[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,013
Động cơ
553,337 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
nếu giả sử phát sinh một cuộc chiến tương tự thì ta để nội bộ dân tộc họ tự xử lý với nhau thôi
Năm 1978 là ta đánh cho ta thôi. Suốt ngày đêm nó giã pháo sang, rồi cho quân tập kích các đồn biên phòng, làng xóm dọc biên giới...
Không lẽ cứ căng quân chốt dọc tuyến biên giới mãi sao được. Giải pháp bằng con đường ngoại giao chắc không ăn thua rồi. Nên các cụ nhà mình mới buộc phải đánh thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Alongcamepolly06

Xe container
Biển số
OF-709649
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
6,045
Động cơ
726,566 Mã lực
Nơi ở
bushcraft
Một số sĩ quan và binh lính bên không quân và pháo binh thôi. Không nhiều lắm, ở Tây Ninh ta có kéo vào 4 khẩu pháo 175 và có một trung úy, một trung sĩ pháo binh của VNCH đến giúp ta sử dụng.
hôm qua cháu có xem youtube trận đánh nghi binh Khe Sanh để tập trung mậu thân năm 1968 thì thấy vua chiến trường pháo M107 (175mm) là lắp trên khung xe bánh xích và tự hành đúng ko cụ? cháu thấy video kíp pháo bắn hỗ trợ khi quân ta bao vây sân bay Tà Cơn
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,013
Động cơ
553,337 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
hôm qua cháu có xem youtube trận đánh nghi binh Khe Sanh để tập trung mậu thân năm 1968 thì thấy vua chiến trường pháo M107 (175mm) là lắp trên khung xe bánh xích và tự hành đúng ko cụ? cháu thấy video kíp pháo bắn hỗ trợ khi quân ta bao vây sân bay Tà Cơn
Vâng, " Vua chiến trường " đấy cụ ạ. Năm 1978 do lính ta sử dụng chưa thành thạo, nên phải dùng quân nhân VNCH trợ giúp tính phần tử bắn để phản pháo bọn K.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,531
Động cơ
80,754 Mã lực
Hồi đó mình không đánh nó cũng rất mệt với nó. Đầu tháng 1/1978 các sư đoàn công binh đang làm đường 14 đã phải chuyển vào Tây Ninh. Đợt đầu có 2 sư 473 và 474. Trên bộ tư lệnh nói là vào Tây Ninh làm hồ Dầu Tiếng nhưng thực ra vào đó hai sư đoàn này được trang bị lại như một sư đoàn bộ binh các tiểu đội được trang bị AK, RPD, B40 và M79. Các trung đoàn được huấn luyện lại từ đầu như tân binh. Các khóa đào tạo : Tiểu đội trưởng, y tá, trinh sát...được mở ra để đào tạo cấp tốc.
Toàn bộ 2 sư được phân công chốt dọc tuyến biên giới Tây Ninh.
Hàng ngày pháo binh Polpot bắn vô tội vạ sang đất VN. Bọn chúng bắn bất kể lúc nào. Tiếng pháo ì ùng suốt ngày, có lúc bắn cả vào chợ Long Hoa ( Tây ninh) gây thương vong cho bà con ở chợ. Pháo chúng bắn theo kiểu du kích, chỉ bắn một loạt rồi móc pháo vào xe bò kéo chạy chỗ khác, nên rất khó để phản pháo.
Ngày đêm tiếng pháo cứ ì ùng như vậy tuy không gây thiệt hại nhiều nhưng gây cho quân dân ta bất an về tâm lý, người dân hoảng loạn không thiết làm ăn...
Cho nên phải tiến hành cuộc chiến tranh Tây Nam. Nhưng các cụ nhà mình không ngờ nó lại kéo dài và tổn hại nhiều về sinh mạng chiến sĩ như vậy.
TRong chiến tranh nhiều cái khó lường trước; các cụ đi chiến đấu thừa hiểu điều đó nhưng chiến tranh với Polpot là điều phải làm rồi. Khi học đại học bọn em cũng học cùng các bạn Cam nhưng họ ở Việt nam thì họ cũng sợ người Việt vì cứ va chạm là có thể đánh nhau ngay. Tương lai hy vọng chính trị của họ ổn để Việt nam yên tâm làm ăn cụ ạ. Chúc các cụ cựu chiến binh chiến trường K luôn mạnh khỏe!
 

Quê bầm

Xe điện
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
4,799
Động cơ
104,124 Mã lực
hôm qua cháu có xem youtube trận đánh nghi binh Khe Sanh để tập trung mậu thân năm 1968 thì thấy vua chiến trường pháo M107 (175mm) là lắp trên khung xe bánh xích và tự hành đúng ko cụ? cháu thấy video kíp pháo bắn hỗ trợ khi quân ta bao vây sân bay Tà Cơn
Em e là nghi binh thì chưa chính xác ạ vì quanh sân bay Tà cơn và Khe sanh rất khốc liệt còn đánh hết cả năm 1968 nữa. Ai tham gia đợt đó cũng xác định tư tưởng, ngoại em quân y tham gia cùng Sư 304 hay 307 thì phải, ông ngã xuống tại Tà Cơn tháng 5/1968 đây, nhật ký ghi rất rõ linh cảm khi cái chết cận kề, giờ cũng chưa tìm được hài cốt
 

Lầy à

Xe buýt
Biển số
OF-424476
Ngày cấp bằng
24/5/16
Số km
537
Động cơ
222,836 Mã lực
mũi tên đỏ: quê Polpot; mũi tên xanh: e đoán cụ chủ Nam "Chẫu" chiến đấu ở khu vực đó)
Để cccm dễ hình dung địa danh câu chuyện cụ Nam " chẫu", và em cũng mạn phép cụ mạo muội mô tả thêm đôi dòng thực địa câu chuyện về anh Đực
- Khoảng đầu những năm 90 em có dịp đưa các chuyên gia tháo gỡ bom mìn của Anh, Mỹ, gọi tắt là tổ chức CMAC, được Công nương Diana tài trợ đi dọc ngang khắp 21 tỉnh, thành, ở Kam rà phá bom , mìn cài dày đặc sau bao chiến cuộc từ trước 1975 -1988. Nhưng không tỉnh nào, không vùng nào nhiều bằng tỉnh BattamBang này
Khu vực em kéo vệt đỏ trên bản đồ, được ví như tọa độ lửa dày đặc về các loại mìn cài chồng chéo lên nhau của các bên tham chiến. Không những vậy nó còn là căn cứ địa, được ví như tam giác tử thần của đám tàn quân Pol Pot còn sót , mà những địa danh này từ thời bộ đội VN tác chiến ở đấy cho đến quân đội hoàng gia CPC ai đã từng cầm súng trực tiếp phang nhau ở đấy không thể quên được nỗi sợ 1 bước chân là một lần sinh hoặc tử vì mìn
3 căn cứ lớn tạo lên cái tam giác chết chóc này là : Anlong Veng - Ô Sơ Mách - Sòm Lột. Cho đến năm 1997,sau một biến cố lớn về quân sự & ch. trị, mới dẹp yên được !
Toàn bộ sau lưng cạnh tam giác đấy là biên giới ThaiLan làm hậu cứ. Thái nó dung túng chứa chấp đám quan, quân, bại trận đấy không phải vì cái gì, mà vì tài nguyên. Có nhiều khoáng sản đá quý, nhất là thủ phủ PaiLin nơi trữ lượng đá đỏ(hồng ngọc-rubi) chất lượng cao, rất lớn,những cánh rừng già rất nhiều gỗ quý cả trăm năm tuổi, và là vựa lúa lớn nhất của CPC
Bây giờ cửa khẩu giao thương hàng hóa,người qua lại, CPC với TL, lớn nhất vẫn là khu vực đấy gọi là cửa khẩu PoiPet
IMG_20221026_110916.jpg
IMG_20221026_110015.jpg

Em những năm đầu 90 ạ. Thời đó đã được lái Range Rover , dòng chuyên địa hình gửi từ chính quốc Anh sang, oai phết
IMG_20221024_152043.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,215
Động cơ
477,310 Mã lực
Để cccm dễ hình dung địa danh câu chuyện cụ Nam " chẫu", và em cũng mạn phép cụ mạo muội mô tả thêm đôi dòng thực địa câu chuyện về anh Đực
- Khoảng đầu những năm 90 em có dịp đưa các chuyên gia tháo gỡ bom mìn của Anh, Mỹ, gọi tắt là tổ chức CMAC, được Công nương Diana tài trợ đi dọc ngang khắp 21 tỉnh, thành, ở Kam rà phá bom , mìn cài dày đặc sau bao chiến cuộc từ trước 1975 -1988. Nhưng không tỉnh nào, không vùng nào nhiều bằng tỉnh BattamBang này
Khu vực em kéo vệt đỏ trên bản đồ, được ví như tọa độ lửa dày đặc về các loại mìn cài chồng chéo lên nhau của các bên tham chiến. Không những vậy nó còn là căn cứ địa, được ví như tam giác tử thần của đám tàn quân Pol Pot còn sót , mà những địa danh này từ thời bộ đội VN tác chiến ở đấy cho đến quân đội hoàng gia CPC ai đã từng cầm súng trực tiếp phang nhau ở đấy không thể quên được nỗi sợ 1 bước chân là một lần sinh hoặc tử vì mìn
3 căn cứ lớn tạo lên cái tam giác chết chóc này là : Anlong Veng - Ô Sơ Mách - Sòm Lột. Cho đến năm 1997,sau một biến cố lớn về quân sự & ch. trị, mới dẹp yên được !
Toàn bộ sau lưng cạnh tam giác đấy là biên giới ThaiLan làm hậu cứ. Thái nó dung túng chứa chấp đám quan, quân, bại trận đấy không phải vì cái gì, mà vì tài nguyên. Có nhiều khoáng sản đá quý, nhất là thủ phủ PaiLin nơi trữ lượng đá đỏ(hồng ngọc-rubi) chất lượng cao, rất lớn,những cánh rừng già rất nhiều gỗ quý cả trăm năm tuổi, và là vựa lúa lớn nhất của CPC
Bây giờ cửa khẩu giao thương hàng hóa,người qua lại, CPC với TL, lớn nhất vẫn là khu vực đấy gọi là cửa khẩu PoiPet
IMG_20221026_110916.jpg
IMG_20221026_110015.jpg

Em những năm đầu 90 ạ
IMG_20221024_152043.jpg
Ảnh cuối hot boy quá! :D
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,251 Mã lực
Em e là nghi binh thì chưa chính xác ạ vì quanh sân bay Tà cơn và Khe sanh rất khốc liệt còn đánh hết cả năm 1968 nữa. Ai tham gia đợt đó cũng xác định tư tưởng, ngoại em quân y tham gia cùng Sư 304 hay 307 thì phải, ông ngã xuống tại Tà Cơn tháng 5/1968 đây, nhật ký ghi rất rõ linh cảm khi cái chết cận kề, giờ cũng chưa tìm được hài cốt
Sư 307 thành lập năm quãng 8.1978, và là sư đoàn thuộc QK5.
Để chuẩn bị chiến dịch đánh lớn vào KPC cuối 1978, Bộ QP cho thành lập thêm các sư đoàn mới: QK5 lập các sư đòan 307, 309 và 315. Trước đó chỉ có sư đoàn 2
QK7 lập các sư đoàn 302, 317, 717..., trước đó có sư đoàn 5.
QK9 lập các sư đoàn 330, 339, trước đó có sư đoàn 8.
 

Quê bầm

Xe điện
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
4,799
Động cơ
104,124 Mã lực
Sư 307 thành lập năm quãng 8.1978, và là sư đoàn thuộc QK5.
Để chuẩn bị chiến dịch đánh lớn vào KPC cuối 1978, Bộ QP cho thành lập thêm các sư đoàn mới: QK5 lập các sư đòan 307, 309 và 315. Trước đó chỉ có sư đoàn 2
QK7 lập các sư đoàn 302, 317, 717..., trước đó có sư đoàn 5.
QK9 lập các sư đoàn 330, 339, trước đó có sư đoàn 8.
Em có thể đã nhầm số hiệu có lẽ 304, ngoại nhà em là quân y của trạm lớn khi đó kiểu như bệnh viện cụ ạ
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
85,760
Động cơ
4,692,928 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Em những năm đầu 90 ạ. Thời đó đã được lái Range Rover , dòng chuyên địa hình gửi từ chính quốc Anh sang, oai phết
IMG_20221024_152043.jpg
Và “Em” của hiện tại
8DAEA5E0-0D5D-4F36-8524-4128D495118B.jpeg


Chốt lại: Kẻ thù lớn nhất là thời gian ;)
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,728
Động cơ
566,456 Mã lực
1 khoảng lặng trầm mặc...
Em đọc một số tư liệu sách báo thì có thấy viết trên Chiến trường K cũng có một số đơn vị của chế độ cũ tham gia.
Các cụ nào hiểu biết có thể thông não cho em biết lực lượng này chủ yếu tham gia vào việc gì, trực tiếp đánh trận hay chỉ lo hậu cần và quản lý khu giải phóng.
Lính chế độ cũ, chứ không có đơn vị của chế độ cũ nào tham gia chiến trường K sất.
Họ tham gia mọi binh chủng, nhưng phần lớn là không quân, pháo binh, công binh... ưu tiên về vận hành và sửa chữa đòi hỏi kỹ thuật...
 

thanhvd

Xe tăng
Biển số
OF-8043
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
1,227
Động cơ
530,838 Mã lực
Em thì thấy shock khi em có chuyến sang công tác đầu tiên cỡ 15 năm trước cụ ạ, em dẫn đoàn đi sang Siam Reap rồi Battambang rồi về Phnompenh. Khi ở Siam Reap em cũng tranh thủ ghé qua chợ rồi đi ra biển hồ, phóng xe mười mấy cây ra khu làng người Việt ôi thôi cảnh vật đời sống bà con khá vất vả, cả xóm không có điện, nhà cửa lụp xụp trẻ con nhem nhuốc quần áo ko đủ mặc, năm đó nước cạn nên các nhà nổi nằm im trơ đáy trên biển hồ, nhìn tụi trẻ thấy thương lắm mà ko làm gì được.
Khi xuống Phnompenh ra chợ Nga hay em ra khu bán đò ăn côn trùng chỗ quảng trường trước Hoàng cung ban đầu em nói tiếng Anh với người bán, sau họ biết em từ VN sang họ gọi em lại nói tiếng Việt với em té ra đồng bào mình cả, hỏi ra bên đó họ ko nhập được quốc tịch, cũng chả xin được các công việc chính thức hay thu nhập tốt mà chỉ được làm tự do như buôn bán nhỏ, đi bán hàng rong,lượm ve chai, làm phu hồ hay lao động chân tay thôi.

Một hôm em được đối tác mời về nhà riêng ăn tối, khi vừa tới nhà ông ấy gọi với vào báo, nói với vợ bằng tiếng Việt "mình ơi có mấy anh em VC từ HN sang chơi này", cả hai vợ chồng nói tiếng Việt khá sõi. Em bảo ấy chết sao chú lại gọi bọn cháu xúc phạm thế, bên cháu là cho chú ra gặp Police ngay đấy ông cười hề hề bảo bên này gọi quen rồi, người V còn được gọi là duôn nữa. Sau vào bữa ăn em hỏi ông ấy hóa ra đã ở VN được 7 năm, xưa học QUân Y 103 Hà Đông.

Sốc hơn khi tối về em bật TV, kênh kiểu VTVT1 nhà mình dạng chính thống ấy, gặp ngay bộ film về chiến tranh trong đó nó xây dựng hình ảnh bộ đội mình thành cướp phá, mũ cối dép cao su, mang cờ đỏ sao vàng đánh võ như mấy film Hồng Kong, dùng súng phun lửa đốt nhà, lưỡi lê đâm cụ già, cầm chân trẻ sơ sinh đập vào cây thốt nốt máu me be bét..... Em gọi cho quản lý khách sạn phản ánh ông này giải thích nó là film bình thường, em thì shocked toàn tập và cay mũi khi lịch sử bị dối trá và em từ đặt câu hỏi sao có cái thể loại lật lọng vậy được. Hôm sau gặp lại ông đối tác em hỏi sao bên chú lại đóng và cho chiếu kênh chính thống quốc gia loại film xuyên tạc ảnh hưởng quan hệ hai nướ vậy ông ấy mới giải thích là CP thì nó kệ, film do China đóng, điễn viên đạo cụ và nội dung hoàn toàn do người phương Bắc mang xuống đóng xong đưa cho CPC chiếu thôi ko từ trối được. Khi về em cứ miên man trong đầu câu hỏi sao đội ấy lại giờ theo đuôi thờ cái thằng mà năm xưa nó truy cùng diệt tận như vậy, chẳng nhẽ đồng tiền làm cho họ quên hết lịch sử chăng? Xuống Phnompenh em cũng mượn xe máy lượn lờ đi chơi nhưng đối tác dặn mày đi đâu thì đi nhưng phải về trước khi trời tối, em hỏi tại sao ông chỉ bảo vì mày là người duôn. Sau làm việc với người bên đó em sinh ra cái tâm lý luôn đề phòng
Nhà nước Cam để cho bọn Tầu tự do tuyên truyền xuyên tạc chống Việt Nam 1 cách cực đoan như này thì lại ng u rồi. Lại đẩy cả dân tộc đến thảm họa lần nữa
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,251 Mã lực
Em có thể đã nhầm số hiệu có lẽ 304, ngoại nhà em là quân y của trạm lớn khi đó kiểu như bệnh viện cụ ạ
Vậy Cụ nhà ở f304, thường trạm phẫu ở trung đoàn, còn cấp f thì là bệnh viện sư đoàn rồi. Sư đoàn 304 có từ thời KCCP, là một trong những sư đoàn đầu tiên và chủ lực thiện chiến (các sư kia là f308, f312 và f320). Trong KCCM, f304 hoạt động ở nhiều chiến trường, trong đó có Khe sanh 1968, đường 9 Nam Lào 1971, Thượng Đức 1974, và đội hình Quân đoàn 2 năm 1975. QĐ 2 có đánh ở chiền trường KPC thời gian đầu 1979, sau đó rút nhanh về trấn thủ phía Bắc.
Sư đoàn 307 QK5 thành lập 1978, có đến 10 năm trấn thủ khu vực đền Preah Vihear, giáp Thái lan. Biên chế f307 có 3 trung đoàn 94, 95 và 143 (?), bây giờ rút gọn chỉ còn trên hồ sơ giấy tờ thôi. Riêng Trung đoàn 95 thiện chiến, vẫn đủ quân và chuyển về thuộc f2 QK5
 
Chỉnh sửa cuối:

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,728
Động cơ
566,456 Mã lực
Em e là nghi binh thì chưa chính xác ạ vì quanh sân bay Tà cơn và Khe sanh rất khốc liệt còn đánh hết cả năm 1968 nữa. Ai tham gia đợt đó cũng xác định tư tưởng, ngoại em quân y tham gia cùng Sư 304 hay 307 thì phải, ông ngã xuống tại Tà Cơn tháng 5/1968 đây, nhật ký ghi rất rõ linh cảm khi cái chết cận kề, giờ cũng chưa tìm được hài cốt
Mặt trận Khe Sanh giai đoạn đó thì 2 sư 304 và 308 thường xuyên hoán đổi vị trí cho nhau. Đây là 2 sư bộ binh cơ giới trang bị chuẩn Liên Xô, đội mũ sắt, có súng phun lửa, hành quân bằng xe cơ giới...
Khe Sanh thì cũng có sự tham gia của sư 324, chứ 307 em chưa nghe nói tham chiến Khe Sanh bao giờ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top