[TT Hữu ích] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,432
Động cơ
143,459 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Em lần đầu tập chạy trail, chạy đến 17h thì mất phương hướng, trời bắt đầu chuyển tối, sợ muốn *ai ra quần luôn, em chạy loanh quanh một hồi tìm đường thì nhớ đến tính năng quay trở lại nơi xuất phát của đồng hồ, bật lên, đồng hồ dẫn hướng và quay được về nơi xuất phát
Đồng hồ hãng nào xịn vậy cụ chủ
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,810
Động cơ
281,920 Mã lực
Đồng hồ hãng nào xịn vậy cụ chủ
Chắc cài sẵn route GPX và bật từ điểm xuất phát. Chứ ko bật route, chạy tự do thì em cũng ko biết làm thế nào bật được map chạy về điểm xuất phát trên đồng hồ em. Em dùng Suunto 9 Peak.
 

Máy cắt cỏ

Xe tăng
Biển số
OF-65259
Ngày cấp bằng
30/5/10
Số km
1,159
Động cơ
-8,057 Mã lực
Chắc cài sẵn route GPX và bật từ điểm xuất phát. Chứ ko bật route, chạy tự do thì em cũng ko biết làm thế nào bật được map chạy về điểm xuất phát trên đồng hồ em. Em dùng Suunto 9 Peak.
em không cài route, bắt đầu chạy thì em bật run, lúc lạc đường em chọn Back to Start, đồng hồ hiện cái hình tam giác chỉ hướng, em cứ chạy theo là về nơi xuất phát
 

Simson

Xe buýt
Biển số
OF-3149
Ngày cấp bằng
18/1/07
Số km
678
Động cơ
565,523 Mã lực
Hình như kênh này có làm gì đó không phải lắm với bác Hiếu. E đoán thôi chứ không biết sự thực do có lần bác Hiếu than việc có người muốn đồng làm cha đẻ cho hồi ký của bác ý. Nhưng giọng đọc thì c Hải Yến vẫn truyền cảm hứng nhiều.

Trong này có còn nhiều bác đã và vẫn chơi ở Quansu nữa không nhỉ?


Chị Hải Yến chủ kênh Yotube Win Win Việt Nam truyền tải hồi ký của anh Hiếu, vẫn được đánh giá hay nhất, đầy nội tâm và có phần nào giọng đọc mang hơi hướng thư sinh của anh Hiếu.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Hình như kênh này có làm gì đó không phải lắm với bác Hiếu. E đoán thôi chứ không biết sự thực do có lần bác Hiếu than việc có người muốn đồng làm cha đẻ cho hồi ký của bác ý. Nhưng giọng đọc thì c Hải Yến vẫn truyền cảm hứng nhiều.

Trong này có còn nhiều bác đã và vẫn chơi ở Quansu nữa không nhỉ?
Dạ, cái này thì em không biết. Anh em vẫn chém với nhau trong nhóm nhưng không thấy nói gì. Để hôm nào anh em ngồi với nhau, em hỏi xem sao.

Untitled.png
 

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,506
Động cơ
60,829 Mã lực
Mấy bữa nay em nghe thêm kênh Lính Chiến mà hay quá. Mấy cụ chiến đấu bên đó ác liệt thật, nhịn đói đến gần nửa tháng còn da bọc xương, mùa khô nhịn khát đến gần 1 tuần, cụ y tá đi theo C trưởng phải bẻ mấy ống nước cất ra mà vẫn không cứu được 2 cụ trinh sát chết vì khát. Mùa khô Campuchia thật khốc liệt.
Ngồi kể với bố em, cũng là lính trinh sát tiểu đoàn mà ông cũng bảo bên đấy lính mình khổ thật, đánh bên Lào cũng chỉ phải nhịn đói 4-5 ngày thôi mà vẫn có nước uống. bên K khổ quá.
 
Chỉnh sửa cuối:

X0000

Xe điện
Biển số
OF-383918
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
2,582
Động cơ
186,325 Mã lực
Mấy bữa nay em nghe thêm kênh Lính Chiến mà hay quá. Mấy cụ chiến đấu bên đó ác liệt thật, nhịn đói đến gần nửa tháng còn da bọc xương, mùa khô nhịn khát đến gần 1 tuần, cụ y tá đi theo C trưởng phải bẻ mấy ống nước cất ra mà vẫn không cứu được 2 cụ trinh sát chết vì khát. Mùa khô Campuchia thật khốc liệt.
Ngồi kể với bố em, cũng là lính trinh sát tiểu đoàn mà ông cũng bảo bên đấy lính mình khổ thật, đánh bên Lào cũng chỉ phải nhịn đói 4-5 ngày thôi mà vẫn có nước uống. bên K khổ quá.
Thực sự, các cụ bên Cam làm sao khổ bằng các cụ đi kháng chiến chống Mỹ hay kháng chiến chống Pháp được. Đánh nhau bên Cam, mình vẫn là cửa trên so với bọn Polpot
Chả qua, mình chỉ được nghe chuyện của các cụ ở Cam thôi, nên mới cảm tưởng các cụ đánh nhau ở Cam khổ sở, vất vả nhiều. Nó giống như đánh Mỹ gần như mọi thông tin trên diễn đàn, mọi câu chuyện kể cả nhân chỉ gói gọn trong Mùa hè đổ lửa năm 1972, khi các cụ sinh viên cũng phải huy động, động viên đi chiến đấu
 

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,506
Động cơ
60,829 Mã lực
Thực sự, các cụ bên Cam làm sao khổ bằng các cụ đi kháng chiến chống Mỹ hay kháng chiến chống Pháp được. Đánh nhau bên Cam, mình vẫn là cửa trên so với bọn Polpot
Chả qua, mình chỉ được nghe chuyện của các cụ ở Cam thôi, nên mới cảm tưởng các cụ đánh nhau ở Cam khổ sở, vất vả nhiều. Nó giống như đánh Mỹ gần như mọi thông tin trên diễn đàn, mọi câu chuyện kể cả nhân chỉ gói gọn trong Mùa hè đổ lửa năm 1972, khi các cụ sinh viên cũng phải huy động, động viên đi chiến đấu
Ít ra chúng ta cũng đánh Pháp, Mỹ trên sân nhà, được nhân dân che chở, tiếp tế.
Còn kia là chúng ta đánh trên sân khách, địa hình không thuộc, tiếng không biết, dân thì 2 lòng, không biết là địch hay ta.
Rõ ràng là ngoài ưu thế về vũ khí thì các yếu tố khác chúng ta hoàn toàn bất lợi. Lính pot cũng do ta đào tạo nên nó đánh cũng rất lỳ.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Hình như kênh này có làm gì đó không phải lắm với bác Hiếu. E đoán thôi chứ không biết sự thực do có lần bác Hiếu than việc có người muốn đồng làm cha đẻ cho hồi ký của bác ý. Nhưng giọng đọc thì c Hải Yến vẫn truyền cảm hứng nhiều.

Trong này có còn nhiều bác đã và vẫn chơi ở Quansu nữa không nhỉ?
Thông tin của bác, em xác nhận là chuẩn nhé. Sáng nay anh em đang chém về vấn đề này. Về vụ, việc này thì phía anh Lê Hiếu đã đăng ký bản quyền tác giả. Và hiện cũng đã ký hợp đồng, ủy quyền giao cho NXB CAND xuát bản sách. Nên bên NXB CAND sẽ xử lý phần tiếp theo.

Untitled.png

z5917337707076_bd8dbc7cf553bacb863b686e6ed81f75.jpg
z5917955557644_734489c7cf3b12e24a4ec97bf738bc36.jpg
 

hoangtuananh69

Xe tăng
Biển số
OF-306701
Ngày cấp bằng
6/2/14
Số km
1,534
Động cơ
317,267 Mã lực
Tuổi
55
Kính các cụ, các mợ

Sau khi đọc Hồi ký - Lính hậu phương của lão Tiên Tửu Phú Lộc và "Những mẩu chuyện vui, buồn của cựu cựu binh" của anh angkorwat thì bao cảm xúc của người lính tưởng như lính của thời bình, nhưng lại vẫn phải dấn thân vào nơi máu đổ. Lại tràn về với em, với một người cựu binh, ý tưởng viết lại những gì mình nhớ nhen nhóm và sau đây là hồi ký, hồi ký những câu chuyện không đầu không cuối của một người lính thuộc sư đoàn bộ binh số 7 " Hồi ức người lính sư đoàn bộ số 7, sư đoàn nổi tiếng ở chiến trường K. Đã được cựu binh Lê Hiếu ghi lại, và nổi tiếng qua giọng đọc của chị Hải Yến" Nếu ai đọc hay nghe sẽ biết ít nhiều về sư đoàn này.


LẦN ĐẦU BỊ KỶ LUẬT

Tháng 4 năm 1984, sau khi mãn khóa loại ưu với quân hàm Trung sĩ tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu gã được điều động về đại đội trinh sát luồn sâu sư đoàn bộ binh 7 (sư đoàn Bến Tre), quân đoàn 4 đang tham chiến trên mặt trận 479 trải dài qua các tỉnh sát biên giới Thailan từ Pursat, Pailin, Battambang, Poipet đến tận Anlong Veng của đất nước Chùa Tháp.
Quân đoàn 4 còn được gọi là binh đoàn Cửu Long và được phong tặng “Bức tường thép miền Đông Nam bộ”. Gã về đơn vị mới và được phân cùng nhóm với thằng Đực, thằng Phú “nhái” (Lúc đó thằng Long “Polpot” chưa về tổ). Một ngày đầu tháng 5 năm 1984 nhóm gã được tung đi “thám” khu căn cứ 14 của Khmer đỏ nằm chếch Poipet 25 độ về hướng Tây Nam. Đây cũng là lần đầu tiên gã và những thằng bạn đi “thám” thực tế sau thời gian huấn luyện tại Vietnam. Mọi việc khi đi “thám” đều suôn sẻ cho đến khi trên đường trở về.

Lúc về ngang đường chợt cả 3 thằng đều ngửi thấy mùi thuốc lá Samit thơm ngào ngạt. Thời đó thuốc lá Samit từ Thailan tuồn sang cho lính Pot khá nhiều và loại thuốc lá đầu lọc đó cũng ngon hơn hẳn loại thuốc lá Sapa hay Điện Biên mà lính ta được mua phân phối hàng tháng. Cái loại thuốc lá thời bao cấp khét lẹt như lông bò và không có đầu lọc. Ba thằng lò dò tiến về phía mùi thơm của thuốc lá Samit. Vượt qua mấy bụi cây lúp xúp thì thấy trước mặt có căn nhà lá nhỏ nằm cạnh rìa 1 trảng cỏ trống. Ba thằng bọn gã nhẹ nhàng áp sát căn nhà và cẩn thận quan sát xung quanh và trong nhà.
Thấy trong nhà có 1 thằng lính Pot đang nằm đung đưa trên võng, 1 thằng khác ngồi quay lưng ra cửa đang lau khẩu AK Tầu (Với lính chiến, nhất là lính trinh sát luồn sâu, bài học đầu tiên là không bao giờ được phép ngồi ở nơi trống trải không có che chắn hoặc ngồi quay lưng ra cửa để tránh bị tập kích bất ngờ). Tiếng 1 thằng nói gì đó, gã chỉ nghe được loáng thoáng có câu Sách cô (thịt bò).
Tuy mới đặt chân đến đất Miên nhưng mấy thằng gã cũng đã tranh thủ học được vài câu tiếng Miên thông dụng do các bậc đàn anh đi trước dạy cho. Tất nhiên những câu chửi bậy hoặc về ăn uống dễ học hơn với những câu thăm hỏi xã giao, ngoài câu Xua sơ đây (xin chào).

Có câu chuyện mà cánh lính cũ hay kể về tiếng Khmer và tiếng Việt, không biết là chuyện nghiêm túc hay chuyện hài nữa. Đại để, có một đơn vị bộ đội Việt Nam trên đường hành quân qua một phum nhỏ, mùa khô trời nắng nóng, anh em hỏi dân làng: “Nước ở đâu?”. Dân ở đây không biết tiếng Việt nên có nhiều người nói “Ót-che” (không biết). Anh em ta hỏi ở đâu cũng đều được trả lời như thế. Có mấy anh em hơi bực mình: “Tức thật! Tức thật!”. Bà con Khmer nghe nói tiếng “Tức” (trong tiếng Campuchia nghĩa là nước), liền cho người đưa nước đến cho lính.

Nhưng ở đây, người thì đông mà nước lại ít. Một anh lính quê khu Tư nói một câu bâng quơ: “Người “đôông” ra ri mà được từng nớ nác, thì ai uống ai nhịn đây!” (Người đông thế này mà được từng ấy nước thì ai uống ai nhịn đây). Dân nghe lính nói tiếng “đôông” (trong tiếng Campuchia “đôông” nghĩa là nước dừa), liền cho người lên hái dừa cho lính. Mỗi gia đình mang đến mấy trái, cả thôn tập trung lại được số dừa xếp thành đống. Lính ta cười hả hê, có anh chàng quê miền trong nói như tuyên bố: Uống “chết” bỏ. Bà con ở đây nghe tiếng “chết” (tiếng Campuchia “m’chếch” là chuối), tưởng lính Vietnam muốn ăn chuối, nên những buồng chuối chín lại được mang ra.........

(Tấm hình gã chụp cách đây 38 năm, năm 1984 tại thị xã Sơn Tây. Trước lúc lên đường đi chiến trường K. Tuy không nói ra nhưng trong gia đình, họ hàng, bạn bè ai cũng mặc định tấm hình đó sẽ được dùng làm ảnh thờ nếu gã đi mà không trở về)

300764606_2898621130443072_2441552831516520365_n.jpg
Kính Cụ Nam" Chẫu "
Em tầu ngầm đã lâu nhưng không bỏ sót bài nào của Cụ nói riêng và các thớt về chiến trường K nói chung. ..nhưng chưa bài nào làm em xúc động như các bài viết của Cụ . Một lần nữa em xin được cám ơn cụ và thế hệ đi trước đã để lại cho thế hệ sau những bài học lịch sử vô giá như thế này ..
 

Sứa.

Xe container
Biển số
OF-792935
Ngày cấp bằng
10/10/21
Số km
5,071
Động cơ
340,280 Mã lực
Tuổi
30
Cuộc chiến bên Cam mình mất mát quá nhiều, từ con người đến kinh tế và quan hệ ngoại giao...nhưng thử hỏi nếu QĐND VN ko sang tận sào huyệt để tiêu diệt bọn diệt chủng PP-YXR thì dân Cam bị chúng nó diệt hết rồi dân mình ở vùng biên cũng sẽ bị sát hại.
Dân Cam và Cq Cpc phải đội ơn BĐVN rất nhiều @};-
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,833
Động cơ
77,841 Mã lực
Cuộc chiến bên Cam mình mất mát quá nhiều, từ con người đến kinh tế và quan hệ ngoại giao...nhưng thử hỏi nếu QĐND VN ko sang tận sào huyệt để tiêu diệt bọn diệt chủng PP-YXR thì dân Cam bị chúng nó diệt hết rồi dân mình ở vùng biên cũng sẽ bị sát hại.
Dân Cam và Cq Cpc phải đội ơn BĐVN rất nhiều @};-
có 1 việc mình làm tốt giúp đỡ người khác nhưng mình luôn nói họ phải biết ơn mình, liệu họ có thích không cụ? dân campuchia cũng vậy, cuộc chiến đã lùi xa các thế hệ tiếp theo liệu có hiểu được lịch sử ko?
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
343
Động cơ
25,924 Mã lực
Tuổi
32
Thực sự, các cụ bên Cam làm sao khổ bằng các cụ đi kháng chiến chống Mỹ hay kháng chiến chống Pháp được. Đánh nhau bên Cam, mình vẫn là cửa trên so với bọn Polpot
Chả qua, mình chỉ được nghe chuyện của các cụ ở Cam thôi, nên mới cảm tưởng các cụ đánh nhau ở Cam khổ sở, vất vả nhiều. Nó giống như đánh Mỹ gần như mọi thông tin trên diễn đàn, mọi câu chuyện kể cả nhân chỉ gói gọn trong Mùa hè đổ lửa năm 1972, khi các cụ sinh viên cũng phải huy động, động viên đi chiến đấu
Cuộc chiến nào, kẻ địch nào cũng có cái hay cái dở riêng, mà cuộc Kháng chiến chống Mỹ 21 năm chứ không phải mỗi năm 1972, chia ra nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn chiến đấu một kiểu. Các cụ cựu chiến binh còn sống vẫn nhiều, còn rất nhiều cụ đã từng đánh cả Mỹ, cả ngụy, phỉ Lào, Khmer Đỏ, quân Trung Quốc... Các cụ ấy được sống trở về không cụ nào dám nói mạnh là đánh ở Cam sướng. Cụ có thể xem clip của bác Hồng tiểu đoàn trưởng sư 7 của bác Hiếu, bác ấy là người lính 2 chiến trường, vị trí người chỉ huy nên phân tích rất chuẩn xác về 2 loại kẻ địch và đánh nhau với nó sướng khổ như thế nào...

Cuộc chiến với Khmer Đỏ nó còn chia 2 giai đoạn: Giai đoạn Biên giới Tây Nam (1975-1979), ác liệt nhất là năm 1978 và giai đoạn từ chiến dịch A88 (phản công) đến năm 1989 thậm chí sau năm 1989. Trong sách sử tổng kết giai đoạn Biên giới Tây Nam tỷ lệ thương vong còn lớn hơn đánh Mỹ, nhiều chỉ huy tối nhận quân chưa biết mặt lính sáng ra người lính ấy đã hy sinh, hy sinh nhiều quá mà binh nhất thượng sỹ lên làm chỉ huy đại đội, nhiều chỉ huy chiến công lừng lẫy thời đánh Mỹ đến đánh Khmer Đỏ chưa quen kẻ địch mới chiến trường mới, đánh thua nướng lính thân bại danh liệt, sư đoàn trưởng còn phải bỏ chạy vứt lại xe Jeep rồi hô lính bắn hủy... Lính Khmer Đỏ không phải đơn giản, nó là dân bản địa, giỏi luồn rừng đánh du kích, luồn ra phía sau đánh bọc đít.... Rồi tâm lý người lính: Đánh nhau ì đùng trên chốt ăn cơm vắt ngủ cạnh tử sỹ, địch quấy rối suốt ngày nhưng sau lưng chưa tới tầm pháo là đã là tuyến sau, phố thị ăn chơi nhậu nhẹt cà phê... Người lính chống Mỹ ở trong rừng cả năm không gặp dân nhưng người lính Cam xung quanh là dân, là gái đẹp, nhưng không biết dân 29 ngày hay dân 30 ngày... Hoặc bên này đất Cam rừng rú sốt rét nhưng chỉ cần co chân nhảy qua con suối là sang đất Thái đèn điện phố thị, bia rượu thuốc lá....
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top