iêm vẫn ngồi nhìn quả lựu đạn lăn từ hôm qua đến naiTối nay có thêm đc tý dì ko anh Chẫu
Khụ
iêm vẫn ngồi nhìn quả lựu đạn lăn từ hôm qua đến naiTối nay có thêm đc tý dì ko anh Chẫu
Chắc cụ phải ship cho cụ ấy vài mớ rau khoai lang với cân bột sắn thôi.Tối nay có thêm đc tý dì ko anh Chẫu
Em đặt gạch hóng.Dạo này em bận quá, hôm nay mới lại vào biên vào dòng.
ƯỚC MUỐN GIẢN DỊ CUỐI CÙNG CỦA THẰNG THẠCH “NGỌNG” VÀ NỖI ĐAU CỦA TRUNG ĐỘI 3 TRINH SÁT LUỒN SÂU SƯ ĐOÀN 7
Cuộc đời thằng Thạch “ngọng” dân Vĩnh Long ở tổ 1 B2 là 1 chuỗi những ngày u tối, khi mà cha nó theo tàu cá và gặp nạn trên biển khi nó chưa tròn 2 tuổi.
Lúc đó nó còn quá nhỏ để hiểu chuyện và hình ảnh cha nó ra sao nó cũng chẳng thể nhớ nổi. Mấy năm sau má nó đi thêm bước nữa với 1 người đàn ông uống rượu nhiều hơn ăn cơm và sinh với ông ta 4 đứa con lít nhít trứng gà trứng vịt.
Cũng kể từ đó, cuộc đời của nó chỉ toàn roi vọt và nước mắt cùng những vết sẹo cũ mới đan xen trên người.
Má nó thương con, nhưng sợ chồng nên cũng chẳng dám đứng ra che chở cho nó. Thương cháu còn bé đã sớm chịu cảnh mồ côi, ghẻ lạnh nên em gái của cha nó đã đưa nó về nuôi. Cô nó rất thương nó, nhưng nhà cũng quá nghèo nên dù cố gắng mấy cũng chỉ giúp nó có chỗ để che mưa nắng và học đến lớp 9 rồi bỏ ngang.
Khi đủ tuổi, nó tình nguyện nhập ngũ, được đào tạo thành lính trinh sát luồn sâu và sau đó được đưa sang chiến trường Campuchia.
Nếu nói về độ liều lĩnh thì cả C trinh sát luồn sâu chắc chẳng ai bằng nó, nó liều lĩnh như kiểu người phẫn chí vậy. Lúc nào cũng đi đầu, lúc nào cũng xông vào hiểm nguy như thằng bất cần đời. Sự liều lĩnh của nó khiến cho tổ 1 B2 của nó nhiều khi cũng đứng tim.
Ban chỉ huy đại đội nhắc nó nhiều lần, nó cũng vâng dạ lúc đó, nhưng rồi khi vào trận nó lại quên đi, cứ như là người khác vậy. Nó chỉ thay đổi khi mà đại đội đang tính trả nó về phòng tổ chức động viên thì bố Hưng cho gọi nó lên nói chuyện. Đại ý bố nói:
“Trong chiến đấu rất cần sự dũng cảm, can trường ở người lính, nhưng không ai cần đến sự liều mạng. Sự liều lĩnh đó chỉ đem lại rắc rối cho đồng đội, thậm chí có thể gây ra nguy hiểm cho đồng đội. Đã là người lính trinh sát luồn sâu thì cần sự mưu trí, dũng cảm, chiến đấu bằng cái đầu lạnh và sự nhanh nhẹn. Không ai cần kẻ võ phu, liều mạng cả. Nếu không thay đổi thì bắt buộc đưa về đơn vị bộ binh để rèn giũa lại”.
Kể từ đó nó thay đổi hẳn. Tuy không liều lĩnh bạt mạng như trước, nhưng cái cách lúc nào cũng xung phong đi đầu trong mọi việc thì không thay đổi. Anh em hiểu, với nó thì chỉ có lao vào nhiệm vụ thì nó mới tìm thấy niềm vui.
Nói không ngoa, câu slogan: “Doanh trại là nhà, súng là vợ, đạn là con, đồng đội là anh em” thật sự đúng với nó. Đời lính vui nhất là khi được nhận thư nhà. Những lúc quân bưu chuyển thư đến thì đơn vị như ngày hội vậy. Thằng thì nhận được thư nhà, đứa thì thư của bạn gái.
Chỉ duy nhất có gã và thằng Thạch “ngọng” là chẳng bao giờ có thư và cũng chẳng viết thư cho ai cả. Nếu như gã thì khỏi cần, vì ông già gã có nhiều nguồn thông tin, mối quan hệ để biết về tình hình của gã. Người yêu thì gã cũng chẳng có nên đâu cần viết thư, nếu có viết thì cũng chỉ là viết hộ cho mấy thằng bạn trong đơn vị mà thôi. Thằng Thạch “ngọng” cũng vậy, chưa bao giờ viết thư cho ai và cũng chưa bao giờ nhận được thư nhà.
Lúc đầu thì C trinh sát luồn sâu biết, sau đó đến các phòng ban và cuối cùng toàn sư đoàn bộ đều biết chuyện gia đình thằng Thạch “ngọng” và lý do vì sao nó chẳng bao giờ có thư nhà hay viết thư về cho gia đình.
Thằng nào nhận được thư nhà cũng vui mừng, hớn hở, cười cười nói nói. Nhưng cứ thấy bóng thằng Thạch là anh em lại lảng đi để tránh cho nó sự tủi thân.
Còn nó thấy anh em vui sướng nhận thư nhà, nó cũng tỏ ra háo hức và vẻ mặt cũng tỏ vẻ vui mừng như muốn chia vui cùng các bạn vậy. Có lần anh em nhận thư ở quân bưu xong thì tản ra từng góc ngồi đọc, như mọi lần nó cũng lượn lờ xung quanh với vẻ mặt vui mừng như chính nó nhận được thư nhà vậy.
Nhưng nếu để ý chút thì thấy ánh mắt nó có 1 nỗi buồn thăm thẳm sẽ hiểu ngay vẻ mặt đó là giả tạo, điều đó khó có thể qua được ánh mắt săm soi của những thằng lính trinh sát luồn sâu.
Tất cả anh em đều nhận ra điều đó, nhưng ai cũng giả vờ như không thấy ánh mắt buồn đó mà chỉ mỉm cười với nó rồi lảng ra chỗ khác như mọi lần. Nó lượn qua chỗ anh em đọc thư rồi lặng lẽ bỏ ra phía bờ suối.
Gã đang ngồi hút thuốc ở bậu cửa thấy vậy cũng theo hút chân nó ra bờ suối. Đứng từ trên bờ dốc quan sát, thấy thằng Thạch “ngọng” ngồi sát mép suối, đôi vai nó rung lên như đang khóc vậy….
…Gã cúi xuống nhặt hòn đất ném xuống mặt suối như để đánh tiếng về sự xuất hiện của mình. Thằng Thạch “ngọng” lấy ống tay áo quệt ngang mặt: “Ai đó!” “Tao, Nam “chẫu” đây…Sao lại ra đây ngồi 1 mình vậy mày”.
Nó không quay cổ lại mà nói với ra phía sau hỏi xin gã điếu thuốc. Rít mấy hơi thuốc thật dài, rồi nó tâm sự về cuộc đời nó và chuyện gia đình. Gã im lặng nghe nó nói với sự đồng cảm sâu sắc và thấy thương nó vô cùng.
Cùng là bạn lính, sinh tử có nhau. Hoàn cảnh gia đình và xuất thân khác nhau. Nhưng đều có sự đồng cảm và thương nhau như anh em ruột thịt vậy. Nghe xong câu chuyện gã chẳng biết nói gì, chỉ yên lặng và ôm vai bạn như 1 sự chia sẻ, động viên.
Trong các thủ trưởng của sư đoàn, có lẽ người hiểu và đồng cảm nhất với nó chính là bố Ngữ. Bởi bản thân bố cũng là trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ lúc 9 tuổi. Cũng chỉ từng đó tuổi mà bố và 2 chị gái phía trên đã phải đi ở đợ để kiếm miếng ăn cho bản thân và nuôi thêm 2 người em ở dưới. Chính vì vậy mà về mặt tình cảm cá nhân, bố có phần thương thằng Thạch hơn những thằng khác chút đỉnh.
Sau buổi hai thằng tâm sự với nhau ở ven suối, tình bạn giữa gã và thằng Thạch có nhiều cái thấu hiểu nhau hơn và chính nó là thằng đã dạy gã thổi sáo trúc. Gã nhớ mãi, bản đầu tiên mà thằng Thạch “ngọng” dạy gã là điệu “nam ai nam bình”, 1 khúc dân ca của xứ Huế.
Lính học chơi nhạc cụ ngộ lắm, thuộc dạng chẳng giống ai, chẳng có sách vở, giáo án gì cả. Thằng dạy thì chẳng có trình độ mô phạm, dạy tùy hứng. Thằng học thì cứ học theo thằng dạy, cũng chẳng quan tâm đến giai điệu, tiết tấu, nốt nhạc, miễn là cầm cây sáo lên chơi được là ổn rồi. Cứ thằng nọ dạy thằng kia, thằng biết dạy lại cho thằng không biết. Ai đã qua lính cũng đều biết chuyện lính của ta học chơi nhạc cụ trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Chẳng biết quân đội các nước khác ra sao, nhưng với quân đội nhân dân Việt Nam thì đa phần toàn kiểu học và dạy truyền tay như vậy thôi. Mà chẳng cứ học thổi sáo, kể các môn nhạc cụ khác cũng vậy. Chỉ cần mỗi ngày bỏ chút thời gian thì cái gì cũng có thể học được, từ chơi bóng bàn, các loại nhạc cụ cho đến tập hút thuốc, uống rượu cũng toàn rủ rê và dạy lẫn nhau thôi. Ngoài thổi sáo trúc, gã cũng được những thằng bạn lính trong đơn vị dạy cả guitar, đàn bầu, kèn harmonica trong những lần xả hơi giữa các chuyến đi thám…
Lần đóng quân ở Pailin, nó nghe được thông tin ở đâu đó nói rằng đất Pailin là vùng có rất nhiều mỏ đá quý như Sapphire, Ruby…và nó chính là thằng đầu têu rủ cả đại đội trinh sát luồn sâu đi mót đá quý trong các hầm mỏ bỏ hoang từ đời nảo đời nào.
Khổ một nỗi, thời điểm đó thì những thằng lính như gã đến đồng đô la Mỹ hay vàng còn chẳng biết phân biệt thật hay giả, vì toàn lính trẻ và nhà thì nghèo nên mấy cái đó chỉ là nghe kể chứ có thằng nào đích mắt nhìn thấy hay đã được cầm tờ đô, mảnh vàng bao giờ đâu.
Khi đến 1 khu mỏ thấy có nhiều viên đá màu sắc rất đẹp. Mấy thằng nhao vào nhặt nhạnh, thằng thì nhét túi quần, thằng thì đựng bằng mũ cát, tiếng cười nói hỷ hả vang khắp cả khoảng rừng. Cả bọn vừa lúi húi nhặt đá vừa cười đùa như những đứa trẻ nhỏ, quên bẵng đi mình đang ở chiến trường, nơi tử thần rình rập ở mọi ngóc ngách.
Đang cười đùa vui vẻ, bỗng thằng Kim “lắp” vấp phải sợi dây nylon màu xanh nằm lẫn trong đám cỏ và lớp lá cây mục. Nó ngã lăn ra đất, từ gốc cây cạnh đó, 1 quả lựu đạn cài theo đầu dây lăn lông lốc theo triền dốc về phía bọn thằng Kim “lắp”…
Kíp nổ hẹn sau 24 giờ thì lựu đạn mới nổ được ạ!iêm vẫn ngồi nhìn quả lựu đạn lăn từ hôm qua đến nai
Khụ
Quả này là lựu ấn độ đó cụiêm vẫn ngồi nhìn quả lựu đạn lăn từ hôm qua đến nai
Khụ
Kíp nổ của anh Chẫu bị ung rồi... Nổ vào mắt, phỏng anh Nam "Chẫu"iêm vẫn ngồi nhìn quả lựu đạn lăn từ hôm qua đến nai
Khụ
Mới ship có mớ rau khoai chiều qua mà tối anh ấy đã thùn thụt vậy, thêm kg bột sắn thì đóng van ko kịpChắc cụ phải ship cho cụ ấy vài mớ rau khoai lang với cân bột sắn thôi.
Nỗi đau mà ko khóc đc anh nhỉLần thằng Thạch “ngọng” hy sinh cũng là lần mà đại đội trinh sát luồn sâu bị tổn thất nhiều nhất với 18 hy sinh, 9 bị thương. Đây là lần tổn thất nhân mạng lớn nhất của đại đội trinh sát luồn sâu sư đoàn 7 chỉ trong 1 trận đánh, kể từ khi tham chiến tại chiến trường Campuchia.
Trung đội 3 của gã gần như bị xóa sổ hoàn toàn, cả trung đội chỉ còn 6 thằng, trong đó 2 thằng bị thương rất nặng. Tổ gã về đến sư đoàn bộ lúc quá nửa đêm mà thiếu vắng thằng Đực trong đội hình. Sáng hôm sau các thủ trưởng sư đoàn và ban tác chiến xuống nghe báo cáo điểm quân của đại đội trinh sát luồn sâu.
Sau khi B1 và B2 điểm danh xong, anh Toản quay qua lệnh cho B3 điểm danh. Thằng Cội “híp” B phó đếm: 1, tiếp đến thằng Phú “nhái” hô tiếp: 2…chợt bố Ngữ run run đưa tay lên và phẩy tay: “Thôi, trung đội 3 không cần điểm danh nữa. Báo cáo nhanh”. Thằng Cội “híp”: “Báo cáo…trung đội 3 hy sinh 8, bị thương 2”..Bố Hưng đứng trước hàng quân nghẹn giọng: “Bao nhiêu về, bao nhiêu nằm lại, có đánh dấu nơi chôn không?” (Về có nghĩa là liệt sĩ đem về được đơn vị, nằm lại có nghĩa là không mang được thi thể đồng đội về, phải chôn dọc đường). “Báo cáo…3 nằm lại, 5 về…có đánh dấu ạ”.
Bố Hưng chững lại 1 chút rồi nói: “Các đồng chí lên làm việc với chính sách để đánh dấu bản đồ nơi chôn các anh em đã hy sinh, để sau này đưa về. Đồng chí nào có ý kiến gì thì đề xuất, nếu không có thì đồng chí Toản cho anh em về tắm rửa nghỉ ngơi…”.
Bố chưa nói hết thì thằng Cội “híp” đã cất tiếng: “Báo cáo…báo cáo…”. Bố Hưng hỏi:
“Đồng chí Cội có ý kiến gì cứ mạnh dạn đề xuất”. Thằng Cội hít 1 hơi dài rồi nghẹn ngào: “Báo cáo các thủ trưởng, chúng tôi xin các thủ trưởng đừng xóa phiên hiệu hoặc sáp nhập trung đội 3 với trung đội khác. Xin cứ để tên trung đội…”…
Nói đến đó nó òa khóc nức nở, cả đại đội cũng nhiều thằng òa khóc theo nó. Anh Toản đứng cạnh anh Kỷ, mặt đang nhìn về hướng đại đội, nghe thằng Cội nói mà nước mắt anh chảy dài, anh cắn chặt môi dưới lại như ghìm tiếng khóc từ sâu trong lồng ngực.
Bố Linh lập bập rút bao thuốc lá từ túi quần, mắt chớp chớp nhanh vài cái và quay mặt nhìn sang hướng khác. Bố Ngữ quay qua bố Hưng khẽ gật đầu. Bố Hưng nhỏ giọng: “Không, trung đội 3 không xóa…vẫn là trung đội 3. Các đồng chí về nghỉ ngơi rồi lát nữa cử người lên làm việc với chính sách”. Tất cả đại đội kéo về lán B1 của bọn thằng Hải “trố”, Trượng “khỉ”. Không khí trong lán của B1 như chùng xuống, đặc quánh lại, chẳng thằng nào lên tiếng.
Riêng gã mệt mỏi buông mình xuống chiếc sạp nằm cuối dãy, chân tay bải hoải, rã rời đến độ chẳng buồn cởi bao set đạn ra nữa. Đầu gối lên 2 cánh tay đầy vết xước do gai rừng cào, đôi mắt vô hồn nhìn trân trân lên mái nhà được lợp bằng những tấm lá thốt nốt, khẩu AKMS đặt ngang bụng, miệng khô khốc, đắng ngắt.
Tâm trạng gã hết sức đau lòng và day dứt về cái chết của thằng Đực mà chẳng thể khóc được. Nỗi đau dằng xé trong lòng.
Anh Toản bước vào và ngồi ghé xuống cái sạp giữa lán. Anh nói nhỏ, giọng nghẹn lại và run run: “Mấy thằng soạn đồ của các liệt sĩ rồi mang lên nhà C bộ để bên chính sách xuống kiểm kê, sau này gửi về gia đình cho các cậu ấy” (Thường ngày anh hay xưng hô mày tao hết sức thân mật, chân tình với anh em lính tráng, trừ trường hợp khi họp thì gọi nhau là đồng chí. Lúc nào tức thì anh lại dùng CÁC ÔNG, CÁC TƯỚNG. Nhưng lần này anh rất trịnh trọng khi gọi những thằng lính dưới quyền đã hy sinh là CẬU, khác hẳn với tính cách ngày thường của anh).
Sau đó anh quay qua hỏi thăm về trường hợp của những thằng hy sinh. Anh dặn dò thêm mấy câu rồi bước về cái sạp nơi gã đang nằm. Anh móc bao Gold City mồi 2 điếu rồi đưa cho gã 1 điếu. Gã đón lấy điếu thuốc từ tay anh và rít những hơi dài đầy vội vã. Bàn tay gân guốc, chắc nịch của anh bóp chặt bả vai gã: “Cố lên em, đừng suy nghĩ gì nhiều. Chiến tranh là vậy đó. Không ai trách gì em cả. Nếu anh ở trường hợp của em thì chắc anh cũng buộc phải làm như vậy với đồng đội của mình. Bây giờ thì nghỉ ngơi đi và nhớ đừng suy nghĩ, dằn vặt nghe em”.
Tuy đang hết sức đau lòng về cái chết của thằng Đực, nhưng trong lòng gã vẫn thầm biết ơn anh. Người anh cả của đại đội trinh sát luồn sâu đã thấu hiểu lính của mình qua những lời nói hết sức chân tình và cử chỉ ân cần. Gã đáp nhẹ như gió thoảng: “Dạ…”. Trước khi anh ra khỏi lán, gã còn loáng thoáng nghe anh dặn thằng Phú “nhái”: “Mấy đứa nhớ để mắt đến thằng Nam “chẫu”, tao sợ nó nghĩ quẩn thì không hay đâu”…
Có 1 chuyện mà cả sư đoàn bộ không ai ngờ được, đó là chuyện tình cảm giữa thằng Thạch “ngọng” và em Lý nuôi quân. Chuyện là, từ sau vụ thằng Thạch “ngọng” viện cớ tay bẩn nhờ em Lý lấy hộ bao thuốc lá trong túi quần mà gã đã kể lại trong phần tùy bút “Thẻ quân nhân”.
Lần đó thằng Thạch bị anh Toản chửi cho vuốt mặt không kịp, anh bắt nó phải xuống bếp xin lỗi em Lý. Em đã không giận nó còn lên gặp anh Toản để xin anh tha cho thằng Thạch. Cũng từ chuyện đó mà 2 đứa hay nói chuyện với nhau và có tình cảm với nhau lúc nào chẳng ai hay. Nhưng chuyện này cả đơn vị không ai biết được. Mọi chuyện chỉ vỡ lở khi em Lý vật vã, đau khổ lúc biết tin thằng Thạch “ngọng” hy sinh.
Cũng kể từ đó em ít cười, ít nói. Nhiều buổi chiều thấy em hay lủi thủi ra rặng cây ven suối ngồi thẫn thờ và đăm chiêu suy nghĩ gì đó. Đơn vị lo, chỉ sợ em phát bệnh giống em Hằng quân y, người yêu thằng Tiến “méo” thì thật buồn, thật đau. Nhưng rồi thời gian cứ trôi đi mà chẳng có chuyện gì xảy ra, nên cả đơn vị cũng đỡ lo lắng và mọi việc cũng đi vào quên lãng với bao nhiêu hy sinh mất mát xảy ra hàng ngày, hàng giờ…
Năm 1989, quân tình nguyện Việt Nam rút hết khỏi Campuchia thì em Lý có về thăm nhà 1 thời gian, rồi sau đó em vào Bình Phước xuống tóc xuất gia để giữ trọn tình cảm với thằng Thạch “ngọng”. Dù đã xuống tóc quy y Tam bảo, nhưng nếu thu sếp được thời gian, em vẫn thỉnh thoảng về hội quân cùng với các cựu chiến binh sư đoàn 7 thời kỳ 1983-1989 trong những lần gặp mặt hoặc trong các công việc vui buồn của gia đình các cựu chiến binh sư đoàn 7 bộ binh.
Lần nào gặp nhau, cứ ai nhắc đến những bạn bè đã hy sinh, những người lính mãi mãi tuổi 20 là em lại khóc. Khóc cho những người đã nằm xuống ở vùng đất xa lạ với 1 nỗi đau hậu chiến chẳng bao giờ có thể quên, khóc cho cả những người trở về mà thân thể không còn lành lặn và khóc cho cả bản thân em với mối tình đầu thấm đẫm máu, nước mắt mà chẳng bao giờ nguôi ngoai. Một câu chuyện tình được sinh ra trong khói lửa chiến tranh nhưng lại kết thúc không có hậu.
EM TÔI
Em tôi không hóa vọng phu
Mà ôm tình lỡ ngàn thu không tròn
Đá còn được hát ru con
Em bồng hiu quạnh ru mòn câu thơ
Thủy chung ru kiếp đợi chờ
Ướt mi ru những cơn mơ nát nhàu
Đêm trăng rụng trắng hoa cau
Giật mình thảng thốt giàn trầu gió khua
Thạch sùng tắc lưỡi trêu đùa
Giữa chiêm bao ngỡ hồn xưa ru mình
Chiều nay hoa cỏ lặng thinh
Khói nhang lặng lẽ vẽ hình em tôi
(Chụp cùng anh Lê Hiếu, một người anh cựu chiến binh cùng sư đoàn 7 bộ binh trên chiến trường Campuchia. Anh là tác giả của cuốn hồi ký chiến trường K)
A Hiếu có giọng rất hay kiểu giọng HN, vụ đơn vị anh ấy chiếm giữ được hơn 80 khẩu pháo của Pot quá ấn tượng. Mà cụ Nam nhìn vẫn gân guốc khoẻ đấy. Chúc cụ luôn mạnh khoẻ, bình an.Lần thằng Thạch “ngọng” hy sinh cũng là lần mà đại đội trinh sát luồn sâu bị tổn thất nhiều nhất với 18 hy sinh, 9 bị thương. Đây là lần tổn thất nhân mạng lớn nhất của đại đội trinh sát luồn sâu sư đoàn 7 chỉ trong 1 trận đánh, kể từ khi tham chiến tại chiến trường Campuchia.
Trung đội 3 của gã gần như bị xóa sổ hoàn toàn, cả trung đội chỉ còn 6 thằng, trong đó 2 thằng bị thương rất nặng. Tổ gã về đến sư đoàn bộ lúc quá nửa đêm mà thiếu vắng thằng Đực trong đội hình. Sáng hôm sau các thủ trưởng sư đoàn và ban tác chiến xuống nghe báo cáo điểm quân của đại đội trinh sát luồn sâu.
Sau khi B1 và B2 điểm danh xong, anh Toản quay qua lệnh cho B3 điểm danh. Thằng Cội “híp” B phó đếm: 1, tiếp đến thằng Phú “nhái” hô tiếp: 2…chợt bố Ngữ run run đưa tay lên và phẩy tay: “Thôi, trung đội 3 không cần điểm danh nữa. Báo cáo nhanh”. Thằng Cội “híp”: “Báo cáo…trung đội 3 hy sinh 8, bị thương 2”..Bố Hưng đứng trước hàng quân nghẹn giọng: “Bao nhiêu về, bao nhiêu nằm lại, có đánh dấu nơi chôn không?” (Về có nghĩa là liệt sĩ đem về được đơn vị, nằm lại có nghĩa là không mang được thi thể đồng đội về, phải chôn dọc đường). “Báo cáo…3 nằm lại, 5 về…có đánh dấu ạ”.
Bố Hưng chững lại 1 chút rồi nói: “Các đồng chí lên làm việc với chính sách để đánh dấu bản đồ nơi chôn các anh em đã hy sinh, để sau này đưa về. Đồng chí nào có ý kiến gì thì đề xuất, nếu không có thì đồng chí Toản cho anh em về tắm rửa nghỉ ngơi…”.
Bố chưa nói hết thì thằng Cội “híp” đã cất tiếng: “Báo cáo…báo cáo…”. Bố Hưng hỏi:
“Đồng chí Cội có ý kiến gì cứ mạnh dạn đề xuất”. Thằng Cội hít 1 hơi dài rồi nghẹn ngào: “Báo cáo các thủ trưởng, chúng tôi xin các thủ trưởng đừng xóa phiên hiệu hoặc sáp nhập trung đội 3 với trung đội khác. Xin cứ để tên trung đội…”…
Nói đến đó nó òa khóc nức nở, cả đại đội cũng nhiều thằng òa khóc theo nó. Anh Toản đứng cạnh anh Kỷ, mặt đang nhìn về hướng đại đội, nghe thằng Cội nói mà nước mắt anh chảy dài, anh cắn chặt môi dưới lại như ghìm tiếng khóc từ sâu trong lồng ngực.
Bố Linh lập bập rút bao thuốc lá từ túi quần, mắt chớp chớp nhanh vài cái và quay mặt nhìn sang hướng khác. Bố Ngữ quay qua bố Hưng khẽ gật đầu. Bố Hưng nhỏ giọng: “Không, trung đội 3 không xóa…vẫn là trung đội 3. Các đồng chí về nghỉ ngơi rồi lát nữa cử người lên làm việc với chính sách”. Tất cả đại đội kéo về lán B1 của bọn thằng Hải “trố”, Trượng “khỉ”. Không khí trong lán của B1 như chùng xuống, đặc quánh lại, chẳng thằng nào lên tiếng.
Riêng gã mệt mỏi buông mình xuống chiếc sạp nằm cuối dãy, chân tay bải hoải, rã rời đến độ chẳng buồn cởi bao set đạn ra nữa. Đầu gối lên 2 cánh tay đầy vết xước do gai rừng cào, đôi mắt vô hồn nhìn trân trân lên mái nhà được lợp bằng những tấm lá thốt nốt, khẩu AKMS đặt ngang bụng, miệng khô khốc, đắng ngắt.
Tâm trạng gã hết sức đau lòng và day dứt về cái chết của thằng Đực mà chẳng thể khóc được. Nỗi đau dằng xé trong lòng.
Anh Toản bước vào và ngồi ghé xuống cái sạp giữa lán. Anh nói nhỏ, giọng nghẹn lại và run run: “Mấy thằng soạn đồ của các liệt sĩ rồi mang lên nhà C bộ để bên chính sách xuống kiểm kê, sau này gửi về gia đình cho các cậu ấy” (Thường ngày anh hay xưng hô mày tao hết sức thân mật, chân tình với anh em lính tráng, trừ trường hợp khi họp thì gọi nhau là đồng chí. Lúc nào tức thì anh lại dùng CÁC ÔNG, CÁC TƯỚNG. Nhưng lần này anh rất trịnh trọng khi gọi những thằng lính dưới quyền đã hy sinh là CẬU, khác hẳn với tính cách ngày thường của anh).
Sau đó anh quay qua hỏi thăm về trường hợp của những thằng hy sinh. Anh dặn dò thêm mấy câu rồi bước về cái sạp nơi gã đang nằm. Anh móc bao Gold City mồi 2 điếu rồi đưa cho gã 1 điếu. Gã đón lấy điếu thuốc từ tay anh và rít những hơi dài đầy vội vã. Bàn tay gân guốc, chắc nịch của anh bóp chặt bả vai gã: “Cố lên em, đừng suy nghĩ gì nhiều. Chiến tranh là vậy đó. Không ai trách gì em cả. Nếu anh ở trường hợp của em thì chắc anh cũng buộc phải làm như vậy với đồng đội của mình. Bây giờ thì nghỉ ngơi đi và nhớ đừng suy nghĩ, dằn vặt nghe em”.
Tuy đang hết sức đau lòng về cái chết của thằng Đực, nhưng trong lòng gã vẫn thầm biết ơn anh. Người anh cả của đại đội trinh sát luồn sâu đã thấu hiểu lính của mình qua những lời nói hết sức chân tình và cử chỉ ân cần. Gã đáp nhẹ như gió thoảng: “Dạ…”. Trước khi anh ra khỏi lán, gã còn loáng thoáng nghe anh dặn thằng Phú “nhái”: “Mấy đứa nhớ để mắt đến thằng Nam “chẫu”, tao sợ nó nghĩ quẩn thì không hay đâu”…
Có 1 chuyện mà cả sư đoàn bộ không ai ngờ được, đó là chuyện tình cảm giữa thằng Thạch “ngọng” và em Lý nuôi quân. Chuyện là, từ sau vụ thằng Thạch “ngọng” viện cớ tay bẩn nhờ em Lý lấy hộ bao thuốc lá trong túi quần mà gã đã kể lại trong phần tùy bút “Thẻ quân nhân”.
Lần đó thằng Thạch bị anh Toản chửi cho vuốt mặt không kịp, anh bắt nó phải xuống bếp xin lỗi em Lý. Em đã không giận nó còn lên gặp anh Toản để xin anh tha cho thằng Thạch. Cũng từ chuyện đó mà 2 đứa hay nói chuyện với nhau và có tình cảm với nhau lúc nào chẳng ai hay. Nhưng chuyện này cả đơn vị không ai biết được. Mọi chuyện chỉ vỡ lở khi em Lý vật vã, đau khổ lúc biết tin thằng Thạch “ngọng” hy sinh.
Cũng kể từ đó em ít cười, ít nói. Nhiều buổi chiều thấy em hay lủi thủi ra rặng cây ven suối ngồi thẫn thờ và đăm chiêu suy nghĩ gì đó. Đơn vị lo, chỉ sợ em phát bệnh giống em Hằng quân y, người yêu thằng Tiến “méo” thì thật buồn, thật đau. Nhưng rồi thời gian cứ trôi đi mà chẳng có chuyện gì xảy ra, nên cả đơn vị cũng đỡ lo lắng và mọi việc cũng đi vào quên lãng với bao nhiêu hy sinh mất mát xảy ra hàng ngày, hàng giờ…
Năm 1989, quân tình nguyện Việt Nam rút hết khỏi Campuchia thì em Lý có về thăm nhà 1 thời gian, rồi sau đó em vào Bình Phước xuống tóc xuất gia để giữ trọn tình cảm với thằng Thạch “ngọng”. Dù đã xuống tóc quy y Tam bảo, nhưng nếu thu sếp được thời gian, em vẫn thỉnh thoảng về hội quân cùng với các cựu chiến binh sư đoàn 7 thời kỳ 1983-1989 trong những lần gặp mặt hoặc trong các công việc vui buồn của gia đình các cựu chiến binh sư đoàn 7 bộ binh.
Lần nào gặp nhau, cứ ai nhắc đến những bạn bè đã hy sinh, những người lính mãi mãi tuổi 20 là em lại khóc. Khóc cho những người đã nằm xuống ở vùng đất xa lạ với 1 nỗi đau hậu chiến chẳng bao giờ có thể quên, khóc cho cả những người trở về mà thân thể không còn lành lặn và khóc cho cả bản thân em với mối tình đầu thấm đẫm máu, nước mắt mà chẳng bao giờ nguôi ngoai. Một câu chuyện tình được sinh ra trong khói lửa chiến tranh nhưng lại kết thúc không có hậu.
EM TÔI
Em tôi không hóa vọng phu
Mà ôm tình lỡ ngàn thu không tròn
Đá còn được hát ru con
Em bồng hiu quạnh ru mòn câu thơ
Thủy chung ru kiếp đợi chờ
Ướt mi ru những cơn mơ nát nhàu
Đêm trăng rụng trắng hoa cau
Giật mình thảng thốt giàn trầu gió khua
Thạch sùng tắc lưỡi trêu đùa
Giữa chiêm bao ngỡ hồn xưa ru mình
Chiều nay hoa cỏ lặng thinh
Khói nhang lặng lẽ vẽ hình em tôi
(Chụp cùng anh Lê Hiếu, một người anh cựu chiến binh cùng sư đoàn 7 bộ binh trên chiến trường Campuchia. Anh là tác giả của cuốn hồi ký chiến trường K)
Kính chúc các Cụ Anh khỏeLần thằng Thạch “ngọng” hy sinh cũng là lần mà đại đội trinh sát luồn sâu bị tổn thất nhiều nhất với 18 hy sinh, 9 bị thương. Đây là lần tổn thất nhân mạng lớn nhất của đại đội trinh sát luồn sâu sư đoàn 7 chỉ trong 1 trận đánh, kể từ khi tham chiến tại chiến trường Campuchia.
Trung đội 3 của gã gần như bị xóa sổ hoàn toàn, cả trung đội chỉ còn 6 thằng, trong đó 2 thằng bị thương rất nặng. Tổ gã về đến sư đoàn bộ lúc quá nửa đêm mà thiếu vắng thằng Đực trong đội hình. Sáng hôm sau các thủ trưởng sư đoàn và ban tác chiến xuống nghe báo cáo điểm quân của đại đội trinh sát luồn sâu.
Sau khi B1 và B2 điểm danh xong, anh Toản quay qua lệnh cho B3 điểm danh. Thằng Cội “híp” B phó đếm: 1, tiếp đến thằng Phú “nhái” hô tiếp: 2…chợt bố Ngữ run run đưa tay lên và phẩy tay: “Thôi, trung đội 3 không cần điểm danh nữa. Báo cáo nhanh”. Thằng Cội “híp”: “Báo cáo…trung đội 3 hy sinh 8, bị thương 2”..Bố Hưng đứng trước hàng quân nghẹn giọng: “Bao nhiêu về, bao nhiêu nằm lại, có đánh dấu nơi chôn không?” (Về có nghĩa là liệt sĩ đem về được đơn vị, nằm lại có nghĩa là không mang được thi thể đồng đội về, phải chôn dọc đường). “Báo cáo…3 nằm lại, 5 về…có đánh dấu ạ”.
Bố Hưng chững lại 1 chút rồi nói: “Các đồng chí lên làm việc với chính sách để đánh dấu bản đồ nơi chôn các anh em đã hy sinh, để sau này đưa về. Đồng chí nào có ý kiến gì thì đề xuất, nếu không có thì đồng chí Toản cho anh em về tắm rửa nghỉ ngơi…”.
Bố chưa nói hết thì thằng Cội “híp” đã cất tiếng: “Báo cáo…báo cáo…”. Bố Hưng hỏi:
“Đồng chí Cội có ý kiến gì cứ mạnh dạn đề xuất”. Thằng Cội hít 1 hơi dài rồi nghẹn ngào: “Báo cáo các thủ trưởng, chúng tôi xin các thủ trưởng đừng xóa phiên hiệu hoặc sáp nhập trung đội 3 với trung đội khác. Xin cứ để tên trung đội…”…
Nói đến đó nó òa khóc nức nở, cả đại đội cũng nhiều thằng òa khóc theo nó. Anh Toản đứng cạnh anh Kỷ, mặt đang nhìn về hướng đại đội, nghe thằng Cội nói mà nước mắt anh chảy dài, anh cắn chặt môi dưới lại như ghìm tiếng khóc từ sâu trong lồng ngực.
Bố Linh lập bập rút bao thuốc lá từ túi quần, mắt chớp chớp nhanh vài cái và quay mặt nhìn sang hướng khác. Bố Ngữ quay qua bố Hưng khẽ gật đầu. Bố Hưng nhỏ giọng: “Không, trung đội 3 không xóa…vẫn là trung đội 3. Các đồng chí về nghỉ ngơi rồi lát nữa cử người lên làm việc với chính sách”. Tất cả đại đội kéo về lán B1 của bọn thằng Hải “trố”, Trượng “khỉ”. Không khí trong lán của B1 như chùng xuống, đặc quánh lại, chẳng thằng nào lên tiếng.
Riêng gã mệt mỏi buông mình xuống chiếc sạp nằm cuối dãy, chân tay bải hoải, rã rời đến độ chẳng buồn cởi bao set đạn ra nữa. Đầu gối lên 2 cánh tay đầy vết xước do gai rừng cào, đôi mắt vô hồn nhìn trân trân lên mái nhà được lợp bằng những tấm lá thốt nốt, khẩu AKMS đặt ngang bụng, miệng khô khốc, đắng ngắt.
Tâm trạng gã hết sức đau lòng và day dứt về cái chết của thằng Đực mà chẳng thể khóc được. Nỗi đau dằng xé trong lòng.
Anh Toản bước vào và ngồi ghé xuống cái sạp giữa lán. Anh nói nhỏ, giọng nghẹn lại và run run: “Mấy thằng soạn đồ của các liệt sĩ rồi mang lên nhà C bộ để bên chính sách xuống kiểm kê, sau này gửi về gia đình cho các cậu ấy” (Thường ngày anh hay xưng hô mày tao hết sức thân mật, chân tình với anh em lính tráng, trừ trường hợp khi họp thì gọi nhau là đồng chí. Lúc nào tức thì anh lại dùng CÁC ÔNG, CÁC TƯỚNG. Nhưng lần này anh rất trịnh trọng khi gọi những thằng lính dưới quyền đã hy sinh là CẬU, khác hẳn với tính cách ngày thường của anh).
Sau đó anh quay qua hỏi thăm về trường hợp của những thằng hy sinh. Anh dặn dò thêm mấy câu rồi bước về cái sạp nơi gã đang nằm. Anh móc bao Gold City mồi 2 điếu rồi đưa cho gã 1 điếu. Gã đón lấy điếu thuốc từ tay anh và rít những hơi dài đầy vội vã. Bàn tay gân guốc, chắc nịch của anh bóp chặt bả vai gã: “Cố lên em, đừng suy nghĩ gì nhiều. Chiến tranh là vậy đó. Không ai trách gì em cả. Nếu anh ở trường hợp của em thì chắc anh cũng buộc phải làm như vậy với đồng đội của mình. Bây giờ thì nghỉ ngơi đi và nhớ đừng suy nghĩ, dằn vặt nghe em”.
Tuy đang hết sức đau lòng về cái chết của thằng Đực, nhưng trong lòng gã vẫn thầm biết ơn anh. Người anh cả của đại đội trinh sát luồn sâu đã thấu hiểu lính của mình qua những lời nói hết sức chân tình và cử chỉ ân cần. Gã đáp nhẹ như gió thoảng: “Dạ…”. Trước khi anh ra khỏi lán, gã còn loáng thoáng nghe anh dặn thằng Phú “nhái”: “Mấy đứa nhớ để mắt đến thằng Nam “chẫu”, tao sợ nó nghĩ quẩn thì không hay đâu”…
Có 1 chuyện mà cả sư đoàn bộ không ai ngờ được, đó là chuyện tình cảm giữa thằng Thạch “ngọng” và em Lý nuôi quân. Chuyện là, từ sau vụ thằng Thạch “ngọng” viện cớ tay bẩn nhờ em Lý lấy hộ bao thuốc lá trong túi quần mà gã đã kể lại trong phần tùy bút “Thẻ quân nhân”.
Lần đó thằng Thạch bị anh Toản chửi cho vuốt mặt không kịp, anh bắt nó phải xuống bếp xin lỗi em Lý. Em đã không giận nó còn lên gặp anh Toản để xin anh tha cho thằng Thạch. Cũng từ chuyện đó mà 2 đứa hay nói chuyện với nhau và có tình cảm với nhau lúc nào chẳng ai hay. Nhưng chuyện này cả đơn vị không ai biết được. Mọi chuyện chỉ vỡ lở khi em Lý vật vã, đau khổ lúc biết tin thằng Thạch “ngọng” hy sinh.
Cũng kể từ đó em ít cười, ít nói. Nhiều buổi chiều thấy em hay lủi thủi ra rặng cây ven suối ngồi thẫn thờ và đăm chiêu suy nghĩ gì đó. Đơn vị lo, chỉ sợ em phát bệnh giống em Hằng quân y, người yêu thằng Tiến “méo” thì thật buồn, thật đau. Nhưng rồi thời gian cứ trôi đi mà chẳng có chuyện gì xảy ra, nên cả đơn vị cũng đỡ lo lắng và mọi việc cũng đi vào quên lãng với bao nhiêu hy sinh mất mát xảy ra hàng ngày, hàng giờ…
Năm 1989, quân tình nguyện Việt Nam rút hết khỏi Campuchia thì em Lý có về thăm nhà 1 thời gian, rồi sau đó em vào Bình Phước xuống tóc xuất gia để giữ trọn tình cảm với thằng Thạch “ngọng”. Dù đã xuống tóc quy y Tam bảo, nhưng nếu thu sếp được thời gian, em vẫn thỉnh thoảng về hội quân cùng với các cựu chiến binh sư đoàn 7 thời kỳ 1983-1989 trong những lần gặp mặt hoặc trong các công việc vui buồn của gia đình các cựu chiến binh sư đoàn 7 bộ binh.
Lần nào gặp nhau, cứ ai nhắc đến những bạn bè đã hy sinh, những người lính mãi mãi tuổi 20 là em lại khóc. Khóc cho những người đã nằm xuống ở vùng đất xa lạ với 1 nỗi đau hậu chiến chẳng bao giờ có thể quên, khóc cho cả những người trở về mà thân thể không còn lành lặn và khóc cho cả bản thân em với mối tình đầu thấm đẫm máu, nước mắt mà chẳng bao giờ nguôi ngoai. Một câu chuyện tình được sinh ra trong khói lửa chiến tranh nhưng lại kết thúc không có hậu.
EM TÔI
Em tôi không hóa vọng phu
Mà ôm tình lỡ ngàn thu không tròn
Đá còn được hát ru con
Em bồng hiu quạnh ru mòn câu thơ
Thủy chung ru kiếp đợi chờ
Ướt mi ru những cơn mơ nát nhàu
Đêm trăng rụng trắng hoa cau
Giật mình thảng thốt giàn trầu gió khua
Thạch sùng tắc lưỡi trêu đùa
Giữa chiêm bao ngỡ hồn xưa ru mình
Chiều nay hoa cỏ lặng thinh
Khói nhang lặng lẽ vẽ hình em tôi
(Chụp cùng anh Lê Hiếu, một người anh cựu chiến binh cùng sư đoàn 7 bộ binh trên chiến trường Campuchia. Anh là tác giả của cuốn hồi ký chiến trường K)
Bọn đấy hô hào thế thôi. Cho nghe tiếng nổ AK lại chả vãi một cơ số thứ ấy chứĐọc mấy post mới của cụ day dứt thật. Chiến tranh đâu phải trò đùa, thế mà trong mấy thớt về Nga -U và Trung đông, rất nhiều nick có vẻ "mong ngóng" chiến tranh hạt nhân với WW 3
Bọn nó xem phim nhiều quá. Chưa biết cảm giác lần đầu nhìn thấy thằng địch bằng xương bằng thịt, cầm khẩu AK thật sẵn sàng bắn toác đầu mình. Chưa có cảm giác đái ướt quần lúc nào không biết vì quá căng thẳng khi lần đầu ra trận.Đọc mấy post mới của cụ day dứt thật. Chiến tranh đâu phải trò đùa, thế mà trong mấy thớt về Nga -U và Trung đông, rất nhiều nick có vẻ "mong ngóng" chiến tranh hạt nhân với WW 3
Các cụ cho e tên cuốn hồi ký của cụ Hiếu, e tìm mua đọc
A Hiếu có giọng rất hay kiểu giọng HN, vụ đơn vị anh ấy chiếm giữ được hơn 80 khẩu pháo của Pot quá ấn tượng. Mà cụ Nam nhìn vẫn gân guốc khoẻ đấy. Chúc cụ luôn mạnh khoẻ, bình an.
Chị Hải Yến chủ kênh Yotube Win Win Việt Nam truyền tải hồi ký của anh Hiếu, vẫn được đánh giá hay nhất, đầy nội tâm và có phần nào giọng đọc mang hơi hướng thư sinh của anh Hiếu.Kính chúc các Cụ Anh khỏe
Hơn chục năm trước, hồi còn ttvnol, em cũng đã được ngồi bàn bia, hóng chuyện với Cụ Lê Hiếu
Cụ Hiếu trong ảnh không thay đổi gì sau hơn 10 năm