đủ và đúng thời gian. Thỉnh thoảng đi “thám” hoặc tham gia tác chiến kiếm được xà bông chiến lợi phẩm như Camay, Lux, Fa hoặc Palmolive cũng không dám xài.
Vì những loại xà bông đó ở vào thời kỳ những năm 80 của thế kỷ trước cực kỳ thơm và bám mùi kinh khủng, không “đểu” như loại sản xuất bây giờ. Tắm xong, thằng đứng ở cuối gió có viêm mũi cũng ngửi thấy rõ, đi “thám” thì cách cả cây số lính Pot cũng nhận ra....
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
HAY CHÚNG MÌNH...

Hay chúng mình...dừng lại ở đây thôi
Đừng yêu nữa để cho đời yên ổn
Không vấn vương… đêm chẳng còn mộng tưởng
Nhớ thương về nhau nữa được không em

Kể từ giờ… mình chẳng thức hằng đêm
Lòng bình lặng tựa trời yên biển rộng
Chẳng còn những canh dài tim tựa sóng
Đợi chờ thuyền thắc thỏm những dòng tin

Hay chúng mình thật quên lãng nhé em
Để tim được bình yên cùng tim khác
Chẳng còn đâu giây phút xưa khao khát
Hồn mơ về ước nguyện ở bên nhau…

Hay chúng mình… vùi dĩ vãng thương đau
Vào trái ngực để ngàn sau còn giữ
Để từ đây ta chẳng còn yêu nữa
Mà chỉ còn thương nhớ lấp đầy tim…

Hay chúng mình… đừng yêu nữa nhé em…
Để hạnh phúc khi kề bên người khác
Và con tim thôi phút giây đi lạc
Mà trọn đời thầm lặng dõi nhìn nhau…
 

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,422
Động cơ
143,459 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Cụ Nam "Chẫu" đi "thám" có gặp rắn không ạ? Vừa xem trên FB đôi rắn cạp nong, cạp nia kinh quá
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Cụ Nam "Chẫu" đi "thám" có gặp rắn không ạ? Vừa xem trên FB đôi rắn cạp nong, cạp nia kinh quá
Rừng nhiệt đới thì mấy loại rắn rết thì vô số ạ. Để dần dần em viết câu chuyện mà em, đồng đội đụng và đã có đồng đội thập tử nhất sinh vì nó nhé.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Do vậy mà lính trinh sát luồn sâu có kiếm được thì cũng chỉ đem cho lại các bộ phận khác. Các bộ phận không trực tiếp tham gia tác chiến như doanh trại, quân y, hành chính, nuôi quân, tiếp phẩm… Mà những bộ phận đó cũng không dám xài thường xuyên cũng bởi mùi thơm không thể trộn lẫn được của các loại xà bông đó…
Khi bị ghẻ, hắc lào thì lên quân y xin thuốc ASA hoặc DEP, nhưng do điều kiện chiến trường cũng như địa hình nơi đóng quân, mà nhiều lúc quân y cũng chẳng đủ thuốc để cấp phát, thậm chí đến cồn Iot hoặc cồn 90 độ cũng không phải lúc nào cũng có mà dùng.
Những lúc như thế chỉ ước ao có được chai ASA hoặc chai DEP to như cái phích 2 lít để bôi cho…sướng. Lúc lên cơn ngứa mà được cởi quần áo dài ra rồi đưa tay xoa, gãi thì thật sự sướng, thật sự “phê”.
Phê nhất là nhờ thằng nào đó dùng kim khâu, “nhể” cái ghẻ trên lưng, trên mông thì thấy đã lắm. Còn lúc bôi ASA để trị hắc lào thì…cha mẹ ơi…xót…xót bằng chết, nhẩy tưng tưng lên, cứ cúi mồm xuống chỗ vừa bôi thuốc thổi phù phù cho đỡ xót. Chỗ da bôi thuốc bị cháy đen lại, khô đi, sau mấy hôm bóc ra từng mảng như kiểu rắn lột da vậy.
Có lần cánh trinh sát luồn sâu lên Tham mưu - Tác chiến báo cáo tình hình đi “thám” trực tiếp trên sa bàn cho các thủ trưởng. Cụ Ngữ, đại tá sư trưởng thấy mấy thằng luồn sâu đang báo cáo mà cứ cho tay vào túi quần gãi liên tục, cụ cười mà ánh mắt loáng nước.
Cũng nói sơ qua về tình cảm của các thủ trưởng sư đoàn đối với lính tráng, cấp dưới.
Đối với các cán bộ cấp trung đoàn và sư đoàn thời kỳ đó, hầu hết đều trưởng thành từ người lính mà lên. Các thủ trưởng có nhiều người tham gia quân đội từ trước những năm 1954. Xuất thân từ nông dân, công nhân gia nhập quân ngũ và trưởng thành sau các trận đánh. Trừ 1 số rất ít được đào tạo tại Nga Xô và Trung Quốc, thì đại đa số chẳng có cụ nào được đào tạo bài bản từ đầu tại các trường quân sự trong khối xã hội chủ nghĩa.
Chỉ đến khi lên đến cấp cán bộ tiểu đoàn, trung đoàn mới được cử đi học tại Nga Xô hoặc Trung Quốc, cùng lắm thì cũng được đào tạo trong các lớp ngắn hạn tại Việt Nam. Học xong lại được điều về các đơn vị để tiếp tục phát triển.
Chính vì từ lính đi lên, nên những tâm tư tình cảm hay những trò nghịch ngợm cả xấu, cả tốt của lính tráng các cụ đều biết cả, biết tường tận. Cũng vì vậy mà các cụ luôn đối xử hết sức chân tình và cũng hết sức thương lính.
Khác hẳn với lớp sĩ quan trẻ tốt nghiệp các trường sĩ quan sau năm 1975, luôn có sự xa cách, không được gần gũi, thân mật như các thủ trưởng trưởng thành từ lính lên....
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Trong điều lệnh quân đội chẳng có trang nào, dòng nào quy định cho phép cách xưng hô trong quân đội khi lính tráng gọi các thủ trưởng là bố và xưng con cả, nhưng lớp lính trẻ vẫn luôn gọi các thủ trưởng là bố, xưng con.
Các thủ trưởng cũng gọi lính tráng là con và xưng bố rất đỗi gần gũi và thân thương. Xóa nhòa khoảng cách và sự cứng nhắc như trong điều lệnh.
Quãng tháng 5-6 của năm 1986, hôm đó bên thông tin sư đoàn được lệnh đi rải dây hữu tuyến để kết nối với sư đoàn 9 ở khu vực phía Tây đường số 5, Ni-mít đi Poipet, Sophi. Tổ có thằng Bội người Quảng Bình, thằng Tuệ người Trà Vinh và anh Khánh người Kiên Giang.
Anh Khánh nguyên là lính truyền tin của lực lượng biệt động quân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa được động viên nhập ngũ và điều sang chiến trường Campuchia. Tổ hoàn thành xong việc rải dây, trên đường về bị phục kích.
Thằng Bội bị mảnh đạn cối cắt ngang cuống họng, hy sinh tại chỗ. Thằng Tuệ bị thương ở bụng và chân. Anh Khánh phải cõng thằng Tuệ băng rừng và tìm mọi cách để thoát khỏi sự truy kích của bọn lính Pot. Khi anh Khánh đưa được thằng Tuệ về đến sư bộ thì lúc đó đang giờ nghỉ trưa. Thấy 2 anh em thằng Tuệ về, cả đơn vị hô hoán gọi tải thương và í ới gọi cho các lán báo tin.
Lúc đó các thủ trưởng cũng đang nghỉ trưa, cụ Ngữ đại tá - sư trưởng nghe thấy hô hoán vội chạy ra tận ngoài vọng tiêu đón 2 anh em. Cụ vội đến độ, cứ chân đất chạy bon bon trên mảnh sân lổn nhổn sỏi đá. Cụ chân quỳ, chân duỗi sát băng - ca, ôm đầu thằng Tuệ: “Yên tâm đi con trai, về đến đây là yên tâm rồi con…”, sau đó cụ quay ra ôm chặt anh Khánh lắc lắc người: “Hay quá, hay quá…còn sống là mừng rồi…tao cứ tưởng chúng mày “bị” cả thì đau lắm em à…”.
Còn bố Hưng, đại tá, sư phó, tham mưu trưởng sư đoàn và bố Linh đại tá, sư phó, chủ nhiệm chính trị sư đoàn (lúc đó vẫn đang thực hiện chế độ chủ nhiệm chính trị, chưa tái phục hồi chức chính ủy như sau này). Trong 1 lần xuống nhà ăn kiểm tra lúc lính tráng đang ăn cơm trưa.

Bố Hưng đảo qua các mâm, đến mâm của C trinh sát luồn sâu, thấy lính ăn độn nhiều sắn (khoai mỳ) quá.
Bố hỏi: “Mấy đứa ăn có ngon miệng không? Có đủ no không?”, “Dạ, bọn con ăn nhiều lúc đói, mà độn nhiều quá bố ơi…”.
Bố Hưng đấm mạnh tay xuống chiếc bàn ăn ghép bằng tre nứa, rồi vẫy tay gọi ông Kiền, trưởng ban hành chính đang thập thò ở cửa bếp, giọng gay gắt: “Đơn vị ăn độn nhiều, ăn thiếu chút cũng được, nhưng với mấy thằng luồn sâu phải cho chúng nó ăn no, ăn đủ...
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Chúng nó vất vả nhất, nguy hiểm nhất, gian khổ nhất. Vì với chúng nó, có thể bữa ăn nào cũng sẽ là bữa cuối cùng. Khi chúng nó “đi” rồi thì có mâm cao cỗ đầy cũng chỉ để cúng ruồi thôi... =((
Phải ưu tiên cho chúng nó, chăm sóc chúng nó chu đáo. Cho mấy thằng luồn sâu ăn với chế độ tốt nhất trong đơn vị, trong bất cứ hoàn cảnh nào mà khả năng cho phép…”.
Bố Linh, đại tá, sư đoàn phó, chủ nhiệm chính trị quyết định ngay và luôn: “Từ chiều nay, sư bộ bỏ hết chế độ trung táo, tiểu táo. Tất cả sư bộ sẽ chuyển hết sang ăn chế độ đại táo. Lính ăn sao thì các sĩ quan cũng phải ăn như vậy. Không phân biệt cấp hàm, có chi ăn nấy.
Những gì tốt nhất dành hết cho lính trinh sát, đặc biệt là C trinh sát luồn sâu”. Đó là lý do để sau này mỗi lần C trinh sát luồn sâu tham gia tác chiến đều được ăn chế độ đặc biệt, chế độ mà anh em lính hay tếu táo đùa vui “bữa ăn truy điệu sống”.
Nói vậy để những ai chưa qua trận mạc, sinh tử hiểu và thấm thía được câu nói của cụ Ức Trai - Nguyễn Trãi viết trong “Bình Ngô đại cáo” mùa xuân năm 1428 “…Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào…”.
Ngay như chuyện nghịch ngợm, quậy phá của lính trinh sát luồn sâu cũng được các cụ châm chước, bỏ qua rất nhiều, cho dù nhiều vụ việc có thể đưa ra kỷ luật nặng, thậm chí có thể ra Tòa án binh, cũng được bỏ qua hoặc xử lý nhẹ nhàng, đầy tình thương.
Tổ tam tam của gã, tổ 4, trung đội 3, đại đội trinh sát luồn sâu là tổ vi phạm kỷ luật nhiều nhất. Thằng Phú “nhái”, Long “Polpot”, thằng Đực luôn nghĩ ra những trò tai quái mà các tổ khác, các trung đội khác chẳng nghĩ ra hoặc có nghĩ ra cũng không dám thực hiện.
Trong tổ, thì gã là thằng hiền lành nhất, ít trò tinh quái nhất, nhưng lần nào mà gã thực hiện thì toàn chuyện long trời lở đất, toàn chuyện tày đình.
Từ chuyện đột kho gạo của mặt trận và kho của quân đoàn “mượn” tạm mấy bao gạo để nấu cháo cho thương bệnh binh mà không hẹn ngày trả, cho đến ra sát cột mốc biên giới Campuchia - Thailan rủ rê lính biên phòng Thailan đánh nhau tay đôi, nổ súng bắn dọa lính biên phòng Thailan hoặc cách ứng xử với tù binh đến độ để cho phóng viên Thailan chụp được cả hình…
Giờ nghĩ lại mới thấy ngày đó gã và những thằng bạn chiến đấu thời đó thật nông nổi, ngông cuồng và chẳng biết sợ cái gì cả, kể cả cái chết.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
CÓ MỘT NGƯỜI...

Có một người...đã cho tôi tình đầu
Rồi gom hết cả tình đầu tình cuối
Chỉ để lại đêm từng đêm buốt nhói
Đành âm thầm với trăn trở hoài thôi

Có một người...bây giờ đã xa xôi
Ở nơi nào chưa bao giờ biết tới
Ấy thế mà vẫn nhớ thương vời vợi
Chẳng thể quên ngày ấy đã từng yêu

Có một người...làm ta khổ trăm chiều
Không một dòng thư giờ là tin nhắn
Và lúc nào cũng muốn em may mắn
Sống bình yên ở bên ấy với người

Có một người...cứ ở mãi tim tôi
Nơi sâu thẳm khoảng trời yêu ngực trái
Xa em rồi nhưng tình thì còn mãi
Đẹp như mầu hoa gạo đỏ tháng ba...

335055444_735841704747342_8328425363731852209_n.jpg
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Lính biên phòng Thái lan, thằng nào cũng to cao 1,7m-1,8m, nhìn biên phòng Thái mặc quân phục bó sát người đã thấy sự chắc lẳn, đẹp và oai dũng (quân phục, cảnh phục của quân đội và cảnh sát Thái lan bây giờ cũng vậy, vẫn giống hệt ngày đó).
Đâu như mấy thằng gã, người cứ như bơi trong bộ đồ trận K82 rộng lùng thùng, nhìn xa trông như bó mạ biết đi vậy.
Nếu xét về thể hình thì mấy thằng gã thấp bé nhẹ cân hơn hẳn, vậy mà rất hiếu chiến. Cứ thỉnh thoảng ra suối gọi vọng sang bên đất Thái gạ lính biên phòng Thái quánh nhau tay đôi “Khụn-mi-phía-sạm-phan…Tạ-su-kạp-mạn-đai-rụ-ma…?” (Đ.M chúng mày…quánh nhau không?).
Có lần ra suối tắm thấy lính biên phòng Thái tập bắn bia ở bên kia suối, mấy thằng thấy cay mũi lắm, bàn nhau phải cho chúng nó biết lính Việt bắn giỏi thế nào.
Thằng Lực dân Bến Tre ở tiểu đoàn quân y, sau chiến tranh, ra quân nó đi học lại và được sang Đức du học. Hình như năm 1992, 93 gì đó và cũng từ đó anh em trong đơn vị thời ở Campuchia không nhận được tin nó. Không biết nó còn sống hay đã chết (Nếu như đọc được bài viết này thì liên hệ với anh nha thằng em).
Thằng này cực giỏi về 2 môn Hóa - Lý nói: “Các anh bắn đạn mã tử đi, em sẽ chế lại đạn cho các anh bắn. Cực an toàn mà bảo đảm như thiệt, không ai phát hiện đâu…”.
Thông thường đạn mã tử (đạn không có đầu đạn, dù vẫn phát ra tiếng nổ và lửa khói). Loại đạn này chỉ dùng cho tân binh huấn luyện. Mỗi khi bắn, nó bung ra các sợi bông hay giấy gì đó và sau khi bắn xong phải thông nòng để vệ sinh, khổ lắm…
Là đơn vị chiến đấu, không có đạn mã tử, nên nó lấy đạn AK ra, xuống ban quân khí tháo đầu đạn rồi nhồi cái gì đó vào vỏ đạn sau đó ngâm viên đạn vào nước muối với tỷ lệ sao đó, khi bắn các sợi bông (giấy) trong vỏ đạn không bị bung ra ngoài nên rất khó để phát hiện ở khoảng cách độ 6-7m.
Khi đã hoàn thành, mấy thằng trinh sát luồn sâu, thêm cả mấy thằng bên thông tin, vệ binh, quân y, doanh trại, nuôi quân…kéo hết ra suối để xem “biểu diễn” tài nghệ bắn súng của lính trinh sát luồn sâu Việt Nam cho lính biên phòng Thái xem…
Thằng Phú “nhái”, thằng Đạo, thằng Trượng “khỉ”, mỗi thằng đứng cách đội “hành quyết” độ 50m.
Mỗi thằng cầm 1 quả chuối dựng đứng trên đầu để làm bia cho những thằng khác bắn…Lính biên phòng Thái kéo ra cả ổ, đứng chen chúc bên kia suối để xem lính Việt tác xạ…
Gã, thằng Đực, thằng Vinh “móm” dân Kiên Giang ở trung đội 2 trinh sát luồn sâu bắn loạt đạn đầu. Ba thằng để súng ở chế độ liên thanh và bắn điểm xạ từng viên một tằng...tằng.
Ngay loạt đạn đầu, 3 quả chuối đã bị nát bét trước con mắt sửng sốt của lính biên phòng Thái...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top