Kỹ thuật lái xe ban đêm

brake170354

Đi bộ
Biển số
OF-173463
Ngày cấp bằng
24/12/12
Số km
2
Động cơ
341,920 Mã lực
Nơi ở
Tháp Rùa, Hồ Gươm
Lái xe ban đêm

“Là công việc căng thẳng và phức tạp, thậm chí đối với cả các lái xe giàu kinh nghiệm”

“Để có thể tự tin trên những đường phố hay xa lộ trong bóng đêm cần phải ghi nhớ một số nguyên tắc đơn giản. Trước hết, luôn phải giữ cho kính xe sạch - cả ngoài và trong. Kính bẩn sẽ làm đèn pha các xe ngược chiều bị nhấp nháy, giảm tầm nhìn (chính vì vậy ngay cả mùa hè tốt nhất cũng nên đổ nước rửa kính vào bình chứ không chỉ là nước thường).
Tiếp theo là nên điều chỉnh độ sáng bảng đồng hồ. ánh sáng không nên quá mờ đục, phải đủ để đọc được dễ dàng các chỉ số, nhưng cũng không quá sáng gây khó chịu cho mắt người lái.
Nếu như có thể điều chỉnh góc chiếu của đèn pha thì hoàn toàn không thừa khi chỉnh lại vị trí hoàn toàn không thừa khi chỉnh lại vị trí pha phù hợp với tải trọng của xe. Phần đuôi xe càng nặng (nhiều người ngồi ghế sau hay nhiều hành lý) thì mũi xe càng ngóc lên cao và do vậy góc chiếu của pha càng phải nhỏ để tránh làm loá mắt tài xế các xe chạy ngược chiều.
Cuối cùng, không nên quên chỉnh gương chiếu hậu trong xe vào vị trí đi đêm (có nấc chỉnh trên gương). Nếu không hạn sẽ liên tục bị chói mắt do đèn pha các xe chạy phía sau.
Nếu thực hiện đủ các bước trên thì bạn có thể lên đường. Nguyên tắc bắt buộc là phải bật đèn pha gần, du 2 bên đường có lắp đèn cao áp sáng trưng đi nữa. Hãy ghi nhớ rằng đèn báo hiệu tai nạn chỉ bật khi xe có sự cố. Cùng với đèn pha gần, nếu cần thiết có thể bật đèn sương mù. Đèn sương mù không làm tài xế các xe chạy ngược bị chói mắt, và giúp người cầm lái quan sát hai bên vệ đường rõ hơn.
Tất nhiên, tầm quan sát sẽ rõ hơn nếu bật pha xa. Nhưng tiếc rằng pha xa chỉ có thể sử dụng trên xa lộ ngoài thành phố, hơn nữa chỉ khi nếu phía trước hay phía sau không có xe chạy ngược chiều. Khi chạy sát xe phía trước, nên chuyển sang pha gần, khi vượt qua rồi thì có thể chuyển sang pha xa. Nói tóm lại, nếu muốn vượt, tốt nhất nên nháy pha từ đằng xa để báo trước cho tài xế xe chạy phía trước.
Trên thực tế, đa số tài xế đều chuyển sang pha gần khi nhìn thấy xe chay ngược chiều. Chỉ có một số ít tài xế lái ẩu và thiếu văn hoá mới muốn làm chói mắt tài xế khác, có điều hành động này chỉ làm tăng thêm độ mạo hiểm xảy ra tai nạn giao thông.
Nói chung, dù xe chạy ngược chiều bật pha gần hay pha xa thì sau khi chạy ngang qua, trong một khoảng khắc nào đó tầm nhìn sẽ gần như bị mất. Chính vì vậy, khi chạy đến gần tốt nhất nên chạy sát bên phải đường nhìn vào mắt của phía bên phải - giúp nhanh chóng khôi phục sự quan sát cho mắt.
Một ghi nhớ quan trọng nữa. Nếu chùm đèn pha bạn bỗng nhiên không còn phản xạ lại từ các vật thể trên đường hoặc giống như là chiếu vào hang tối, thì nên hết sức cẩn thận - xe bạn dang tiến gần đến vật cản hấp thụ các chùm ánh sáng chiếu vào - chẳng hạn như rơ-moóc kéo hay tir đỗ ở vệ đường mà không bật đèn nào. Thậm chí nếu như không phải chăng nữa thì trong trường hợp này cũng nên giảm tốc độ và tăng cường tập trung để bảo đảm an toàn.”

Kinh nghiệm lái xe ban đêm (bổ xung)

1- Căn đường khi đi đêm: Căn đường khi lái xe đêm khác với ban ngày:
- Với đường cao tốc (hoặc đường phố có giải phân cách ở giữa): Loại đường này thường có 3 làn. Theo qui định, xe con đi làn số 1, xe tải đi làn số 2, xe mô tô, thô sơ đi làn số 3. Khi đi đêm, với xe con, lấy căn đường về bên tay phải (hay gọi là bên phụ). Cứ nhằm vệt phân làn (thường là vệt đứt quãng) ở giữa đường mà ép bánh vào. Lái như vậy vì khả năng quan sát ban đêm kém hơn ban ngày, nhất là khi có xe đi ngược chiều soi đèn vào mắt, nhằm tránh va quệt vào giải phân cách.























Lái xe ban ngày ngược lại: phải ép bánh phía trái (hay gọi là phía lái) sát vệt phân làn chạy song song với dải phân cách (vệt liền) để ngăn chặn không cho 2B vượt lên, nhất là trong thành phố, rất dễ gây tai nạn cho 2B nếu không để ý quan sát (khoảng cách giữa dải phân cách và thân xe ô tô <= 60Cm là 2B không dám len lên); hoặc khi lái xe hơi xa dải phân cách (trên 1,50m) dễ gây cho các 4B cùng chạy cùng chiều tưởng là có ý nhường đường sẽ bóp còi inh ỏi xin vượt.




















- Kinh nghiệm lái xe đêm trên đường 2 chiều hoặc đường không có giải phân cách ở giữa (loại đường này thường có 4 làn, 2 làn phía đi tới và 2 làn phía đi ngược lại, có vệt sơn phân chia giữa tim đường): Hết sức lưu ý vệt sơn phân cách giữa đường. Đi đêm trên loại đường này thường bị đèn pha của xe đi ngược chiều soi vào mắt, rất khó chịu, ngay cả xe khi đối diện chỉ dùng đèn Cốt. Người mới lái xe, rất ngại phải đi trên đường này vào ban đêm.






















Kinh nghiệm lái xe ban đêm trên loại đường này là không nhìn vào đèn pha của xe đối diện (sẽ bị chói mắt, rất dễ mất phương hướng, hay còn gọi là bị hút vào đèn xe đi ngược chiều). Không cần biết xe đối diện là xe con hay xe tải, xe bé hay là xe cotainer, mà tập trung tầm nhìn lên mặt đường, bám chặt tầm nhìn vào vệt sơn phân đôi đường để xác định:
1- Vị trí của xe mình đang ở đâu trên đường (trên ảnh: điểm canh trái đánh dấu trên cabo cho thấy xe mình đang chạy cách tim đường 1,0 -> 1,2m);
2- Xác định vị trí của xe đối diện cách tim đường bao nhiêu. Tập trung quan sát vào vệt bánh ngoài (phía tim đường) của xe đối diện (là vùng được tô bằng vệt trắng dọc bánh xe có chỉ mũi tên màu trắng). Trên ảnh: xe tải đang di chuyển cách tim đường khoảng 0.40 -> 0.50m.
Với khoảng cách như trên ảnh (trên 1,5m) cho phép cả 2 xe chạy bình thường 60 -> 70 Km/h mà không cần giảm tốc.
Thường gặp chạy đối diện là một đoàn xe: Lợi dụng ánh đèn của xe sau sẽ nhìn thấy vệt bánh ngoài của xe đối diện rõ hơn.
Với người mới lái: Để hạn chế rủi ro, nên sử dụng phương pháp “Bình phong”: Chạy chậm để chờ xem có xe nào cùng tốc độ với mình thì chạy theo sau nó. Nên chọn xe to hơn, cao hơn xe mình nó sẽ trở thành bức Bình phong di động che chắn toàn bộ ánh đèn pha quái ác của xe ngược chiều, giúp ta ung dung lái xe về nhà như đi ban ngày. Chỉ lưu ý là chạy sau nhưng không được bật đèn pha. Việc bật pha sẽ gây bức xúc cho lái xe trước, họ sẽ cố chạy nhanh để thoát khỏi đèn xe mình hoặc có trường hợp họ đỗ lại ven đường tạm “giải lao” chờ xe mình đi qua họ mới chạy tiếp.
Có đôi lúc gặp phải đường cũ, hoặc đường mới làm, vạch tim đường mờ hết hoặc chưa sơn: Trường hợp này gặp xe đi ngược chiều chỉ còn cách giảm tốc độ đến mức tối đa, lái xe theo toạ độ như lái máy bay, tăng cường quan sát cả bên phụ để không sa xuống ruộng.

2- Lái xe trong đêm có mưa:
- Với đường cao tốc (hoặc đường phố có giải phân cách ở giữa): Thôi thì cứ giữa vạch phân làn, giảm tốc độ mà đi cho nó lành. Vào thời tiết này 2B sẽ ít hơn và di chuyển cũng chậm hơn.




















- Với đường 2 chiều hoặc đường không có giải phân cách ở giữa: Gặp thời tiết này chỉ còn cách là giảm tốc độ, di chuyển chậm và tăng cường quan sát, tách xa xe ngược chiều.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,860
Động cơ
544,401 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Đi nhiều sẽ đúc rút kinh nghiệm. Lý thuyết chỉ để tham khảo thêm.
 

Taica

Xe tải
Biển số
OF-28683
Ngày cấp bằng
9/2/09
Số km
478
Động cơ
488,045 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa-HN
Các bác viết đã rất chi tiết, em thấy chủ yếu là dùng đèn thôi !
 

preciouslight

Xe hơi
Biển số
OF-49883
Ngày cấp bằng
1/11/09
Số km
122
Động cơ
458,020 Mã lực
lai bài viết. Đi đêm tốt hơn hết là đi chậm lại ạ
 

0915966996

Xe tải
Biển số
OF-201277
Ngày cấp bằng
9/7/13
Số km
381
Động cơ
326,010 Mã lực
Nhiều lúc nhịn thì chúng nó k nhịn m rất ucwd chế, e đồng tình với bác xmen
 

NISSAN PULSAR

Xe đạp
Biển số
OF-201893
Ngày cấp bằng
13/7/13
Số km
48
Động cơ
322,280 Mã lực
Trường hợp của tôi thì cũng tương tự. Mấy lần gặp vài bác chạy sedan mà còn cứ giương pha lên cho dù mình đã nháy pha ra tín hiệu, chói quá, không chịu được, để pha luôn (tôi đang chạy ESCAPE đời 2004) thì mấy bác đó mới quýnh quáng phanh, nhưng vẫn chưa chịu hạ pha! Không biết mấy bác đó lấy bằng lái ở đâu vậy??????
Thi bằng lái có thi ban đêm đâu ạ??
 

NISSAN PULSAR

Xe đạp
Biển số
OF-201893
Ngày cấp bằng
13/7/13
Số km
48
Động cơ
322,280 Mã lực
Để đèn pha, khi gặp xe ngược chiều thì hạ cốt và nháy báo hiệu, đồng thời nhìn xuống căn theo vạch bên phải (vạch liền to). Nhìn vạch bên phải rất quan trọng vì tránh bị chói mắt và cảnh giác với các đôi trai gái ngồi sát vạch đường tâm sự (rất nhiều, đặc biệt là trên các cầu gần khu dân cư), không chạy sát bên phải quá nhưng không lấn vạch (khi có xe ngược chiều). Bình thường cứ giữa đường mà đi cho chắc ăn nhưng nếu nhìn thấy vạch liền thì nên vào phần đường của mình, vì đó là nhưng khúc đường quanh co, đèo dốc, nguy hiểm.

Tôi vừa chạy xe 4 chỗ từ Hà Nội vào Nghệ An trên đường Hồ Chí Minh vào ban đêm, đường đông hơn ban ngày do có nhiều xe tải chở hàng chạy ra Hà Nội. Thấy các xe tải chạy rất nghiêm, không lấn vạch, hạ cốt khi mình báo hiệu hoặc nháy đèn báo xin đường (khi họ đang vượt gặp mình đi ngược chiều). Chạy bố láo và bất lịch sự nhất là các xe xịn đời mới như SantaFe, Lexus, chuyên đi dạng háng giữa đường và không biết điều chỉnh pha cốt. Chắc là tài mới.
Bác cúi xuống nhìn nhỡ có ông nào đi ngược đường (mấy ông 2B) thì..
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,860
Động cơ
544,401 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Kỹ thuật lái ban đêm quan trọng nhất là căn đường, tránh đến mức tối đa bị lóa mắt và làm cho xe ngược chiều bị lóa mắt.
 

mttran

Xe hơi
Biển số
OF-184457
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
191
Động cơ
336,310 Mã lực
Website
www.doppelherz.vn
đi đêm, bực nhất là mấy mợ hay bật đèn pha. Em để ý thấy 80% mợ Taxi cứ chơi pha, điên hết cả người
 

HoangNamNguyen

Xe máy
Biển số
OF-203328
Ngày cấp bằng
24/7/13
Số km
97
Động cơ
321,770 Mã lực
Nơi ở
Thủ Đức- TPHCM
Bình thường đi trời tối, hai bên lại kô có đèn đường, mình cứ thỉnh thoảng nháy pha cốt, vật gần vật xa đều có thể phát hiện đc ngay, còn đường chỗ nào có dải phân cách mềm, thì cứ thế mà bám, nói chung thêm tí mạnh bạo trong xử lý các tình huống
 

oanhle

Xe máy
Biển số
OF-206112
Ngày cấp bằng
14/8/13
Số km
93
Động cơ
319,530 Mã lực
thanks cụ vì bài viết bổ ích
 

nxuhn

Xe buýt
Biển số
OF-194890
Ngày cấp bằng
20/5/13
Số km
585
Động cơ
332,951 Mã lực
Chạy đêm nói chung là mắt phải tinh,đầu phải tỉnh thì mới an toàn đc ạ.Hôm nào mắt e kém chút đi biết ngay!
 

laixeviet

Xe tải
Biển số
OF-122329
Ngày cấp bằng
29/11/11
Số km
443
Động cơ
385,266 Mã lực
E đeo kính lái ban đêm toàn bị lóa, đi theo cảm giác. Có cụ nào cận như em không
 

Mr Hoàng Hà

Xe hơi
Biển số
OF-205096
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
197
Động cơ
320,871 Mã lực
Đi xe ban đêm đòi hỏi người lái phải tập chung nhiều hơn ban ngày, nhưng đôi khi do ý thức kèm theo sự hiểu biết(kinh nghiệm) còn ít của các lái xe khiến gia tăng rủi ro hơn nhiều. Mà cái điều cốt lõi ở đây vẫn là ĐÈN PHA CHIẾU SÁNG làm hạn chế tầm nhìn.
 

LX_tuoi_100

Xe tăng
Biển số
OF-139927
Ngày cấp bằng
26/4/12
Số km
1,401
Động cơ
379,980 Mã lực
thanks cụ chủ, em đi đêm rất khó chịu vì các xe ngược chiều ko chịu xuống cos.
 

Usename

Xe tải
Biển số
OF-200164
Ngày cấp bằng
30/6/13
Số km
224
Động cơ
325,359 Mã lực
Mình đi xe buổi tối nếu gặp xe nào ko xuống cos mình lên pha xe mình (làm sao cho chọi thẳng vào mặt xe trc ấy). Hầu như các bác cũng biết cụp xuống rồi mình cụp nốt. khi pha mà ko thấy người ta cụp mình lại cụp lại pha. tuỳ thôi thấy lì quá đành cos mà qua ^^
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top